Vì sao Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học của tinh thần và thể xác



Tác giả: Tiến sỹ Alexis Genin

[Chanhkien.org] Tôi là một khoa học gia trẻ tuổi vừa mới tốt nghiệp khoa di truyền người và đặc biệt là về thần kinh học. Luận văn của tôi là về cấu trúc phân tử của việc học và ghi nhớ, và bây giờ tôi đang làm việc như một nhà nghiên cứu về chương trình đỡ đầu-Cộng đồng Kinh tế Châu Âu ở Paris.

Là một khoa học gia trẻ tuổi, tôi rất vinh dự giới thiệu những điều mà tôi đã kinh nghiệm với Pháp Luân Đại Pháp, cố gắng để cho các bạn biết nó tiếp cận khách quan chân lý như thế nào, và vì sao, là một người trẻ tuổi theo chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa hoài nghi vĩnh viễn, tôi đã tìm thấy sự uyên thâm và chân lý trong những bài giảng.

Trước hết, hãy để tôi giới thiệu thân thế của tôi. Tôi được giáo dục trong một gia đình theo chủ nghĩa vô thần, và sớm nhìn nhận rằng con người sáng tạo ra ý tưởng về thần và những quan niệm mê tín khác bởi vì cuộc sống là buồn tẻ và anh ta sợ chết. Cũng giống như nhiều người tôi đã được dẫn dắt vào khoa học với một ý chí mạnh, mẽ muốn hiểu biết mọi thứ như là cơ cấu cuộc sống, thái độ con người và lương tri. Triết học có vẻ hấp dẫn nhưng không cung cấp một nội hàm cụ thể nào về tính khách quan, “hiện thực” là cái mà một cuộc thí nghiệm khoa học có thể mang lại. Với khoa học nó chỉ ra rằng con người có thể đạt được chân lý, tìm thấy những câu trả lời hay ít nhất là manh mối như là từ đâu mà chúng ta sinh ra, tại sao chúng ta tồn tại và chúng ta đang đi về đâu. Tại sao lại là cách này mà không phải như thế kia, vì sao có bệnh tật và đau khổ, yêu, ghét, và sự tàn ác.

Tôi chuyển sang lĩnh vực thần kinh học, và khám phá ra thế giới kỳ thú của bộ não chúng ta – hàng tỷ tế bào hoạt động chủ yếu thông qua mối quan hệ tương tác liền nhau giữa chúng, tạo ra sự hài hòa và hiệu quả thông qua sự hỗn đỗn bề ngoài của các tín hiệu điện chằng chịt và sự bài tiết hóa học trung tâm. Vật chất và ý thức liên kết với nhau trong nơi đặc biệt này, trong hệ thống phức tạp nhất của cở thể chúng ta. Nhưng, quan trọng nhất, trong những năm ở trường Đại học tôi đã học được phương pháp khoa học và những khái niệm của nghiên cứu khách quan.

Khoa học, thầy giáo tôi giảng, không thể giáo điều. Mọi nhà khoa học có nghĩa vụ phê bình và nghi ngờ về mọi mô hình khoa học đơn lẻ. Lịch sử của khoa học là một trong nhưng mô hình mà mọi người đều thừa nhận là một sự miêu tả sự thật được bóc trần đột ngột bởi những khám phá mới. Vì vậy khi những khái niệm mới xuất hiện, thìmở ra một thế giới của những sự khám phá mới. Để minh họa rằng khoa học của chúng ta là được hình thành bằng những định nghĩa không vĩnh cữu, chúng ta phải nhớ lại thời kỳ khi học thuyết lượng tử được giới thiệu trong thế giới vật lý học. Nó là một cơn động đất. Các nhà vật lý tin tưởng những gì họ đã hiểu và đã đưa vào trong những phương trình tất cả mọi quy luật vật lý khi nó biểu hiện đột nhiên rằng, sự thật, họ chỉ biết một phần rất hữu hạn của nó. Một cơn động đất khác hiện đang xảy ra, từ những gì tôi đã đọc, trong lĩnh vực thiên văn học. Những khám phá thiên văn học gần đây nhất có thể làm thay đổi hoàn toàn quan điểm của chúng ta về vũ trụ bởi vì nó cách xa với sự phù hợp của những mô hình hiện tại của chúng ta về sự tiến hóa của vũ trụ.

Tôi đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi khái niệm này của khoa học tuyệt đối, và hiểu rằng những mô hình khoa học nên là những công cụ để đo lường hơn là những sự thật không thể thay đổi. Khi tôi gặp Pháp Luân Đại Pháp, tôi vẫn là một sinh viên Ph. D. Một buổi sáng trong lúc đang đi bộ, tôi nhìn thấy một vài người đang ngồi thiền. Bởi vì nó trông đẹp mắt, tôi nghĩ rằng sẽ là thú vị để thử nó.

Đó là sự bắt đầu của những gì mà người ta có thể gọi là một sự thí nghiệm khoa học. Trong khi luyện tập, tôi có cảm giác khác lạ ở hai lòng bàn tay mà sự hiểu biết về thần kinh học của tôi không thể diễn giải. Rồi xuất hiện một sức nóng nơi vùng bụng. Tôi ngạc nhiên và quết định đây là một lĩnh vự rất thú vị để khám phá. Tiếp tục tham gia những buổi tập luyện, xuất hiện những cảm giác tinh diệu và sự hưng phấntrong cơ thể. Tôi đã hỏi xin một cuốn sách giảng giải về phương pháp tập luyệnvà nhận thấy những cảm giác này đã được giảng giải rõ ràng. Sau đó khi tôi lần đầu tiên đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân, có vẻ như là nó kể chuyện huyền hoặc của thời Trung Quốc cổ. Đầu tiên tôi cảm thấy nó ngồ ngộ nhưng nó cũng tốt, bởi vì nó nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức và lòng vị tha. Cuối cùng tôi nổi lên suy nghĩ rằng cuốn sách này thực sự có thể được xem như một trang nghiên cứu dựa trên những kết quả đáng chú ý, với một phần “Chất liệu và phương pháp”. Trong ! giới nghiên cứu, khi một kết quả có vẻ kỳ lạ hoặcngoại lệ, điều đầu tiên mà người ta làm là cố gắng tạo ra một bản sao thí nghiệm, để xem nó có hoạt động hay không. Vì vậy tôi đã làm thế.

Sự khác biệt lớn nhất đối với khoa học mà tôi đã quen thuộc đó là không cần dùng đến kính hiển vi, không cần lực phóng xạ, không cần cắt lớp não và không cần kỹ thuật PRC. Thân thể của bản thân tôi là công cụ nghiên cứu và cuốn sách Chuyển Pháp Luân là, giả sử rất đơn giản, một giao thức truyền đổi. Tôi phải nói nó là một giao thức rất phức tạp và tinh vi, và nếu một bước nào đó không hoàn thành tốt, quý vị sẽ không đạt được kết quả mong muốn. Nhưng các nhà khoa học biết rằng, trong nghiên cứu, chúng ta thường thất bại 99 lần trong 100 trước khi chúng ta có những phương án tối ưu.

Nghe có vẻ lạ lùng khi xem những gì trông không khác hơn là một cuốn sách về tinh thần như một giao thức khoa học, và đây không phải là loại kết quả có thể hi vọng được xuất bản. Nhưng khoa học, thầy giáo tôi nói, chỉ là câu hỏi về sự vật khách quan và đã thực nghiệm cẩn thận. Vậy nó là khoa học, là những gì thuộc vật chất hay lĩnh vực nghiên cứu. Tôi bị thu hút vào Pháp Luân Đại Pháp trước tiên bởi những thay đổi kỳ lạ mà tôi cảm thấy nó diễn ra trong cơ thể tôi. Tôi bắt đầu ghi chép những điều này từ lúc bắt đầu, để chắc chắn rằng đấy không phải là một hiện tượng thần kinh hay là hão huyền. Tôi phải nhấn mạnh rằng, cùng với lúc trí óc tôi mở rộng ra đủ để nói “ hãy thử”, tôi đã hoàn toàn hoài nghi và chỉ muốn tiếp tục bước đi trên những nền tảng đã có chắc chắn và hợp lý.

Tôi bị thu hút đặc biệt xem Pháp Luân Đại Pháp như một khoa học, không phải là giáo điều hay duy tâm, bằng một vài kinh nghiệm cụ thể mà tôi sẽ mô tả nhưng là một phần rất nhỏ. Lúc mới bắt đầu, một ngày khi tôi đang tập luyện với đôi mắt khép lại, tôi nhìn thấy một cái đĩa màu đen hiện hữu rất thật ở khoảng giữa hai lông mày. Lúc đó tôi chưa đọc Chuyển Pháp Luân. Sau đó tôi rất ngạc nhiên khi thấy hiện tượng đó được mô tả trong cuốn sách như là sự khai mở “thiên mục”. Trong khoa học, chúng ta gọi đó là cuộc thí nghiệm “mù” trong đó bạn không biết mình đang dự định khảo sát cái gì và thậm chí bạn không biết cái gì đang được khảo sát. Dù sao, nếu bạn quan sát nó, thì sẽ thấy rằng nó không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan, và cũng không dựa vào ý chí cá nhân để thấy được điều này. Tự xét lại, tôi đã nghĩ rằng cuốn sách là một câu chuyện hư cấu rất hay, thế nhưng nội dung của nó là những sự thật khách quan, vậy nên tôi phải xem xét lại quan điểm ban đầu của mình.

Đó là những gì mà tôi có thể ghi chép được trong biểu hiện của những hiện tượng bề bặt. Chuyển Pháp Luân giảng rằng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn là luật của vũ trụ, chỉ đạo cho sự thăng hoa của tinh thần và thể xác, và có tác dụng ước chế những gì chống lại nó. Điều này có vẻ như là thuyết giảng đạo đức, nhưng thật sự nó giảng giải những quy luật vật lý căn bản của vũ trụ chúng ta. Như là hiện tượng mà chúng ta gọi là “lực hấp dẫn”, và ‘lực từ trường”. Có chăng con người hiểu thấu tác dụng ước chế của những điều này không, nếu con người nhảy ra khỏi đỉnh một tòa nhà hoặc ma sát một thanh sắt vào một nam châm, người ta chắc chắn sẽ quan sát được những tác dụng của nó. Và dù sao thì chúng ta không nhìn thấy nó, cũng không hiểu thấu những bản chất thật của nó. Điều này cũng có ý nghĩa tương tự.

Tôi nhớ một bài trên Thiên Nhiên nhật báo. Các bạn biết đây là tờ nhật báo hàng đầu. Tiêu đề là: “Nhiều con đường khai sáng – Vật lý học hiện đại nhận ảnh hưởng của triết học Đông và tây Phương.” Bài báo đó diễn giải rằng những nhà khoa học hiện đại như Einstein và Schrödinger chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Phật giáo khi họ nghĩ về học thuyết của họ, và vật lý lượng tử chịu nhận một vàiảnh hưởng của Phật giáo. Bài báo kết thúc bằng câu: “Einstein… đã nhấn mạnh cần thiết cho một sự hấp dẫn trong học thuyết về tri thức. Nhu cầu này hoàn toàn to lớn hơn khi cơ bản một sự định hướng lại trong tư duy được đòi hỏi. Trong thí dụ như thế, những giáo huấn của những nền văn minh khác có thế cung cấp một cú huých hữu hiệu cho những phát minh khoa học.” Suy nghĩ từ giác độ này sang giác độ khác, không phải rất đáng suy ngẫm rằng Phật Thích Ca Mâu Ni, người mà chúng ta biết như một vị Phật lịch sử, đã giảng những khái niệm rất gần gũi với quan điểm hiện tại của con người về vũ trụ? Ông đã giới thiệu tư tưởng về vô số các hành tinh có sinh mệnh và sự sống ở trên đó, và những khái niệm của sự vi tế vô cùng và sự rộng lớn vô tận. Không đáng chú ý rằng, trong một thời kỳ xa xưa, một người không hề tham dự một khóa học nào về vũ trụ lại có thể đạt đến tầng trí huệ ấy? Có phải nó có nghĩa rằng con đường dẫn đến trí huệ và tri kiến là nhiều hơn một? Tất nhiên điều này không phải được nói ra để nói về Phật giáo, mà chỉ là một ví dụ. Gần đây tôi cũng đọc được một bài “quan tâm cao” của báo Tự Nhiên về một học thuyết vừa mới nổi lên trong vật lý học và đang có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng nghiên cứu, mặc dù tôi không hoàn toàn hiểu về nó. Các nhà vật lý học làm những mô hình của vũ trụ dựa trên những đo đạc mà họ có được về những ngôi sao và mặt trời. Mô hình tốt nhất là mô hình diễn giải được số lượng lớn hơn của những đo lường. Những nhà khoa học này diễn tả diện mạo bề ngoài của vũ trụ chúng ta, nghĩa là 0, sO1? lỏng lẻo biểu hiện trên toàn thể của của những mối quan hệ trọng lực với những lực khác, với một luận điểm đơn điệu và rất đơn giản: Sự hiện hữu của những không gian khác, thời-không khác của sự tồn tại vật chất, thời- không tồn tại cùng một điểm tại cùng một thời gian của chúng ta, trong đó mất trọng lượng có thể xảy ra. Mặc dù những gì mô hình này mở ra có giá trị quyết định hay không. Ít nhất, mọi người trong lĩnh vực này xem nó là một công trình hoàn hảo. Không phải nó là khoa học? Tuy thế, với phương pháp tư tưởng của chúng ta và tầm nhìn về một không gian ba chiều, chúng ta không thể đo lường nó được. Điều đólà, chúng ta cần thay đổi tư tưởng của chúng ta, thay đổi những khái niệm nếu chúng ta muốn bắt kịp với tiến trình của khoa học.

Không phải là không có lý do gì mà tôi đọc bài báo này. Khi tôi nhìn thấy tiêu đề, tôi đã giật mình bởi sự giống nhau với những gì được viết trong Chuyển Pháp Luân bàn về thời gian và không gian khác. Gần đây hơn, tôi cũng có một hấp dẫn khác. Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng rằng nguyên gốc của vũ trụ là vật chất và vật chất là bất diệt. Thậm chí chân không, thứ mà người ta vẫn nói là không có vật chất, vẫn là vật chất. Vài năm trứơc đây Ngài giảng: “Khoa học sẽ biết đến điều này trong tương lai”. Gần đây, có một bài báo nghiên cứu bàn về đặc tính của chân không. Bài nghiên cứu chỉ ra là trạng thái chân không vẫn là một trạng thái tồn tại của vật chất: những sóng âm có thể đo được trong nó và gây ra một ảnh hưởng mạnh đến vật chất bên ngoài. Đó cũng nói, khi “vật chất” không hiện hữu, có thể có một loại “siêu vật chất” vẫn tồn tại trong cái gọi là không gian rỗng ấy.

Bây giờ tôi hiểu rằng Chân Thiện Nhẫn cũng là một luật, một quy luật tinh thần, đạo đức và vật lý tồn tại trong hết thảy mọi thứ. Tại sao? ở đây nó nghe có vẻ như là niềm tín ngưỡng, hay là học thuyết, nhưng có thể bạn sẽ xem nó như một lực lượng vật chất. Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng một ví dụ về tác dụng của Chân Thiện Nhẫn: “Lấy một ví dụ, một chiếc chai đựng đầy thứ dơ bẩn, nó được xiết nút thật chặt; ném nó xuống nước, thì nó chìm ngay đến đáy. Chư vị đổ những thứ bẩn đi, càng đổ nhiều ra thì nó lại càng có thể nổi lên cao hơn; [nếu] đổ hết [thứ bẩn] ra ngoài, [thì] nó nổi hẳn lên trên. Trong quá trình tu luyện chúng ta cần gạt bỏ những thứ không tốt tồn tại nơi thân người của mình, [thì] mới có thể thăng hoa lên trên được; đặc tính của vũ trụ chính là có” tác dụng ấy. ” (“Chuyển Pháp Luân”, Bài giảng thứ nhất, Luyện công vì sao không tăng công)

Cách nào để kiểm tra luận điểm này? Người ta có thể phải đồng hóa với đặc tính này, và so sánh với một vài trạng thái tiêu chuẩn – trước khi cố gắng để được đồng hóa hay những khi không muốn tuân theo cách đối lập. Trong lĩnh vực này đó là một khoảng cách quá xa không thể tưởng tượng và là một lĩnh vực chưa được nghiên cứu, khoa học hiện tại của chúng ta chưa có một lý thuyết nào đi đến nó, có thể bởi vì chúng ta ở cùng thời kỳ với sự khai mở của trường này. Như những nhà koa học dẫn đường trong lịch sử, chúng ta trước hết nên quan sát toàn diện, cố gắng có một bức tranh đầy đủ, và sau đó đi đến kết luận cuối cùng, làm cho nó phù hợp với những lý thuyết hiện tại nếu có thể, nếu không thì sẽ tạo ra một học thuyết mới.

Trong quan điểm của tôi, tri kiến của Chân-Thiện-Nhẫn như một thực tại khách quan sẽ mở ra những trường mới của học vấn cũng như văn hóa mới. Vả lại, yêu cầu cơ bản nhất cho điều này là chúng ta có thể đến để xem điều này mà không cần định kiến. Tiến trình khoa học này không phải là tiến trình mà có thể tiến hành như những tiến trình của chúng ta hiện tại, bởi vì đây là một tiến trình khác nó mở ra một con đường khác. Có thể nó trông giống hơn với khoa học Trung Quốc cổ đại. Khoa học Trung Quốc cổ xem tất cả các vật chất đều có các yếu tố Kim Mộc Thủy Hỏa và Thổ. Quý vị nghe có thể lạ, đặc biệt là từ “Mộc”. Có phải thân thể người của chúng ta được cấu thành từ “gỗ”? Tất nhiên là không, Vả lại những gì mà họ diễn giải có một ý nghĩa khác, và đúng hơn là diễn giải những đặc tính bên trong của sự vật. Nó có nghĩa là, khoa học này dựa trên nghiên cứu bên trong trước, trong khi của chúng ta là phải nghiên cứu bên ngoài trước.

Ngày hôm này tôi rất hân hạnh được chia sẻ với các bạn cảm tưởng của tôi rằng Pháp Luân Đại Phápthực sự là một khoa học, một khoa học uyên bác và rộng lớn, và tôi có thể nói với các bạn rằng sự thực nghiệm tự nhiên thống nhất và khách quan đã mang tôi đến quyết định này. Tuy thế tôi không có một thống kê, biểu bảng và số liệu nào để minh họa điều này. Tôi chỉ có thể nói kết luận này có thể được kiểm chứng bởi những người theo sát “giao thức” như thế, với một trí óc hòa bình để kiên định khám phá lĩnh vực rộng lớn này. Một vài nhà diễn thuyết ngày nay có thể có những sự hiểu biết sâu sắc hơn về điều này, bởi vì họ có thành tựu lớn hơn trong khoa học. Như tôi đã nói, tôi chỉ là một nhà khoa học trẻ và rất sẵn lòng chia sẻ một vài quan điểm với các bạn.

Cám ơn.

Tham khảo:

1- Chuyển Pháp Luân, Nhà xuất bản Universe Publishing House, New York.

2- Goonatilake, S. Nature vol 405,  trang 399 (tháng 5, 2000) Many paths to enlightenment –modern physics bear the imprint of western and asian philosophy.

3- Nature, tháng 12 năm 2001.

4- Science and Avenir (tiếng Pháp) tháng 12 năm 2001.



Ngày đăng: 01-01-2004

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.