Khám phá phong thủy (5): Long mạch Trung Hoa



[ChanhKien.org]

Phần 4: Long mạch

Mảnh đất Thần Châu đại địa nơi đã nuôi dưỡng dân tộc Trung Hoa là một vùng đất “Phong thủy bảo địa”. Trên vùng bảo địa này, trong 5000 năm mưa mưa gió gió các triều đại nối tiếp nhau thay đổi, thai nghén ra nền văn minh Trung Hoa 5000 năm rực rỡ huy hoàng. Theo truyền thuyết, một gia tộc nào đó nếu tìm Long mạch, đắc được Long huyệt trên Long mạch đó thì sẽ làm Vua thống trị thiên hạ. Vậy Long mạch này rốt cuộc là thế nào?

Trong《Địa lý Đại Thành-Sơn Pháp toàn thư》viết rằng: “Long là gì? Là mạch của núi. Đất là thịt của Rồng, đá là xương của Rồng, và cỏ là lông của Rồng. “Không phải tất cả các mạch núi đều có thể gọi là Long mạch, ngọn núi chỗ có Long mạch phải có thủy có chung, có gốc có nguồn, có sinh khí chạy khắp bên trong, ngoại hình của những mạch núi kiểu này thường là quanh co uốn lượn và tràn đầy sức sống. Đương nhiên, muốn phân biệt ra được Long mạch cũng không phải chuyện dễ dàng, cần phải thông qua trường kỳ tu luyện, cho nên có câu “biết núi thì dễ, biết mạch mới khó”. Thành ngữ Trung Quốc có câu “Lai Long khứ mạch” (1) là có nguồn gốc từ Phong Thủy học. Ngay cả những người Trung Quốc không hiểu về Phong Thủy cũng đã ít nhiều nghe nói đến thành ngữ này.

Giới Phong thủy đều công nhận rằng tất cả Long mạch của Trung Hoa đại địa đều bắt nguồn từ dãy núi Côn Luân. Núi Côn Luân được mệnh danh là “Vạn Sơn chi Tông”, “Long mạch chi tổ”, “Tây Sơn Kinh” của “Sơn Hải Kinh” gọi nó là “Thực duy đế chi hạ đô”, tạm dịch là Kinh đô dưới hạ giới của Thiên đế, địa mạch vươn đi tám phương, có tám Thiên long vươn đi các phương, trong đó có 3 đại Long mạch ở Trung Quốc ngày nay, được gọi bằng các tên lần lượt là: 1.Bắc Can Long: đi đến khu vực rộng lớn phía bắc sông Hoàng Hà; 2.Trung Can Long: đi về phía nam sông Hoàng Hà và phía bắc sông Trường Giang; 3.Nam Can Long: Đó là vùng rộng lớn phía nam sông Trường Giang. Ba đại Can Long này trên tổng thể đều bắt nguồn từ phía Tây Bắc và chảy hướng về Đông Nam. Hình thành địa hình Trung Quốc với địa thế cao ở phía Tây Bắc và thấp ở phía Đông Nam.

Mảnh đất Trung Hoa đại địa được chia thành ba khu vực chủ yếu bởi bốn thủy vực lớn là Nam Hải, Trường Giang, Hoàng Hà và sông Áp lục, mạch núi của ba khu vực lớn này được gọi là Tam Đại Can Long. Ba Long mạch chính này sinh ra các mạch nhánh, và các mạch nhánh lại sinh ra các mạch nhánh nữa, giống như huyết quản và kinh lạc của thân thể người, phân bố khắp Trung Hoa đại địa.

Bắc Can Long: Khí mạch của Bắc Long bắt nguồn từ núi Kỳ Mạn Tháp Cách, xuôi theo sông Hoàng Hà đi qua các khu vực phía bắc Thanh Hải, Cam Túc, Sơn Tây, Hà Bắc và ba tỉnh phía đông, và kéo dài đến Bán đảo Triều Tiên. Trên thực tế thì Bắc Long không phải kết thúc ở Triều Tiên mà nó được tiếp nối với núi Bạch Đầu ở Triều Tiên. Cũng chính là nói Long mạch của Triều Tiên bắt nguồn từ núi Bạch đầu, nhưng nó không dừng lại ở đó, nó chỉ là ẩn nhập vào trong biển, và cuối cùng liên kết với quần đảo Nhật Bản. Bắc Kinh, Thiên Tân… là các thành phố nằm ở phía trên Bắc Long.

Trung Can Long: Khí của Trung Long bắt đầu từ núi A Nê Mã Khanh, đi qua khu vực giữa sông Hoàng Hà và Trường Giang, bao gồm cả Tứ Xuyên, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hồ Bắc, An Huy, Sơn Đông và kết thúc ở biển Bột Hải; Tây An, Lạc Dương, Tế Nam, v.v. đều là nơi linh khí của Trung Long tụ hội.

Nam Can Long: Khí của Nam Long bắt nguồn từ bên trong núi Khả Khả Tây, người đời sau gọi là núi Ông, xuôi theo Trường Giang đến các khu vực phía nam của Vân Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, v.v. và đi ra biển mới dừng lại, thường thì các thành phố như Hương Cảng, Quảng Châu, Phúc Châu, Nam Kinh, Thượng Hải được phân vào phạm vi của Nam Long.

Đối với mấy nhánh Can Long khác, trong lịch sử, cổ nhân cho rằng nó có nguồn gốc từ dãy núi Côn Luân, nhưng không tiết lộ phương hướng các mạch khí của chúng. Một số học giả đã xác minh được mỗi hướng Tây Bắc, Đông Bắc có một nhánh Can Long, chúng tôi không biết trong nghiên cứu đó có đúng hay không, nhưng chúng tôi cũng liệt kê ra đây cùng quý độc giả:

Con Rồng Tây Bắc: Khí của núi Côn Luân bắt đầu biến hóa là ở phía Bắc dãy núi Thiên Sơn (2) vùng Tân Cương ngày nay. Ở phía Tây Bắc dãy Thiên Sơn sinh xuất ra hai dãy núi là Mộ Sỹ Tháp Cách Sơn (tiếng Uyghur là Muztagh, cao 7.546 m) và Công Cách Nhĩ Sơn (tiếng Uyghur là Kongur Tagh, cao 7.649 m). Hai dòng khí này nhập vào Tajikistan, sinh ra hai núi mà Liên Xô trước đây gọi là Đỉnh Cộng sản chủ nghĩa và Đỉnh Lê-nin, qua dãy núi Alai (3), lại sinh ra dãy kyrgyzstan (thuộc dãy Thiên Sơn), rồi lại sinh tiếp dãy núi Chu Yili (4). Sau khi tràn đến Kazakhstan và Turkmenistan thì hình thành dãy Caucasus (Kavkaz). Mạch núi này đi vào Romania sinh ra núi Karpat (Carpat) (5), rồi từ dãy Karpat vắt qua dãy Anpơ thuộc Pháp, Thụy Sĩ, Áo, cho đến các nước châu Âu, nhánh Can Long này cuối cùng đi qua Anh quốc đến Tây Ban Nha mới dừng lại.

Con rồng Đông Bắc: Theo hướng Đông Bắc của dãy Thiên Sơn, có dãy núi Beita (6) ở Mông Cổ, từ những ngọn núi này sinh ra dãy núi Khan Huhe (7) và dãy núi Hangai, sau khi nhập vào Liên Xô (nước Nga), dãy núi Đường nữ (8) và dãy núi Sayan (9) ra đời. Nhánh mạch khí này đi qua Ulan Bato sinh ra Núi Yablonov (10), rồi lại sinh ra núi Stanov (11), rồi sinh núi Thượng Yansk (12) và núi Chersky (13). Khí này đi qua eo biển Bering đến Hoa Kỳ và tạo ra dãy núi Alaska (14), đi vào Canada tạo ra dãy núi Duyên Hải (15) và dãy núi Rocky (16); tiếp tục kéo dài đến Mexico để tạo ra dãy núi Mã Đức Tuyết Sơn (17), rồi theo Panama đến Châu Nam Mỹ, bao trùm toàn bộ các mạch núi lớn của Nam Mỹ.

Nói đến Long mạch Trung Hoa, chúng ta cần làm rõ hai vấn đề ở đây: một là tại sao núi Côn Luân lại là ngọn núi tổ tiên của tất cả các Long mạch? Thứ hai, tại sao các mạch do núi hình thành lại được gọi là Long mạch mà không phải là phượng mạch hay các loại mạch gì đó khác? Không biết có ai đã từng nghĩ đến hai nghi vấn này hay không, nhưng từ xưa đến nay, chưa từng có ai công khai giải thích nguyên nhân, bạn hãy lật qua những sách cổ liên quan đến Phong Thủy, đều là vòng vo loanh quanh mà không là trực tiếp giải thích minh bạch được.

Đạo gia Trung Quốc tin rằng vũ trụ là một nhân thể to lớn và vũ trụ này được Bàn Cổ khai Thiên tịch địa, cho nên vũ trụ 15 tỷ năm ánh sáng mà khoa học kỹ thuật của chúng ta trắc định được hiện nay được gọi là Bàn Cổ. Căn cứ theo lý luận của Đạo gia, chúng ta hãy liên tưởng một chút xem Dải Ngân hà kia có phải là một hạt, phần tử trong vũ trụ của Bàn Cổ hay không, Hệ Mặt Trời có phải là một tế bào nhỏ bên trong của Bàn Cổ hay không và Địa cầu lại là tế bào nhỏ hơn nữa bên trong Thái Dương Hệ. Mà cơ thể con người là một tiểu vũ trụ, cho nên khi chúng ta đang tu luyện, chúng ta có một công năng, gọi là Nội thị công năng, chính là tình huống bạn có thể nhìn thấy bên trong thân thể của chính mình, và bạn chính là nhìn được thân thể mình lớn lên, lớn lên, … lớn đến kích thước của địa cầu, lại phát triển lớn hơn nữa… lớn đến kích thước của hệ Ngân hà… và thân thể của bạn phình to đến một vũ trụ 15 tỷ năm ánh sáng, và bạn chính là đã tu đến tầng thứ của vũ trụ này. Đương nhiên, đây là biến hóa thân thể ở không gian khác, không phải ở không gian này nơi con người sinh sống. Bạn sẽ phát hiện thấy thân thể của bạn có nhiều tầng tế bào, phân tử, nguyên tử, v.v.; bạn sẽ nhìn rõ những tình huống thực tế của Thiên Thượng và kinh lạc; bạn sẽ nhìn được trong thân thể của bạn có núi, nước và có con người; tùy theo sự tu luyện của bạn, bạn còn sẽ phát hiện ra các chủng các dạng sinh mệnh thể được sinh ra bên trong thân thể. Cho nên vũ trụ chính là một Đại Nhân thể, và thân thể người chính là tiểu vũ trụ. Lý luận này mà Đạo gia giảng là hết sức rõ ràng. Nếu bạn tiến nhập vào tu luyện mà cái gì cũng đều nhìn được như vậy, thì không cần phải nói dài dòng đến thế. Đây là nét đặc sắc của văn hóa Trung Quốc.

Trong quá trình tu luyện sẽ xuất hiện các loại sinh mệnh thể như Nguyên anh, Anh hài, bạn sẽ phát hiện lục phủ ngũ tạng của mình có Thần, bạn sẽ phát hiện trên huyệt vị của bạn cũng có thần, con người còn có chủ nguyên thần, phó nguyên thần, v.v. Như vậy mạch lạc của bạn phải chăng cũng có Thần? Đúng là vậy, mạch lạc tu thành rồi cũng có triển hiện của Thần. Có người trong quá trình tu luyện phát hiện trong thân thể mình tu xuất ra một con Rồng, rồi dần dần càng ngày càng nhiều Rồng, nhìn thấy đó là do một mạch lạc nào đó trong thân thể cùng với một mạch lạc khác tu xuất ra được, họ cho rằng triển hiện của sinh mệnh thể do mạch lạc tu xuất ra chính là triển hiện của sinh mệnh hình Rồng (Chú thích: đây có thể là do tầng thứ nhận thức của cá nhân có hạn), lúc vừa bắt đầu có thể là một con Rồng nhỏ, tùy theo tầng thứ tu luyện của bạn đề thăng lên, năng lượng được tăng cường, bạn sẽ phát hiện con Rồng nhỏ kia sẽ biến đổi càng ngày càng lớn, biến thành một con Rồng lớn, mà hơn nữa tùy theo việc bạn tu xuất ra càng nhiều kinh mạch, thì Rồng trong thân thể của bạn tu xuất ra cũng càng ngày càng nhiều, đồng thời còn có rất nhiều màu sắc, có Thanh long, Bạch long, Hoàng long, v.v., ngũ nhan lục sắc các chủng các dạng vô cùng đẹp mắt.

Trong thân thể người tu luyện tu xuất ra mạch hình Rồng, cho nên gọi nó là Long mạch, mà Thiên địa nhân tam tài hợp nhất, Đại địa cũng là một sinh mệnh, cũng tương tự như khái niệm về nhân thể, bên trên cũng có kinh lạc huyệt vị, cho nên mạch lạc trên đại địa cũng được gọi là Long mạch. Đây là nguồn gốc của từ Long mạch, người chưa chân chính bước vào tu luyện thì không biết được.

Vấn đề này đã được giảng rõ ràng rồi, vậy nếu giảng về việc vì sao nói ngọn núi Côn Luân là ngọn núi tổ tông của tất cả các ngọn núi, và là ngọn núi tổ tông của tất cả các Long mạch là đã dễ dàng hơn nhiều rồi. Tương tự như vậy, vũ trụ là một Đại Nhân thể, vậy mỗi thiên hà, mỗi hành tinh phải chăng đều là một lạp tử nhỏ bé trong đó, và Địa cầu cũng là một lạp tử như vậy. Nếu như vũ trụ là một Đại Nhân thể, vậy phải chăng Vũ trụ cũng có Chu thiên? Đúng là vậy, Vũ trụ cũng có một vòng tuần hoàn Chu thiên, mà dãy núi Côn Luân trên địa cầu chính là một điểm trong vòng tuần hoàn Chu thiên đó. Thông qua năng lượng vũ trụ mà đang xoay chuyển các Chu thiên mạch lạc của vũ trụ, thông qua núi Côn Luân đem năng lượng lưu thông xoay chuyển đến tất cả các mạch núi và huyệt vị trên địa cầu, cho nên dãy núi Côn Luân chính là tổ sơn của tất cả các Long mạch, chuyện là như vậy.

Trong thần thoại Trung Quốc, núi Côn Luân là nơi các vị thần cư trú, thông qua núi Côn Luân có thể đi lên Thiên thượng, xác thực là như vậy, tuy nhiên nó không phải là những khái niệm theo các giải thích của con người. Khi dùng tư duy khái niệm của con người hiện đại để giải thích, thì tức là các không gian khác đối ứng với núi Côn Luân không phải một tầng mà có nhiều tầng. Chỗ mà không gian khác đối ứng với núi Côn Luân có một tầng mà con người thế gian biết được, gọi là Thiên đình, giống như Trường An thủ đô của nhà Đường và Washington là thủ đô của Hoa Kỳ vậy.

Người cổ đại có đạo đức cao cho nên bản năng triển hiện nhiều, tức là công năng thần thông lớn, họ có thể tự do như ý xuyên thấu các vách chắn không gian, qua lại giữa nhân gian thiên thượng. Sau này, theo sự trượt dốc của đạo đức, con người thế gian chỉ có thể thông qua tu luyện, quay trở về bản tính tiên thiên của bản thân mới có thể xuất ra được bản năng tiên thiên, đột phá vách chắn không gian và tiến nhập vào thời không khác. Khái niệm về thời không tương đối phức tạp, ở đây cũng chỉ có thể dùng khái niệm thời không khác là chỗ tồn tại đồng thời đồng địa (cùng lúc cùng chỗ) mà giải thích, nhưng còn có những tình huống khác trong đó nữa.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/126122.

Chú thích của người dịch (tham khảo):

1. Vốn dĩ chỉ hướng đi của mạch núi, hiện giờ cũng dùng để chỉ đầu đuôi của sự việc.

2. Dãy Thiên Sơn: tiếng Uyghur: ەڭىاغ Tengri Tagh, là dãy núi lớn nhất Trung Á, trải dài qua trung tâm của Tân Cương, Kyrgyzstan và Uzbekistan, kéo sang Kazakhstan và bốn quốc gia khác ở phía tây. Tên cổ là Bạch sơn hay núi tuyết vì có tuyết quanh năm. Người Hung Nô gọi là Thiên Sơn, nhà Hán gọi Bắc Sơn, nhà Đường gọi Lạc Mãn sơn… Dãy Thiên Sơn dài khoảng 2500 km, rộng 250-300 km, độ cao trung bình khoảng 5000m. Ba con sông lớn ở Trung Á là sông Syr Darya, sông Chu và sông Yili đều bắt nguồn từ ngọn núi này.

3. Dãy Alai: trải dài 200 km trên lãnh thổ Trung Quốc. Vùng núi này cao như bức tường sừng sững bao quanh thung lũng Alai).

4. Dãy Chu Yili: thuộc một nhánh của dãy Thiên Sơn hùng vĩ, kéo dài về phía Tây Bắc cho đến thung lũng Kazakhstan).

5. Karpat (Carpat): Là một dãy núi lớn nhất Châu Âu, dãy núi này tạo thành hình vòng cung dài khoảng 1500km ngang qua Trung Âu và Đông Âu).

6. Dãy Beita (còn gọi là Núi Bayidak Bogda hay núi Baikda, là ngọn núi cao duy nhất ở phía Đông lưu vực sông Junggar, nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ phía Đông Bắc huyện Kỳ Đài, Tân Cương. Núi Beita là mạch phía Đông Nam của núi Altai, ở độ cao 2700-3100 mét. Ngọn núi dài 90 km và rộng 25 km) và dãy núi Altai là một dãy núi ở trung tâm châu Á, nằm trên khu vực biên giới Nga, Trung Quốc, Mông Cổ và Kazakhstan, và là thượng nguồn của các con sông lớn như Irtysh, Obi và Enisei).

7. Dãy Khan Huhe: Còn gọi là Khan Tengri, là ngọn núi cao thứ 2 thuộc dãy Thiên Sơn. Nằm trên đường biên giới Trung Quốc; Kyrgyzstan; Kazakhstan, phía đông hồ Issyk Kul. Núi cao 6.995 m nhưng nắp băng của nó nâng lên tới độ cao 7.010 m. “Khan Tengri” tiếng Kazakh nghĩa là “Vua Trời”.

8. Dãy Đường nữ: Cao 2.000 đến 2.900 mét so với mực nước biển, được bao phủ bởi lớp tuyết không tan quanh năm. Dãy núi Tannu nằm giữa khu vực hồ Khovd và rừng taiga Siberia của lưu vực thượng lưu sông Yenisei.

9. Dãy núi Sayan: Tiếng Nga: Саяны, núi nằm giữa tây bắc Mông Cổ và miền nam Siberi, Nga. Dãy Đông Sayan trải dài 1,000 km từ sông Enisei đến cực tây nam của hồ Baikal. Dãy Tây Sayan tạo thành phần mở rộng phía đông của dãy núi Altai, trải dài 500 km đến giữa dãy Đông Sayan.

10. Dãy Yablonov: Tiếng Nga Яблоновый хребет, dãy núi nằm ở vùng ngoại Baikal, Siberia, Nga và chủ yếu nằm trên địa giới của tỉnh Chita. Dãy núi chạy theo hướng đông bắc từ Mông Cổ, qua phía đông hồ Baikal. Đỉnh cao nhất là Sokhondo với cao độ 2.500 mét.

11. Dãy Stanov: Tiếng Nga: Станово́й хребе́т, tiếng Trung: Ngoại Hưng An Lĩnh, là một dãy núi nằm ở phía đông nam của Viễn Đông Nga. Dãy núi chạy từ tây nam đến đông bắc với chiều dài khoảng 900 km, từ sông Olyokma ở phía tây, đến sông Uchur ở phía đông gần đến biển Okhotsk. Đỉnh cao nhất là Skalisty với cao độ 2.482 mét có nhiều sông băng bao quanh.

12. Núi Thượng Yansk, còn gọi là Verkhoyansk (tiếng Nga: Верхоянский хребет, là một dãy núi ở Cộng hòa Sakha, Nga, là một phần của Dãy núi Đông Siberi. Dãy núi này nằm ở phía tây, ranh giới của mảng kiến tạo Á-Âu và Bắc Mỹ. Nó được bao phủ bởi các sông băng hình thành trong kỷ Băng Hà.

13.Dãy Chersky: Cao 2.572 m, là đỉnh cao nhất thuộc dãy Baikal, nằm trên bờ tây bắc của hồ Baikal ở miền nam Siberia, Nga.

14. Dãy Alaska: Là một dãy núi dài 650 km tương đối hẹp trong khu vực Nam trung bộ tiểu bang Alaska, từ hồ Clark ở cuối phía tây nam của nó đến sông White tại Lãnh thổ Yukon Canada về phía đông nam. Ngọn núi cao nhất Bắc Mỹ, Denali, nằm trong dãy Alaska. Đây là dãy núi cao nhất thế giới ngoài châu Á và dãy núi Andes.

15. Dãy núi Duyên hải Thái Bình Dương (tiếng Anh: Pacific Coast Ranges) thuộc Hoa Kỳ, là chuỗi các dãy núi trải dài dọc theo Bờ Tây của Bắc Mỹ từ Alaska ở phía nam đến Bắc và Trung Mexico. Dãy Duyên Hải này là một phần của Cordillera Bắc Mỹ, bao gồm Rocky Mountains, núi Columbia, núi nội địa, cao nguyên nội thất, núi Sierra Nevada, các dãy núi Great Basin, và các dãy núi khác và các cao nguyên và lưu vực khác nhau.

16. Dãy núi Rocky: Còn gọi là Rockies hay rặng Thạch Sơn, là dãy núi khá rộng ở miền Tây Bắc Mỹ. Dãy Rocky trải dài hơn 4.800 km từ cực bắc British Columbia (Canada) đến New Mexico (Hoa Kỳ). Đỉnh cao nhất là Núi Elbert ở Colorado cao 4.401m trên mực nước biển. Núi Robson ở British Columbia có độ cao 3.954 m là đỉnh cao nhất của Dãy núi Rocky phần phía Canada.

17. Mã Đức Tuyết Sơn: Latinh: Sierra Madre Occidental hay còn được người dân địa phương gọi là Sierra Nevada (Dãy Núi Tuyết) do một số đỉnh núi cao nhất ở đây phủ tuyết quanh năm, là vành đai núi lửa hoặc còn được gọi là vòng cung núi lửa xuyên Mexico. Dãy núi này trải dài 1.500 km, rộng 240 km kéo dài qua miền Trung-Nam Mexico từ Thái Bình Dương đến Vịnh Mêhicô, nằm trên mép phía Nam của lục địa Bắc Mỹ, dọc theo Vịnh California.



Ngày đăng: 09-03-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.