Tác giả: Tiểu Liên
[ChanhKien.org]
Lời nói đầu:
Trong biển người bao la này, chúng ta đều đã từng bôn ba gian khổ vì những chuyện của riêng mình, thế nhưng niềm vui và bi thương lại giống như cặp song sinh luôn theo sát bên cạnh chúng ta không rời. Lúc nhàn nhã, chắc hẳn chúng ta cũng đã từng nghĩ, rằng sinh mệnh chúng ta đến đây rốt cuộc là vì điều gì? Vì sao lại có nhiều chuyện như ý và nhiều chuyện phiền não đến thế xảy ra xung quanh chúng ta? Vì sao trong suốt cuộc đời luôn có những người gây phiền phức cho chúng ta hoặc là chúng ta mang phiền phức đến cho người khác? Lẽ nào những điều này đều là ngẫu nhiên thôi sao? Lẽ nào cuộc đời của con người chính là tồn tại như thế cho đến cuối đời thôi sao?
Có lẽ các bạn đã từng gặp nhóm người như thế này: họ ở trong các giai tầng khác nhau của xã hội, tuổi tác cũng khác nhau, tuy nhiên về cơ bản thì họ đều có tâm thái không màng danh lợi, không tranh với đời, những vinh nhục và được mất trên thế gian họ đều xem nhẹ, cho dù phải chịu sự bức hại của tà đảng Trung Cộng họ vẫn kiên định như thế, và vẫn từ bi hòa ái như thế đối với những người xung quanh mình…
Là sức mạnh nào đã khiến họ làm được điều phi thường như thế? Tinh thần “Chân Thiện Nhẫn” mà họ tôn sùng rốt cuộc là cảnh giới như thế nào?
Loạt bài này tôi chủ yếu thông qua những trải nghiệm của tự thân để nói rõ những vấn đề này. Bởi vì vũ trụ bao la, còn quá nhiều, quá nhiều nội hàm tôi cơ bản còn chưa ngộ đến và chưa hiểu rõ, vậy nên hy vọng bài viết của tôi có thể khởi được tác dụng phao chuyên dẫn ngọc, gợi mở cho các bạn.
Những gì được viết trong bài đều là những trải nghiệm của chính tôi, vì lý do mà mọi người cũng đã biết, nên tên nhân vật và địa điểm trong bài tôi chỉ có thể dùng hóa danh để thay thế.
Mục lục:
Chương 1: Chúng ta vốn đến từ Trời cao thánh khiết
Chương 2: Lạc chốn nhân gian vùi trong bụi trần
Chương 3: Hôm nay đắc Pháp phá mê mờ
Chương 4: Trợ Sư chính Pháp hoàn thành hồng nguyện
Chương 5: Hồi quy tân vũ trụ trên đài sen (Lời kết)
Chương 1: Chúng ta vốn đến từ Trời cao thánh khiết
Lời dẫn:
Hôm nay ngoài trời mưa nhẹ bay, tôi đang trên đường về nhà sau giờ tan ca, nhìn về ngọn núi đang phủ trong màn mưa ở phía không xa, những tòa nhà cao tầng mờ khuất, còn có dòng người trong những bộ áo mưa đỏ xanh vàng lam nhìn không rõ mặt, một cảm giác thôi thúc sáng tác dâng lên trong lòng, chỉ muốn đem hết những gì mình biết viết ra.
Chúng ta vốn dĩ không phải là sống như thế này, và cũng không phải suốt ngày bôn ba vất vả vì danh lợi, càng không phải lúc nào cũng ở trong vòng vây của sinh lão bệnh tử, vốn dĩ chúng ta đến từ tầng rất cao, và những thứ ở đó đều đẹp đẽ hơn, chân thực hơn và vĩnh hằng hơn những gì chúng ta có hiện nay.
Phần 1: Tiêu dao trên Trời
Mỗi người chúng ta đều có nguồn gốc riêng, mà các tầng trong vũ trụ bao la nhiều như số cát sông Hằng vậy, vì vậy mỗi sinh mệnh cũng có những lý giải khác nhau về ý nghĩa tồn tại của sinh mệnh. Điều này cũng có quan hệ trực tiếp với đặc điểm sinh mệnh của người đó.
Ở đây tôi sẽ nói một chút những trải nghiệm của mình và những lý giải cho trạng thái tồn tại của Thần ở Thiên thượng:
Nhằm mục đích để nhiều người hơn nữa có thể lý giải, và hiểu được, tôi sẽ viết từ tầng thứ đại khung. Cố gắng viết chi tiết một chút.
Trong thế giới của Phật, trên Thiên thượng là một nơi vô cùng phồn vinh vô cùng đặc sắc. Trong cảnh giới ban đầu tôi ở, có núi có cây, có nước có hoa có cả trời cả đất.
Đối với các sinh mệnh bên dưới thì mọi thứ nơi ấy đều là những thứ thông thường như “công”, chúng có thể tùy ý thay đổi hình dạng và trạng thái, hết thảy đều trong suốt và cũng có các màu sắc khác nhau, nhưng lại vô cùng tinh tế mềm mại và tỏa ra sự từ bi của thánh địa nơi Phật quốc. Những điều này chỉ là dùng ngôn ngữ của con người để hình dung mà thôi, kỳ thực chúng siêu việt rất xa khỏi phạm vi mà ngôn ngữ con người có thể hình dung được.
Nói cụ thể một chút thì là như thế này:
Ở trong Phật quốc ấy tôi có một phạm vi là của mình. Ở đó, những biến đổi “bãi bể nương dâu” có thể nói là xảy ra bất cứ khi nào. Bạn chớ có hiểu nhầm nhé, thứ tôi nói ở đây chỉ là sự biến hóa qua lại giữa núi và biển. Điều này trong con mắt nhân loại có thể nói là phải mấy chục vạn năm thậm chí là lâu lắc hơn nữa mới có thể xảy ra, nhưng ở Thiên thượng, những chuyện như thế này thì chỉ là sự thay đổi một chút về trạng thái và phương thức tồn tại của vật chất mà thôi. Mục đích là thể hiện sự đặc sắc và mỹ hảo của thế giới Phật quốc. Đương nhiên mặc ý không phải tùy ý, những trạng thái tồn tại của bất cứ sinh mệnh nào cũng đều tương phụ tương thành với cảnh giới của sinh mệnh đó. Như Tôn Ngộ Không trong “Tây Du Ký” có 72 phép biến hóa, Trư Bát Giới chỉ có 36 phép biến hóa vậy. Núi ở cảnh giới này quả là lớn lắm, còn lớn hơn rất nhiều rất nhiều so với vũ trụ có phạm vi lớn nhất mà nhân loại chúng ta có thể nhận thức được. Trên núi có rất nhiều cây và hoa cỏ, mà chúng đều có màu sắc trong suốt. Ở chỗ của tôi có vô số các ngọn núi cao, trên các ngọn núi ấy cũng có những sơn động. Cái này cũng giống như việc chúng ta tạc nặn vậy, thấy thế nào tốt thì tạo ra như thế ấy. Tất cả những thứ này đều là Phật lực tạo nên. Thực ra thì bất kỳ thứ gì cũng đều là linh thể, đặc biệt là mọi thứ trong thế giới Phật quốc. Chúng cũng có phương thức và trạng thái tồn tại của mình. Ở nhân gian chúng ta thường nói rằng, hai ngọn núi không thể ở cùng một chỗ, hai người thì sớm muộn cũng có thể gặp nhau. Kỳ thực ở Phật quốc thì câu nói này không chuẩn xác. Lúc bình thường thì hai ngọn núi không dễ ở cùng nhau, tuy nhiên nếu muốn ở cùng thì cũng có thể ở cùng.
Ví dụ: vào lúc Thiên thượng mở Pháp hội, vị Phật nào đó giảng Pháp hoặc là khi rất nhiều vị Phật và các sinh mệnh có hình tượng khác ngồi lại với nhau để nghiên cứu (ở Thiên thượng từ “nghiên cứu” này không thể bao hàm nổi ý nghĩa chân chính của sự việc này, tuy nhiên dùng ngôn từ của con người thì không còn danh từ nào khác có thể hình dung được nữa) về vấn đề trọng đại của cả đại khung và những chúng sinh nội trong phạm vi này, thì những ngọn núi liền biến thành các hình tượng như đứa trẻ hoặc là như viên ngọc nhỏ để đến nghe Pháp. Điều này đối với những sinh mệnh đã quen với phương thức tư duy trong không gian này của chúng ta mà nói thì có chút không thể tin nổi. Nhưng tôi thực sự đã nhìn thấy như vậy đấy.
Núi chỉ viết đến đây, chúng ta viết về nước nhé. Khi chúng ta hình dung về biển thì thường dùng từ “bích thủy” (nước xanh như ngọc) này. Khi chúng ta hình dung về nước suối thì thường dùng bốn chữ “nhất hoằng thanh tuyền” (một dòng suối trong). Trong cảnh địa Phật quốc trên Thiên thượng, nước trong veo đến đáy. Tuy nhiên nước là có nhiều loại nhiều dạng, tuy rằng trong tình huống thông thường đều là dạng lỏng nhưng biểu hiện lại không giống với nơi chúng ta đây. Chúng ta biết rằng nước chảy về nơi thấp là do lực hấp dẫn của Trái Đất (đây là nguyên nhân bề mặt, chứ giới tu luyện có cách nhìn khác về điều này). Nhưng ở đó căn bản không có thuyết này. Nước có thể trôi nổi giữa không trung, tự chảy theo đường đi trong phạm vi nhất định, thậm chí có thể chảy lên cao!
Ở Thiên thượng cũng có biển và hồ nước, kỳ thực là giăng khắp nơi như sao trên trời. Trong biển và hồ cũng có các loại động vật và thực vật khác nhau, chủng loại cũng vô cùng phong phú. Các chủng loài trong các Phật quốc khác nhau cũng không hoàn toàn như nhau. Ví như trong biển tại cảnh giới tôi ở có một loài kim long (rồng vàng), toàn thân trong suốt, phát ra toàn là kim quang, tuy nhiên phần đuôi rồng có một ký hiệu nhỏ màu hồng. Nhưng kim long trong thế giới của một nữ Phật của cùng một Phật quốc, phần đầu của nó có một chấm màu xanh lá trong suốt.
Bởi vì sinh mệnh là muôn màu muôn vẻ, nên đôi khi giữa các dòng sông cũng “chơi đùa” rất vui vẻ và thú vị với nhau. Ví dụ có lần sau khi Pháp hội kết thúc, Phật đã bảo các dòng sông “biểu diễn” một chút. Chỉ thấy mỗi dòng sông và hồ nước “thể hiện ra thần thông riêng” trong hoàn cảnh mà Phật dùng trí huệ diễn hóa ra. Có dòng sông từ chân ngọn núi thẳng tắp xông thẳng lên đỉnh núi, sau đó lại từ từ đổ xuống lúc nhanh lúc chậm một cách có trật tự; có cái thì như thác nước ở nhân gian cuồn cuộn mạnh mẽ; có hồ nước phản chiếu bầu trời mỹ lệ, dùng lời của nhân gian để hình dung thì giống như thiếu nữ thơ mộng vậy; có cái thì như hố đen mà các nhà khoa học chúng ta biết đến, thu nạp mọi thứ, như thể nó có sức chứa vô hạn vậy…
Ở Thiên thượng cũng có các loài thực vật và động vật khác nhau. Nhưng chúng đều rất lương thiện, hiền lành. Có lẽ sẽ có người nghĩ, động vật mà lương thiện và hiền lành thì có thể hiểu được, nhưng thực vật mà lương thiện và hiền lành thì không dễ lý giải cho lắm. Những thực vật ở Thiên thượng căn bản không thể dùng quan niệm trên Trái Đất mà nghĩ ra được. Ở Thiên thượng, thực vật đều vô cùng tốt đẹp, căn bản là không có độc hay gai. Lấy hoa sen làm ví dụ, trong cảnh giới đó của tôi, hoa sen không những có thể triển hiện ra vẻ đẹp độc đáo riêng của nó, mà còn có thể biến hóa ra các hình dáng và hình tượng khác nhau, thậm chí có thể vươn mình tự do trong không trung, và bung nở đẹp vô cùng! Trái cây ở Thiên thượng nếu con người chúng ta ăn vào, thì chắc chắn sẽ trường sinh bất lão, vì chúng hoàn toàn được cấu thành từ vật chất cao năng lượng, đem qua bên này thì giống như thứ của công vậy, quý giá vô cùng.
Trên đây là nói tóm tắt một chút tình huống khái quát về thế giới Phật quốc, sau đây hãy nói một chút về thuở ban đầu chúng ta tồn tại như thế nào nhé.
Ban đầu, rất nhiều người trong chúng ta đều là Pháp Vương hay thậm chí là Chủ của đại khung, cho nên chúng ta vừa phải quản lý tốt chúng sinh vừa phải duy hộ tốt sự tồn tại của tầng vũ trụ đó. Vậy nên cũng rất vất vả. Tuy nhiên chúng ta cũng có được vinh diệu rất to lớn! Chúng sinh vô cùng tôn trọng chúng ta!
Những sinh mệnh ở Thiên thượng có cuộc sống vô cùng ý nghĩa, cơ bản không thể dùng quan niệm của con người mà tưởng tượng ra được. Tất nhiên chất lượng cuộc sống của sinh mệnh có cảnh giới khác nhau là khác nhau, và ý nghĩa tồn tại cũng là khác nhau.
Nhà sáng lập Pháp Luân Công đã từng nói:
“Kỳ thực Phật ở trong thế giới của Phật cũng có giảng Pháp. Ngoài những đạo lý mà những chúng sinh ở cảnh giới đó của Ông phải tuân theo, Ông chủ yếu là giảng về những câu chuyện tu luyện của Phật ở các thế giới Thiên quốc khác nhau. [Những chuyện] xúc động nhân tâm. Chúng sinh của thế giới Thiên quốc nghe xong cũng phải rơi lệ”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore)
Mọi thứ ở Thiên thượng đều tốt đẹp và hạnh phúc vĩnh hằng, có thể nói là đã thoát khỏi bể khổ. Ở Thiên thượng không có cái tình của nhân gian, mà có từ bi cao thượng hơn thuần tịnh hơn.
Viết đến đây tôi nghĩ, rằng nếu chỉ viết trên lý lẽ, các bạn có lẽ sẽ cảm thấy hơi có chút khô khan, vậy thì tôi sẽ lấy bản thân làm ví dụ viết ngắn gọn một chút về tình huống trên thiên quốc.
Còn nhớ lúc đó tôi ngồi trên rất nhiều tầng hoa sen, thân thể trong suốt và tinh tế vô cùng, và thường xuyên giảng Pháp ở Thiên thượng, có thể nói là rất bận tâm lo nghĩ cho những chúng sinh ở tầng đó. Tuy nhiên những chuyện vui vẻ và hạnh phúc cũng nhiều vô kể. Có lần khi tôi đang mở Pháp hội cùng các vị Phật ở các thế giới khác, nhằm khiến chúng sinh trân quý thời gian ở Thượng giới, tôi đã dùng Phật Pháp thần thông đem tình hình ở tầng thấp chuyển hoán lên cho các chúng sinh ở Thiên thượng xem: mọi thứ ở tầng thứ thấp (lúc bấy giờ về cơ bản là chưa có không gian nhân loại này) đều không vĩnh hằng, thời gian sinh tử của sinh mệnh cũng rất ngắn ngủi. Sau đó để chúng sinh mở rộng tầm nhìn, một vị Phật đã triển hiện cảnh tượng vô cùng mỹ hảo thù thắng trong thế giới của ông cho những chúng sinh tại đây xem. Những chúng sinh tại thời điểm đó quả là được mở rộng tầm mắt! Dùng ngôn ngữ của con người thì đẹp đẽ và tráng quan không tả nổi. Nơi đây chỉ có những kỳ quan mà con người không tưởng tượng ra được. Khi Pháp hội sắp kết thúc, rất nhiều những tiên nữ xuất hiện và bắt đầu rải hoa, thật đúng là:
Trời giáng muôn hoa đủ sắc màu
Vạn ráng mây lành nổi trên không
Đất Phật tịnh địa hiển thánh khiết
Mỹ hảo vô cùng tắm Pháp quang
Vì Phật là từ bi, nên ông có thể buông bỏ hết thảy vì chúng sinh mà vẫn bất động. Những điều này tôi sẽ từ từ kể cho các bạn nghe.
(Còn tiếp)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/44401