Thăm hang đá Long Môn



Tác giả: Tiểu Minh

[Chanhkien.org] Có ba hang động bằng đá nổi tiếng nhất tại Trung Quốc: hang Mạc Cao, hang Long Môn và hang Vân Cương. Hang Mạc Cao nằm tại Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc; hang Vân Cương nằm tại Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây; và hang Long Môn nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam 13 km về phía Nam.

Nếu bắt một chiếc xe buýt thì chỉ mất chưa đầy 30 phút để đi từ Lạc Dương tới hang Long Môn. Khu cảnh quan ở hang Long Môn bao gồm hang đá Đông Sơn, hang đá Tây Sơn, chùa Hương Sơn và chùa Bạch Viên.

Hang đá Long Môn bắt đầu được tạc từ năm 493 SCN, trong khoảng thời gian Hoàng đế Bắc Ngụy Hiếu Văn Đế dời đô đến Lạc Dương. Phải mất tới hơn 400 năm để tạc xong hang, và công việc này được tiếp tục qua nhiều triều đại, bao gồm Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Tùy, Đường, Bắc Tống,… Ước tính có tổng cộng 2.345 hang động lớn nhỏ ở hang đá Đông Sơn và Tây Sơn, với hơn 10 vạn bức tượng Phật.

Đại bộ phận các động đá này nằm tại hang Đông Sơn và Tây Sơn. Có một con sông nằm giữa hai ngọn núi. Hai ngọn núi này và khoảng trống giữa chúng tạo thành hình của một cánh cổng khổng lồ.

Sau khi viếng thăm hang đá Long Môn, tôi đã vô cùng buồn bã khi thấy sự tàn phá đã được gây ra dưới thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa. Đại bộ phận tượng Phật ở đây đã bị phá hủy (trong chiến dịch “Phá Tứ cựu”).

Hầu hết những hang động này bắt đầu được đào vào trong từ một mặt của vách đá. Bên trong động, có những bức tượng Phật, Bồ Tát và các vị Thần. Cũng có những lâu đài, đình các, phi thiên và các cảnh tượng trên thiên quốc. Vào thời cổ đại, sau khi những người tu Phật tu Đạo vào trong động, nhiều người trong số họ đã đào một cái hang trên vách đá và ngồi thiền ở đó. Sau khi đạt tới một số tầng thứ nhất định, họ có thể nhìn thấy các cảnh tượng [trên thiên quốc]. Một số họ rất giỏi điêu khắc, và họ đã tạc tượng ở trong động. Tuy nhiên, dưới thời Đại Cách mạng Văn hóa, nhiều hang động đã bị tàn phá, các bức tượng bị xâm phạm và trở nên tàn khuyết bất toàn. Một số bức khác thì bị đánh cắp và đem bán. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc như vậy đó.

Đứng ở bờ Đông của con sông, người ta có thể quan sát bức tượng Phật lớn nhất tại chùa Phụng Tiên. Chùa Phụng Tiên là một ngôi chùa lộ thiên. Bước xuống theo bậc thang nơi bờ sông, người ta có thể tới nơi thờ phượng. Chuyện kể rằng Hoàng đế Võ Tắc Thiên đã từng dẫn các quan viên văn võ tới lễ Phật ở nơi đây.

Ở giữa nơi lễ Phật và bức tượng Phật là một hòn đá hình tròn nằm ngay giữa sông, nơi từng được sử dụng làm chỗ ngồi đả tọa liên hoa.

Tôi đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe nói rằng cựu lãnh đạo ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, kẻ đã điên cuồng công kích Phật Pháp, lại từng tới đây để lễ Phật. Người ta nói rằng sau khi Giang đã phạm phải quá nhiều điều tà ác, ông ta bắt đầu sao chép lại kinh Phật để tránh bị đọa xuống địa ngục. Chẳng phải đã quá muộn rồi ư?! Có lẽ ông ta nên làm ít điều ác trong quá khứ thì hơn.

Có ba kỳ quan ở hang đá Tây Sơn: động Vạn Phật, động Liên Hoa và vách Ma.

Sau khi tới chùa Hương Sơn, chúng tôi bước vào La Hán điện. Nghe lời giới thiệu những vị La Hán này, tôi phát hiện rằng một số vị La Hán đắc Phật Pháp sớm và một số vị đắc Phật Pháp muộn. Những người đắc Phật Pháp sớm đã giới thiệu cho những người sau. Đây là trong lịch sử, nhưng chẳng phải nó cũng tương tự ngày nay khi các học viên Đại Pháp hồng Pháp cho những người khác sao?

Ngày 30 tháng 6 năm 2008.

Dịch từ:

http://www.zhengjian.org/zj/articles/2008/6/30/53575.html
http://pureinsight.org/node/5558



Ngày đăng: 19-12-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.