Chút cảm nghĩ về luân hồi: Linh hồn bất khuất trong những năm tháng hành tẩu



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp Đại Lục

[ChanhKien.org]

Trong luân hồi tại tam giới, sinh mệnh của chúng ta đã luân chuyển quá lâu rồi. Chúng ta mặc những trang phục khác nhau, du hành trên vũ đài của thế giới, và đi tới các triều đại khác nhau, mỗi một đời, mỗi một kiếp, hoa nở rồi hoa lại tàn, mây cuộn rồi lại tan, trong mỗi kịch bản khác nhau lại diễn kịch một cách say mê.

Trải qua lịch sử biến động, đi qua những thăng trầm của cuộc đời, có bao nhiêu anh hùng hào kiệt phải thở dài: vào thời khắc quan trọng đó không thể xoay chuyển càn khôn; lại có bao nhiêu những văn nhân mặc khách đang say sưa nói chuyện: cảm thán cảnh núi sông muôn màu, những vị khách qua đường phong lưu đến những tình tiết ly kỳ.

Năm tháng đang dần trôi, ai có thể nhìn thấu lịch sử? Ai có thể nắm chắc tương lai?

Nếu dùng nhãn quang tiếp cận với Thần để nhìn nhận lịch sử loài người, thì sẽ thể ngộ được trong hết thảy an bài từ xưa đến nay, đều có ý nghĩa cuối cùng của nó, tuyệt đối không cục hạn bởi từng màn diễn yêu hận tình thù, bi hoan li hợp trên vũ đài.

Người tu luyện Đại Pháp tu hành trong loạn thế, buông bỏ những dục vọng huyên tạp, tu khứ sự hào nhoáng của nhân thế, sinh mệnh ở trong Pháp sẽ ngày càng thuần khiết, ánh sáng ở trong trần thế dần dần hiển lộ, rọi chiếu từ trong ra ngoài, soi sáng bản thân và soi sáng thế giới.

Đại khung xa xôi từng là nhà của chúng ta, trước khi tam giới được khai sáng, chúng ta đã đảm nhận một trách nhiệm thần thánh, chúng ta hạ xuống từng tầng, lại tiếp nhận tầng tầng an bài. Trí huệ và linh tính của chúng ta bị giới hạn trong tam giới, lý trí bị mê lạc trong hồng trần, tư duy lại xuyên việt thời không một cách ngoan cường, miệt mài tìm kiếm mục đích và nguồn gốc của sinh mệnh.

Cuối cùng, chúng ta đã đợi được đến khi Chính Pháp hồng truyền, sinh mệnh bước vào tu luyện đã đợi chờ từ lâu, Đại Pháp đang thanh tẩy chúng ta, rửa sạch tầng tầng những ràng buộc và ô nhiễm. Chúng ta đang tiếp cận với bản nguyên và mục đích của sinh mệnh, đã biết được rằng chúng ta đang gánh trên vai sứ mệnh là sứ giả của Thần, lịch sử huy hoàng rối ren của nhân loại, đã từng được chúng ta viết lên.

Tôi đã nhìn thấy trên vũ đài nhân loại 5000 năm, tôi đã trải qua 300 năm bị bức hại của giáo đồ Cơ Đốc giáo, đã trải qua thời kỳ ảm đạm diệt Phật “Tam võ nhất đế” ở Trung Nguyên. Xem lại những cuộc đời khổ nạn đó, quan sát lại những năm tháng đó, tôi thấy được rằng những suy nghĩ đã được rèn luyện cẩn thận trong những năm tháng trải qua ấy vẫn đang phát huy tác dụng, có thể nói, từng suy nghĩ từng niệm đầu của chúng ta đều có mang theo những dấu vết mà cựu thế lực tạo ra.

Mục đích ban đầu của tôi khi viết bài này không chỉ đơn giản là ngược dòng tìm hiểu luân hồi, mà là muốn dùng những trải nghiệm, tư duy hoặc tình cảm trong luân hồi để phân tích ý đồ thực sự tạo ra những văn hóa trong luân hồi tại tam giới, còn có những trải nghiệm đã tạo ra những ảnh hưởng mang đến cho người tu luyện cũng như cách làm thế nào để chúng ta không thừa nhận, không tiếp tục lối tư duy cũ, quy chính tư tưởng của bản thân trong Pháp, đi trên con đường mà Sư tôn an bài, để có thể làm tốt hơn nữa việc đồng hóa Đại Pháp, cứu độ chúng sinh, khai sáng tương lai.

Một, giáo đồ Cơ Đốc bị bức hại đến chết

Tôi nhìn thấy tôi nhiều lần chuyển sinh ở Tây phương, trong 300 năm Cơ Đốc giáo bị bức hại, tôi có mấy lần chuyển sinh thành giáo đồ Cơ Đốc ngoan đạo, bởi vì kiên trì tín ngưỡng nên đã bị bức hại đến chết.

(1) Chứng kiến cuộc bức hại của Nero

Tôi thấy có một đời tôi chuyển sinh khi Hoàng đế La Mã cổ đại Nero lên ngôi. Vào năm 64 sau Công nguyên, Nero đã đốt thành phố La Mã và sau đó giá họa cho những người theo đạo Cơ Đốc, miêu tả những người theo đạo Cơ Đốc là những lực lượng chống đối xã hội và kích động người dân La Mã tham gia cuộc bức hại.

Trong cuộc bức hại, một số lượng lớn những người Cơ Đốc đã bị bắt, một số bị giết và một số bị ném vào đấu trường La Mã. Giữa những tiếng la hét của người La Mã, họ bị thú dữ xé xác và ăn thịt. Nero còn ra lệnh bó những người theo đạo Cơ Đốc bằng cỏ khô và trói cạnh nhau trong vườn để làm ngọn đuốc cho những bữa tiệc ngoài vườn vào ban đêm.

Đối diện với cuộc bức hại, các giáo đồ Cơ Đốc đã duy hộ tín ngưỡng, thấy chết không chịu khuất phục. Trước khi bị hành hình, họ cũng cầu nguyện cho những kẻ đã bức hại họ như cách mà Chúa Giêsu đã làm. Một năm sau cuộc bức hại, một trận ôn dịch bùng phát ở La Mã, và những người Cơ Đốc giáo ngoan đạo đã nói với mọi người rằng Thần đang trừng phạt những kẻ có tội.

Vào kiếp đó, là một giáo đồ Cơ Đốc, tôi bị binh sĩ bắt đi khỏi nhà vào lúc nửa đêm, tôi nhìn thấy nỗi tuyệt vọng trên khuôn mặt của vợ tôi và nỗi sợ hãi cùng cực trên khuôn mặt của đứa con gái chín tuổi và đứa con trai bảy tuổi của tôi. Trong lúc bị bức hại, trong khổ nạn tôi vẫn luôn hướng đến những người bức hại khuyến thiện và giảng đạo cho họ, bởi vì tôi không từ bỏ tín ngưỡng nên bị phán tử hình. Trên pháp trường, đao phủ với ánh mắt hung ác đằng đằng sát khí, trên tay cầm một chiếc đao lớn đã chém chết tôi. Vào năm đó, chính là năm 67 sau Công Nguyên, khi đó tôi 42 tuổi.

(2) Chứng kiến sự tàn bạo của Aurelius Antoninus

Khi hoàng đế La Mã Aurelius Antoninus lên ngôi, ông ta bức hại giáo đồ Cơ Đốc giáo trên toàn quốc.

Ông ta hạ chiếu chỉ trao tài sản của người theo đạo Cơ Đốc cho những kẻ chỉ điểm, tố giác, dùng lợi ích đó dụ dỗ người dân cả nước truy lùng và tố cáo những người theo đạo Cơ Đốc. Chính phủ dùng mọi lực lượng để buộc những người theo đạo Cơ Đốc từ bỏ đức tin của mình, nếu họ không từ bỏ, họ sẽ bị chặt đầu, thiêu chết hoặc ném vào đấu trường La Mã để mãnh thú xé xác và ăn thịt, còn để người dân xem và coi đó như một thú vui.

Trong kiếp ấy, tôi là một người Cơ Đốc giáo già, bị trói vào cột để thiêu. Ngọn lửa rực cháy trước mắt tôi, trong cơn thiêu đốt đau đớn, trước mắt tôi xuất hiện một vị Thần vĩ đại – Chúa Giêsu, ngài nhìn vào tôi và những tín đồ khác một cách từ bi, áo trắng của Chúa Giêsu đang tỏa sáng, sự mát mẻ trong ánh sáng đó đang làm giảm đi nỗi thống khổ của tôi, và lòng tôi tràn đầy hy vọng.

Tôi nghe thấy một người lính hét bên tai: “Những kẻ ngốc này, hãy để Giêsu đến cứu bọn bay và đưa bọn bay ra khỏi đám cháy đi”. Tôi nhìn người lính đó và mỉm cười. Người lính thấy tôi vẫn mỉm cười giữa ngọn lửa đang cháy dữ dội, sợ đến mức không dám mở mồm, quay người bỏ đi, tôi năm đó 67 tuổi và đã bị thiêu chết tại cột thiêu hành hình. Đó là vào năm 165, cuộc bức hại đã kéo dài được 5 năm.

(3) Chứng kiến bức hại của Diocletian

Dưới thời trị vì của Hoàng đế La Mã Diocletian, dưới sự xúi giục của con rể Galileo, Diocletian đã ra lệnh đốt sách Cơ Đốc giáo, phá hủy các nhà thờ, tịch thu tài sản và loại bỏ tất cả các tín đồ Cơ Đốc giáo ra khỏi quân đội và quan chức. Sau này, trực tiếp vạch ra ranh giới dựa trên tín ngưỡng. Nếu tin vào Cơ Đốc, sẽ bị bắt và bị tra tấn, nếu không từ bỏ đức tin của mình, sẽ bị xử tử.

Kiếp đó, tôi là một cô gái quý tộc, bị hàng xóm tố cáo và bị bắt đi. Tôi bị trói vào một cây cột, kẻ hành hình cười gằn, nhìn chằm chằm vào tôi với ánh mắt dâm tà. Chiếc váy trắng như tuyết của tôi có vết máu do bị đánh, còn áo thì bị rách. Đao phủ nói: “Ta cho ngươi thêm một cơ hội, nếu ngươi nói không tin, ngươi có thể về nhà. Một vị quý tộc đã thích ngươi, một cuộc sống tốt đẹp đang chờ đợi ngươi”. Tôi biết rằng người hàng xóm ác độc và nổi tiếng xấu xa đó đang lên kế hoạch để đạt được mục đích.

Tôi lắc đầu, vừa lắc đầu thì cánh cửa bị đẩy ra, người hàng xóm bước vào. Anh ta nhìn tôi rồi nói với kẻ hành hình: “Ta muốn chuộc lại linh hồn của cô ấy, tại sao người lại quất roi cô ấy?” Rồi anh ta nói với tôi: “Người đẹp tội nghiệp, nàng hãy từ bỏ Chúa Giêsu, ta có thể đưa nàng về nhà, ta có thể bảo hộ cho nàng được an toàn”. Tôi nói: “Ngươi bán rẻ một linh hồn cao quý để thỏa mãn ham muốn của bản thân, thật là hèn hạ, ta không cần sự thương hại của ngươi, ngươi mới là kẻ đáng thương”.

Tên quyền quý nhục nhã xấu hổ, trở nên giận giữ, hắn đưa mắt ra hiệu với kẻ hành hình, kẻ hành hình lấy ra một thanh sắt nung đỏ từ trong lửa, hắn kẹp chặt thanh sắt, bước lại gần tôi và đặt thanh sắt lên ngực của tôi, quả là vô cùng đau đớn, trên da tôi vang lên tiếng xèo xèo, xen lẫn một mùi khó chịu. Tên quý tộc kia bịt mũi lại, nhanh chóng bước đi.

Vài ngày sau, trên thân đầy vết thương và hấp hối, tôi bị ném vào đấu trường La Mã. Cơ thể tôi đang mưng mủ, toàn thân không còn sức lực nữa, tôi nằm trên mặt đất, một số giáo đồ Cơ Đốc đang cầu nguyện xung quanh. Lúc này, ba con sư tử đói được thả ra và tiến đến gần chúng tôi. Một tín đồ giơ tay bảo vệ tôi. Con sư tử nhảy lên cắn vào cổ anh ta. Tôi thấy máu đỏ chảy ra, con sư tử cắn mạnh nhưng vẫn hau háu nhìn những tín đồ khác.

Tôi nằm ở đó bất động, nhìn thấy con sư tử đói đang xé xác những người Cơ Đốc giáo và ăn thịt họ. Khi con sư tử cắn vào chân tôi, tôi cử động một chút thì một con sư tử khác cắn vào cổ tôi, một cái chân khác của nó dẫm lên lồng ngực đang thối rữa của tôi, tư duy của tôi dường như ngưng lại, nhưng cảm giác lại vô cùng linh mẫn. Tôi cảm thấy chiếc móng sắc nhọn của con sư tử cắm vào xương tôi. Tôi còn có thể cảm nhận rõ ràng máu của mình đang chảy ra, cảm thấy được sư tử đang ăn máu thịt của tôi, sinh mệnh của tôi, cảm giác của tôi dần mất đi trong những miếng cắn xé dã man của con dã thú.

Năm đó là năm 303 sau Công Nguyên, tôi vừa mới 18 tuổi, hồi ức này khiến tôi giàn giụa nước mắt, lòng chua xót không thể nói thành lời.

Tôi nhớ có một lần xem bức tranh “Lời cầu nguyện cuối cùng của những người theo đạo Cơ Đốc” trên Chánh Kiến Net. Bức tranh mô tả sự đàn áp tàn bạo của Đế quốc La Mã đối với những người theo đạo Cơ Đốc: xung quanh đấu trường là những cây cột, bên trái là những người theo đạo Cơ Đốc bị thiêu cháy. Bên phải là những người theo đạo Cơ Đốc bị đóng đinh trên thập tự giá, và ở giữa là một nhóm người theo đạo Cơ Đốc vẫn đang cầu nguyện khi con thú đến gần.

Hình ảnh ấy cho tôi một cảm giác tang thương, tôi cảm thấy đây như là một ký ức đã bị phủ bụi từ lâu, vừa xa xôi lại vừa quen thuộc. Bất giác, một cảm xúc dâng trào trong tâm tôi, hơi thở trở nên chậm lại, trong tiềm ý thức không muốn nhìn bức họa đó, lại cảm giác rằng bức tranh này đã in sâu vào trong tâm trí của mình. Sau này hồi tưởng lại sự việc đó, tôi đã hiểu ra, là tôi đang trốn tránh, trốn tránh khỏi ký ức xa xôi nhưng rõ ràng, tôi không muốn chạm vào nỗi đau chồng chất trong quá khứ đã bị phong ấn đó.

Hai, chứng kiến sự tàn bạo thời “Tam võ nhất đế” diệt Phật

Tôi nhìn thấy tôi nhiều lần chuyển sinh ở phương Đông, trong thời kỳ khét tiếng “Tam võ nhất đế diệt Phật”, tôi có ba lần là nạn nhân và một lần là nhân chứng.

(1) Ni cô thanh tú

Trong thời Nam Bắc triều, Thác Bạt Đảo, Hoàng đế Thái Vũ của triều Bắc Ngụy, đã thống nhất phương Bắc và đạt được những thành tựu quân sự to lớn. Vào thời điểm đó, Phật giáo đã được truyền bá rộng rãi, nhiều người xuất gia tu hành, Thác Bạt Đảo không tin Phật pháp, dưới sự xúi giục của vị quan người Hán là Thôi Hạo, ông ta bắt đầu diệt Phật.

Năm 438, Thác Bạt Đảo ban chiếu chỉ lệnh cho các tăng nhân dưới 50 tuổi hoàn tục để giải quyết vấn đề nguồn cung lính. Năm 444, một chiếu dụ khác được ban hành có nội dung: “Giả Tây Nhung hư đản, sinh trí yêu nghiệt”, lấy cớ là Phật giáo làm những “hoạt động mê tín”, hạ chiếu đánh đuổi tăng lữ. Năm 446, dưới sự xúi giục liên tục của Thôi Hạo, Thác Bạt Đảo đã ban hành chỉ dụ nghiêm khắc nhất nhằm tiêu diệt Phật giáo: phá hủy tượng Phật, đốt kinh Phật, phá bỏ chùa chiền và chôn sống tăng lữ.

Trong kiếp đó, tôi là một ni cô, tôi biết rất nhiều ni cô đã bị tướng quân, binh sĩ lăng nhục và giết chết trong quá trình phá dỡ tự viện. Tôi bị một tên cầm đầu cưỡng hiếp, hắn nói: “Ta có thể giữ cho ngươi không chết và cho ngươi một nơi an toàn. Ngươi cần phải luôn đi theo ta”. Tôi lắc đầu từ chối. Sau đó tên cầm đầu túm đầu tôi và đánh tôi liên tục vào các cây cột của ngôi chùa khiến tôi tử vong. Bấy giờ là năm 446, tôi 25 tuổi.

(2) Vị tăng nhân cầm gậy anh dũng

Vào cuối thời Nam Bắc triều, Bắc Chu Vũ Đế là Vũ Văn Ung, vào năm 574 đã tiến hành diệt cả Phật và Đạo, tiêu hủy kinh sách, tượng Phật, Đạo, lệnh cho hòa thượng và đạo sĩ hoàn tục, tuyên bố không tin báo ứng không sợ hạ địa ngục.

Năm 575 sau Công nguyên, Vũ Văn Ung đích thân chinh phục Bắc Tề. Hai năm sau, tiêu diệt Bắc Tề và thống nhất phương Bắc. Vũ Văn Ung đã cấm Phật giáo và Đạo giáo ở vùng đất Bắc Tề trước đó, tịch thu 4 vạn ngôi chùa và biến chúng thành nhà ở, đốt di tích Phật giáo, cưỡng ép 3 triệu tăng ni hoàn tục, khiến Phật giáo ở phương Bắc gần như không còn dấu vết.

Kiếp đó, tôi là một tăng nhân cầm gậy trong một ngôi chùa của Bắc Tề, ngôi chùa bị binh sĩ bao vây tầng tầng lớp lớp. Trong lúc bảo vệ ngôi chùa, chân của tôi bị thương, không thể cử động và bị binh sĩ giết chết. Trong ngôi chùa có 19 người, có 9 người đã chết. Đó là vào năm 578, khi đó tôi 25 tuổi.

(3) Một tiểu hòa thượng bị chết

Vào năm 841 sau Công nguyên, Lý Viêm, Hoàng đế Vũ Tông của nhà Đường lên ngôi, ông ta tin vào Đạo giáo, dưới sự xúi giục của những tín đồ Đạo giáo bên cạnh, ông ta bắt đầu chỉnh đốn Phật giáo, sau này diễn biến thành diệt Phật, lịch sử gọi đây là “Hội Xương diệt Phật”.

Năm 842 (năm Hội Xương thứ hai), Đường Vũ Tông dưới sự xúi giục của các đạo sĩ, bắt đầu tịch thu tài sản của các ngôi chùa; năm 843 (năm Hội Xương thứ ba), Đường Vũ Tông ban hành “lệnh giết Sa môn”; năm 844 (năm Hội Xương thứ 4), ra lệnh phá bỏ các ngôi chùa lớn và Phật đường.

Kiếp đó, tôi là một tiểu hòa thượng trong chùa, tôi đã bảo vệ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và không cho người khác di chuyển tượng Phật nên bị giết. Lúc đó là năm 844 (năm Hội Xương thứ tư), tôi 15 tuổi.

Sách sử chép lại, vào năm 845 (năm Hội Xương thứ năm), diệt Phật đạt đến cao trào, hơn 4.600 ngôi chùa và hơn 4 vạn tu viện nhỏ bị phá bỏ, cưỡng ép 26 vạn tăng ni hoàn tục, một số lượng lớn kinh Phật bị đốt cháy. Tất cả các tượng đồng, chuông và các vật dụng bằng đồng khác đều phải giao lại cho quan phủ đúc tiền, những đồ dùng bằng sắt giao cho địa phương làm đồ nông nghiệp. Năm 846 (năm Hội Xương thứ sáu), Đường Vũ Tông bị bạo bệnh qua đời.

(4) Binh sĩ thân cận chứng kiến

Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh, là một người có tài mưu lược. Vào năm thứ hai kế vị, tức tháng 5 năm 955 sau công nguyên, hạ chiếu tiêu hủy Phật tự quy mô lớn. Tổng cộng có 30.360 ngôi chùa trên toàn quốc bị dỡ bỏ, hủy tượng Phật đúc tiền, gần trăm vạn tăng ni bị ép phải hoàn tục.

Có một tượng Quan Âm Bồ Tát bằng đồng ở chùa Đại Bi ở Trấn Châu (nay là huyện Chính Định, Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc) linh nghiệm đến nỗi ai cố đập vỡ sẽ bị gãy cổ tay mà chết, không ai dám chạm vào nữa. Sài Vinh đích thân đến, dùng rìu lớn chặt vào ngực tượng Bồ Tát, phát động mạnh mẽ phong trào diệt Phật.

Năm 959, Sài Vinh đích thân dẫn quân đánh chiếm U Châu. Khi xe đến Ngõa Kiều quan, Sài Vinh leo lên xem quân. Nghe người ta nói nơi này có tên là “Bệnh Long Đài”, liền lập tức lên ngựa chạy về. Đêm đó, trên ngực nổi lên vết loét ác tính. Sài Vinh vì vết loét ở ngực thối rữa mà chết, người thời đó cho rằng ông ta bị quả báo vì đã chặt tượng Phật.

Tại kiếp đó, tôi là một binh sĩ thân cận bên thân Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh, tôi không tán đồng việc diệt Phật, nhưng không có quyền lên tiếng, tôi tận mắt chứng kiến Sài Vinh ngày càng ngu xuẩn trong khi diệt Phật, nghe thấy ông ta nói những lời bất kính đối với Thần, Phật, tận mắt thấy vẻ kiêu ngạo và điên cuồng của ông ta khi dùng rìu chặt lên tượng Bồ Tát, nhìn thấy ngực ông ta sinh ra vết loét, biểu hiện đau đớn đến mức không muốn sống, trong tâm thầm nghĩ: tự tạo nghiệp, không đáng sống.

Sau khi Sài Vinh qua đời vì bị báo ứng, rất nhiều tướng lĩnh và binh sĩ muốn lập Triệu Khuông Dẫn làm hoàng đế, hưởng ứng cách nói “điểm kiểm làm thiên tử” (Thời Hậu Chu có một chức danh tên là Tiền điện đô chỉ huy sứ ti đại nội đô điểm kiểm, chức danh này thống lĩnh cấm quân, gần như nắm hết quân quyền của cả nước). Tôi cũng đích thân trải qua “binh biến Trần Kiều”, Triệu Khuông Dẫn trong lúc hết sức kinh ngạc được khoác hoàng bào lên thân, đây không phải là trù tính của ông, nhưng ông biết kế hoạch này. Lúc đó, những người tôn ông lên làm vua đều rất cao hứng, cho rằng nhân tâm cùng hướng về, là an bài của ý trời.

Sài Vinh và Triệu Khuông Dẫn đều có tướng của đế vương, hùng tài mưu lược, chỉ khác là, một bên diệt Phật, một bên kính Phật. Kẻ diệt Phật, bị thiên ý diệt, người kính Phật, được thiên ý để ý. Triệu Khuông Dẫn lên nắm quyền, phế bỏ chính sách diệt Phật của Sài Vinh, xây dựng lại Phật tự, đúc lại tượng Phật. Tại chùa cổ ở Trấn Châu, nơi Sài Vinh đích thân chặt tượng Bồ Tát, Triệu Khuông Dẫn đã hạ chiếu mở rộng ngôi chùa và đúc tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay to hơn ban đầu. Bách tính ở Trần Châu reo hò cổ vũ, lan tỏa niềm vui chính tín trên khắp các đường phố. Với sự phục hưng Phật Pháp, triều đại nhà Tống cũng hướng tới sự phồn vinh.

Sử sách đã ghi lại những hành động xấu xa của “Tam võ nhất đế” trong việc diệt Phật và cái chết của họ. Thái Vũ Đế Thác Bạt Đảo bị hoạn quan giết chết ở tuổi 45. Hai con trai của ông (Thái tử và Cung Tông) cũng chết dưới tay bọn hoạn quan. Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung, bạo bệnh mà chết, năm đó mới 35 tuổi. Đường Vũ Tông diệt Phật đã làm mất lòng dân, ông đột ngột qua đời vì bệnh khi mới 33 tuổi. Hậu Chu Thế Tông Sài Vinh, đang khỏe mạnh đột ngột qua đời vì bạo bệnh khi mới 39 tuổi. Chưa đầy một năm sau khi đứa con trai 5 tuổi lên nối ngôi, liền bị nước mất, nhà tan, quả là báo ứng.

Dù hậu nhân có tiếc nuối đến mức nào về “cái chết yểu” của hoàng đế, thì đều phải nhìn thẳng vào vấn đề là vì họ diệt Phật dẫn đến báo ứng. Thiên ý báo ứng kẻ ác, đúng là không chút sai sót.

Những người kế vị sau này đã ghi nhớ những bài học lịch sử, sùng tín Phật giáo và tích cực quảng bá Phật pháp, đất nước nhanh chóng trở nên hùng mạnh và thịnh vượng. Sau khi Hoàng đế Văn Thành của triều đại Bắc Ngụy lên ngôi vào năm 452, ông đã sửa chữa những sai lầm của ông nội Thác Bạt Đảo, lại phục hưng Phật Pháp, Hang động Vân Cương chính là do ông ra lệnh xây dựng. Sau Đường Vũ Tông, Đường Tuyên Tông lên kế vị, việc quan trọng đầu tiên ông làm sau khi lên ngôi là ban hành chỉ dụ “bình phản” và khôi phục Phật pháp, Tuyên Tông kính Phật, dân giàu nước mạnh, bách tính ca hát, được sử sách khen ngợi.

Lịch sử giống như một tấm gương, cho chúng ta thấy được nguyên nhân hưng thịnh và suy vong của một đất nước, đã lưu lại giáo huấn đáng để người đời sau suy ngẫm, kẻ bức hại tín đồ chính giáo sẽ bị trời trừng phạt, người phù trợ chính tín sẽ được thượng thiên bảo hộ, đây là điều không thể xem thường, không thể chống lại thiên lý. Những người chấp chính à, phải rút ra được bài học giáo huấn chính diện.

Ba, sự liên hệ giữa quá khứ và hiện tại

Ở phương Tây, các nhà thôi miên dùng thuật thôi miên để đưa con người vào trạng thái ngủ để từ đó họ biết được một số chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Các nhà thôi miên phát hiện ra rằng những trải nghiệm, thói quen, bệnh tật, v.v. trong quá khứ của một người có thể ảnh hưởng đến hành vi hiện tại.

Trong trạng thái tiệm ngộ, tôi phát hiện quá khứ và hiện tại của một người có mối liên hệ chặt chẽ và không thể tách rời. Những suy nghĩ ở kiếp trước có thể ảnh hưởng đến hiện tại.

Trong tu luyện ở kiếp trước, những lý niệm người tu luyện đã được rèn giũa khi đối mặt với sự bức hại, trong tu luyện Đại Pháp, những lý niệm như vậy vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến người tu luyện.

Tôi nhớ lại chuyện đã xảy ra với bản thân mình. Đó là vào ngày 22 tháng 7 năm 1999. Tôi bị cảnh sát cưỡng chế mang đến Cục Công an. Tôi từ chối cuộc thẩm vấn vô lý của họ và nói với họ: “Tôi không có tội”. Một người cảnh sát tà ác tức giận nói một cách xấu xa: “Mày có tin tao đào một cái hố để chôn mày không”. Tôi phát ra một niệm vô cùng kiên định: “Ngay cả khi bị chôn, tôi cũng phải kiên định vào Đại Pháp”.

Trong quá trình này, những lý niệm trong lịch sử bị bức hại vì duy trì chính tín, và những tấm gương của những người đã hy sinh mạng sống của mình để duy trì chính tín, đã lóe lên trong tâm trí tôi, nói một cách chính xác, nhiều hình ảnh về những người bị bức hại vì duy trì chính tín đã lướt qua trước mắt tôi một cách nhanh chóng, những hình ảnh này bao gồm những ví dụ về bức hại ở phương Đông và phương Tây. Tôi cảm thấy rằng vào thời điểm đó, tôi có thể vì chính tín mà xông vào nước sôi lửa bỏng, anh dũng hy sinh. Sau một thời gian dài, tôi cảm thấy tâm thái của mình đã đúng.

Sau này, tôi nhớ lại được những hình ảnh lóe lên trước mắt khi tôi ở Cục Công an. Tôi cố tình nhìn lại và quay những cảnh quay này chậm lại, tôi thấy cảnh những người theo đạo Cơ Đốc và những người theo đạo Phật bị bức hại, mỗi một bức ảnh nếu như xem kỹ, bên trong có có nội dung chi tiết. Tôi ngộ rằng, những cảnh tượng này đã được lưu giữ từ những kiếp trước.

Bây giờ nghĩ lại, khi đối mặt với cuộc bức hại do tà ác cưỡng ép lên, những gì tưởng như là suy nghĩ tự nhiên thực ra là dấu vết vẫn còn lưu giữ trong lịch sử. Trong lịch sử quá khứ, những người tu luyện đã thực sự trải qua sự điên cuồng của tà ác, đã trải qua việc mất đi sinh mệnh và trải qua hết thảy những thứ đáng sợ.

Chúng ta đã lặp đi lặp lại kịch bản của cựu thế lực, lặp đi lặp lại những lý niệm như vậy trong thực tiễn: Trong bức hại, kiên trì chính tín, sẽ phải mất đi cuộc sống an định, thậm chí mất đi cả sinh mệnh.

Sư tôn trong bài giảng Pháp từng nói:

“Thậm chí nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành của mỗi đệ tử Đại Pháp, thậm chí đến cả vấn đề chư vị thắc mắc đều không hề đơn giản. Sau này chư vị coi [lại], đều [thấy] là đã an bài hết sức chặt chẽ; không phải là tôi an bài, [mà] là cựu thế lực kia an bài” (Giảng Pháp tại các nơi II – Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc).

Trong lịch sử quá khứ, là ai tạo ra thứ văn hóa “người kiên trì với chính tín sẽ phải bị bức hại”, là cựu thế lực; là ai thực hành lý niệm này, là đệ tử của các tôn giáo chính thống lớn trong quá khứ; là ai chuyển sinh thành đệ tử Đại Pháp hôm nay, là những đệ tử của các chính giáo lớn trong quá khứ.

Trước đây, khi những người theo đạo Cơ Đốc bị đàn áp, chỉ cần bạn nói một câu mình không theo đạo Cơ Đốc thì có thể sống, còn nếu bạn nói mình là người theo đạo Cơ Đốc thì bạn sẽ bị giết. Mặc dù vậy, vẫn có một số lượng lớn người theo đạo Cơ Đốc vẫn kiên định vào đức tin của mình.

Điều này cũng tương tự như khi tên hề Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công. Những người tin vào Đại Pháp sẽ bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, bị đánh đập, bị kết án và thậm chí bị thu hoạch nội tạng, nếu họ nói rằng họ không luyện nữa, họ sẽ được tự do. Mặc dù vậy, một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công vẫn chọn kiên trì tu luyện.

Cựu thế lực đã an bài một cách có hệ thống các đời các kiếp của các đệ tử Đại Pháp trong một thời gian dài, và chúng không chỉ an bài như vậy cho từng cá nhân mà còn an bài cho toàn bộ xã hội. Mọi thứ trong xã hội loài người đều được tạo thành theo nguyên lý tương sinh tương khắc, lực lượng một chính một phụ, cho đến hết thảy của mỗi một người, bao gồm mỗi lời nói mỗi hành động, mỗi tư mỗi niệm đều đã làm ra một an bài chi tiết. Loại an bài này quán thâu từ trên xuống dưới, đã hình thành một thể hệ chặt chẽ, hơn nữa từ đầu đến cuối đều có vô số Thần đang quan sát, trong quá trình đó không có bất kỳ sự việc nào là ngẫu nhiên. Cựu thế lực vì để can nhiễu tu luyện Chính Pháp của đệ tử Đại Pháp, cố ý an bài hết thảy trong lịch sử, con người không cách nào biết được chân tướng này.

Do đó nói mọi thứ cấu thành nên người tu luyện ngày nay đều đã sớm được tạo ra từ lâu trong lịch sử. Cuối cùng nó sẽ được thể hiện trong thực tiễn tu luyện Chính Pháp ngày nay. Mỗi tư mỗi niệm của đệ tử Đại Pháp đều không phải ngẫu nhiên. Ngay cả mỗi người trong xã hội cũng cho rằng sự hiểu biết hoặc suy nghĩ của họ về một số việc là bình thường, trên thực tế, chúng hoàn toàn là kết quả của sự an bài và thao túng cẩn thận của cựu thế lực, và đã hình thành một cơ chế vận hành toàn diện và nghiêm ngặt.

Đối với những an bài tự cho mình là đúng này của cựu thế lực, Sư tôn đã bình luận như sau:

“Lúc đầu tạo ra tam giới có mục đích chính là để Chính Pháp sử dụng khi tới bước này, vậy thì chúng sinh trong tam giới sẽ là những ai, trong đó sẽ là những sinh mệnh gì, tương lai cần thiết [đòi hỏi] sinh mệnh như thế nào cũng như phương thức tồn tại ra sao của sinh mệnh, kể cả phương thức tư duy của sinh mệnh, hành vi và văn hoá của sinh mệnh, v.v., thảy đều sẽ hình thành trong quá trình lịch sử. Nhưng [nay] từ Chính Pháp mà xét, thì an bài là sai kém vô cùng, là vì hình thành của cựu thế lực tạo thành như thế” (Giảng Pháp tại các nơi V – Giảng Pháp tại Pháp hội miền Tây Mỹ quốc năm 2004).

Đối với Chính Pháp mà nói, Sư tôn không thừa nhận an bài của cựu thế lực, đệ tử Đại Pháp khẳng định cũng không thể thừa nhận an bài của cựu thế lực, vậy thì phải đi trên một con đường tu luyện thuần chính, kim cương bất phá.

Bốn, khai sáng tương lai, hướng về sinh mệnh mới, lưu lại tham chiếu

Chúng ta là từ cựu vũ trụ mà thoát thai ra, trên thân vẫn mang theo những thứ do cựu thế lực tạo ra, bộ phận chưa tu luyện tốt vẫn phản ánh đặc tính vị tư vị kỷ của cựu vũ trụ, nên dễ phát sinh cộng hưởng với cựu thế lực, và dễ khiến chúng ta trong vô ý mà thừa nhận những thứ mà cựu thế lực an bài, và sẽ thường không tự biết mà rơi vào bẫy của cựu thế lực, đi trên con đường mà cựu thế lực an bài. Vào thời đầu bức hại, chúng ta có rất nhiều người trong mỗi tư mỗi niệm, mỗi ngôn mỗi hành đều thể hiện an bài loại này.

Sau ngày 25/4/1999, trong tư duy của rất nhiều người tu luyện Đại Pháp là đang thừa nhận cuộc bức hại, cựu thế lực cũng toàn lực đem bộ phận mà chúng an bài đẩy ra, tại Trung Quốc, cũng như trên thế giới đã dẫn khởi những phản ứng rất xấu xa.

Sư tôn từ bi vĩ đại hết lần này đến lần khác gánh chịu cho đệ tử, vì chúng sinh trong thương vũ mà gặp nạn. Sư tôn vẫn không ngừng giảng Pháp phá mê, nói cho đệ tử phủ định cựu thế lực. Sư tôn nói:

“Tại sao Jesus độ nhân, làm bao việc tốt thế, [mà] các sinh mệnh trên thiên thượng lại thao túng hết thảy những chuyện ấy? Lại còn đóng đinh ông lên giá thập tự? Nhìn [bề ngoài] thì thấy là chịu tội thay con người; cớ sao Thần phải thay con người chịu tội? Chư Thần cao hơn sao không quản? Vì sao Thần không thể trực tiếp tiêu giảm tội của con người? Đó là [đạo] lý của vũ trụ trong quá khứ, hết thảy đều như thế cả. Theo tôi xét, thì đó là sự khiếm khuyết trí huệ nơi Pháp của cựu vũ trụ về phương diện này; do đó lần tới đây sẽ không như vậy nữa (Giảng Pháp tại các nơi II – Giảng Pháp tại Pháp hội Vancouver ở Canada năm 2003).

Sư tôn nói với đệ tử:

“Thực ra [điều] tôi muốn khai sáng, vấn đề tôi muốn giải quyết trong Chính Pháp, là bao quát vấn đề [sao cho] từ nay về sau Thần hạ thế độ nhân sẽ không phải bị chúng sinh trong Tam giới bức hại”. (Giảng Pháp tại các nơi V – Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005]).

Tôi ngộ rằng: Con đường hiện nay mà chúng ta đi, chính là đang thực hành Pháp lý của Sư tôn, chính là cần đi xuất ra được con đường tu luyện trước nay chưa từng có. Chúng ta là sinh mệnh canh tân trong Pháp, có đại trí huệ, là người bảo vệ vũ trụ. Là một đệ tử Đại Pháp, chúng ta phải minh xác rằng: Trong Chính Pháp, chúng ta là chiểu theo yêu cầu của Sư tôn mà tu luyện, không phải chiểu theo an bài của cựu thế lực tu luyện, chúng ta không chỉ cần tu tốt bản thân, còn cần cứu độ chúng sinh, trách nhiệm của chúng ta rất lớn.

Chúng ta nghiêm túc học Pháp, hướng nội tìm một cách vô điều kiện, tu bản thân, nỗ lực làm tốt ba việc, chính là đang cải biến bản thân. Chúng ta cải biến bản thân rồi, thì là đang cải biến thế giới.

Hiện nay nhiều đồng tu đã nhận ra rằng nên phủ định cựu thế lực và đi theo con đường riêng của mình, trong bài viết được chia sẻ tại Pháp hội lần thứ 14, “Du du nhân thế khổ, đắc Pháp tại kim triều”, có một chuyện như sau: Đồng tu gặp được một vị nam nhân vừa cao vừa đen đang tận hưởng bóng mát, liền bước đến và giảng chân tướng cho anh ta. Người kia vừa nghe liền giận dữ, một tay nắm chặt cổ tay đồng tu, nói: “Biết tôi là ai không? Tôi là cục trưởng cục công an, mới về hưu được nửa năm”. Lại nói: “Tự đến cục công an tự thú, hay để tôi gọi 110 đến bắt? Tự chọn đi”. Đồng tu nói: “Tôi không chọn gì cả, tôi phải về nhà”.

Tại đây, đồng tu đã phủ định an bài cũ và không rơi vào bẫy của cựu thế lực. Vì vậy, các đệ tử Đại Pháp không nên tu luyện trong số những lựa chọn do cựu thế lực đưa ra, mà nên thay đổi quan niệm về việc bị bức hại. Đồng thời, thanh lọc cơ thể của bạn khỏi tất cả những suy nghĩ cũ và các vật chất còn sót lại, cũng như “sợ”, “đấu” và các chất tà ác khác được văn hóa đảng tà ác cố tình thấm nhuần vào da thịt con người, thanh lọc những nhân tố phụ diện trong phạm vi thân thể của bản thân.

Chúng ta là những sứ giả của Thần gánh vác một sứ mệnh to lớn. Chúng ta biết nguồn gốc và lời thệ ước của mình, đồng thời chúng ta phải lưu lại một con đường để tham chiếu trong tương lai, và con đường này từ chính niệm chính hành mà bước ra.

Sư tôn trong giảng Pháp bàn đến “tham chiếu”, Sư tôn nói:

“Chư vị trong tu luyện, trong Chính Pháp, khi đi hướng về viên mãn đồng thời lại cứu vãn chúng sinh; chư vị cũng đang vì tương lai mà khai sáng hết thảy. Hết thảy những thứ mà đệ tử Đại Pháp đang làm hiện nay đều quan trọng phi thường; đi theo con đường đúng cũng là để sinh mệnh tương lai có thể tham chiếu; đồng thời, ở xã hội nhân loại cũng ổn định một cơ sở phương thức sinh tồn cho nhân loại tương lai” (Đạo Hàng – Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC).

Sư tôn còn nói:

“Trong tương lai, cũng chính là tương lai mà chư vị khai sáng, chính là lưu lại cho nơi này con đường ‘người thành Thần’! Hết thảy những gì chư vị làm hôm nay đều là thực tiễn mà tương lai sẽ tham chiếu: vừa làm công tác người thường vừa có thể tu luyện” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003).

Sư tôn vĩ đại đã an bài con đường tốt nhất cho chúng ta, vào lúc mới sáng tạo thế giới, Sáng Thế Chủ đã làm an bài tối hậu, an bài tối hậu từ trong vi quan nhất, bản nguyên nhất, bất kể thứ gì thêm vào cũng không thể che đậy được, không thể ngăn cản được. Đệ tử Đại Pháp chỉ thừa nhận an bài của Sư tôn, không muốn an bài của cựu thế lực, điều quan trọng là chuyển biến tư duy của bản thân. Trong tu luyện không được bị động thừa nhận bức hại, vàng thật không sợ thử lửa, đường đường chính chính, mới có thể chế ước, tiêu diệt các sinh mệnh và nhân tố bại hoại.

Sư tôn từ bi chúng sinh, trong khi không ngừng giảng Pháp phá mê cho đệ tử Đại Pháp. Chúng ta cần làm được là làm thế nào cải biến tư duy của bản thân, đi chính con đường của mình. Trong tu luyện Đại Pháp, chúng ta cần chiếu theo Pháp lý của Sư tôn mà tu luyện, hướng nội tìm một cách vô điều kiện, thay đổi quan niệm, tư duy cũ, dùng chính niệm tu luyện xuất lai trong Đại Pháp chỉ đạo bản thân, dùng trí huệ mà Pháp ban cho để đối đãi trường bức hại, dùng Phật Pháp thần thông để giải thể bức hại, từ đó đi xuất ra được con đường của người tu luyện Chính Pháp.

Trên đây là những thể ngộ trong tu luyện cá nhân, có chỗ nào không thỏa đáng, mong được đồng tu từ bi chỉ chính, đa tạ đồng tu!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/241820



Ngày đăng: 12-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.