Loạt bài thiên thượng và nhân gian: Du hành giữa Thiên Đàng và nhân thế (I) – Sống thanh nhàn trong Thiên Đàng (tiếp theo)
Tác giả: Tiểu Liên
[Chanhkien.org]
Chương 1: Nguồn gốc bản nguyên từ các Thiên Đàng
Hồi 1: Sống thanh nhàn tại Thiên Đàng
Tôi luôn nghe người ta bảo tôi rằng: “Tôi đang sống một cuộc sống thoải mái và tự do. Cuộc sống của tôi giống như cuộc sống trên thiên đường vậy”. Vào những lúc ấy, tôi luôn mỉm cười. Tôi luôn luôn nghĩ: “Nếu anh ta chỉ cần biết anh ta sống như thế nào trước kia, anh ta ít nhất cũng sẽ thấy ngượng ngùng cho điều anh ta vừa mới nói”.
Trong khi chúng ta đang sống trong xã hội này, ai có thể bảo rằng đời anh ta không có lo phiền và đau khổ? Thành ngữ hiện nay mô tả cuộc sống này là “mỗi nhà mỗi cảnh”. Đó luôn luôn là vấn đề này nối tiếp vấn đề kia. Khi một người thường đạt được cái gì anh ta sẽ hạnh phúc và khi anh ta mất mát điều chi anh ta sẽ buồn phiền. Một số còn trở nên đau ốm và vật lộn với bệnh tật của mình. Dần dà và [một cách] chậm rãi, một đời đã đi qua. Điều tốt và điều xấu anh ta đã làm trong đời này tất cả trở thành nguyên nhân chính của việc anh ta sẽ sống tốt đẹp hay tồi tệ thế nào trong đời sau. Sau khi được phán xét, anh ta tiến nhập vào vòng quay mới của sự luân hồi.
Trên các thiên đàng không có những điều tạm bợ hay đau khổ như thế, vốn do cái tình của loài người mà ra. Lẽ nào thế được?
Trong vũ trụ này, sinh mệnh sống trong một cảnh giới càng cao, thì cuộc sống của sinh mệnh đó càng trở nên bất tử. Trong các tầng thứ khác nhau và trong các không gian khác nhau, quan niệm về thời gian là hoàn toàn khác biệt.
Chúng ta cho rằng chúng ta có 5 ngàn năm văn hiến và rằng chúng ta có thể nhận thức được hàng tỷ năm lịch sử của vũ trụ. Nhưng tất cả những điều này, từ quan điểm của nhiều cảnh giới, là đều giống như trong khoảnh khắc! Nó có thể so sánh với thời gian mà hai vị Phật trao đổi với nhau một câu ngắn. Vì thế, chẳng lẽ chúng ta không thể nói rằng thời gian trong các không gian mà các vị Phật và các sinh mệnh cao cấp khác đang sống là hầu như vĩnh cửu sao? Họ vĩnh viễn tận hưởng niềm hành phúc vĩnh hằng mà Đại Pháp đã tạo ra cho các sinh mệnh thuộc cùng tầng thứ ấy!
Có một thành ngữ trong xã hội người ta: “Không có thân thể khỏe mạnh, thì thức ăn tốt nhất cũng chẳng còn ngon”. Nếu sức khỏe của người ta trở nên tồi tệ hoặc giả ai đó chết đi, thì thậm chí nếu anh ta là một tỷ phú đi nữa, liệu có sự khác biệt nào chăng? Trên các thiên đàng, Phật thân là vàng, tỏa sáng, long lanh, đẹp đẽ, và mềm mại. Trang sức mà cấc vị bồ tát mang trên đầu và cổ tay là cực kỳ mỹ lệ. Bởi họ chẳng phải chịu đau khổ luân hồi, mọi thứ tồn tại hầu như là vĩnh viễn ở các cảnh giới ấy.
Dần dà nhiều người có căn cơ tốt đã hiểu được rằng chẳng có gì trong nhân thế là vĩnh cửu. Vì thế, trong mắt người tu luyện, mọi thứ trong xã hội nhân gian này chỉ như một giấc mơ, hoặc là một loại ảo mộng mà thôi. Trong lịch sử, có một người tu luyện rất giỏi là Milerepa. Trước khi ông ra đi, ông chỉ rõ cho các đồ đệ của mình rằng họ phải tin tưởng vào luật nhân quả báo ứng, cũng như về sự đau khổ trong tam giới, gây ra bởi sự luân hồi. Bằng cách ấy họ có thể tăng cường nỗ lực tu luyện và dần dần thành tựu trong việc thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Điều này hoàn toàn có thật! Khi một sinh mệnh hiểu rằng mình có thể sống mà không đau khổ, thì anh ta sẽ tu luyện bằng mọi giá. Có nhiều câu chuyện lịch sử giống như vậy, như chuyện Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ ngôi Thái tử và một mình lên núi tu luyện. Sư Huệ Khả chặt tay để được thọ Pháp, và còn nhiều ví dụ khác nữa…
Chúng ta đã luận bàn về sự bất tử, nên giờ ta sẽ nói về lòng từ bi.
Con người vì tình mà sống. Điều này được công nhận bởi tất cả mọi người. Vì vậy, khi một con người bị chi phối mạnh mẽ bởi cái tình, phần lớn những gì anh ta thể hiện không dựa trên lý trí và phần nhiều nó đều rất xấu. Con người chỉ là như thế này. Tức giận là tình, những điều đang xảy ra giữa nam và nữ cũng là tình, yêu và ghét, muốn làm điều gì đó hoặc không muốn làm điều gì đó, chúng tất cả đều là tình. Từ cái tình này mà nhiều chấp trước nảy sinh, ta sẽ thảo luận chi tiết về chúng sau này.
Trên thực tế, tình ấy là ích kỷ. Tất nhiên chúng ta cũng đang bị ảnh hưởng bởi các loại tình này. Ví dụ, nếu có ai đó xử tệ với chúng tôi tại nơi làm việc, chúng tôi sẽ cảm thấy buồn phiền. Nếu, ở nhà, con cái của chúng ta đã không học tốt ở trường, chúng ta sẽ lo lắng, v.v. Đây là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, ngay cả những điều lớn, như các nhà khoa học đang nghiên cứu để cho tất cả mọi người trên thế giới (ví dụ, lập kế hoạch cho việc di chuyển đến sao Hỏa), được coi là điều vị tha bậc nhất trong quan điểm của người bình thường, vẫn còn ích kỷ trong mắt người tu luyện. Các nhà khoa học ấy không nhìn thấy nó theo góc nhìn toàn vũ trụ. Mức độ đạo đức của con người hiện nay là thấp, như vậy nếu chúng ta đến hành tinh khác, chúng ta cũng sẽ không gây ô nhiễm và phá hủy các hành tinh khác trong quá trình đó chăng? Tất nhiên tất cả những ý tưởng ấy đến từ nguyện vọng tìm kiếm những nơi để sinh sống, do đó họ không phải là sai. Nhưng bây giờ đây cái chủ nghĩa vật chất mà khoa học khuyến khích đã hoàn toàn đặt đạo đức của con người ra ngoài lề, gây ra sự băng hoại của đạo đức loài người và khiến con người lệ thuộc ngày càng nhiều hơn vào máy móc và ngày càng trở nên giống như loài động vật… Có thể thấy được là còn những lý do khác nữa, và chúng ta sẽ thảo luận trong phần thứ hai. Khi chúng ta đánh mất tiêu chuẩn đạo đức của con người, điều đó sẽ giống như chó sói đang kiểm soát các công nghệ tiên tiến nhất. Đó chẳng phải là đáng sợ lắm hay sao?
Những gì mà Phật có là lòng từ bi, hoàn toàn trái ngược với cái tình của con người.
Lòng từ bi là hoàn toàn vị tha. Nó thật sự là vì chúng sinh. Ở đây tôi phải làm rõ đôi điều. Từ quan niệm của sinh mệnh cao tầng, cho con người những ai đã đến thế giới này, mục đích thực sự của họ không phải là sống để làm người, mà là để trả hết nghiệp chướng tội lỗi của họ để họ có thể trở về các Thiên Đàng tươi đẹp. Nhưng những người hiện đại đã hiểu sai ý nghĩa gốc của từ bi và yêu cầu Phật “từ bi” với họ bằng cách cho phép trở nên giàu sang, khỏe mạnh và sống thoải mái. Nếu một vị Phật thật sự để cho bạn có rất nhiều tiền và không có bệnh hoặc tai họa nào hết, thì làm sao bạn có thể trở về vị trí ban đầu? Điều này là không thể.
Chúng ta đều biết rằng quá khứ khi Đường Tam Tạng sang Tây trúc thỉnh kinh, ông đã trải qua tất cả các loại phiền toái, khó khăn và nguy hiểm, và cuối cùng thỉnh được chân kinh trở về. Hãy suy nghĩ về điều này xem. Bao nhiêu khó khăn và kiên nhẫn mà một vị Phật cần phải có để sắp xếp toàn bộ quá trình này?!
Lấy học viên Pháp Luân Công ngày hôm nay làm ví dụ mà xem. Khi một học viên đầu tiên xuống đến thế giới này, Sư Phụ đi tìm anh và liên tục bảo vệ anh ta khỏi bị hại. Trong suốt nhiều đời luân hồi chuyển kiếp, Sư Phụ vẫn tiếp tục thành lập một mối quan hệ với anh ta để dạy dỗ và ngăn chặn anh ta không tạo thêm quá nhiều nghiệp đến mức có thể hủy diệt anh trước khi Đại Pháp được Hồng truyền. Khi giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho công chúng, Sư Phụ đã cố gắng để mở tâm trí của anh ta cùng với các nguyên tắc của Pháp để mở mang tâm thức cho anh. Sư Phụ đã phải cấp các cơ chế của Đại Pháp giống như gieo trồng hạt giống trong anh. Bởi vì con người có nhiều thân thể trong các không gian khác và tồn tại một cấu trúc phức tạp và rộng lớn trong mọi tế bào, Sư Phụ đã cài mọi thứ vào trong cơ thể vi quan của anh ta. Khi một học viên đã hạ xuống thế gian từ các tầng trời, anh đã hạ xuống từng tầng từng tầng một. Họ có thể đã làm điều gì đó không theo tiêu chuẩn của mỗi tầng và vì thế, mắc nhiều nợ với một số sinh mệnh cấp cao. Luân hồi nhiều năm trong thế giới con người, mỗi người đã gây ra nhiều nghiệp chướng qua nhiều việc làm và sự sát sinh. Vì những lý do này, các Đấng Giác Ngộ sẽ cần phải loại bỏ nghiệp xấu để họ có thể thực hành tu luyện. Trên thực tế, tất cả các nghiệp chướng này là được các Đấng Giác Ngộ gánh cho. Và tất cả đau khổ cũng là do các Đấng Giác Ngộ phải chịu nhận thay.
Lòng từ bi không chỉ thể hiện ra thành lòng tốt. Đây là cảnh giới sẵn sàng hy sinh cho lợi ích của tất cả chúng sinh và toàn vũ trụ. Cảnh giới này không thể đạt được bởi bất kỳ chúng sinh ở bất kỳ nơi nào. Trong một vương quốc thiên đường, trong trường từ bi của Phật, chúng sinh sẽ cảm thấy một sức mạnh vô song tinh khiết và từ bi. Cảnh giới từ bi này sẽ bảo vệ cho tất cả mọi thứ bên trong nó, giải quyết một cách thiện từ tất cả các mối quan hệ tiền kiếp, và tha thứ cho tất cả mọi lỗi lầm. Nó sẽ, dĩ nhiên, thay đổi tất cả các tạp chất không đáp ứng được các tiêu chuẩn ở tầng cấp đó, bao gồm tất cả các vật chất và chúng sinh. Đây là biểu hiện của Phật Pháp. Những lạn quỷ dơ bẩn thực sự sợ hãi. Những con quỷ đó và những thứ hư hỏng sẽ phải tan rã khi đối diện với vị Phật vĩ đại và từ bi.
Bây giờ chúng ta hãy nói về những khía cạnh của trí tuệ và khả năng.
Nhiều người nghĩ rằng con người ngày nay có khả năng to lớn. Ở tầm vĩ mô, con người đã hạ cánh xuống mặt trăng và trên Sao Hỏa bằng tàu vũ trụ không người lái. Kính viễn vọng của chúng ta có thể quan sát không gian cách xa hàng chục tỷ năm ánh sáng. Ở mức vi mô, con người có thể phát hiện các hạt nguyên tố nhỏ hơn các hạt quark. Trong kiến trúc, con người đã xây dựng nhiều tòa nhà chọc trời. Con người tự hào về tất cả các thành tựu trên. Nhưng trí tuệ của các vị Phật là lớn hơn nhiều so với tất cả những điều ấy.
Một vị Phật biết rõ Trái Đất sinh ra từ đâu, và biết tất cả mọi điều về một người qua nhiều vòng luân hồi chuyển kiếp. Ông có thể mang lại những thay đổi lớn trên Trái Đất chỉ với một vẫy tay. Ông có thể tạo ra mọi thứ mà con người cần trong chớp mắt và có thể làm cho những người xấu tan biến ngay lập tức không còn một dấu vết. Những điều này được xem từ cấp độ của con người. Từ cảnh giới của Phật mà xét, khả năng của họ là phi thường đối với chúng ta. Vũ trụ là một cấu trúc rất phức tạp. Nó có nhiều không gian và thời gian đồng thời tồn tại. Thật khó cho những người bình thường có thể thấu hiểu. Lấy một cái túi xách làm ví dụ. Hai mặt của nó được làm bằng những mảnh vải khác nhau. Nó có cùng một môi trường thời gian và không gian. Trên thực tế, chúng tôi không thể nhìn thấy sự khác biệt của nguồn gốc thật sự của chúng. Tất cả mọi thứ đều có linh hồn. Nếu một cái gì không có linh hồn, nó sẽ phải tan rã ngay lập tức. Hãy lấy chân của chúng ta làm ví dụ. Chúng chỉ trông giống như những gì chúng có vẻ như thế. Tuy nhiên, y học cổ truyền Trung Quốc coi chúng như trái tim thứ hai. Mỗi huyệt vị trên bàn chân tương ứng với một cơ quan. Đó là lý do tại sao nhiều người tu luyện xem cơ thể con người như một vũ trụ. Cách nhìn của một vị Phật đối với các cấu trúc phức tạp như vậy là ngoài sức tưởng tượng của con người. Một vị Phật có thể nhìn thấy những thứ một cách toàn diện nhất, từ vĩ mô nhất đến vi mô. Đó là để nói, một vị Phật biết mọi điều bất kể điều đó có phức tạp đến đâu chăng nữa. Đó chẳng phải là biểu hiện của khả năng và trí tuệ của họ hay sao?
Hãy làm một phép so sánh đơn giản giữa các khả năng ấy với nhau.
Chúng ta biết để xây dựng một ngôi nhà gạch ba phòng sẽ mất hơn một tháng để hoàn thành. Các thợ xây sẽ chăm lo cho nó trong quá trình xây dựng. Nhưng một vị Phật chỉ trong nháy mắt là xây dựng xong một căn nhà. Tất nhiên, một ngôi nhà ở trên thiên đường không giống như những ngôi nhà trong thế giới này. Các vị Thần cảm thấy rằng tất cả mọi thứ trong thế giới con người là bẩn thỉu. Trên thực tế, một vị thần có thể xây dựng một vũ trụ rất to lớn trong một nháy mắt mà thôi. Tầng thứ của vị Phật càng cao, thì vũ trụ tạo ra ấy càng đẹp. Tất nhiên, nó trường tồn mãi mãi. Cần phải có máy móc và năng lượng cho con người để xây dựng nên bất cứ điều gì, nhưng một vị Phật thì không cần gì cả. Một vị Phật là vô hình. Ông có thể hoàn thành một nhiệm vụ mà không sinh mệnh nào có thể nhận ra được, một cách hoàn hảo. Sức mạnh từ bi của một vị Phật hòa quyện với trí tuệ vô tận của Ngài.
Đó là lý do tại sao tầm nhìn của con người không thể nào so sánh với chư Phật.
Cuộc sống trên các thiên đường có thể được miêu tả qua bài thơ này:
Thanh tịnh tiêu diêu tự tại thiên
Từ bi chúng sinh pháp vô biên
Khán biến hồng vi minh thập phương
Bảo vệ vũ trụ tọa tịnh liên
Giảng pháp thì thiên nữ tán hoa pháp nhạc phiêu phiêu
Tịnh tâm thì vọng khung thể chúng sinh vạn chủng liễu nhiễu
Vi khung thể an nguy nhi xá tẫn nhất thiết
Tằng thứ nội duy ngã độc tôn thì gian vô hạn khoái nhạc tiêu diêu!
Tạm dịch nghĩa:
Ở thiên đàng thanh tịnh tự tại tiêu diêu,
Phật Pháp vô biên từ bi với tất cả chúng sinh,
Một vị Thần biết rõ thập phương thế giới vĩ mô và vi mô
Ngồi trên một đóa hoa sen tinh khiết để bảo vệ vũ trụ.
Khi Ngài giảng Pháp, các thiên nữ rải hoa trời và Pháp nhạc tràn ngập không gian,
Tâm thanh tịnh nhìn xem hàng vạn chủng loài chúng sinh trong khung thể vui mừng hạnh phúc,
Sẵn sàng hy sinh trọn vẹn cho sự an toàn của vũ trụ,
Được hưởng hạnh phúc vô hạn thời gian trong không gian tầng thứ mà Ngài là vương chủ.
Dịch từ:
http://zhengjian.org/zj/articles/2007/6/26/44551.html
http://www.pureinsight.org/node/4750
Ngày đăng: 24-10-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.