Tiểu thuyết: Trùng sinh (6)



Tác giả: Tân Minh

[ChanhKien.org]

Hồi thứ 11: Lớp học tập

Những học viên sau khi nộp các mức “phí bảo lãnh chính trị” khác nhau thì được về nhà tạm thời. Mức phí thường là hơn 1000 nhân dân tệ, mà đó còn là giá nhờ người quen nói giúp. Các học viên là công chức nhà nước thông thường đã bị đình chỉ công tác từ lâu, nếu không bày tỏ thái độ, không viết hối quá thư thì hoàn toàn không được đi làm.

Ở Đại Lục thì đây là điều rất bình thường, dưới những tuyên truyền vu khống, bịa đặt một chiều đầy khắp, người luyện công sớm đã bị “yêu ma hóa”, trở thành “dị loại”; cho dù có một vài người dân hiểu rõ chân tướng, nhưng đối với lãnh đạo đơn vị mà nói thì họ phải xem xét ý tứ của lãnh đạo cấp trên.

Thực ra, không cho đi làm chẳng qua là để gia tăng sức ép cho các học viên, buộc họ phải phục tùng; nếu thực sự không cho đi làm một thời gian dài thì cũng không có lợi cho việc “duy trì ổn định xã hội”; vả lại về phía chính quyền địa phương mà nói, không có trường hợp nào đi thỉnh nguyện đã là lập công lớn; cũng có một số lãnh đạo đơn vị độc ác, vì lợi ích cá nhân mà thấy người gặp nguy liền thừa cơ hãm hại. Trong cục diện phức tạp này, không ít học viên vẫn đi làm, nhưng khẳng định là ở những chức vị hoặc đơn vị cấp thấp; còn có những học viên bị đơn vị khai trừ.

Liễu Thành Âm cũng phải chuyển đến công xưởng khác, điều kiện không được tốt như ban đầu.

Yên ổn được vài tháng, bỗng một hôm có nhân viên chính quyền đến hỏi cậu về thái độ đối với Pháp Luân Công, thấy cậu vẫn rất kiên định liền không cho giải thích nữa, kéo lên xe đưa đi luôn.

Đợi đến khi xuống xe cậu mới hiểu, hóa ra là đến lớp học tập do thị trấn mở. Huyện đã mở ba lớp với tên gọi đầy đủ là “lớp học tập pháp luật” ở thị trấn Bạch Mã, thị trấn Hắc Long và lớp học cấp huyện, để lần lượt quản lý các khu vực khác nhau. Vừa đến lớp học, cậu mới biết mọi người toàn là bị lừa hoặc bị bắt cóc phi pháp đến đây, có gia đình cả nhà đều bị đưa vào đây, đại đa số họ bị bắt lúc đang làm việc.

Cũng chính lúc ấy, chính phủ họ Giang ở Đại Lục gia tăng đàn áp những người nông dân chống đối việc giao nộp “thuế nông nghiệp”, chính quyền các cấp đều tích cực hưởng ứng, một cuộc vận động đẫm máu nhắm vào nông dân lại bắt đầu. Chính quyền thị trấn tổ chức một nhóm lưu manh côn đồ cùng các cán bộ đi xuống các hương để trưng thu thuế. Phải biết rằng, có rất nhiều hộ nghèo thực sự không nộp nổi thuế, đến miếng ăn của gia đình cũng là một vấn đề; còn có một bộ phận nông dân từng làm việc cho thôn, thôn nợ tiền không trả, họ muốn nhân dịp này trừ nợ. Vì vậy đảng cộng sản đưa ra khẩu hiệu: “Trâu nước không địch nổi nợ bò vàng”. Ý nghĩa là gì? Đó là cho dù chính phủ hay ủy ban thôn nợ tiền gì, thì cũng không được trừ nợ, chỉ có thể ngoan ngoãn giao nộp thuế. Chỉ có tổ chức lưu manh đảng cộng sản mới có cái kiểu “lý luận” này, nếu bạn không làm theo thì sẽ phải hứng chịu “nắm đấm sắt”.

Chúng như thổ phỉ tiến vào làng xóm, xông vào từng nhà, bắt lợn dắt bò, có nhà còn bị lấy mất cả cánh cửa. Nếu gặp sự phản kháng thì chúng sẽ đánh đập tàn nhẫn cho đến khi những người nông dân ấy phải gào cha khóc mẹ, quỳ xuống van xin tha thứ. Đã vậy, chúng còn kéo một bộ phận những người nông dân đến lớp học tập, cưỡng ép nộp tiền. Những người này bị giam cùng với các học viên, chỉ cần đám lưu manh và cán bộ kia ăn uống no nê xong liền đến đánh đập họ. Do chính sách tàn bạo của họ Giang, khắp nơi đều có nông dân bị đánh chết, nhưng chẳng có ai đến truy cứu.

Cho đến ngày hôm nay mỗi khi nhắc lại, những người nông dân đều lặng lẽ rơi nước mắt.

Đối với các học viên Pháp Luân Công mà nói, họ không nợ thuế, cũng không làm chuyện gì phải thẹn với lòng mình, huống hồ có vài người còn là bộ mặt của thành phố, nên đám lưu manh vô lại kia vẫn phải kiêng nể, ngay cả các cán bộ cũng không dám tùy tiện đánh đập.

Ký Thanh Vân – bí thư đảng thị trấn Bạch Mã vô cùng tức giận, vì Đại Lục có người đi thỉnh nguyện, cấp trên đã không giải quyết vấn đề còn khiển trách và xử phạt cấp dưới. Ông ấy đến lớp học tuyên giảng một hồi cái gọi là “chính sách quốc gia”, sau khi dọa nạt, bức ép xong thấy không có hiệu quả, liền nghĩ: “Chẳng qua chỉ là vài người dân quèn, thực sự không được nữa thì ta đánh các ngươi! Xem các ngươi có thể làm được gì?”

Buổi chiều, rượu thịt no nê xong, ông ta lại tập hợp một nhóm người đến mở lớp học tập. Trước tiên, ông ta động thủ đánh người, những người khác trông thấy một trận đánh tơi tả. Kể từ đó, không cần nói nhiều, chỉ cần uống say là họ sẽ đến đánh học viên để tiêu khiển. Có một lần, phó trưởng thị trấn Lý Phúng dọa dẫm các học viên rằng: “Nói ra không biết các ngươi có tin không, đánh chết rồi thì tính là tự sát!”

Lại có trường hợp, giữa trời tuyết rơi, họ còn kéo học viên ra ngoài đánh đập chửi bới. Có học viên tuổi đã ngoài 60 mà vẫn bị đánh như thường. Điều khiến cả người và Thần phẫn nộ hơn cả đó là: Bọn ác ôn còn lợi dụng đêm hôm đến giở trò lưu manh với các học viên nữ. Điều này khiến gia đình của các học viên phải chịu tổn thương quá lớn.

Về sau những chuyện này bị bại lộ khắp cả huyện, dưới áp lực của quần chúng, bọn chúng mới chịu nương tay.

Quả đúng là:

Bạo

Thiên thời bất lợi quốc nan xương
Già nhật ô nha thượng miếu đường
Bách tính khấp không nhãn trung lệ
Tần vương do hận thiểu tam trường

Tạm dịch:

Bạo

Thiên thời bất lợi nước khó hưng
Người xấu che trời ngồi miếu đường
Bách tính khóc than mắt đẫm lệ
Tần Vương còn hận thiếu ba chén

Hồi thứ 12: Nói dối

Hiệu quả của các lớp học tập “chuyển hoá” ở thị trấn không tốt nên lãnh đạo huyện vô cùng tức giận, không lâu sau liền đưa một học viên kiên định vào trại cưỡng bức lao động.

Thấy việc dùng vũ lực không có hiệu quả, nên chính quyền cũng chẳng muốn tốn sức lực nữa mà tung ra một phương án mới: Đồ ăn chỉ có mì sợi, màn thầu, muối và một ít ớt bột, đến dầu ăn và rau xanh cũng bị cắt bỏ.

Chỉ cần bạn không chịu khuất phục thì sẽ vĩnh viễn bị nhốt trong này.

Sau đó Ký Thanh Vân lại đến một lần nữa và nhắc lại câu chuyện cũ: “Trương Đại Oa luyện công bị tâm thần rồi, chẳng lẽ các ngươi không biết sao? Chính phủ là muốn tốt cho các ngươi!”

Đây là một lời nói dối, đúng là thị trấn này có một người tên Trương Đại Oa. Ông ấy hơn 40 tuổi, vốn mắc bệnh tâm thần, sau đó tu luyện Pháp Luân Công thì các triệu chứng liền biến mất. (Thật ra năm xưa khi Sư phụ Lý mở lớp, hoàn toàn không nhận những người như thế này làm học viên). Khi chính quyền vừa bắt đầu đàn áp, ông ấy cảm thấy mình có thể đi Bắc Kinh chứng thực điểm tốt của Đại Pháp, kết quả là vừa trông thấy bộ mặt dữ tợn của Trung Cộng liền không dám đi thỉnh nguyện nữa, trở về thì bệnh thần kinh tái phát. Đây rõ ràng là bị sự tà ác tàn nhẫn của Trung Cộng dọa cho phát bệnh, nhưng lại vu khống là do luyện công, đúng là đổi trắng thay đen.

Có lẽ cảm thấy “trình độ” của hai thị trấn quá thấp, nên huyện Thanh Hà nhặt ra một bộ phận học viên đưa lên lớp học của huyện, vì hầu như học viên ở huyện đều “chuyển hoá” hết rồi.

Vì thế khoảng 6 – 7 học viên gồm Liễu Thành Âm, Lâm Ái Sơn, Lý Thanh Phi, v.v. đã bị chuyển lên huyện.

Thực ra họ đến để “hưởng phúc”, ăn uống cũng tốt hơn nhiều. Nguyên nhân rất đơn giản, như người nhà nói thì chính quyền “thu” học phí của lớp học tới mấy nghìn nhân dân tệ; người nhà cũng thường xuyên được tới thăm. Nhưng áp lực của họ lại lớn hơn rất nhiều.

Vừa vào lớp liền thấy trên tường treo tài liệu của một vài học viên. Đại khái đều là những ngôn từ nhục mạ và bôi nhọ Đại Pháp. Theo như học viên ở đây nói, đây chỉ là chuyện nhỏ, đều là do những học viên “chuyển hoá tốt” viết ra. Họ còn mắng chửi Sư phụ và Đại Pháp trước đám đông, nếu không sẽ bị cho là không thật lòng, sẽ không được thả về.

Tất cả mọi người đều biết rằng đây là những lời nói dối, nhưng là những lời nói dối cần thiết, nếu hôm nay bạn đã mắng chửi thầy Lý và Pháp Luân Công thì sau này bạn còn mặt mũi nào để tu luyện nữa? Mục đích của việc này chính là khiến cho những học viên ấy vĩnh viễn phải chịu sự day dứt của lương tâm, vĩnh viễn sống trong đau khổ.

Có một người trong tư liệu đã thu hút sự chú ý của Liễu Thành Âm, đó là Hoa Thanh Phương người thị trấn Lâm Hà, làm việc ở kho muối của huyện lỵ. Vài năm trước sức khoẻ của cô ấy rất tệ, điều kiện kinh tế cũng kém, mắc bệnh thận nặng, toàn thân phù thũng, không còn ra hình người, chỉ đành về nhà chờ chết. Đúng lúc ấy, một người trong đơn vị học Pháp Luân Công đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô ấy. Cô liền bắt đầu tu luyện, có nằm mơ cũng không ngờ rằng vài tháng sau, sức khoẻ đã bình phục trở lại. Khi cô quay lại đơn vị, rất nhiều người đều kinh ngạc, câu chuyện này đã được lan truyền rộng rãi khắp cả huyện.

Vào năm trước sau khi chính quyền bắt đầu đàn áp, cô ấy đã thỏa hiệp, nhưng lần này vẫn bị đưa đến lớp học. Lúc này cô đã không dám luyện công nữa, sức khoẻ cũng bắt đầu xấu đi, nhưng lớp học không cho cô ra ngoài chữa. Mãi cho đến gần đây, bệnh tình nghiêm trọng mới được thả về nhà. Hơn một tháng sau thì các học viên nhận được tin Hoa Thanh Phương đã tiếc hận qua đời.

Trong này áp lực khá lớn, vì nếu lãnh đạo ở đây thấy chưa “chuyển hoá tốt” thì rất có khả năng sẽ đề xuất đưa đến trại tạm giam, hoặc là chỉnh sửa một chút tài liệu, rồi đưa vào trại lao động cải tạo.

Lúc mới đến, mấy người “giáo viên cố vấn” đến đưa cho họ một số tài liệu, đều là những tư liệu được cắt ra từ báo chí, để họ hiểu rõ tình thế, “kẻ thức thời mới là người hào kiệt” mà! Những “giáo viên cố vấn” này đều là những người có khả năng ăn nói và năng lực nhất định, được điều đến từ các đơn vị trên huyện lỵ.

Sau khi họ hiểu được tình huống thụ ích cả tâm lẫn thân của các học viên thì vô cùng cảm khái, thấy khó mà hiểu nổi chính sách này của quốc gia, người bị oan quả là quá nhiều, họ cũng chẳng thể làm gì.

Sau khi gây áp lực nhất định cho học viên ở lớp học mà hiệu quả không tốt lắm, lãnh đạo dần dần cũng ít tới, dường như là buông lỏng, nhưng thật ra không phải vậy.

Vì trong này có học viên đã “chuyển hoá” nên lãnh đạo lớp học hy vọng học viên đã “chuyển hoá” giao lưu với các học viên mới đến, hay chính là để những người đó thực hiện “chuyển hóa” học viên mới đến.

Kinh nghiệm thành công của các lớp học tập là: để những “học viên cũ đã chuyển hóa”, những “học viên có uy tín” trở về từ trại cưỡng bức lao động làm việc này, hiệu quả cực kỳ tốt.

Khắp cả huyện rầm rộ rằng hiệu quả của kiểu “chuyển hóa” này rất “thần kỳ”, dọa cho một số học viên tu luyện không vững chắc ở đâu cũng không dám nói chuyện nhiều với những người đã “chuyển hoá” vì sợ bị mắc lừa và mất đi tín ngưỡng.

Cách làm ấy có thật là “thần kỳ” đến thế sao?

Thảm

Khô mộc phùng xuân duyên bất thiển
Hốt lai ác tuyết thực kham liên
Nhất triêu khí pháp hồi tiền bệnh
Tuyền lộ thê lương hận vạn thiên

Tạm dịch:

Thảm

Cây khô gặp mùa xuân là do nhờ cơ duyên thâm sâu
Thình lình tuyết dữ ập tới thật đáng thương
Lỡ bước từ bỏ Pháp bệnh cũ liền quay lại
Nơi suối vàng thê lương ôm ngàn vạn nỗi hận

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/113476



Ngày đăng: 04-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.