Nam Hoa Tự



Tác giả: Vô danh

[Chanhkien.org]

Du Nam Hoa Tự (*)

Phật môn tịnh địa nan thanh tĩnh,
Ma đạo tà tâm loạn thế hành;
Việt thị danh thắng ma việt đa,
Nhân tạp khiếu mại tiên pháo minh.

1995 niên 8 nguyệt 15 nhật

Tạm dịch:

Du Nam Hoa Tự

Phật môn tịnh địa nào thanh tĩnh,
Ma đạo tà tâm loạn thế hành;
Càng nơi danh thắng ma càng lắm,
Mua bán rộn ràng pháo liên thanh.

15 tháng Tám, 1995

(*) Nam Hoa Tự là một ngôi chùa tọa lạc tại tỉnh Quảng Đông, là nơi ở của lục tổ của Thiền tông, Huệ Năng. Ngôi chùa có 1.500 năm tuổi. (Hồng Ngâm, Du Nam Hoa Tự).

* * *

Chùa Nam Hoa là một tu viện Phật giáo của Thiền tông, một trong 5 pháp môn lớn của Phật giáo, là nơi lục tổ của Thiền tông – đại sư Huệ Năng – từng ở và giảng Pháp. Nó nằm cách thành phố Thiều Quan thuộc miền đông nam Trung Quốc 25 km (15,5 dặm), tại thị trấn Tào Khê, huyện Khúc Giang. Địa danh này nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Đông, cách sông Bắc Giang vài km, trước đây là một tuyến giao thương giữa miền trung Trung Quốc và Quảng Châu.

Chùa Nam Hoa có hơn 1.500 năm lịch sử. Được lập ra vào năm 502 SCN bởi nhà sư Ấn Độ Trí Nhạc Tam Tàng, ngôi chùa này đã trở nên nổi tiếng qua những hoạt động của lục tổ Huệ Năng (638-713), người đã ngồi thiền ở đây trong 36 năm trước khi đạt đốn ngộ (thình lình giác ngộ). Những người kế vị ông đã truyền rộng học thuyết của Nanzong Chanfo, hay Thiền tông, trên khắp Trung Quốc, và sau đó được truyền sang Nhật Bản, được biết đến với cái tên thiền phái Nhật Bản (Zen Buddhism).

Ngôi chùa nằm trải rộng trên một khu vực rộng hơn 42,5 héc-ta (105 mẫu). Nó bao gồm một hệ thống kiến trúc chùa Phật giáo tráng lệ, bao gồm Điện Thiên Vương, Đại điện, Tàng Kinh Các, Điện Lục tổ, Chùa Lingzhao và 690 bức tượng Phật.

Ẩn giữa rừng cây thích và bách, ngôi chùa rộng 12.000 mét vuông (xấp xỉ 139.000 foot vuông) tiêu biểu cho phong cách bài trí của một ngôi chùa Phật giáo. Bước vào chùa qua cổng Tào Khê, đằng sau là ao Phóng Sinh, và Ngũ Hương Lầu. Bước đi tiếp, người ta tới khu nhà với 7 di tích. Đằng sau cánh cửa thứ 2 là Điện Lokapala, với điện thờ ở chính giữa, và tứ thiên vương đứng hai bên. Kế tiếp là Điện Đại thừa, bao gồm một bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát sơn màu cao 8 mét (khoảng 26 feet). Một bên sảnh là Chung lầu (Tháp chuông). Các di tích bao gồm những cuộn kinh được cất giữ trong Tam Tạng Lầu. Mặt hậu của ngôi chùa là một con suối tên là Jiulong Quan.

Điện Thiên Vương uy nghi được xây dựng lần đầu tiên năm 1474, trong triều Minh (1368-1644), và được trùng tu vào triều Thanh (1644-1911). Bức tượng Phật Di Lặc được cất giữ trong điện, và những bức tượng tứ thiên vương vĩ đại cầm Pháp khí đứng ở cả hai bên của tượng Phật Di Lặc. Phía sau điện là một tháp chuông ba tầng lầu, được xây dựng vào năm 1301 dưới thời nhà Nguyên (1271-1368). Trên đỉnh tháp chuông treo một chiếc chuông đồng có niên đại từ thời Bắc Tống (1127-1279). Chiếc chuông đồ sộ này cao 2,75 mét (9 feet) với đường kính 1,8 mét (5,9 feet).

Đại điện, được xây dựng trong thời nhà Nguyên (1271-1368), nằm chính giữa ngôi chùa. Bao quanh bởi những mái ngói, Đại điện có những bức tượng của Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư, và Phật A Di Đà, nằm trong điện thờ của đại sảnh. Những bức tượng mạ vàng này cao hơn 8,3 mét (27 feet). Đại điện trưng bày hơn 500 bức tượng La Hán điêu khắc bằng đất sét.

Ngôi chùa có nhiều di sản văn hóa có giá trị; trong đó giá trị nhất là bức tượng của đại sư Huệ Năng, được thờ cúng trong Điện Lục tổ. Có 360 vị La Hán, là những bức tượng chạm khắc từ gỗ duy nhất được bảo tồn từ triều Bắc Tống (960-1127), và một chiếc áo thầy tu hiếm có được trang trí bởi hình thêu hơn 1.000 nhân vật trong Phật giáo.

Sau khi Huệ Năng qua đời, người ta nói rằng nhục thân của ông được coi là một thân thể bất hoại, và được ướp xác. Hiện giờ, có một người mẫu được cho là xác ướp thực sự nằm trong Điện Lục tổ, và mở cửa cho những người thờ phượng. Tấm áo cà sa của lục tổ được thêu hơn 1.000 hình Phật, và chiếc bát, đôi giày và vòng ngọc của ông có thể được tìm thấy bên trong ngôi chùa.

Dịch từ:

http://pureinsight.org/node/5950



Ngày đăng: 04-06-2010

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.