Tiểu thuyết: Trùng sinh (4)
Tác giả: Tân Minh
[ChanhKien.org]
Hồi thứ bảy: Mây đen
Ông Ngưu đang dắt xe đạp đi trên đường lớn, trên giỏ xe đựng tư liệu Đại Pháp, nhìn quanh bốn phía, trong lòng bồn chồn bất an. Đài phát thanh, truyền hình và báo chí đều đưa tin đối với sự kiện học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, nhưng lại nói thành “cuộc bao vây Trung Nam Hải”. Mặc dù theo thông tin nội bộ của học viên, trước sự kiện lần này, từ năm trước đó đã bắt đầu xuất hiện các động thái trấn áp ở các nơi. Ông Ngưu lúc đó cũng không để ý, xem ra trấn áp rất gắt gao, các học viên đã đến Bắc Kinh thỉnh nguyện.
Ông Ngưu đã ngần này tuổi, từng làm lãnh đạo cấp thấp, trải qua nhiều cuộc vận động chỉnh người các loại, nghĩ đến thôi cũng không rét mà run, bao nhiêu người đã bị chết oan uổng. Trong lòng như có thủy triều trào dâng, theo kinh nghiệm ông phân tích, đây chắc chắn sẽ là một cuộc vận động chính trị đáng sợ, tự mình nên tìm đường lui thôi. Ông hoài nghi mình đã làm sai điều gì, nhưng nghĩ kỹ lại thấy mình chẳng có gì sai trái cả! Quần chúng luyện khí công rèn luyện thân thể là sai sao? Pháp Luân Công chẳng phải đã được các ông phê chuẩn rồi quảng bá cho dân chúng toàn quốc hay sao?
Mặc dù trên bản tin nói rằng mỗi người đều có quyền tự do tu luyện công pháp, khiến dân chúng an tâm. Ông Ngưu hiểu rất rõ đảng cộng sản này thích nhất là nói dối, nếu đoán không nhầm thì đây có lẽ là kế hoãn binh.
Quả đúng như dự đoán, tháng 7 năm 1999, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố “Thông báo về việc đảng viên đảng cộng sản không được phép tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”. Nhìn thấy thông báo này, ông Ngưu lòng dạ rối bời vì bản thân ông cũng là một đảng viên lâu năm, thật sự không thể cúi đầu nhận sai là xong; nhưng suy nghĩ của vợ ông và ông khác nhau hoàn toàn.
Tân Lương Nam mấy bữa nay cũng rất lo lắng, áp lực ngày càng lớn. Hồi tưởng lại con đường tu luyện mà mình đã trải qua hơn một năm nay, bà thực sự nghĩ không thông, Đại Pháp dạy người hướng thiện, chữa bệnh khỏe người miễn phí, chỉ có thể có lợi cho sự ổn định của xã hội, tại sao lại phải trấn áp? Từ góc độ tín ngưỡng mà nói, đây là tín ngưỡng cá nhân, là tự do tín ngưỡng, bao nhiêu tổ chức xã hội đen ngoài kia không đi xử lý, lại đi đàn áp một quần thể những người tốt bụng hoàn toàn không có tổ chức này.
Bản thân vốn bệnh tật đầy mình, còn có thể sống thêm được mấy ngày? Đại Pháp đã cho bà một cuộc đời mới, bà phải cảm tạ Đại Pháp, tiếp tục tu luyện. Nhưng bà là nhân viên công chức đã về hưu, nếu làm không tốt thì lương hưu có thể được phát như trước không? Nếu bà không tiếp tục tu luyện, không chỉ có lỗi với sự từ bi khổ độ của Sư phụ, mà mệnh của bản thân liệu có còn được kéo dài không? Thông qua học Pháp, bà minh bạch ra rằng: Tu luyện là cực kỳ nghiêm túc, vì thế nên người đắc Đạo từ xưa tới nay mới ít như vậy. Gặp phải khảo nghiệm là bình thường, cũng có khảo nghiệm sinh tử, vì mục tiêu của người tu luyện chân chính là trở thành sinh mệnh cao cấp, sẽ không quan tâm đến sinh tử, vinh nhục và được mất nơi thế gian con người. Nghĩ tới đây, tâm của bà dần dần bình tĩnh lại.
Điểm luyện công nhà ông Ngưu càng ngày càng vắng người, một vài học viên mới thấy tình hình ngày một căng thẳng, lại trông thấy sắc mặt sợ hãi và khó xử của ông Ngưu nên ít người đến; những học viên lâu năm dù được Tân Lương Nam chào đón nhưng cũng thấy gượng gạo, song nghĩ đến việc học Pháp và luyện công tập thể là việc Sư phụ đề xướng, nên họ vẫn đến đúng giờ.
Tình hình của Liễu Thành Âm cũng không tốt, cậu cảm thấy có một luồng áp lực vô hình càng ngày càng lớn. Sau ngày 25 tháng 4, một vị đồng nghiệp cũ tốt bụng đã nghiêm túc thành khẩn nói với cậu: “Tiểu Liễu à, theo kinh nghiệm của tôi, quốc gia sẽ sớm đàn áp Pháp Luân Công, tốt hơn là cậu mau chóng dứt ra đi”. Liễu Thành Âm hiểu rằng đây là lòng tốt của người ta nên liền cảm ơn.
Thật ra lúc này cậu cũng biết rằng nội bộ đảng cộng sản đã xác định Pháp Luân Công là: tranh giành quần chúng với họ, là mặt trận đấu tranh lập trường tư tưởng, nhất định phải thủ tiêu. Phải làm sao đây?
Ngày 20 tháng 7, Trung Cộng bắt các trạm trưởng trạm phụ đạo và các phụ đạo viên ở thành phố lớn của Pháp Luân Công, ngày hôm sau tiến hành bắt giữ trạm trưởng, phụ đạo viên và người phụ trách điểm luyện công ở các thành phố nhỏ và thị trấn.
Những người như Bạch Ái Cúc, Tân Lương Nam đều bị nhốt tại trại tạm giam, ước chừng có khoảng hàng nghìn người. Cán bộ công an huyện nói với họ về “chính sách quốc gia”, “sự nguy hại” của Pháp Luân Công, hậu quả nếu “tiếp tục kiên trì” và “sự khoan hồng của nhà nước với họ”, để họ “hối cải” trước, rồi sẽ xem xét “tình hình cụ thể” mà xử lý.
Tình hình chuyển biến đột ngột, người nhà của các học viên Pháp Luân Công làm lớn chuyện. Chồng của Bạch Ái Cúc là Trương Bình và ông Ngưu mau chóng đi dò hỏi, tìm người nói giúp. Người ta nói đây là vấn đề chính trị, không dễ xử lý, phải xem quyết định của lãnh đạo cấp trên.
Chiều ngày 22 tháng 7, tất cả đài truyền hình của Trung Quốc đại lục rầm rộ phát sóng chương trình chuyên đề về Pháp Luân Công, vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công, bịa đặt cái gọi là “1400 trường hợp”, “tự sát”, “giết người”… cùng rất nhiều bằng chứng “xác thực” khác.
Tâm tình Liễu Thành Âm và người nhà trĩu xuống đến cực điểm, những điều họ lo lắng bao ngày nay cuối cùng cũng xuất hiện. Các trường hợp trên chương trình truyền hình là thật hay giả? Đường đường là đài truyền hình quốc gia mà lại nói dối sao? Thầy Lý Hồng Chí là người như vậy sao? Hiện tại đang ở đâu? Rõ ràng là môn tu luyện Phật Pháp hướng thiện, mà tại sao “quốc gia” lại phải phản đối?…
Đúng là:
Mê
Ô vân mạc mạc mạn Thần Châu
Viên khiếu nha đề tự lãnh thu
Nhất phiến đan tâm do khả giám
Bất minh chân tướng sử nhân sầu
Tạm dịch:
Mê
Mây đen mù mịt khắp Thần Châu
Vượn kêu quạ khóc tựa thu giá
Một tấm lòng son còn soi tỏ
Không rõ chân tướng người u sầu
Hồi thứ tám: Nói lời thật lòng
Mặc dù trước kia các học viên cũng biết chút tin tức là “quốc gia” có thể sẽ cấm chỉ tu luyện, nhưng Pháp Luân Công vốn dĩ là công pháp được quốc gia cho phép tu luyện, hiệu quả đối với xã hội rất tốt. Việc “quốc gia” đàn áp một môn khí công chữa bệnh khỏe người với khí thế điên cuồng giống thời “cách mạng văn hóa” quả thực khiến học viên rất chấn động.
Mỗi học viên đều không thể không suy xét kỹ càng sự việc này. Liễu Thành Âm cũng không ngoại lệ, suy đi tính lại thì đại đa số những học viên xung quanh đều là người lớn tuổi, rất nhiều người trong số họ vốn thân mang bệnh tật, có người bị bệnh nan y, sau khi tu luyện người thì cải tử hoàn sinh, người thì hết bệnh, có thể nói tuyệt đại đa số đều có hiệu quả. Không hề nghe nói học viên vì luyện công mà giết người hay bị bệnh thần kinh, chỉ nghe nói người bị tâm thần luyện rồi khỏi bệnh. Họ còn nói rằng Thầy vơ vét của cải, nhưng sự thực học phí của những khí công sư khác cao, còn học phí của Thầy lại rất thấp, nếu là vì vơ vét tiền của, vậy thì đâu có chuyện học viên toàn quốc có hàng bao nhiêu vạn người được khỏi bệnh mà không cần lấy một xu tiền thù lao nào? Nếu thu phí thì cụ thể bao nhiêu tiền cũng không nói rõ? Chỉ có một khả năng, chính là số người luyện công quá nhiều dẫn đến sự cảnh giác của các cơ quan hữu quan, nhưng chẳng phải càng nhiều người học điều tốt thì càng tốt hay sao? Xem ra chắc chắn là làm sai rồi, vu oan cho một công pháp tốt như vậy.
Đối với một số học viên học Pháp không sâu, vừa thấy tình thế không thuận lợi liền về nhà len lén luyện công, thậm chí từ bỏ luôn. Phần đông những học viên lâu năm từng trải qua rèn giũa thì đều cho rằng đến nơi khác thỉnh nguyện không có tác dụng, quyết định là của trung ương, vậy thì chỉ có thể đến Bắc Kinh, phản ánh tình hình thực tế tới chính quyền lãnh đạo có quyền lực.
Thực ra học viên ở các thành phố lớn sớm đã hành động rồi. Các học viên tới tấp đến các cơ quan của Cục khiếu nại quốc gia để phản ánh chân tướng, họ bị bắt giam ở những sân bãi trống như sân vận động. Tiếc rằng không có quan chức nào lắng nghe lời nói chân thành của các học viên, sau mấy ngày giam giữ thì các học viên lần lượt được đưa về trại tạm giam hoặc nhà lao ở các nơi.
Trên quảng trường Thiên An Môn chỗ nào cũng có cảnh sát vũ trang và cảnh sát mặc thường phục, bắt giữ học viên từ khắp cả nước đến thỉnh nguyện mọi lúc mọi nơi. Nếu học viên cầm biểu ngữ hay hô khẩu hiệu thì hiển nhiên sẽ bị đánh, bị cưỡng chế lôi đi.
Vì muốn chặn đứng học viên ở bến xe và giảm bớt ảnh hưởng tới bên ngoài, các nhà chức trách nghĩ ra một cách “tuyệt diệu”, phóng to ảnh chụp của Sư phụ Lý Hồng Chí, đặt tại lối ra của cửa xe, hành khách nào không dẫm chân lên ảnh thì nhận định là học viên, rồi thẳng tay kéo đi.
Bạch Ái Cúc, Tân Lương Nam bị bắt giữ vài ngày thì được thả ra, không phải vô điều kiện, mà là sau khi nộp cái gọi là “phí bảo lãnh chính trị”. Nói thẳng ra là đưa chút tiền.
Cũng không vì thế mà các trại tạm giam trống không, những học viên từ thị trấn lên thỉnh nguyện lại bị bắt vào đó.
Thật ra, lúc này học viên khắp nơi ở Đại Lục đều có cảm giác trời như thể sắp sập xuống, giống như cái gọi là “Đại vương Khủng bố sẽ từ trên trời xuống”. Những người làm việc tại các đơn vị nhà nước như Liễu Thành Âm, Dương Phong Phi khi ấy đều thấy ngày dài như năm. Lãnh đạo đơn vị nghe theo chỉ thị của cấp trên, buộc các học viên phải viết hối quá thư, vạch rõ ranh giới với Pháp Luân Công, nếu không sẽ bị mất bát cơm ở các đơn vị nhà nước. Những lời khuyên nhủ có ý tốt của lãnh đạo và đồng nghiệp cùng sự phẫn nộ, đau khổ và lo lắng của người thân khiến tâm tình của họ khó mà bình tĩnh lại được.
Về danh sách học viên tu luyện, các trạm phụ đạo ở thị trấn và điểm luyện công ở vùng dưới luôn làm theo quy định của Thầy Lý, từ trước tới nay không hề thống kê tên và số điện thoại của học viên. Vì không có tổ chức mà! Người ta muốn luyện thì luyện, không muốn luyện thì đi, thống kê gì đây! Nhưng vào đêm trước khi trấn áp, trạm phụ đạo huyện đột nhiên lại để mọi người thống kê, mọi người đều thấy kỳ lạ, hỏi ra mới biết là Cục công an muốn thống kê.
Sau đó, huyện liền lấy danh sách đó để xử lý, đây được gọi là thống kê của “phía chính phủ”, tuyên bố có hơn ba triệu học viên.
Học viên Lý Vân đã mất tích, bà bị coi là “thành viên cốt cán của Pháp Luân Công”, bà đã mất tích ở huyện Thanh Hà. Có người nói bà đi thỉnh nguyện; có người nói có lẽ bà về quê. Ở thời điểm này, chuyện người đi thỉnh nguyện không bao giờ quay trở về cũng là điều bình thường. Khi đó cũng có người truyền tin, nếu đi thỉnh nguyện thì rất có khả năng bị đưa đến nhà tù bí mật xa xôi nào đó rồi. Theo tư liệu chứng thực chính xác mà cộng đồng quốc tế sau này nắm được, đúng là có nhà tù như vậy, bí mật sát hại học viên, thậm chí là thu hoạch nội tạng sống của học viên.
Lý Vân mất tích hẳn rồi, người dân nơi đây không ai còn trông thấy bà ấy nữa. Cuộc sống phu thê ân ái vừa bắt đầu ở tuổi xế chiều hoàng hôn đã vĩnh viễn phải chia ly…
Người ta chỉ thấy Trương Phi, người đàn ông đã tuổi xế chiều, vẻ mặt bần thần, miệng luôn lẩm bẩm: “Vân à, sao bà có thể đi như vậy, bà đi sao không nói lời nào? Bà đi rồi, tôi sống thế nào đây…” Dù người lòng dạ sắt đá đến đâu nghe thấy cũng phải rơi lệ, họ Giang tàn bạo kia đã bao giờ nghe thấy tiếng kêu từ tận đáy lòng này…
Trong cuộc trấn áp tà ác này, có biết bao nhiêu người phải chịu cảnh tan cửa nát nhà…
Quả là:
Oán
Càn khôn điên đảo thế phong thương
Bách tính vô cô hạ phí thang
Hổ báo sài lang bình địa tẩu
Thiện nam tín nữ nhập lao phòng
Dịch thơ:
Oán
Càn Khôn nghiêng đổ thói đời hỏng
Bách tính vô tội rơi dầu sôi
Hổ báo sài lang đầy mặt đất
Thiện nam tín nữ chốn tù giam
Ngày đăng: 07-06-2024
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.