Tử Ngọc Kim Sa (Phần 1): Nguồn gốc văn hóa tử sa (Kỳ 1)



Tác giả: Ý Văn

[ChanhKien.org]

Lời nói đầu

Đồ gốm tử sa Nghi Hưng là sản phẩm văn hóa nghệ thuật truyền thống có hàng nghìn năm lịch sử, ẩn chứa nội hàm rất thâm sâu, ấm tử sa không chỉ là đồ dùng hằng ngày, mà còn mang đầy tính nghệ thuật như hội họa, thơ văn, thư pháp, in ấn, điêu khắc v.v., đã triển hiện ra nội hàm văn hóa truyền thống phong phú của Trung Quốc. Nhưng ngày nay thị trường công nghệ tử sa đã sa vào công nghiệp hóa chất giả, sản phẩm làm giả, sản phẩm giả phủ tử sa bên ngoài, OME (hàng gia công theo yêu cầu phỏng theo sản phẩm gốc), hoặc chế tạo tử sa bằng bàn xoay máy và bàn xoay tay.

Đặc biệt là sự phổ biến của thương mại điện tử và mua bán trực tuyến trong những năm gần đây, những thương gia đã lợi dụng tâm lý thích những món bảo vật đang bị đánh giá sai giá trị [1] và thích những món lợi nhỏ của mọi người, điều này góp phần làm cho thị trường hàng giả tràn lan.

Bộ phận nghệ nhân làm ấm tử sa để nâng cao thân phận của mình, tự phong làm đại sư hoặc các loại danh hiệu nào đó đã tràn lan thành một loại tệ nạn, mù quáng lấy dùng chọn ấm theo những danh xưng ấy, đánh lừa người tiêu dùng, làm bại hoại thị hiếu.

Tất cả điều này là do sai lầm trong định hướng thị trường và sự trượt dốc về đạo đức nghề nghiệp của người làm nghề, người tiêu dùng khi mua những sản phẩm nghệ thuật loại này cần phải có tâm thái đúng đắn và kiến thức để phân biệt, nghệ nhân làm nghề tử sa cũng cần giữ gìn vững bản sắc và cái tâm với nghệ thuật tử sa. Những người làm cái nghề được liệt vào “di sản văn hóa phi vật thể”, theo đuổi nghề nên có “nghệ đức” mới được.

Bất luận là thị trường có thay đổi như thế nào, cần kiên trì nguyên liệu chính thống, giữ gìn dáng vẻ truyền thống, duy trì phương pháp chế tác đặc sắc của đồ gốm tử sa, có như vậy tinh hoa nghệ thuật “đất, hình, công” mới có thể được lưu giữ.

Loạt bài viết này hy vọng sẽ bắt đầu lại từ đầu, đứng tại các giác độ khác nhau bàn về nghệ thuật tử sa từ xưa đến nay…

Chú thích:

[1] Trong giới buôn đồ cổ dùng để chỉ việc người chủ hàng hóa có mắt nhìn không tinh tường, coi thứ đồ tốt thành hàng hóa phổ thông, mang đi bán với giá thấp, đến tay một người khác nhìn ra được giá trị của món đồ đó, bán được giá cao gấp nhiều lần giá đã mua.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/254048



Ngày đăng: 18-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.