Giải thể văn hoá đảng, bắt đầu từ việc nhỏ (Phần 6): “Thiết cô nương”



Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Lúc mới bắt đầu đi làm, một ngày nọ tôi đến nhà một người bạn sau khi tan làm. Trời đã rất tối, nhà cô ấy vẫn chưa ăn tối, trong nhà là một mớ lộn xộn. Trong căn phòng chật hẹp, hai đứa trẻ đang làm bài tập trên chiếc bàn nhỏ đặt trên giường, cô ấy – chủ nhà thì đang giặt quần áo, khi đó những gia đình bình thường vẫn chưa có máy giặt. Một chiếc chậu giặt lớn đặt giữa sàn, sàn nhà ướt nhẹp, cô ấy cầm tấm ván giặt cố gắng chà xát, trong bếp bốc hơi nghi ngút, cơm đang nấu. Nhà ở khi đó là nhà mái bằng, thường đốt củi gỗ, than để sưởi ấm và nấu cơm. Thỉnh thoảng cô ấy lại chạy vào bếp ngó nồi cơm, lúc lại chạy đi hướng dẫn các con làm bài tập.

Cô ấy là giáo viên công tác tại một trường tiểu học khá xa. Cô bất lực nói: Mỗi ngày tan sở đều đầu tắt mặt tối, chồng cô còn về muộn hơn, mỗi ngày rất muộn cô mới có thể nghỉ ngơi, luôn cảm thấy mệt mỏi. Cô nói khi tâm trạng không tốt, cô thường bốc hỏa và phát tiết trước những bất mãn của bản thân khi ở nhà. Cô nói rất ngưỡng mộ phụ nữ Nhật Bản vì họ không phải đi làm, có thể ở nhà đảm đương việc nội trợ và chăm sóc gia đình. Rồi cô lại than thở: Ở Trung Quốc thì không được, lương của đàn ông quá thấp, một người không thể nuôi cả nhà nên cả hai vợ chồng đều phải làm việc.

Tôi rất đồng tình với cô ấy và cảm thấy đây không chỉ là trường hợp của gia đình cô, mà còn là một vấn đề của xã hội. Đa số các gia đình đều như vậy, phụ nữ và đàn ông đều cần làm việc bên ngoài như nhau, về nhà phụ nữ còn cần làm việc nhà, sinh con, nuôi con, giáo dục con, chăm sóc người nhà, v.v. Dưới sự thống trị của Trung Cộng, phụ nữ thực sự rất mệt mỏi. Trong nhà không có sự phân công làm việc, dẫn đến mất đi sự cân bằng trong gia đình, đồng thời mất đi sự hài hoà và ấm cúng của một gia đình.

Sau khi kết hôn, cá nhân tôi cảm nhận được vấn đề xã hội mà cô ấy nói. Nghĩ lại những mâu thuẫn trước đây giữa tôi và chồng thường là những chuyện nhỏ nhặt. Có mấy năm tôi phải đi làm xa nhà, mùa đông không thấy mặt trời, đi sớm về tối. Về đến nhà nhìn thấy nhà bếp chưa được dọn dẹp, lò bếp chưa được lau, chậu rửa bát thì lộn xộn, tôi liền nổi giận và bắt đầu lớn tiếng chỉ trích một trận. Sau này nghĩ lại tôi không nên như vậy, hành vi lớn tiếng chỉ trích người khác chẳng phải là thứ của văn hoá đảng sao? Điều này đã đánh mất đi sự nhu mì và dịu dàng nên có của một người phụ nữ truyền thống.

Quy chính bản thân, bắt đầu từ gia đình, từ những việc nhỏ

Tất cả những loạn tượng ở Trung Quốc đại lục đều do Trung Cộng tạo thành, văn hoá đảng Trung Cộng đã làm tổn hại nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó cổ xuý “phụ nữ có thể gánh nửa bầu trời”, nó xúi giục phụ nữ trở thành những “Thiết cô nương” mạnh mẽ, khiến họ vứt bỏ dịu dàng và theo đuổi mạnh mẽ, vứt bỏ ưu điểm, dùng nhược điểm của bản thân để cạnh tranh với nam giới. Điều này đã biến những đức tính vốn có của người phụ nữ như thuỳ mị, nết na, thanh tú thành những “Thiết cô nương”, “Nữ hán tử” ngang ngược, chua ngoa, thô bạo, dẫn đến vô số hậu hoạn đối với gia đình, xã hội, quốc gia, dân tộc.

Văn hoá truyền thống đề cao sự cân bằng âm dương và quy luật tương sinh của vạn sự vạn vật, đó cũng là một loại biểu hiện của thiên nhân hợp nhất. Nam là dương, dương cương (kiên cường), nữ là âm, nữ nhu (mềm mỏng), cương nhu tương hỗ, hoà hợp cùng sinh sống. Người nam làm chủ bên ngoài, gánh vác trách nhiệm gia đình, kiếm tiền nuôi gia đình, yêu thương bảo vệ vợ con và có trách nhiệm với vợ suốt đời. Người nữ làm chủ bên trong, cung kính cha mẹ chồng, giúp chồng dạy con, yêu thương chồng. Đây là mối quan hệ gia đình vô cùng tốt đẹp và hoà ái.

Phụ nữ trong văn hoá truyền thống nói về “tam tòng tứ đức”, nhưng Trung Cộng lại bôi nhọ “tam tòng tứ đức”, nói rằng “Chỉ có đập tan triệt để xiềng xích các lễ giáo phong kiến như ‘tam tòng tứ đức’ thì phụ nữ mới có thể được giải phóng”, “Những lễ giáo ăn thịt người sẽ tàn sát phụ nữ”, v.v. Việc Trung Cộng bôi nhọ, phê phán “tam tòng tứ đức” đã khiến rất nhiều người Đại Lục không thể liễu giải và cũng không dám liễu giải. Kỳ thực đương thời ở Trung Quốc rất khó tìm được những tài liệu chính diện, khách quan.

Rất nhiều người phụ nữ không hiểu được việc cần tuân theo các phép tắc lễ nghĩa, dẫn đến gia đình bất hoà. Ngày trước tôi có một người hàng xóm, chỉ vì vấn đề lễ tiết mà em chồng và chị dâu cãi nhau đến ba ngày, khiến gia đình trở nên hỗn loạn. Tôi nghĩ: Điều này sẽ rất khó xảy ra đối với những người phụ nữ “tam tòng tứ đức” thời xưa.

Dựa trên nguyên tắc “nội ngoại hữu biệt”, “nam tôn nữ ti”, người xưa đã dựa vào Nho gia mà đặt định ra các yêu cầu quy phạm về một số phương diện như đạo đức, hành vi, tu dưỡng đối với cuộc đời người phụ nữ. Nó đã thể hiện ra mỹ đức của người phụ nữ truyền thống dưới sự ảnh hưởng của văn hoá Nho gia.

“Tam tòng” (Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử) có nghĩa là: Con gái khi chưa lấy chồng thì nghe theo lời cha; khi lấy chồng thì theo chồng, trợ giúp chồng; chồng chết thì nuôi nấng con cái. Chữ “tòng” này, ở những giai đoạn khác nhau lại có hàm nghĩa khác nhau. Ngày nay phụ nữ vừa nghe thấy “xuất giá tòng phu” liền phản cảm, cho rằng nếu tất cả đều nghe chồng thì chẳng phải là bị sỉ nhục sao? “Tòng” ở đây có nghĩa là phụ trợ. Kỳ thực có rất nhiều câu chuyện cao quý và cảm động lòng người về những cặp vợ chồng thời xưa, ví dụ “Nâng khay ngang mày”: Mạnh Quang thời nhà Hán đã nâng mâm cơm cao ngang lông mày khi đưa cơm cho chồng là Lương Hồng. Đây là chính tấm gương về việc vợ chồng tương kính tương ái, đối xử lịch thiệp với nhau. Thời xưa, các cặp vợ chồng xem trọng sự tôn trọng lẫn nhau, chung sống hoà thuận vui vẻ.

“Tứ đức”: chỉ nữ đức, nữ ngôn, nữ dung (tướng mạo), nữ công (công trong nữ công gia chánh). Đức là phẩm đức, có thể tự mình xác lập nền móng. Ngôn là cần có tri thức hàm dưỡng, nói năng thích đáng, ngôn từ khéo léo, mềm mỏng. Dung tức là tướng mạo, đi đứng cần đoan chính, thận trọng giữ lễ tiết, không nên nói năng tuỳ tiện. Công, đạo trị gia bao gồm một số lễ tiết nhỏ trong cuộc sống như giúp chồng dạy con, kính trên nhường dưới, cần cù tiết kiệm, v.v.

Trong “Nữ giới” của Ban Chiêu thời nhà Hán có giải thích chi tiết đối với “tứ đức” như sau: Phụ đức nghĩa là người phụ nữ không nhất thiết phải quá tài giỏi và thông minh; phụ ngôn tức phụ nữ không nhất thiết phải khéo nói, mồm miệng nhanh nhảu; phụ dung tức phụ nữ không cần phải có nhan sắc vẻ ngoài mỹ lệ; phụ công tức là phụ nữ không cần phải sắc sảo hơn người khác.

Tao nhã, hiền thục, thanh khiết, trầm tĩnh, cung kính, cẩn thận, giữ tiết tháo, cử chỉ đoan chính, tâm biết hổ thẹn, lời nói, việc làm đều có quy củ, phù hợp lễ nghi, phép tắc, đây chính là phụ đức.

Suy nghĩ ba lần rồi mới nói, lựa lời hay mà nói, không nói lời khó nghe. Cho dù là lời tốt cũng phải chọn thời điểm thích hợp mới nói ra, sẽ không khiến người phản cảm, đây chính là phụ ngôn.

Y phục dù cũ hay mới cũng phải giặt cho sạch sẽ, tắm gội đúng lúc, giữ thân thể thanh khiết sạch sẽ, phục sức tươi tắn chỉnh tề, đây chính là phụ dung. Chuyên tâm may vá, dệt vải, không nói đùa cười cợt với người khác, chuẩn bị rượu và thức ăn ngon, tiếp đãi khách chu đáo, đây chính là phụ công.

“Thử tứ giả, nữ nhân chi đại đức, nhi bất khả phạp chi giả dã. Nhiên vi chi thậm dịch, vi tại tồn tâm nhĩ”. Ý nghĩa là: Bốn điều này là đại đức của người phụ nữ và không thể thiếu cái nào. Hơn nữa chỉ cần có tâm thì làm cũng rất đơn giản.

Việc quy phạm đạo đức đối với người phụ nữ sẽ có lợi cho người khác, cho bản thân, cho gia đình, cho quốc gia, đồng thời còn có thể bồi dưỡng ra những mỹ đức truyền thống như dịu dàng, thiện lương, tinh tế, yêu thương, v.v.

Việc văn hoá truyền thống đề cao mỹ đức và tôn trọng phụ nữ đã có ảnh hưởng sâu sắc đến những thế hệ tương lai.

Ví dụ như thời xưa, Hoàng hậu Trưởng Tôn, còn được gọi là Hoàng hậu mẫu nghi thiên hạ, bà kết hôn cùng Đường Thái Tông từ khi còn trẻ. Bà là người tài đức vẹn toàn, hai người nương tựa lẫn nhau cho đến khi bà qua đời. Vợ chồng bà tình nghĩa sâu sắc, về chính trị thì tương trợ lẫn nhau, có thể nói bà là vị hoàng hậu tài đức vẹn toàn nhất từ xưa tới nay.

Trương Cư Chính nhận xét rằng:

Trưởng Tôn Hoàng hậu còn dùng ảnh hưởng của mình đối với chồng để bảo vệ những người có tài đức trong triều đình và giúp chồng sửa chữa những sai lầm. Một mặt, Trưởng Tôn Hoàng hậu tán thưởng một số trung thần dám thẳng thắn lên tiếng “bảo vệ” Ngụy Trưng, mặt khác bà cũng không ngừng nhắc nhở Đường Thái Tông cần thực hiện một nền chính trị nhân từ. Với vai trò của mình, bà đã dựa vào sức mạnh đặc biệt của riêng nữ giới phát huy tác dụng đặc biệt trong một xã hội phong kiến với nam quyền là tối cao, giúp đỡ chồng – cũng là Hoàng đế, khiến cục diện chính trị thời đầu nhà Đường trở nên rất thuận lợi. Vua anh minh, trung thần chính trực, chính trị và quân sự hưng thịnh, mưa thuận gió hoà, người người yêu thương, bao dung lẫn nhau. Thời kỳ đầu nhà Đường đã mở ra một cảnh giới lý tưởng có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ sau, đó là “Trinh quán chi trị”.

“Cựu Đường thư” viết: “Hiền tai Trưởng Tôn, mẫu nghi hà vĩ” (tức Hoàng hậu Trưởng Tôn tài đức vẹn toàn, là bậc mẫu nghi vĩ đại).

Sau khi cướp được chính quyền, tất cả những điều này đã bị Trung Cộng phá hoại. Những đức tính truyền thống của phụ nữ xưa không những không được ủng hộ, ngược lại còn bị chỉ trích.

Điều mà văn hoá đảng tuyên truyền đối với phụ nữ là: “Thời thế đã thay đổi, nam nữ đều như nhau, việc mà đàn ông có thể làm thì phụ nữ cũng có thể làm”, “Phụ nữ có thể gánh nửa bầu trời”, “Phụ nữ thời xưa bị ức hiếp, phụ nữ hiện tại được giải phóng”, những thứ tuyên truyền vào đầu não đều là bạo lực, đấu tranh, vô thần luận, v.v.

Trong những năm 1960 – 1970, Trung Cộng đã giới tính hoá đối với phụ nữ (nam tính hoá phụ nữ), buộc họ phải thay đổi vai trò của mình. Đây là một sự đảo ngược chuẩn mực giới tính đối với phụ nữ truyền thống – phụ nữ cần dịu dàng, đức độ. Dưới sự tuyên truyền của văn hoá đảng Trung Cộng, rất khó để nhìn thấy được nét đẹp của người phụ nữ từ vẻ bề ngoài cho đến nội tâm.

Phụ nữ ăn mặc như đàn ông, mặc những bộ đồ xanh lá, tro đen, xanh lam rộng thùng thình mà không có một chút nữ tính nào. Những “Thiết cô nương” thời kỳ này có vai rộng và vòng eo lớn, giọng nói to, nước da ngăm đen, cường tráng mạnh mẽ, không quan tâm đến ngoại hình của mình, rất đáo để và hung dữ.

Giày cao gót, đầm và những thứ thể hiện vẻ đẹp hình thể nữ tính như mái tóc thanh tú, nước da trắng, v.v. đều bị bài xích là xú mỹ, tư tưởng của giai cấp tiểu tư sản.

Trung Cộng còn xúi giục phụ nữ giải phóng bản thân, phải “cải thiên hoán địa”, dùng những thứ này để cổ vũ phụ nữ. Khi đó ở các nơi đều thành lập những thứ như “Đội Thiết cô nương”, “Đội nữ xung kích”, ” Đội giếng khoan mùng 8 tháng 3 “, v.v. Phụ nữ phải làm những công việc nặng nhọc, mệt mỏi, bẩn thỉu, nguy hiểm vượt quá khả năng thể chất của họ. Ở nông thôn, các nhà máy, hầm mỏ, phụ nữ ở tuyến đầu và cùng đàn ông xông pha chiến đấu, gánh vác, gánh bao, sửa kênh mương, kéo đá, v.v. Những điều này đã làm tổn hại đến phúc lợi của người phụ nữ, việc xem nhẹ bảo hộ lao động đối với đặc điểm sinh lý của phụ nữ đã khiến rất nhiều người bị bệnh và di chứng.

Ngoài ra việc Trung Cộng tiến hành chính sách “Kế hoạch hoá gia đình” cực đoan trong nhiều thập kỷ đã một lần nữa gây tổn hại nghiêm trọng đối với phụ nữ.

Sau những năm 1980, những nội dung khiêu dâm, nạn cờ bạc, ma tuý tràn lan, các nhóm băng đảng chính trị, nạn buôn bán phụ nữ trẻ em lộng hàng ngang ngược.

Tập đoàn lưu manh Trung Cộng vẫn luôn tiến hành các cuộc bức hại đối với phụ nữ, từ “Thiết cô nương” đến “Thiết liên nữ”; từ kế hoạch hoá gia đình đến trợ sinh (thúc giục sinh sản) không có giới hạn đạo đức, đây đều là những trò bức hại dưới các hình thức khác nhau.

Chúng ta có thể thấy: Những gì Trung Cộng làm với phụ nữ không phải là giải phóng hay cải thiện địa vị của họ, mà là sự huỷ hoại nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần đối với người phụ nữ, và còn thực sự là nô dịch đối với họ.

Phụ nữ và đàn ông cùng kiếm tiền nuôi gia đình, ở nhà sẽ không có ai gánh vác hoặc không thể làm tốt việc chăm sóc người già, dạy dỗ con cái. Việc giáo dục chỉ có thể dựa vào người già, trường học, v.v. dẫn đến xuất hiện những vấn đề xã hội nghiêm trọng. Trong số những học sinh tôi tiếp xúc, có những em lớn lên ở nhà bà nội hoặc bà ngoại từ nhỏ, chúng thường có tâm oán hận với bố mẹ và có tâm lý phản nghịch trầm trọng, trở thành những “học sinh có vấn đề”. Một lần tôi nghe thấy một cô gái và mẹ cô ấy lớn tiếng trong điện thoại rằng: “Từ nhỏ mẹ đã không chăm sóc con, con nghi ngờ liệu mẹ có phải là mẹ ruột của con không!”

Người xưa nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, “Gia hoà vạn sự hưng”. Gia đình là bến đỗ của nhân sinh, là đơn vị nhỏ nhất của xã hội, mỗi gia đình đều hoà thuận thì xã hội cũng hoà thuận, quốc gia cũng ổn định. Nếu mỗi gia đình đều có rất nhiều vấn đề thì xã hội sẽ thế nào?

“Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”, câu này xuất phát từ “Thi Kinh”, có nghĩa là sau khi đã kết thành vợ chồng thì sẽ ở bên nhau mãi mãi. Còn hôn nhân và gia đình ngày nay ở Đại Lục thì không có sự quy tụ, ai cũng không chịu phục ai, tranh đấu thắng bại, mối quan hệ trong gia đình luôn căng thẳng, tình trạng ngoại tình nghiêm trọng, hiện tượng ly hôn phổ biến. Người già không có người phụng dưỡng, trẻ em không có người chăm sóc giáo dục. Đúng là nửa bầu trời chưa được nâng lên thì gia đình nhỏ đã bị sụp xuống.

Quan niệm về hôn nhân cũng đang trượt dốc nhanh chóng. Chẳng hạn ở Đại Lục vào những năm 1980, các cô gái khi chọn bạn đời sẽ yêu cầu đối phương có phẩm chất tốt và trình độ học vấn tương đương. Sau những năm 1980, các cô gái bắt đầu chú trọng đến kim tiền, chỉ cần có tiền là được.

Đơn vị tôi có một đồng nghiệp, đối tượng mà cô ấy chọn là người làm ăn buôn bán kinh doanh, không có học vấn. Khi đó cô ấy bị mọi người xem thường, khi nói chuyện cùng nhau họ đều nói: “Cô ấy chọn người kiểu gì ấy, không có học vấn mà chỉ làm buôn bán kinh doanh, quá là trần tục, không biết cô ấy nghĩ thế nào?”

Nhưng chỉ vài năm sau, quan niệm của mọi người đã thay đổi rất lớn. Khi bàn luận về người đồng nghiệp này, mọi người nói rằng: “Xem đối tượng mà cô ấy chọn kìa, kiếm được bao nhiêu tiền, thật là có con mắt chọn người”.

Càng về sau, rất nhiều cô gái đã đánh mất đi sự khiêm tốn, lòng tự tôn, lòng tự trọng mà người phụ nữ lẽ ra nên có. Ngưỡng mộ những người nhiều tiền, bất chấp tuổi tác, chỉ cần có tiền, có địa vị là được. Các quan chức của Trung Cộng đi đầu trong việc bao nuôi tình nhân, khiến tình hình xã hội ngày càng trở nên xấu đi, đạo đức trượt dốc nhanh chóng, cười người nghèo chứ không cười gái mại dâm, gái mại dâm hành nghề khắp nơi. Những vụ bê bối liên tục nổ ra trong giới quan chức các cấp hoặc trong những người nổi tiếng. Tốt xấu bất phân, chính tà cũng rất khó phân biệt, “lễ nghĩa liêm sỉ” cũng không còn nữa.

Tôi nhớ những năm về trước, các diễn viên trong làng giải trí Nhật Bản đã thờ ơ trước danh lợi, dũng cảm từ giã sự nghiệp khi đang ở đỉnh cao để lui về chăm sóc người già, giúp chồng và nuôi dạy con cái. Tôi cảm thấy trong quan niệm đạo đức, họ rất coi trọng những thứ thuộc truyền thống, thật sự đáng khâm phục. Nhưng người ở Đại Lục lại rất khó hiểu: “Đang là thời điểm tốt đạt được cả danh lẫn lợi, tại sao lại từ bỏ chứ?” Những gì nghe được đều là những câu thương tiếc kiểu như vậy.

Những người bị ảnh hưởng bởi văn hoá đảng Trung Cộng sẽ rất khó hiểu được điều này. “Mọi thứ đều nhìn vào tiền”, không có quan niệm đạo đức truyền thống, không có lý niệm để làm một người bình thường. Chỉ vì danh lợi mà tranh mà đấu, không từ thủ đoạn, thậm chí còn bán cả linh hồn của mình.

Trung Cộng đã phá huỷ hết thảy những thứ tốt đẹp nhất, chà đạp văn hóa Thần truyền 5000 năm thành một mớ hỗn độn, khiến tâm hồn cao quý của người Trung Quốc trở nên thô tục thấp kém. Nhân loại sẽ đi về đâu? Ở đâu còn miền tịnh thổ?

Điều tốt là: Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, lấy “Chân, Thiện, Nhẫn” làm tiêu chuẩn, đã đem lại hy vọng cho mọi người. Sau khi tu luyện, chúng ta thấy rằng: Những gì là “Thiết cô nương”, “Nữ hán tử” năm đó khiến chúng ta tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần, thì sau khi tu luyện Đại Pháp, cả thân lẫn tâm đều thu được lợi ích và đều đã khác xưa: Kính trọng người già, giúp chồng dạy con, trở thành người mẹ hiền, người mẹ chồng tốt, người vợ tốt, người con dâu hiếu thảo, người con gái ngoan. Những mỹ đức truyền thống đã mất từ lâu như dịu dàng, thiện lương, hiền lành, thanh tú, thì nay lại đang bừng sáng trở lại.

Pháp Luân Đại Pháp là cao đức Đại Pháp, đã được hồng truyền tại hơn 100 quốc gia và khu vực, là miền đất tịnh thổ tại nhân gian! Là hy vọng của nhân loại.

Tuy nhiên Trung Cộng lại tiến hành bức hại đối với những nữ đệ tử Đại Pháp tốt bụng này. Mỗi ngày trên trang web Minh Huệ đều có những có những ghi chép tỉ mỉ về cuộc bức hại, thủ đoạn bức hại vô cùng tàn nhẫn khiến người ta phải phẫn nộ.

Mắt Thần như tia chớp, thiện ác hữu báo, mỗi kẻ ác sẽ phải trả giá cho những tội ác mà mình đã gây ra.

Đệ tử Đại Pháp không sợ cường bạo, dưới hoàn cảnh tà ác này mà lên tiếng vì chính nghĩa, truyền bá chân tướng cứu độ chúng sinh, đem lại hy vọng và ánh sáng cho nhân loại.

Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo! Đây là phúc âm mỹ hảo, vĩnh hằng nhất của nhân loại.

Dịch từ: http://big5.zhengjian.org/node/284631



Ngày đăng: 13-11-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.