Bộ phim “Không thể lặng im” phác họa tình cảnh chân thực đầy máu và nước mắt của sinh viên Thanh Hoa



Tác giả: Vương Vĩ, Lý Trung Linh

[ChanhKien.org]

Bộ phim nhận giải thưởng điện ảnh “Không thể lặng im” đang được công chiếu tại Đài Loan có doanh thu phòng vé rất tốt, đặc biệt là, có rất nhiều khán giả sau khi xem xong đã chủ động quảng bá bộ phim. “Không thể lặng im” được cải biên dựa trên một câu chuyện có thật xảy ra tại trường Đại học Thanh Hoa ở Trung Quốc. Trước đó không lâu bộ phim đã giành được “Giải thưởng do khán giả bình chọn” ở hạng mục phim truyện tại Liên hoan phim Austin (Austin Film Festival) – sự kiện biên kịch phim và truyền hình lớn nhất nước Mỹ.

Nam chính Vương Bác Vũ là một sinh viên ưu tú của trường Đại học Thanh Hoa Bắc Kinh, cậu cùng bạn gái và một cặp đôi khác là học viên Pháp Luân Công. Tháng 7 năm 1999 Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công một cách toàn diện, họ đều chịu nhận sự tấn công ở các mức độ khác nhau.

Vào lúc bức hại vô cùng nghiêm trọng, một nhà báo người Mỹ đầy chính nghĩa tên Daniel vừa hay đang ở Trung Quốc, ông và Vương Bác Vũ có nhân duyên gặp mặt quen biết, vì để phá trừ sự vu khống bôi nhọ của Trung Cộng, ông đã phải gánh chịu một áp lực to lớn, quyết tâm phỏng vấn nhóm người Vương Bác Vũ, viết ra tin tức chân thật, phơi bày tình cảnh những người dân vô tội đang phải chịu nhận bức hại. Nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của Trung Cộng, cuộc phỏng vấn này tràn đầy thách thức và hung hiểm.

Pháp lý “Chân Thiện Nhẫn” nhận được sự hoan nghênh rộng khắp của cả thầy và trò trường Thanh Hoa

Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) được truyền xuất ra từ năm 1992, lấy “Chân Thiện Nhẫn” làm nguyên tắc tu luyện, rất nhiều giáo sư, nghiên cứu sinh, sinh viên đại học trường Thanh Hoa đều học và luyện. Thông qua thực tiễn tu luyện, họ làm việc, học tập một cách khỏe mạnh và hăng say.

Trước khi xảy ra bức hại, trong khuôn viên trường Thanh Hoa có chín điểm luyện công, số người luyện công đạt đến hơn 400 người. Bất luận mưa to gió lớn, thời tiết khắc nghiệt ra sao, vào mỗi 5, 6 giờ sáng, tại khuôn viên trường Thanh Hoa luôn nghe được tiếng nhạc luyện công du dương êm tai ấy.

Cảnh các học viên Pháp Luân Công của trường Đại học Thanh Hoa cùng nhau luyện công tại trường. (Nguồn: Minh Huệ Net)

Ảnh chụp tập thể của các học viên tại điểm luyện công trường Đại học Thanh Hoa (ảnh do học viên Pháp Luân Công Lý Lâm cung cấp)

Tuy nhiên khoảng thời gian tốt đẹp đó không kéo dài được lâu, bắt đầu từ tháng 7 năm 1999, tập đoàn Trung Cộng của Giang Trạch Dân nhận thấy số người học và luyện Pháp Luân Công tăng nhanh từng ngày, bắt nguồn từ tâm lý lo sợ của chính quyền chuyên chế độc tài về tín ngưỡng cùng tự do, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo nhắm vào nhóm người luyện công ôn hòa này.

Giang Trạch Dân coi hệ thống giáo dục đại học của Bắc Kinh làm trọng điểm, Đại học Thanh Hoa – một cơ sở giáo dục đại học trở thành khu vực bị bức hại nặng nề nhất.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ít nhất hơn 300 giảng viên, tiến sĩ, thạc sĩ, sinh viên của trường Đại học Thanh Hoa đã bị buộc đình chỉ học, thôi học, đình chỉ công tác, giam giữ trái phép, bỏ tù và cưỡng bức tẩy não. Rất nhiều người bị đưa đến trại lao động, bị kết án trái phép, càng có nhiều người hơn nữa buộc phải lưu lạc tha hương, thậm chí còn bị bức hại đến chết.

Phó giáo sư được bình chọn đứng đầu về chất lượng giảng dạy phải lưu vong ở nước Mỹ vì đức tin

Tu Dần – Giáo sư Đại học Thanh Hoa (Nguồn: Minh Huệ Net)

Sau khi Phó giáo sư Tu Dần nhận bằng tiến sĩ tại khoa Kỹ thuật xây dựng, trường Đại học Thanh Hoa, ông đã ở lại khoa để giảng dạy. Ban đầu, khối lượng công việc giảng dạy và hành chính rất lớn, tính ra khối lượng công việc phải làm trong nửa năm bằng lượng công việc trong một năm rưỡi, hơn nữa ông không có người thân ở Bắc Kinh, không nhà ở, con nhỏ mới chào đời và rất nhiều các yếu tố khác, khiến nhà nghiên cứu trẻ tuổi này cảm thấy rất mệt mỏi, áp lực lớn, dẫn đến suy nhược thần kinh, tình trạng của chứng mất ngủ vốn có càng nghiêm trọng hơn.

Sau đó, ông đã biết tới Pháp Luân Công. Chỉ trong một ngày ông đã đọc hết cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, trời tối cũng không nhận ra để bật đèn, xem hết cuốn sách thì mọi thứ đều minh bạch cả. Ông nói: “Thật nhẹ nhõm, tôi nằm xuống liền ngủ, từ đó trở đi tôi không còn bị mất ngủ nữa…… 10 năm bị mất ngủ, bạn biết đó là nỗi thống khổ gì không? Kết quả, tôi chỉ mới xem qua một lần cuốn Chuyển Pháp Luân, còn chưa luyện động tác, vậy mà đã khỏe hẳn rồi”.

Sau khi tu luyện, hiệu suất công việc của ông càng cao. Vì có biểu hiện xuất sắc trong công việc, ông đã nhận được một số bằng học thuật, giải thưởng về thành tựu giảng dạy và nghiên cứu khoa học cấp quốc gia và các danh hiệu khác; trong bình chọn về giảng dạy do sinh viên đánh giá, ông cũng nhiều lần được đánh giá cao nhất.

Chịu đựng giam giữ trái phép và trải nghiệm bị tra tấn khi ngồi trên ghế nhỏ bằng gỗ

Sau khi Trung Cộng bắt đầu đàn áp trái phép Pháp Luân Công, Giáo sư Tu phải đối mặt với sự bức hại của phòng 610. Tổ chức này bao gồm những người thuộc các khoa đã về hưu và các bí thư đảng ủy của các phòng ban khác nhau, mỗi ngày họ đều thay phiên nhau truyền bá những lời tuyên truyền dối trá của Trung Cộng.

Tháng 3 năm 2006, đột nhiên có hơn 20 cảnh sát xông vào nhà Giáo sư Tu Dần. Họ không đưa ra bất kỳ giấy phép khám xét nào, họ bắt đầu lục soát, sau khi tìm thấy các sách của Pháp Luân Công, họ thực sự đã lấy ra một lệnh thẩm vấn và lệnh khám xét còn trống và điền chúng ngay tại chỗ, sau đó Giáo sư Tu và vợ bị bắt.

Giáo sư Tu nói lý, dùng lý do chăm sóc trẻ nhỏ, yêu cầu thả vợ của ông ra. Tuy nhiên với tư cách là phó trạm trưởng trạm phụ đạo điểm luyện công của Đại học Thanh Hoa, ông đã bị kết án phi pháp hai năm.

Một số cảnh sát đã nói thẳng với ông rằng: “Bắt Pháp Luân Công không có bất kỳ rủi ro nào, lại còn được lĩnh thưởng”.

Ông bị bắt giữ phi pháp tại trại cưỡng bức lao động Đoàn Hà. Lúc mới ở trại, ông đã bị giam cùng những tội phạm như trộm cắp, cướp giật, buôn bán ma túy và giết người. Trong một căn phòng có diện tích chưa tới 18m2, giam giữ tới 36 người, khi ngủ cũng phải nằm nghiêng; rất nhiều người dùng chung một bàn chải đánh răng, khăn rửa mặt, hai người dùng chung một cái bát, thìa ăn cơm, tắm nước lạnh vào mùa đông.

Sau đó, ông Tu bị giam một mình trong phòng giam nhỏ (phòng biệt giam), ông bị ép phải ngồi trên ghế quay mặt vào tường với một tư thế cố định, có hai người cảnh vệ chuyên canh gác, ông không thể cử động cũng không được nhắm mắt. Loại cực hình về thể xác này thường kéo dài khoảng một giờ và rất khó chịu đựng, cảnh sát cưỡng ép ông ngồi như vậy trong suốt 18, 19 tiếng mỗi ngày, kéo dài trong tám tháng.

Mỗi ngày ông chỉ được ngủ rất ít, chịu đựng sự tra tấn tàn khốc gây đau đớn về thể xác và tinh thần trong một thời gian dài. Trong trường hợp này, nhiều cảnh sát thay phiên nhau tẩy não ông bằng những lời dối trá vu khống Pháp Luân Công, hòng cố ép ông từ bỏ đức tin của mình.

Dùng bệnh tình của cha làm mồi nhử dụ dỗ Phó giáo sư Tu từ bỏ đức tin

Thư từ với người nhà trong trại lao động bị kiểm duyệt nghiêm ngặt, nội dung bị coi là không phù hợp sẽ bị tịch thu. Cha của giáo sư Tu lúc đó đang bị bệnh nặng, khi có thư từ quê nhà họ đã lấy lá thư và nói rằng gia đình xảy ra chuyện, chỉ cần viết “bảo chứng thư” ông có thể gọi điện bất cứ lúc nào.

Lúc đó, đối với ông Tu mà nói đúng thật là một sự dụ hoặc rất lớn. Nhưng ông biết rằng, viết giấy không luyện công chỉ là bước thứ nhất, viết “bảo chứng thư” còn phải viết “tài liệu phê bình”, nội dung mang tính chỉ trích Pháp Luân Công, cuối cùng là mỗi một, hai tháng vẫn cần phải thực hiện các bài đánh giá trắc nghiệm về Pháp Luân Công, đạt rồi thì mới có thể giảm thời hạn tù. Cái đó gọi là “chương trình học tập”. Sau cùng ông Tu vẫn không hợp tác.

Tháng 3 năm 2008, ông Tu được trả tự do, tuy nhiên Đại học Thanh Hoa bắt ông phải viết tuyên bố thừa nhận sai lầm và không luyện công, nếu không thì hợp đồng giảng dạy sẽ không được gia hạn. Cứ thế, một vị giáo sư xuất sắc chỉ đành từ bỏ quyền “Truyền đạo, thụ nghiệp, giải đáp nghi hoặc” của mình. Tháng 8 cùng năm, gia đình ba người của giáo sư Tu cuối cùng đã thoát khỏi vòng phong tỏa, thành công đến nước Mỹ.

Giáo sư xuất sắc lưu vong tại Nga, nhưng vì lợi ích, nước Nga buộc ông về nước, sau đó ông bị bức hại đến chết

Cao Xuân Mãn – Giáo sư Đại học Thanh Hoa (Nguồn: Minh Huệ Net)

Cao Xuân Mãn là một vị giáo sư cao cấp khác của Khoa công nghiệp hóa chất tại Đại học Thanh Hoa. Vào thập niên 50, ông tốt nghiệp Đại học Công nghệ Hóa học St. Petersburg, Nga. Sau khi trở về nước ông giữ nhiệm vụ giảng dạy tại trường Đại học Thanh Hoa và có những đóng góp nổi bật cho sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ tại Đại học Thanh Hoa.

Giáo sư Cao buộc phải trốn sang Nga vì tu luyện Pháp Luân Công. Ông nộp đơn xin tị nạn tại Liên Hợp Quốc năm 2003 và được phê chuẩn cùng năm đó. Năm 2007, để có được sự hợp tác của Nga, Trung Cộng đã đưa ra hợp đồng hấp dẫn trị giá 4 tỷ đô la. Nước Nga bị thúc đẩy bởi lợi ích đã đưa Giáo sư Cao trở lại Bắc Kinh. Giáo sư Cao đã phải chịu đựng tra tấn về tinh thần trong một thời gian dài và đã qua đời vào ngày 14/03/2011, khi ông 76 tuổi.

Ủng hộ ở trong và ngoài nước

Một số sinh viên Đại học Thanh Hoa đã chứng kiến những giáo viên và bạn học xuất sắc của họ lần lượt bị cầm tù, bị tra tấn, thậm chí bị giết, trong lòng họ vô cùng xót xa. Họ đã không ngừng dùng các biện pháp khác nhau nói lên sự thật, vạch trần cuộc bức hại, lên tiếng để trợ giúp giáo sư và các bạn học của họ.

Một sinh viên Đại học Thanh Hoa đã viết một bài báo đầy cảm xúc sau khi một tiền bối của anh bị bức hại đến chết: “Chính phủ của Giang Trạch Dân đang cố gắng giết chết điều gì? Giết chết một sinh mệnh tốt đẹp như vậy, ông ta muốn giết chính là thiện niệm trong lòng người dân, là việc đề cao đạo đức cao thượng. Chúng muốn phá hủy không gian tâm hồn tốt đẹp mà con người dựa vào để sinh tồn, phá hủy niềm tin vào ‘Chân, Thiện, Nhẫn’. Nếu như bọn họ thực sự làm được điều đó, thế giới này sẽ đáng sợ biết bao, nhân loại có thể trở nên xấu xí đến mức nào!”

Lisa là một người sống sót sau thảm sát của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ II. Rafael cũng từng ủng hộ Pháp Luân Công, cô nói: “Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ, không thể tự dối mình dối người rằng những gì đang xảy ra ở nơi khác trên thế giới không liên quan gì đến chúng ta”.

Rafael mạnh mẽ kêu gọi mỗi người hãy nỗ lực hết sức phản đối cuộc đàn áp đối với người tu luyện Pháp Luân Công: “Mỗi một tiếng nói đều có sức mạnh. Tất cả tiếng nói kết hợp lại có thể xoay chuyển cục diện”.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/278474



Ngày đăng: 07-03-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.