Tiểu thuyết: Trùng sinh (8)



Tác giả: Tân Minh

[ChanhKien.org]

Hồi thứ mười lăm: Bão cát

Tất cả các lớp học tập tại huyện Thanh Hà lẽ ra nên sớm kết thúc rồi, đây cũng là suy nghĩ của các lãnh đạo địa phương, bởi hành hạ những người dân lương thiện thì có ích gì? Nếu như không phải tên cầm đầu họ Giang lạm dụng uy quyền, thì ai lại muốn đi đàn áp người tốt chứ?

Vậy tại sao không kết thúc? Vì phải đợi lãnh đạo cấp trên nghiệm thu.

Đoàn lãnh đạo cấp trên cuối cùng cũng đến. Dẫn đầu là lãnh đạo phòng 610, phòng 610 là đơn vị có quyền lực tuyệt đối, nói đưa đi lao động cải tạo là đưa đi lao động cải tạo, nói đưa vào tù là đưa vào tù, lập tức chấp hành, pháp luật gì chứ? Đây mới là pháp luật! Năng suất gì chứ? Đây mới là năng suất!

Họ không quan tâm đến mối quan hệ cá nhân của các lãnh đạo địa phương. Những thành viên khác trong đoàn chủ yếu là những “học viên có tiếng” và đều “đã bị chuyển hoá” của tỉnh.

Việc đầu tiên họ làm là ra đòn phủ đầu, đưa những học viên “kiên định” vào trại tạm giam. Để gia tăng áp lực hơn nữa, còn có các học viên “bị chuyển hoá” đến khuyên nhủ.

Những học viên còn lại do đã bị tra tấn nhiều lần nên không chịu nổi nữa, một bộ phận chọn thỏa hiệp, một bộ phận thì trở thành người mắc “hội chứng Stockholm”, mất đi ý chí tự do.

Buổi sáng hôm đó, huyện Thanh Hà nổi lên một trận bão cát chưa từng có, tối tăm mịt mù khắp cả đất trời.

Sau khi lớp học giải tán, tâm trạng của các học viên mỗi người mỗi khác. Những học viên thỏa hiệp bị nỗi thống khổ và sự ô nhục đè nặng trong tâm trí; còn những học viên đã mất đi ý chí tự do và những kẻ đàn áp thì lại vui vẻ, hạnh phúc.

Khi bước ra khỏi lớp học, họ phát hiện ra rằng người dân bên ngoài đã âm thầm thay đổi rồi.

Ngoài một số ít người có tinh thần trượng nghĩa và có liễu giải nhất định đối với chân tướng cảm thấy đồng tình và quan tâm đến họ, thì những người dân còn lại đều nhìn họ bằng con mắt khác với trước kia, có người khinh thường, có người chế giễu, có người vội vàng né tránh. Bởi vì dưới sự tuyên truyền kiểu “Cách mạng văn hoá”, rất nhiều người dân từ lâu đã tin tưởng vào ác đảng; cũng có nhiều người không tin, nhưng cũng không dám tiếp xúc. Bởi đây chính là “năm phần tử xấu” mới, đâu ai muốn chuốc vạ vào thân!

Một Liễu Thành Âm vô danh bỗng chốc trở thành “người nổi tiếng”, mọi người đều sợ tiếp xúc. Đây chính là âm mưu và độc kế của Trung Cộng: cô lập bạn với người dân, kích động, lợi dụng mặt ác trong nhân tính, lôi kéo dân chúng cùng tham gia bức hại người lương thiện. Trong thời gian dài chịu nhận sự giáo dục của “vô thần luận”, “giai cấp luận”, “tiến hóa luận”, giới hạn niềm tin vào Thần linh của dân chúng đã xuống mức rất thấp, lý giải của người dân về tín ngưỡng căn bản chỉ là “thuốc phiện”, thêm vào đó là sự lạm quyền của Trung Cộng, nên nhiều người dân có thái độ như này cũng là điều dễ hiểu.

Những học viên có công việc chính thức lại càng gian nan hơn, lãnh đạo đương nhiên sẽ “nhìn bằng con mắt khác”, các đồng nghiệp cũng cảnh giác đề phòng, hơn mười năm nay vẫn không hề thay đổi. Trung Cộng còn tồn tại ngày nào thì họ còn sợ hãi ngày ấy; chính quyền bạo ngược cần sự khủng bố để duy trì, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu mà Trung Cộng đàn áp người lương thiện.

Thật ra, thỏa hiệp cũng không đổi lấy được bình yên lâu dài, mấy năm sau đó, chính phủ lại tổ chức lớp học tập vài lần để bức hại, đợi đến khi qua “ngày nhạy cảm” mới thả học viên về nhà.

Những học viên thỏa hiệp ấy vốn dĩ không phải thật sự từ bỏ tu luyện, nhưng nó cũng khiến họ đau khổ vô cùng, cảm thấy xấu hổ trước Sư phụ và Đại Pháp, tự bôi nhọ con đường tu luyện của mình. Thông qua không ngừng học Pháp, xem các tư liệu như Minh Huệ Net, Chánh Kiến Net, họ đã dần dần minh bạch trở lại, tuyên bố nghiêm chính thanh minh, bày tỏ hủy bỏ hết thảy những ngôn luận bất lợi với Sư phụ và Đại Pháp mà mình đã từng nói, từng làm, tu luyện lại từ đầu.

Những học viên “bị chuyển hóa”, mặc dù vẫn sùng tín Sư phụ và Đại Pháp từ trong nội tâm sâu thẳm, nhưng vì đã mất đi ý chí tự do, bị ý chí của Trung Cộng khống chế nên khá là bài xích việc đọc sách; cho dù được người thân, bạn bè khuyên đọc sách, nhưng do chịu ảnh hưởng của loại “lý luận” xuyên tạc nên họ vẫn rất khó hiểu ra. Vì hoàn cảnh khủng bố gây ra chứng bệnh này vẫn chưa tiêu biến mất nên số người minh bạch trở lại khá ít.

Nhìn từ một góc độ khác, nếu ngay từ đầu họ có thể thật sự chăm chỉ đọc sách của Thầy Lý, chân chính thực tu, thì đã không bị mê muội trong ma nạn này.

Chồng của học viên Lý Phụng bị bắt trong trại cưỡng bức lao động một năm, khi ra ngoài thì cũng mắc hội chứng Stockholm, sau anh cũng “từ bỏ” tu luyện và đi làm công ở miền Nam. Một năm sau, anh mắc ung thư phổi, đây là hậu quả của việc bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần ở trại cưỡng bức lao động. Các học viên lần lượt đến khuyên nhủ anh tiếp tục tu luyện, nhưng vì áp lực của Trung Cộng vẫn còn đó, sự ảnh hưởng của “những lời dối trá” ở trại cưỡng bức lao động vẫn còn đó, nên anh trước sau vẫn không thể tu luyện lại từ đầu, rồi không may qua đời, để lại cho vợ con nỗi thống khổ khôn nguôi…

Sau khi “bị chuyển hóa”, Dương Phong Thanh vì chịu áp lực kinh tế nên cũng đi làm công ở miền Nam, nhiều năm sau thì mắc bệnh ung thư, tiêu hết sạch tiền tích góp được và phải đi vay mượn khắp nơi. Cha của anh cũng là một người tu luyện, vô cùng tinh tấn, luôn muốn anh minh bạch trở lại nên thường xuyên bảo anh đọc sách của Thầy Lý, hy vọng anh có thể tiếp tục tu luyện, ít nhất trước mắt cũng giữ được mạng sống. Như chúng ta đã nói ở trên: thứ nhất, anh ấy thật ra đã mất đi ý chí tự do, nếu không thoát ra khỏi “nhà tù” của Trung Cộng thì bệnh rất khó hồi phục. Thứ hai, nếu như lúc này anh có thể thành tâm học Pháp, khẳng định là có thể hồi phục lại được; có điều anh cũng bị can nhiễu, những người bị hại giống như Dương Phong Thanh không ngừng lặp lại với anh những “lý luận” lệch lạc của Trung Cộng.

Nếu không quan sát kỹ những người bị hại này, thì người ta sẽ không phát hiện ra họ khác biệt với người dân bình thường như thế nào. Họ chỉ là mất đi năng lực tư duy độc lập, tất cả những gì chỉ cần là Trung Cộng nói và làm thì họ đều cho là đúng đắn, và còn tích cực biện hộ cho chúng.

Học viên Pháp Luân Công không phải là ví dụ đầu tiên cho những người bị hại của Trung Cộng. Mỗi một cuộc “vận động” bức hại dân chúng của Trung Cộng đều để lại những “nạn nhân” mắc hội chứng Stockholm này. Mặc dù nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau, nhưng Trung Cộng đều đã thay thế ý chí tự do của họ.

Chính vì loại khủng bố này vẫn luôn tồn tại, nên rất nhiều “nạn nhân” tới tận khi qua đời cũng chưa minh bạch trở lại, ví dụ như nhà văn Đinh Linh nổi tiếng của Trung Cộng.

Những học viên Pháp Luân Công này có triệu chứng Stockholm rất nghiêm trọng, nhưng lại hào phóng về mặt kinh tế, tặng cho Dương Phong Thanh chi phí chữa trị (thật ra họ đều là những người lương thiện trong người thường). Dương Phong Thanh vô cùng cảm kích, nên điều đó tự nhiên cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn tự do của bản thân anh.

Trong tình hình trên, mặc dù cha của Dương Phong Thanh luôn hy vọng anh có thể tiếp tục tu luyện, nhưng tới tận khi qua đời ý chí cá nhân của anh vẫn không minh bạch trở lại, cuối cùng để lại người nhà khóc đến cạn khô nước mắt…

Khi Liễu Thành Âm gặp Dương Phong Thanh, anh ấy đã không còn có thể cứu chữa được nữa rồi, chỉ nằm nhà chờ chết thôi. Từng là một nam tử hán cao to, vạm vỡ, phong độ, vậy mà giờ đây anh gầy khô, chỉ nặng khoảng 35-40 kg, khối u lan rộng chèn vào khí quản khiến anh không thể nói chuyện, càng không thể giao lưu chia sẻ. Trông thấy Liễu Thành Âm anh liền nhẹ nhàng chỉ vào yết hầu, vợ anh giải thích rằng ý anh là mình không thể nói được nữa. Nội tâm Liễu Thành Âm ngập tràn nỗi chua xót, thực ra bản thân cậu sớm đã hiểu rõ, nên liền bảo anh rằng hãy dĩ Pháp vi Sư.

Vợ anh nói rằng, thật ra Dương Phong Thanh từ trước tới nay đều không từ bỏ, vẫn luôn nhớ đến Sư phụ. Đúng vậy! Họ biết Sư phụ tốt, chỉ là mắc chứng rối loạn đa nhân cách và mất đi ý chí tự do.

Bị rối loạn đa nhân cách, nhân tính bị bóp méo trong bạo lực, từ góc độ này mà xét thì họ luôn phải sống trong thế giới tinh thần với đầy rẫy nỗi thống khổ và sự sợ hãi.

Em trai của anh là Dương Phong Phi từ khi trở về từ lớp học, mặc dù cũng luôn nói rằng bản thân vẫn muốn tu luyện, nhưng rất ít khi luyện công, Pháp cũng không học nữa. Các loại sở thích ngày trước lại quay trở lại, nào là đánh bạc, uống rượu,… suốt ngày nợ nần chồng chất, rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Có lẽ do đã bị giày vò quá nhiều trong các loại “lao ngục” nên anh ấy muốn từ bỏ rồi…

Trạm trưởng trạm phụ đạo Pháp Luân Công huyện Thanh Hà ngày trước là Bạch Ái Cúc sau khi được thả về từ trại cưỡng bức lao động thì mắc các loại bệnh tật do cả tâm lẫn thân đều bị tra tấn quá nhiều, đồng thời còn mắc hội chứng Stockholm, người nhà đưa đi chạy chữa khắp nơi, vài năm sau thì cô qua đời.

Hám

Hồng trần đẳng Pháp kỷ đa niên
Lịch tận phong sương khổ vạn thiên
Khả hận ác long phiên trọc lãng
Tiểu chu phúc khứ thuỷ liên thiên

Tạm dịch

Tiếc

Bao năm chờ đợi Pháp ở cõi hồng trần
Trải tận phong sương thấm muôn vàn khổ cực
Ác long đáng hận dậy cơn sóng vẩn đục
Thuyền nhỏ lật nhào nước dâng ngập trời

Hồi thứ mười sáu: Báo ứng

Sau một năm dưới chính sách tàn bạo của chính phủ họ Giang, những trường hợp người dân bị đánh chết hoặc bị thương vì vấn đề “thuế ruộng” liên tục xuất hiện ở khắp mọi nơi, gia đình và người nhà của những nạn nhân này vô cùng đau khổ và phẫn nộ nên không ngừng kiện cáo, dưới tình hình này, chính quyền địa phương buộc phải tìm ra vài “con dê thế tội”.

Nói là “dê thế tội” nhưng thực ra họ cũng không oan ức gì, ví dụ như mấy lãnh đạo thị trấn Bạch Mã, số lượng người dân và học viên bị họ đánh còn ít sao? Họ bị cách chức, bị tuyên án treo quả thực là đáng tội. Có điều về phía họ mà nói, thì họ tự thấy mình bị oan, họ chỉ là gắng hết sức thi hành nhiệm vụ mười phân vẹn mười, còn lãnh đạo cấp trên không chịu tổn thất gì, ngay cả bí thư thị trấn là Ký Thanh Vân cũng không bị xử lý, thế mà mình lại phạm tội.

Trong khi thi hành nhiệm vụ, chẳng lẽ họ không biết mình đang phạm tội sao? Câu trả lời là không. Trong suy nghĩ của họ, chỉ cần một lòng một dạ đi theo Trung Cộng, cho dù vi phạm pháp luật thì cũng không có ai truy cứu, thậm chí còn có thể được thăng chức. Nhưng thực ra không phải như vậy, khi Trung Cộng cảm thấy bạn làm ảnh hưởng đến quyền lực thống trị của nó thì nó sẽ chẳng hề tiếc rẻ mà hy sinh một vài người. Như trong cuốn “Cửu Bình” đã nói, bất cứ ai tin tưởng đảng cộng sản về vấn đề gì thì người đó sẽ mất mạng vì vấn đề ấy.

Thật ra, nếu không nhờ có Trung Cộng bao che, thì căn theo luật hình sự của Trung Cộng họ sẽ bị phán quyết nghiêm trọng hơn nữa.

Nếu sau khi trải qua chuyện này họ có thể hiểu rõ bản chất của Trung Cộng, thì đó cũng là phúc phận của họ.

Ký Thanh Vân trong thời gian đó cũng chẳng mấy dễ thở, ông ta dùng trăm phương ngàn kế để được thăng chức, đương nhiên cũng tiêu tốn không ít tiền. Ông ta chuẩn bị mua chức Cục trưởng Cục Tài chính, nhưng những người tranh giành chức vị này lại rất nhiều.

Ở đây còn nảy sinh một chuyện đáng cười, đó là người lãnh đạo bày mưu cho ông ta đã hỏi ông ta rằng: “Đã tặng quà cho lãnh đạo đương nhiệm chưa?”, ông ta vội vàng đáp tặng rồi. Kết quả thế nào? Đương nhiên là không thành công. Đây cũng là chỗ ngu dốt của ông ta, tại sao người ta lại hỏi ông ta như vậy? Chẳng phải là đang nhắc nhở ông ta tặng chưa đủ sao? Có lẽ ông ta cũng đã từng nghĩ đến, nhưng không ngờ Trung Cộng hủ bại quá nhanh, nước dâng, thuyền cũng dâng lên theo, con số mà ông biếu xén đã là quá ít. Chỉ còn trông chờ vào “thành tích chính trị” từ việc đánh đập dân chúng và đàn áp Pháp Luân Công để thăng quan tiến chức thì cũng quá ư là ấu trĩ rồi!

Ông ta cảm thấy thân thể không thoải mái, liền đi bệnh viện kiểm tra thì kinh ngạc phát hiện bản thân thế mà lại mắc bệnh ung thư. Ông ta đành phải làm phẫu thuật, tạm thời bảo toàn được tính mạng.

Thật ra, ông ta hăng hái đàn áp người tu luyện, tội ác to lớn làm sao! Nếu không phải ông Trời vẫn cấp cho cơ hội, thì ông ta đã mất mạng từ lâu rồi. Tại sao không suy nghĩ lại một chút?

Phó thị trưởng Lý Phúng năm đó cũng là nhờ có người ở trên nên không những không bị mất chức mà còn được thăng tiến lên từng bước từng bước, vài năm sau đã giữ chức bí thư thị trấn.

Anh ta dương dương tự đắc, quên mất mình là ai, đi khoe khoang khắp nơi, vung tiền đánh bạc, ngay cả những cán bộ khác cũng trái mắt, cảm thấy anh ta hành xử thái quá rồi.

Có người đã báo cáo anh ta, cấp trên điều tra thấy riêng số tiền công bị lạm dụng cũng hơn một triệu. Không biết là do anh ta là một kẻ vô dụng hay do thủ đoạn của cơ quan tư pháp quá tàn nhẫn mà người ta vừa mới tra tấn bức cung anh ta đã nhận hết tội rồi, kết quả là bị phán quyết tám năm tù. Người nhà của anh ta cũng là quan chức, nhận được tin liền lập tức quay về, nếu như lúc đó Lý Phúng không nhận tội, cố chịu đựng qua đêm đó, rồi dùng quan hệ dàn xếp ổn thoả, thì cũng được coi là “vô tội”.

Họ nào đâu biết được rằng, hăng hái tham gia đàn áp học viên Đại Pháp đã tạo nên nghiệp chướng nặng nề. Ai còn có thể cứu nổi anh ta đây?

Thực ra họ cũng là những nạn nhân của đảng cộng sản, tư tưởng và linh hồn của họ chịu đầu độc nặng nề, đây cũng là nguyên nhân khiến họ điên cuồng. Đảng cộng sản chính là muốn dẫn người dân xuống địa ngục…

Có mấy người lãnh đạo gây cản trở cho Liễu Thành Âm trong công việc, khiến cậu suýt chút nữa thì mất việc. Mặc dù lúc đó cậu rất thống khổ, nhưng suy cho cùng là người tu luyện nên dần dần cậu cũng quên đi.

Thế nhưng báo ứng lại đến rất nhanh: Không lâu sau, một lãnh đạo địa phương phát hiện bị mắc bệnh ung thư, ông ta biết rằng không chữa trị được nữa nên liền uống thuốc trừ sâu tự sát tại bệnh viện… Con trai một người lãnh đạo khác mắc bệnh trầm cảm, mấy lần tự sát bất thành, cả gia đình đều đau lòng xót ruột. Còn có một vị lãnh đạo nữ, con trai bà ấy trong lúc đi du sơn ngoạn thuỷ thì bị ngã, rơi xuống khe núi, mặc dù giữ được mạng sống, nhưng cũng tốn không ít tiền.

Làm người tu luyện sẽ không đi so đo tính toán với người thường, nhưng thiện ác hữu báo là Thiên lý, huống hồ họ còn trợ Trụ vi ngược, bức hại người tu luyện.

Liễu Thành Âm lấy làm tiếc cho họ, người chết rồi không nói làm gì, chỉ hy vọng những ai còn sống có thể liễu giải chân tướng, có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn…

Tuyển

Thiện ác năng tri tại cá nhân
Phân minh báo ứng hữu tiền nhân
Quảng truyền chân tướng lai hồng phúc
Thiết mạt vô tâm ngộ thử thân

Tạm dịch

Lựa chọn

Có thể phân biệt rõ thiện ác là ở mỗi cá nhân
Báo ứng phân minh là bởi nhân gieo từ trước
Truyền rộng chân tướng, hồng phúc đến
Đừng vô tình mà bỏ lỡ chính mình

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/113478

 



Ngày đăng: 26-07-2024

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.