Tử ngọc kim sa (9): Khoáng liệu tử sa được phân loại như thế nào? (Phần 1)



Tác giả: Ý Văn

[ChanhKien.org]

Các ấm tử sa được làm từ các loại đất khác nhau

Nguyên liệu làm ấm tử sa là một chủ đề rất lớn, nói đơn giản, ai có thể hiểu được rõ nguyên liệu này, thì về cơ bản người đó có thể đã học được cách nhận biết ấm tử sa.

Người sử dụng ấm tử sa thường có rất nhiều hiểu lầm về nguyên liệu khoáng tử sa, dù là ở Trung Quốc – nơi duy nhất có nguồn sản vật khoáng tử sa, hay là những người từ nước ngoài đến Trung Quốc, đều khó phân biệt được thật giả của những ấm trà tử sa bán trên thị trường 20 năm nay. Hơn nữa từ năm 1997 khi nhà máy tử sa bị đóng cửa, thì hầu hết là sử dụng nguyên liệu ngoài núi Hoàng Long. Năm 2005 đóng cửa các giếng khai thác tử sa, ấm tử sa giả tràn ngập thị trường, thêm vào đó các kênh thương mại điện tử trực tuyến hay các kênh truyền hình khiến tử sa trở lên huyền diệu bí ẩn, các nhà cung cấp cũng cố tình phát tán thông tin sai lệch trên internet, càng làm tăng thêm độ khó cho mọi người trong việc xác định thật giả của vật liệu đất tử sa.

Các chương tiếp theo sẽ giới thiệu các khoáng liệu đất tử sa, chúng tôi sẽ trích dẫn nội dung từ cuốn “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng” (1), đây là minh họa cấp sách giáo khoa chuyên nghiệp, để giới thiệu cho độc giả một cách chân thực tình hình các mỏ khoáng sản cát tím, cũng vì để làm rõ lại nguồn gốc của tử sa.

Bài viết này sẽ phân loại ngắn gọn vật liệu khoáng sản, cung cấp cho độc giả những tham khảo sơ bộ.

I. Phân biệt nguyên liệu đất tử sa qua các thời kỳ

1. Thời kỳ trước thời Trung Hoa Dân Quốc:

Thời triều Thanh, có rất nhiều sản phẩm ấm trà tử sa được đóng tên của Thái Đường Quán; thời kỳ dân quốc, có cửa hàng chuyên kinh doanh đồ gốm Nghi Hưng, mỗi hộ kinh doanh đều thuê nghệ nhân chế tác chế tạo ấm tử sa.

Trong thời kỳ này việc khai thác cơ bản là làm thủ công, nguyên liệu khoáng và phương pháp ủ đất của mỗi gia đình có thể nói là đều có bí mật và nét đặc biệt riêng, có nhiều loại đất cổ, mỗi nhà đều khác nhau.

2. Thời kỳ đầu khi thành lập Nhất Xưởng (từ năm 1950 đến 1970):

Sau khi thành lập Nhất Xưởng, khoáng liệu tử sa chủ yếu được khai thác và chế luyện bởi công ty khai thác Nghi Hưng (thành lập năm 1955), sau đó giao lại Nhất Xưởng làm ấm.

Vì khoáng liệu có cùng nguồn gốc và được thống nhất chế luyện, nên ấm tử sa của Nhất Xưởng có nguyên liệu đất, dấu triện, và hình dáng cơ bản là thống nhất, sau khi nung thành phẩm có nhiều điểm chung, và đó cũng là những tiêu chí để hiện nay xác định ấm thời kỳ đó, ngoài dấu triện để xác định ấm thì người ta cũng căn cứ vào những chi tiết nhỏ ở núm ấm và quai ấm để xác định, đó là những chi tiết quan trọng để xác định có phải là “ấm Nhất Xưởng” hay không .

3. Sau những năm 1980:

Những năm 1970 Hoàng Long sơn bắt đầu đi vào khai thác các mỏ 1, 2, 3, 4, 5, nhưng về cơ bản cung không đủ cầu, do đó đã khai thác bắt đầu có ở nhiều nơi gần Hoàng Long sơn, năm 1987 do sự phổ biến của máy móc thiết bị khai thác, nên có rất nhiều loại khoáng liệu được khai thác, người ta đã tiến hành phân loại chi tiết khoáng liệu, xuất hiện những khoáng liệu hiếm thấy trong lịch sử.

Thời kỳ này cũng bắt đầu sử dụng nguyên liệu bên ngoài núi để làm ấm.

4. Từ năm 1997 đến nay

Nhà máy tử sa Nhất Xưởng bắt đầu hoạt động từ năm 1955 (Hợp tác xã sản xuất tử sa Nghi Hưng) đến năm 1997 thì bị đóng cửa, cộng thêm việc khai thác khoáng tử sa quá mức, đã dẫn đến cạn kiệt nguồn khoáng tử sa. Vì chú trọng góc độ thương mại hóa, người ta không còn giữ được đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến việc lượng lớn phôi đất không tốt được sử dụng để làm ấm tử sa giả.

Để che đậy chất đất kém chất lượng, người ta đã dùng axit sulfuric tẩy bỏ tạp chất, sau đó thêm vào chất tạo màu oxy hóa kim loại để thay đổi màu sắc mô phỏng theo màu sắc của tử sa thật. Loại đất này nếu nhiệt độ kết tinh không đủ, các chất thêm vào không cháy hết, thì trong quá trình sử dụng những ion kim loại không bị phản ứng hoàn toàn vẫn còn bị sót lại sẽ kết hợp với acid Tanin và Alkaloid có trong trà bị đưa vào thân thể con người, dẫn đến tác hại đối với thân thể con người.

Ấm Chuyết Chỉ, Đoàn nê mỏ số 4

II. Khoáng liệu tử sa được gọi tên thế nào

Căn cứ cuốn “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng”, tên của nguyên liệu tử sa được phân thành các loại sau:

1. Gọi tên theo “màu sắc của khoáng liệu”, như: Hoàng Long sơn lục nê, Hoàng Long sơn đại hồng nê, thiên thanh nê, hồng bì long Hoàng Long sơn v.v.

2. Gọi tên theo “Ngoại hình của khoáng liệu”, như: như Đoàn nê (đoạn nê), v.v.

3. Gọi tên theo “vị trí tầng nê”, như: như Đáy Tào thanh , Trung Tào thanh, Nam Sơn Tử nê v.v.

4. Gọi tên theo “màu sắc sau khi nung”, như: Hoàng long sơn hồng nê, Chu nê v.v.

Người xưa cũng lấy mầu sắc khi nung thành ấm của nguyên liệu nê để đặt tên: Chu Cao Khởi thời nhà Minh khi giới thiệu về nghệ nhân Từ Hữu Tuyền trong cuốn “dòng ấm trà Dương Tiễn” đã viết về nê liệu mà Từ Hữu Tuyền sử dụng trong quá trình học làm ấm: “màu nê có các màu nổi tiếng như đỏ hải đường, tím chu sa, trắng định diêu, vàng kim hoàng lạnh, đen nhạt, trầm hương, thủy bích, vỏ lựu, màu vàng hoa hướng dương, bóng da lê”.

5. Gọi tên theo “vị trí khai thác khoáng liệu”:

Như Chu nê Tiểu Môi Diêu làng Hồng Vệ, Chu nê Triệu Trang, mỏ khoáng bùn non Tiểu Môi Diêu Xuyên Phụ, Giáng Ba nê v.v.

Khoáng liệu ở Hoàng Long sơn được gọi là “Khoáng liệu bản sơn”, còn lại các loại tử sa nê ở các khu vực khác đều gọi là “Khoáng liệu ngoại núi”.

6. Gọi tên theo “tên nghệ nhân hoặc tên thương gia”:

Ví như Phanh tử nê chính là tên gọi của loại đất phối trộn từ hai loại tử nê trở lên. Phanh tử nê sớm nhất đầu tên là Tử Nê của Nhất Xưởng được phối theo tỷ lệ nhất định mà thành.

III. Khoáng tử sa phân loại thế nào?

Có thể phân khoáng liệu tử sa thành 4 loại phổ biến như sau: Hồng nê, Tử nê, Lục nê, Đoàn nê (bùn phân đoạn). Do điều kiện hình thành địa chất khác nhau, phân tầng khoáng khác nhau, ba loại nguyên liệu đất đều có thể làm thành một loại gốm riêng, ngoài ra còn thêm sự thay đổi của các yếu tố như nhiệt độ nung v.v., dẫn đến màu sắc của thành phẩm cũng rất đa dạng, vô cùng kỳ diệu.

1. Tử nê

1.1 Thiên thanh nê

Ảnh chụp từ “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng”

Được sản xuất vào giữa thời kỳ nhà Thanh, là loại nê liệu thường được sử dụng thời nhà Thanh, hiện nay đã bị thất truyền.

Thiên thanh nê Hoàng Long sơn, không phải là thành phẩm có màu thiên thanh, mà là khoáng có màu thiên thanh, đừng để bị đánh lừa bởi thông tin sai lệch trực tuyến hoặc bán hàng online hiện nay.

1.2. Đáy Tào Thanh

Ảnh chụp từ “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng”

Bởi vì thường nằm ở đáy của tầng tử nê nên được gọi tên như thế, còn được chia thành lão và non, khoáng liệu thông thường ở dạng khối dày và đặc màu tím, có đốm sắc lục xanh (còn gọi là “kê nhãn” mắt gà). Trong những năm đầu được các nghệ nhân chế ấm nổi tiếng sử dụng rộng rãi, là loại đất kinh điển trong trăm năm nay, và là loại đất được cố đại sư Cố Cảnh Chu yêu thích nhất, hiện nay loại đất này rất hiếm có.

1.3. Thanh Thủy Nê

Là loại khoáng ở miệng núi Hoàng Long Sơn có màu tím tự nhiên, vào thời cổ Thanh Thủy nê không phải là loại nguyên liệu đặc định, thông thường chọn phần khoáng tử nê có chất đất sạch, chất lượng cao làm khoáng liệu nền làm ra thiên thanh nê. Đó là một phương pháp luyện nê thuần chất, sau khi vật liệu khoáng bị phong hóa vỡ vụn, người ta cho thêm nước sạch vào chế tạo thành bùn và gọi chung là thanh thủy nê. Loại nê đặc tính tốt hiếm và quý, loại đặc tính kém lại nhiều mà rẻ, vì thế cần phải xác định cẩn thận.

1.4. Tử nê phổ thông

Là loại nê liệu có phạm vi rộng lớn nhất, trong mỏ khoáng thành phần sắt tương đối cao, hàm lượng các hạt tương đối lớn, tùy theo nhiệt độ nung khác nhau, màu sắc bên ngoài thay đổi từ nâu đỏ, dần dần chuyển sang tím đỏ, rồi đỏ sẫm, rồi thành mầu tím đen.

1.5. Hắc tinh tử nê

Thành phần cát trong loại đất này tương đối nhiều, trong nê liệu thông thường có các nguyên tố khoáng vật như cát mịn đen, các hạt tử sa vàng, hạt tử sa xám, ngũ sắc nhiều màu, hạt cát trắng cho đến tử nê v.v., tuy nhiên, do các vị trí khai thác khác nhau mà thành phần nguyên tố khoáng chất cũng có sự khác nhau.

1.6. Thanh Hôi tử nê

Ảnh chụp từ “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng”

Được tìm thấy ở cùng với tầng khoáng với Thiên thanh nê Hoàng Long sơn. Khoáng liệu tương đối cứng, nhìn bên ngoài là khối dày đặc có màu nâu xám tím, chứa một lượng nhỏ mica, nên trên khoáng liệu có đốm đậu xanh nhẹ màu xanh lục nhạt, bề mặt có dạng vân. Sau khi nung xong có màu nâu tím nổi sắc xanh xám (thanh hôi), nhiệt độ cao chuyển sang màu tím đen.

1.7. Bạch ma tử tử nê

Ảnh chụp từ “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng”

Bạch ma tử tử nê mỏ khoáng số 4 xuất hiện ngẫu nhiên trong tầng khoáng, hàm lượng khoáng cực ít. Nhìn bên ngoài khoáng liệu là khối dày, đặc, màu nâu tím, dễ vỡ và khá cứng chắc, chứa lượng nhỏ mica trắng, có tương đối nhiều hạt trắng trên khoáng liệu. Sau khi nung thành chyển sang màu “đỏ” nâu tím, phôi có tính ẩm và trơn bóng, các hạt trắng vàng trên bề mặt rất phong phú và tự nhiên, màu sắc mộc mạc mà tao nhã.

1.8. Dã sơn hồng tông tử nê: khu vực mỏ khoáng Đài Tây

1.9. Thiết sa tử nê: khu vực mỏ khoáng Đài Tây (tầng trung), khu vực mỏ khoáng Đài Tây nham trung (tầng trung).

1.10. Nam Sơn tử nê: khu vực khu vực mỏ khoáng Đài Tây (tầng trung).

2. Đoạn nê

2.1. Đoạn nê

Ảnh chụp từ “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng”

Còn được gọi là Đoàn nê, tiếng địa phương của Nghi Hưng “đoạn” và “đoàn” đồng âm. Bởi vì là khoáng cộng sinh, được tìm thấy ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, quặng có màu gần như màu trắng, lấm tấm đốm xanh lục. Sau khi nung sẽ chuyển sang màu vàng lông ngỗng (nga hoàng), màu vàng đất và có lượng cực nhỏ những đốm sắc hồng. Nung ở nhiệt độ khác nhau sẽ có màu khác nhau như màu lúa vàng, màu vàng nâu, màu đỏ xám, màu nâu tím.

Với những quặng nham hóa mức độ cao, thì cần phải ngâm trong nước cần thời gian dài hơn, loại này gọi là “lão đoàn nê”.

2.2. Thanh đoàn

Thanh đoàn nê được tìm thấy ở núi Hoàng Long, Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô, đó là loại đất cộng sinh của bổn sơn lục nê và tử nê. Cộng sinh nghĩa là hình thành tự nhiên, mà hai loại nê này có cùng tính chất, khoáng thanh đoàn nê rất hiếm. Quặng thô có màu gần với màu trắng, xen lẫn chút đốm xanh đậm; sau khi nung chuyển sang màu vàng lông ngỗng (nga hoàng), và lượng nhỏ những đốm đỏ. Thanh đoàn có nhiều hàm lượng nguyên tố nhôm hơn bản đoàn, khả năng làm mền nước tương đối mạnh.

2.3. Giáng ba nê

Thuộc loại khoáng thể cộng sinh, giáng ba nê được người ta tìm thấy khi tu sửa con đường Đào Đô, đoạn chỗ ngã ba giao của núi Hoàng Long và núi Thanh Long, vì thế mà có tên là giáng ba nê.

Giáng ba nê có phân ra thành Hồng giáng ba và Hoàng giáng ba, được khai thác ở khu mỏ khoáng núi Bảo Sơn.

Chú Thích:

(1) “Khoáng liệu tử sa Nghi Hưng” là cuốn sách do Nhà xuất bản Địa chất xuất bản năm 2009. Do các nhà nghiên cứu địa chất chuyên nghiệp nghiên cứu và chế tác tử sa dùng tham khảo và sử dụng, dùng làm sách giáo khoa chuyên nghiệp.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/255115



Ngày đăng: 18-08-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.