Giải thể văn hóa đảng, bắt đầu từ những việc nhỏ (3): Khi không tìm thấy chiếc ô



Tác giả: Thiện Ngôn

[ChanhKien.org]

Trước đây, tôi từng đọc câu chuyện “Nghi lân thiết phủ” (Nghi ngờ hàng xóm trộm rìu), chuyện kể rằng có một người bị mất rìu, anh ta nghi ngờ con trai nhà hàng xóm đã lấy trộm nó. Khi quan sát cậu bé anh cảm giác thấy từ dáng vẻ đến cách đi đứng rất giống người ăn trộm rìu, lời nói, biểu hiện nét mặt, động tác, cử chỉ đều giống như kẻ trộm rìu. Sau này anh tìm thấy chiếc rìu, khi ấy anh lại nhìn cậu con trai nhà hàng xóm, quan sát và cảm giác thấy từ bước đi, lời nói, biểu cảm của cậu bé v.v… tất cả đều không hề giống như người trộm rìu của mình một chút nào.

Có người đọc xong cảm thấy rất buồn cười, nhưng nếu để ý sẽ phát hiện thấy trong cuộc sống thường xuyên xảy ra tình huống này, đây là tư duy của văn hóa đảng.

Trung Cộng đã bồi dưỡng gieo trồng trong chúng ta một lối suy nghĩ thành tập quán: trước hết là không thể tin được ai, trên thế giới này không có người tốt, sau đó nó thu thập căn cứ cho lập trường quan điểm đã định sẵn này. Khi ấy, chúng ta giống như người đã mất rìu kia, nhìn người khác bất kể trông dáng vẻ như thế nào cũng không thể tin tưởng được. Văn hóa đảng là một loại văn hóa hoài nghi. Sự hoài nghi về hết thảy mọi thứ được dùng làm hệ tư tưởng chỉ đạo cho suy nghĩ và giao tiếp của mọi người, nó chủ trương và khuyến khích mọi người cảnh giác nhau” (Giải thể văn hóa đảng).

Dưới sự ô nhiễm của bầu không khí văn hóa đảng, con người sẽ vô thức mang theo kiểu suy nghĩ này trong cuộc sống, đôi khi họ không nhận thức được mà dưỡng thành tập quán và thói quen.

Có mấy người họ hàng đến nhà tôi, rồi sau đó họ đi chơi, vì trời mưa nên tôi đưa cho họ hai chiếc ô, sau khi mấy người họ hàng đi về rồi, tôi chỉ thấy có một chiếc ô, chiếc còn lại thì không thấy, tôi tìm ở trong nhà và xe đều không thấy. Tôi cho rằng họ tiện tay bỏ nó vào túi và quên mất. Và tôi nói với người nhà rằng: “Nhà chúng ta vẫn còn một chiếc ô, họ lấy đi thì cũng lấy đi rồi, ai dùng thì dùng, đều như nhau cả”. Người nhà tôi nói: “Đây là nghi ngờ người khác, là nghi tâm, những người họ hàng sẽ không lấy đâu”. Hai ngày sau, người nhà tôi quả nhiên phát hiện thấy chiếc ô trong xe.

Tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ, loại nghi tâm như vậy rất không tốt và là thứ của văn hóa đảng. Nghi tâm, hoài nghi người khác, tuy rằng tôi nghĩ họ vô tình và không cố ý, nhưng tôi cũng là đã nghi ngờ người khác lấy của mình, lại còn cảm thấy mình rất rộng lượng, lấy thì cứ lấy đi, tôi cũng không cần. Loại nghi tâm này khiến người ta nhìn người khác qua lăng kính màu, không tin tưởng người khác, đồng thời nó cũng mang theo những nhân tố tiêu cực khiến họ nghi ngờ người khác, suy đoán về người khác, phòng bị với người khác và nghĩ xấu về người khác. Kỳ thực, đó cũng là biểu hiện của sự nhỏ mọn không khoan dung, độ lượng, không thiện lương. Bắt đầu từ những việc nhỏ, loại bỏ văn hóa đảng và thay đổi tư tưởng, chuyển biến quan niệm là điều hết sức quan trọng và cấp bách.

Thông qua tu luyện, chúng ta biết rằng những suy nghĩ mà chúng ta nghĩ ra ở không gian khác đều là vật chất, vậy nếu những vật chất xấu này tích tụ ở đó thì sẽ ra sao? Có phải sẽ dễ gây ra sự nghi ngờ, tạo thành nhân tố trở ngại ngăn cách, gây bất hòa lẫn nhau hay không? Nếu muốn nhìn vấn đề bằng tư duy tích cực và chính diện, thì bạn phải là người hiền lành, ôn hòa và giàu lòng nhân ái. Mối quan hệ giữa con người với nhau cũng chính là thẳng thắn trung thực, và xã hội cũng sẽ trở nên êm đềm tốt đẹp.

Sư tôn giảng:

“Có thể có người muốn [nhục] mạ người khác, đột nhiên lại thay đổi tư tưởng, không nghĩ đến [nhục] mạ nữa. Chỉ có trường năng lượng của tu luyện chính Pháp mới có tác dụng như vậy. Do đó trong Phật giáo quá khứ có câu rằng: ‘Phật quang phổ chiếu, lễ nghĩa viên minh’, chính là ý nghĩa này”. (Chuyển Pháp Luân)

Mà nghi tâm và cảnh giác dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và can nhiễu rất lớn. Tôi có một người bạn, cô ấy phát hiện ra một vật rất kỳ lạ trước cửa nhà, cô nghi ngờ người hàng xóm đối diện đang làm gì đó ở đây và có lẽ đang theo dõi mình, cô quan sát người hàng xóm và cảm thấy vẻ mặt của anh ta cũng rất kỳ lạ, cô càng nghĩ càng thấy nghi ngờ, càng nghĩ càng đứng ngồi không yên, cô nghĩ mình cần tìm người giúp đỡ xem như thế nào, kết quả biết được rằng đó không phải là thiết bị giám sát nên cô mới cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm trong lòng.

Nghi tâm khiến con người ta cảnh giác và sợ hãi. Nó có thể khiến mọi người cảm thấy lo lắng, hoảng loạn, áp lực, chán nản hoặc thậm chí là sợ hãi. Nó can thiệp vào cảm xúc của mọi người và ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc bình thường của mọi người.

Sau cuộc bức hại tà ác đối với Pháp Luân Công vào năm 1999, một hoàn cảnh khủng bố tà ác đã hình thành ở Trung Quốc đại lục. Và tôi đã gặp phải một trường hợp như thế này, khi điện thoại di động lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường, đơn vị làm việc đã thống nhất mua điện thoại di động cho nhân viên và những người liên hệ cơ bản đều là đồng nghiệp trong đơn vị. Một tối nọ, tôi nhận được một cuộc gọi nhỡ, thấy là số lạ nên tôi không nghe. Nhưng sau đó, số này không ngừng gọi đến, tôi không bắt máy nhưng trong lòng có chút nghi ngờ, bất ổn, tôi nghĩ: “Mình chỉ liên lạc với một vài đồng nghiệp trong đơn vị, ngoài ra cũng không có ai biết số của mình”. Thế là tôi liền tắt điện thoại, nhưng rồi sau đó không nhẫn được lại bật máy lên để xem, điều kỳ lạ là số điện thoại kia lại gọi đến cho tôi, tôi lại tắt máy đi, việc này lặp đi lặp lại mấy lần. Lúc này, trí tưởng tượng, lo lắng, sợ hãi, những suy nghĩ tiêu cực đều hiện ra, và cứ như vậy tôi lo lắng suy nghĩ rằng ngày mai sẽ phải làm gì và sắp xếp như thế nào?

Sau đó tôi nghĩ: “Mình cần phải bình tĩnh lại, không suy nghĩ lung tung nữa và phát chính niệm”. Ngày hôm sau, việc gì cần phải làm thì vẫn làm. Sau đó tôi nghĩ đến việc hỏi những đồng nghiệp xem có ai biết số điện thoại này không, kết quả là có một đồng nghiệp nói rằng cô ấy quen với số này và người đó muốn gọi để gặp cô ấy, cô ấy đã có lần mượn điện thoại của tôi để gọi cho người đó. Đúng thật là một trận sợ bóng sợ gió vu vơ.

Loại nghi ngờ, cảnh giác và sợ hãi này là do văn hóa đảng của Trung Cộng tạo thành, bởi vì sự cai trị của Trung Cộng sau khi cướp chính quyền, toàn bộ lịch sử của nó đều là sự tàn bạo, đổ máu, giết người và tra tấn. Theo thống kê chưa đầy đủ, ĐCSTQ đã bức hại đến chết hơn 80 triệu người dân Trung Quốc, nhiều hơn tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại. Bất kể là những người đã từng trải nghiệm qua hay là những người chưa từng trải nghiệm qua đều có thể kể ra nhiều ví dụ.

Trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, người người chỉnh nhau, người này chỉnh trị người kia, có người còn phải lén lút ngồi xổm dưới tường nhà người khác để nghe trộm, vì thế người ta cũng không dám nói chuyện tùy tiện ở nhà mình, sợ bị người khác tố cáo.

Có mấy bà lão muốn nghe Tây Du Ký, giữa ban ngày phải khóa cửa, kéo rèm lại, thì thầm lén lút đọc sách trong phòng. Họ nói nhỏ căn dặn con cái: “Khi ra ngoài tuyệt đối không được nói với người khác”. Họ sợ bị người khác tố cáo, vì lúc đó tứ đại danh tác bị xếp vào loại sách cấm.

Những năm 1970, tôi đang học lớp 1, lớp 2 tiểu học, khi làm bài tập ở lớp trong giờ tự học, ai làm bài xong, giáo viên sẽ yêu cầu các bạn trong lớp cầm súng đeo dải ruy băng đỏ đứng canh bên đường và kiểm tra thẻ đi đường, nếu ai không phải là người trong làng và không có thẻ đi đường thì họ sẽ không được phép vào làng. Lúc đó tôi không biết mục đích của việc này là để làm gì. Bây giờ suy nghĩ lại tôi mới hiểu rằng: Thực ra nó đang cố tình tạo ra nỗi kinh hoàng và biến mọi người thành kẻ thù, người với người coi nhau như địch.

Tôi đã nghe một người cao tuổi kể lại một sự việc đáng sợ trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa, một ngày nọ, có một người lạ đến làng, mấy người trong làng nghi ngờ người này nên đã ra tay đánh chết người lạ mặt mà không cho người ta có một lời giải thích nào, thật là vô cùng khủng khiếp.

Dưới sự cai trị giả ác và tàn bạo của Trung Cộng, mạng sống con người bị coi như cỏ rác, tính mạng và tài sản của người dân hoàn toàn không được bảo vệ.

Tôi có một người chú là một nông dân, ông bị vu oan và cuối cùng bị đánh đến chết. Đứa con lớn của họ lúc đó mới được vài tuổi, đứa thứ hai vẫn chưa chào đời, người vợ của chú vẫn đang mang thai. Khi nghe tin dữ, cả gia đình bỗng chốc cảm thấy như trời đất sụp đổ, quả là một nỗi thống khổ đến mức tuyệt vọng.

Những phong trào vận động liên tục không ngừng và sự cai trị tàn sát của Trung Cộng đã khiến cả xã hội rơi vào trạng thái khủng bố, tạo thành một tập quán tồn tại trong xã hội là mọi người thường xuyên cảnh giác lẫn nhau, thậm chí tập quán này còn không ngừng gia tăng, hãy nghĩ xem đây là loại khổ nạn như thế nào? Cuộc sống của mọi người rất khổ sở, mệt mỏi, và nặng nề, ai cũng lo lắng, sợ hãi, cảnh giác đề phòng, ai ai cũng cảm thấy nguy hiểm rình rập, người người coi nhau như địch. Đây chính là mục đích mà Trung Cộng muốn đạt được, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự cai trị tà ác của nó.

Mọi thành viên trong xã hội đều không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của nó, vì để tự bảo vệ mình, những người thân thường dặn dò nhau: “Ra ngoài hãy cẩn thận, đừng dễ dàng tin tưởng người khác” hoặc là “Hãy cẩn thận việc này, việc nọ ở nơi làm việc”.

Mọi người thử nghĩ xem, các tổ chức tà ác của Trung Cộng ở khắp mọi nơi, từ báo chí đến Internet, từ xã hội đến các đơn vị công tác, không đâu không tồn tại, không gì là không quản, chúng thao túng và giám sát nhất cử nhất động của người dân. Trung Cộng bắt giữ những nhân sĩ khiếu tố kêu oan, đàn áp những người bất đồng chính kiến, đàn áp phong trào Lục Tứ và bức hại những đoàn thể tin vào “Chân, Thiện, Nhẫn”. Đã làm cho mức độ đạo đức của xã hội càng ngày càng trượt đốc, mất đi sự chân thành tin tưởng. Kẻ lừa người dối, con người luôn phòng bị lẫn nhau trong tất cả mọi việc, điều này khiến mọi người càng ngày càng tăng thêm sự cảnh giác đáng sợ, đây là một xã hội biến dạng.

Chỉ bằng cách loại bỏ và tránh xa Trung Cộng, sinh mệnh con người mới có thể vĩnh viễn có được một tương lai tươi sáng tốt đẹp! Chỉ khi Trung Cộng bị diệt vong, người dân Trung Quốc mới thực sự giải thoát khỏi sự khủng bố đáng sợ, mới thực sự giải thoát khỏi văn hóa đảng và hướng tới cuộc sống mới tươi đẹp hơn!

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/283893



Ngày đăng: 18-09-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.