Cũng nói về “giảm cân”



Tác giả: Đệ tử Đại Pháp

[ChanhKien.org]

Nghe một đồng tu nói về “giảm cân”, nhân đây tôi cũng muốn nói vài lời. Dù là gầy hay béo, dù là khi quan niệm của người thường không ngừng thay đổi thì dân gian vẫn lưu truyền câu “Hoàn phì Yến sấu” (hay Yến ốm Hoàn mập, chỉ sự đối lập về thân hình giữa hai mỹ nhân Trung Hoa là Triệu Phi Yến với vóc dáng mảnh mai và Dương Quý Phi với vẻ đẹp đẫy đà). Một người khỏe mạnh có thể có thân hình gầy hoặc béo. Chỉ cần duy trì một tâm thái tích cực và chế độ ăn uống lành mạnh, chứ không háu ăn hay chấp trước đặc biệt vào loại đồ ăn nào đó thì bạn không cần phải cố thay đổi bản thân cho phù hợp với trào lưu của thời đại. Một người lẽ ra nên béo thì sẽ béo, nên gầy thì sẽ gầy, từ một ý nghĩa nhất định thì đó cũng là “chân”.

Chúng ta hãy thử nhìn các bức tượng của Phật gia, chưa nói đến tượng Phật, ngay cả các bức tượng Bồ Tát cũng có dáng vẻ đầy đặn, hình dáng họ toát ra vẻ rộng lớn, khoan dung, từ bi. Người của Đạo gia thì hiếm khi có vẻ đẹp đầy đặn, mà nét tiên phong đạo cốt lại thường ẩn sau dáng dấp hao gầy. Và từ các tác phẩm điêu khắc Hy Lạp cổ ta có thể thấy các vị Thần phương Tây có kiểu ngoại hình rất khác. Từ điểm này mà xét thì tố chất bên trong sẽ quyết định hình dáng bên ngoài. Con người trong tương lai sẽ chú ý hơn đến sức khỏe “nội tại” (bao gồm cả đạo đức), sẽ không còn ai lo lắng về thân hình hơi béo (hoặc gầy) nhưng khỏe mạnh của mình nữa. Một cơ thể quá béo (hoặc quá gầy) chính là biểu hiện của sự mất cân bằng về “sức khỏe bên trong”, như thói háu ăn hoặc một sở thích không lành mạnh nào đó. Con người tương lai sẽ chú trọng hơn đến việc cải thiện ngoại hình từ “bên trong”.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/11232



Ngày đăng: 03-09-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.