Tử ngọc kim sa (5): Cùng bạn xuống mỏ khoáng xem từng tầng khoáng tử



Tác giả: Ý Văn

[ChanhKien.org]

Khu khai thác Tây Đoàn núi Hoàng Long thời kỳ đầu (Ảnh: nguồn internet) “Nguyên liệu khoáng tử sa Nghi Hưng” (Nhà xuất bản địa chất).

Mỏ khoáng tử sa Hoàng Long Sơn được đưa vào danh sách “văn hóa vật thể cần bảo vệ”

Bởi vì khoáng tử sa là nguồn tài nguyên không thể tái tạo và gần đây bị khai thác bừa bãi quá mức, nên đến năm 2014 các giếng tử sa nê núi Hoàng Long ở thị trấn Đinh Thục, Nghi Hưng được đưa vào danh sách văn hóa vật thể cần bảo vệ cấp tỉnh của tỉnh Giang Tô, giếng tử sa nê duy nhất của Trung Quốc bị liệt vào danh sách này. Có thể nói, đây là mỏ khoáng duy nhất trên thế giới được bảo vệ theo cách này.

Giếng khoáng là sự tổ hợp của nhiều loại tầng nê khác nhau

Khoáng liệu tử sa không tồn tại một cách độc lập, đại đa số nó được tìm thấy bên trong tầng khoáng giáp nê (quặng metan) phía dưới của lớp đá hoàng thạch, gồm nhiều loại tầng nê khác nhau hợp thành, có lớp nông có lớp sâu. Độ dày tầng nê thông thường dao động từ mấy chục cm đến 1 m, một số chỗ chỉ dày vài cm. Khoáng thể tử sa thông thường có dạng “giống thấu kính”, “giống hang động”, “lớp mỏng” v.v., tạp sinh trong khoáng giáp nê, cho nên đất tử sa còn được gọi là “đá trong đá”, “nê trong nê” (bùn trong bùn).

Khoáng tử sa xen trong tầng giáp (Ảnh: nguồn internet)

Một số người phân loại nó thành các dạng:

Bùn trong bùn: Là phần mềm (cũng gọi là đầu bông) kẹp giữa các tầng đất tử sa, như: phần mềm của bùn da lê của Thiên Thanh nê, phần mềm đầu Hồng Bì Long của Giáng Ba nê.

Đá trong đá: lúc khai thác đại đa số chúng là dạng đá ở trạng thái đá cứng hoặc bán cứng, bởi vì nó được sinh ra ở giữa tầng đỉnh và tầng đáy của khối thạch anh, nên được gọi như vậy.

Đá trong bùn (nê): đó là một lớp khoáng liệu tử sa tầng đá hoàng thạch, địa chất khá mềm, như Chu nê, Tử nê v.v. đều là các loại khoáng có số lượng rất ít.

Bởi vì khoáng liệu tử sa tồn tại dạng xen kẽ ở các tầng khác nhau, thông thường sẽ khai thác theo từng tầng, rồi tuyển chọn phân loại, có một bộ phận khoáng liệu ở các tầng trên dưới khác nhau sẽ dung hợp cộng sinh với nhau, những khoáng liệu này thông thường được tuyển chọn riêng để phân loại dưới dạng Đoàn nê.

Sự phân bố không tuyệt đối của khoáng liệu tử sa trong các tầng khoáng

Do sự khác nhau về nguồn gốc địa chất, nên không có tiêu chuẩn thống nhất tuyệt đối cho sự phân bố của khoáng liệu tử sa trong các tầng khoáng, cho dù là cùng một loại khoáng, bởi vì khu vực sản xuất và tầng khoáng khác nhau, nên vị trí trong tầng nê cũng sẽ khác nhau.

Ví dụ như Lục nê, thường được sinh ra ở tầng phía dưới của cốt long (lớp Quartzit), nhưng cũng có lúc lại sinh ra ở giữa các tầng bùn khác; hay như Tử nê thường được sinh ra ở tầng khoáng giữa bên dưới phần Ô nê “lớp bùn đen”, nhưng cũng có lúc lại được sinh ra từ phía dưới phần Đoàn nê.

Cho nên hiện nay khi khai thác thông thường người ta sẽ phân loại khoáng liệu theo độ nông sâu của các tầng quặng.

Khoáng liệu tầng nông, ví dụ như khoáng liệu đào ở các tầng nông trên núi. Khoáng liệu tầng trung, ví dụ như mỏ khoáng số 1, mỏ khoáng số 2, mỏ khoáng số 3, mỏ khoáng Đài Tây, mỏ khoáng lộ thiên Đài Tây. Khoáng liệu tầng sâu, như những khoáng liệu khai thác sâu trong các giếng ở mỏ khoáng số 4, mỏ khoáng số 5.

Các tầng phân bố chủ yếu và mặt cắt giếng khai thác ở núi Hoàng Long

Khu khai thác Đài Tây núi Hoàng Long, có các tầng khoáng chủ yếu như Tử nê, Đáy Tào Thanh, Dã Sơn Hồng Tông Tử nê, Lục nê, Đoàn nê.

Khu khai thác Đài Tây núi Hoàng Long, có các tầng khoáng chủ yếu như Tử nê tầng trung, Tử nê non, Lục nê, Đoàn nê v.v. Tình trạng các tầng khoáng sẽ có sự khác nhau dựa trên vị trí của từng mỏ khoáng.

Khu khai thác Đài Tây thuộc sườn núi phía Nam của núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Tử nê tầng trung (Tử nê Nam Sơn), Đoàn nê v.v.

Khu khai thác tầng nông Đài Tây núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Tử nê tầng nông (bì thanh), Đoàn nê v.v.

Khu khai thác tầng nông Đài Tây núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Tử nê tầng nông, Đoàn nê v.v.

Khu khai thác tầng nông Đài Tây núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Hồng Bì Long (Dã Sơn Hồng nê) v.v.

Tầng nông núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Đại Hồng nê, Hồng nê v.v.

Mỏ nê giáp núi Thanh Long ở đầu phía Tây núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như gồm Lục nê, Hồng Tông nê v.v.

Khu vực khai thác tầng nông ở phía Bắc khu khai thác Bảo Sơn ở núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Giáng Ba Lục nê, Hồng nê v.v.

Khu vực khai thác tầng nông Bảo Sơn của núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Chu nê, Lục nê, Đoàn nê v.v.

Khu vực khai thác tầng nông ở phía Đông khu khai thác Bảo Sơn của núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Hồng nê, Mạc Lục nê, Chu nê, Đoàn nê v.v.

Mặt Bắc khu khai thác Đại Thủy Đầm, Lãi Thự, phía Đông Nam núi Hoàng Long, có tầng khoáng chủ yếu như Thiên Thanh nê, Lê Bì nê (bùn da lê), Thanh Khôi Tử nê, Đoàn nê v.v. Lớp khoáng vật này có cấu trúc thẳng đứng hiếm gặp.

Quá trình khai thác và sự phân bố của các loại khoáng bùn non ở khu vực Sa Sơn Triệu Trang và Hương Sơn Hồng Vệ

Các tầng khoáng này chủ yếu nằm tầng hoàng thạch trên núi ở Hồng Vệ và Triệu Trang, có tầng khoáng chủ yếu như Chu nê, Thanh nê, nộn nê (bùn non) v.v.

Mặt cắt lớp khoáng trên được lấy từ ảnh trên internet “Vật liệu khoáng tử sa Nghi Hưng” (Nhà xuất bản địa chất).

Mỏ khoáng này chủ yếu nằm ở khu vực khai thác bùn non lộ thiên ở khu vực Triệu Trang và Hồng Vệ, có tầng khoáng chủ yếu như Chu nê, Thạch Hoàng nê, bùn non đến đá vàng (đá hồng) v.v.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/254260



Ngày đăng: 12-04-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.