Khám phá phong thủy (14): Sự khác nhau giữa 坟(phần) và 墳(phần)
[ChanhKien.org]
Một số người hiện nay cho rằng chữ phần (坟) là chữ giản thể của chữ phần (墳), mà phần (坟) chính là những gò đất ở nơi núi rừng thôn quê, sau khi con người chết rồi được mai táng ở đó. Kỳ thực đây là sai lầm rất lớn. Lịch sử phát triển đến hôm nay, rất nhiều thứ đã trở nên lệch lạc và biến dị, đã mất đi nội hàm chính thống ban đầu rồi.
Khởi nguồn của “phần” (坟), bắt nguồn từ những đạo văn lưu lại từ thời Tam Hoàng thượng cổ, mặc dù không truyền lại cho hậu thế, thì những cái tên như “Tam phần ngũ điển” vẫn được lưu tồn lại về sau, trong lời mở đầu của cuốn “Thượng thư” nói: “Sách của Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, gọi là ‘Tam phần’, ở đây đều là các sách nói về Đại Đạo vậy. Sách của Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường (Nghiêu), Ngu (Thuấn), gọi là ‘Ngũ điển’”. Tam Hoàng khai sáng, ngũ Đế phát triển, “phần” là đạo văn, “điển” phần nhiều là các chế độ, “phần” đã được liệt kê cùng lúc với “điển”, thì nó không phải là điều lệ chế độ, mà là luận đạo biết lời, đối với các vị thánh vương đại đức thời thượng cổ, thì chỗ mà họ nhận thức về Thiên đạo là đơn giản mà rõ ràng, ngắn ngọn mà dung dị, không phải là những bài viết hay báo cáo lê thê mà người đời sau đoán mò ra. Dùng cách nói của cá nhân, Tam phần chính là nhận thức đối với đạo và tâm đắc về pháp lý cai trị thiên hạ của bản thân mỗi vị trong Tam Hoàng, từ đó viết ra các chuẩn tắc trị vì thiên hạ truyền lại cho các đời sau, vì để diễn hóa đại đạo, lấy đạo chế ngự sáu phương (Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới), trên thì nhận mệnh Trời, dưới am hiểu địa lợi, ở giữa thì hài hòa với lòng người, dẫn dắt khiến cho lòng người trở nên ngay chính, lấy bản thân trị vì thiên hạ, không phải để thiên hạ phụng sự cho bản thân mình, răn dạy dân thì dùng phương pháp chí đạo, căn cứ theo đức, dựa vào nhân từ và cả quá trình là vui vẻ, cách như vậy gọi là “chính trị”, bản thân từ chính trị, có nghĩa là giáo hóa vậy. Và chữ Chính (政) trong “chính trị” là từ chữ “(chân) Chính (正) và chữ “Văn” (文) ghép lại.
Ngày nay nội dung của “Tam phần” sớm đã không còn được biết rõ nữa, nhưng từ cuốn “Thượng thư” do Khổng Tử chỉnh lý biên soạn, đã có ghi chép về lời giao phó dặn dò của ba thời đại Nghiêu, Thuấn, Vũ truyền nối nhau, chính là những lời như sau: “Đạo tâm duy vi, nhân tâm duy nguy, duy tinh duy nhất, duẫn chấp quyết trung”. (Tạm dịch: Tâm của đạo trời vi diệu, lòng người thay đổi biến hóa; để học được đạo trời thì phải chuyên nhất, ra sức học tập thực hành, mới có thể hiểu được một cách không thiên lệch, mới có thể quản lý quốc gia cho tốt). Tuy chỉ có 16 chữ, nhưng lý lớn của của Nho gia như “đạo trời không coi riêng ai là thân thích, luôn ở bên cạnh người thiện lương”, “Trời chỉ đền đáp người có đức”, “sông núi tuy hiểm trở, bằng dựa vào đức mà trở nên mạnh mẽ”, “cẩn trọng”, “thận trọng đúng mực trong cuộc sống riêng tư”, “chân thành”, “công bằng”, “trung dung” và “nhân hậu”… đều là từ đây mà ra. Còn việc “thuật nhi bất tác” (tạm dịch: “thuật lại mà không sáng tác”) Khổng Tử làm những năm đó, chiểu theo cách nói của chúng ta ngày nay, chính là “xâu chuỗi trân châu quý báu để lại từ trong lịch sử”, văn hóa tâm pháp mà ông học tập đúc rút từ tổ tiên, kết thành điều cốt lõi nhất trong Nho gia, chính là sự kế thừa liền mạch, tổng kết và dung luyện từ lời dạy, kinh nghiệm… của các vị Tam Hoàng Ngũ Đế, Thương Thang, Chu Văn, Vũ.
Tuy nhiên, những điều này vẫn chưa giải thích rõ ràng ý tứ của “phần” (坟) là gì. Kỳ thực thì nếu như hiểu rõ bản chất Thần truyền của nền văn hóa Trung Hoa, thì “phần (坟)” chính là từ góc độ của các vị Thần nhìn những trí huệ và nền văn hiến được lưu lại ở không gian này, bởi vì Tam giới trong mắt các vị Thần chính là “Thổ”.
Còn “phần(墳)” thì sao? Nó tất là có quan hệ với những lý giải về “phần mộ” của người dân phổ thông trong dân gian. Điều này cũng có nguyên do. Ở nơi Trung Thổ này, thời cổ đại gọi là Thần Châu, đúng như tên gọi, cũng là khu vực mà chư Thần sinh sống và cư trú. Mỗi triều mỗi đại đều là do chúng Thần ở các thể hệ thiên thể khác nhau hạ thế diễn giải ra. Như vậy mỗi triều mỗi đại đều mang theo văn hóa của họ, đôi khi còn thay đổi rất nhanh, triều đại sau lại có một bộ riêng của bản thân họ chứ không sao chép theo văn hóa của triều đại trước, tư tưởng văn hóa thì có thể thông qua biên soạn lịch sử mà lưu tồn lại, văn chương sách vở cũng đã có thể được truyền lại qua các đời, nhưng những thứ như kiến trúc, âm nhạc, điêu khắc, sáng tác và khoa học kỹ thuật thì thế hệ sau rất khó học theo, họ rất có thể sẽ hủy đi những thứ này để làm một bộ khác cho bản thân, như vậy, những tinh hoa văn hóa của mỗi triều đại sẽ rất khó lưu lại đến hôm nay, vậy làm sao đây? Thì phải tạo ra “mộ phần” mà bảo tồn nó lại. Cho nên, bạn nhìn thấy hoàng đế của các triều các đại, đặc biệt là những Hoàng đế có công lao to lớn, ví như Tần Thủy Hoàng, Đường Thái Tông v.v… đều cần tạo những mộ phần rất lớn, thời cổ đại gọi là Hoàng lăng hoặc Địa cung…
Các thế hệ sau này, đặc biệt là những người ngày nay đã mất đi nội hàm văn hóa truyền thống, có thái độ phê phán và phủ nhận đối với những kiến trúc lăng mộ to lớn của các hoàng đế, dưới quan điểm lịch sử của đấu tranh giai cấp, họ đều cho rằng các hoàng đế phong kiến xa hoa, phung phí thế nào thế nào đó, và làm hao tốn của cải sức lực nhân dân để kiến tạo mộ phần. Chúng tôi không đánh giá đúng sai của vấn đề này, chỉ là từ một góc độ khác mà nói rõ ra cách nhìn của mình, kỳ thực tư tưởng ý thức của con người cũng là những biểu đạt của Thiên ý ở thế gian, khỏi cần nói, tư tưởng của các vị hoàng đế thời đại đó lại càng là như thế. Nhảy ra khỏi bản thân của vấn đề này mà nhìn, thì cũng chỉ có các hoàng đế mới có quyền lực và khả năng như thế, thu thập toàn bộ những biểu hiện văn hóa tinh túy nhất của triều đại đó, chôn vùi vào đất, mà hơn nữa còn chôn một cách vô cùng an toàn chu đáo, mục đích là để bảo tồn thành tựu văn hóa của triều đại đó, cũng chính là bảo tồn đặc điểm văn hóa của những thế hệ khác nhau kia, bởi vì trong tương lai khi một triều đại canh tân thì sẽ dung luyện và chắt lọc lại mới, dùng để sáng tạo ra một nền văn hóa mới.
Chính vì những thành tựu về phương diện chính trị và quân sự được kiến lập bởi các bậc hùng chủ các triều đại như Tần Hoàng – Hán Vũ, Đường Tông – Tống Tổ, Thành Cát Tư Hãn, Chu Đệ, Khang Hy, Càn Long, có nội hàm mục đích sâu xa là để phổ biến rộng rãi những văn hóa của thời đó, rèn luyện những con người vùng Trung Thổ, vậy nên những thành tựu trong thời đại thịnh thế đỉnh cao của họ cần được chôn vào đất, để sau này nhân loại cho dù có xuất hiện tai họa hay chiến tranh do nghiệp lực luân báo thì cũng không thể làm tổn hại được những văn hóa chính yếu này.
Vì vậy, phần (墳), là giống như hình thù của nó, là do đắp đất tạo thành, núi non trùng điệp ẩn tàng bảo bối bên trong, còn phần(坟), thì quả thực là nói đúng như bản chất của nó, là có tác dụng bảo tồn văn hóa.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, do “phần (坟)” và “phần (墳)” là có chỗ tương đồng, nên dần dần bách tính phổ thông xem nó trở thành thông dụng. Có người nói rằng sau khi địa cung của Tần Hoàng đế được hoàn thành, được đắp đất lên làm lăng, hình dáng như ngọn núi, nên lúc đó có người gọi là “núi mộ” (phần sơn), ngày nay ở các vùng quê cũng vẫn gọi là “phần” là do cách nói như thế tồn lưu lại. Bởi vì Hoàng đế lấy bản thân để thống soái thiên hạ, nên các vương công quý tộc và bách tính phổ thông cũng nhìn vào học theo, nhưng sẽ hết sức tuân theo giáo huấn của thánh vương, tuyệt đối sẽ không chiếm dụng những mảnh ruộng phì nhiêu màu mỡ, cũng sẽ không tùy tiện tìm một nơi nào đó để chôn cất, mà sẽ thỉnh mời người có chuyên môn dùng các phương pháp chuyên môn, chính là mời các thầy phong thủy, dùng thuật phong thủy để câu thông với thiên địa, nếu không phải là người có đại công đại đức, sẽ không bao giờ dám đào đất mai táng.
Bởi vì Lễ băng Nhạc hoại (1), Khổng Tử từng có lần cảm thấy vô cùng bối rối khi nói về những khổ tâm của ông đối với “Long Lễ” (Nghi lễ long trọng, trọng thể) đương thời: Ông nói có người hỏi con người sau khi chết rồi có linh hồn hay không, nếu như ông nói có linh hồn, thì anh ta có thể không coi những việc trước mắt là quan trọng để làm hết trách nhiệm bản thân, mà sẽ dùng cái tâm lệch lạc méo mó để trao đổi mặc cả với quỷ thần, thực sự là đi sai đường rồi, đã đi vào con đường tà đạo hay tiểu đạo mất rồi; còn nếu bảo anh ta là không có linh hồn, thì đối với những đứa con hư đốn, sau khi cha mẹ chúng chết đi chúng sẽ bỏ vất vưởng nơi hoang dã chẳng quan tâm. Cả đời Khổng Tử “Chí nguyện gửi trong bộ Xuân Thu, Thi hành ở trong bộ Hiếu kinh”, quả thực là ở nơi gian nan khó khăn đó mà cứu vãn thế đạo nhân tâm, khiến cho nền tảng của con người không bị triệt để băng hoại sụp đổ, chấn hưng rộng rãi việc tư học (trường tư, lớp tư), chính là muốn quy chính giáo đạo (việc giáo dục dạy dỗ), để cứu vãn và tu chính thiên hạ, bồi dưỡng 3000 đệ tử và 72 hiền nhân, cũng chính là lập ra mô thức căn bản trong bồi dưỡng giáo dục con người cho hậu thế trong lịch sử về sau. Với quy tắc xây dựng lễ chế đối với mộ phần, cũng giống như việc đắp tượng xây tháp trong Phật giáo và Đạo giáo, vốn dĩ không phải để con người đi bái lạy và thần tượng họ, mà là để trợ giúp con người giữ gìn chính niệm, tu chính thân tâm, nhưng những người đời sau, đặc biệt là con người hiện nay đã hoàn toàn không biết nội hàm đó nữa, hành vi động tác, phần nhiều vô cùng đáng cười, mà hơn nữa việc xây mộ cũng như tạc tượng, đã lệch rời khỏi nguyên ý ban đầu của các bậc tiên thánh, trở thành những gửi gắm tình cảm của thế nhân, hoặc để phô trương công lao thanh danh của bản thân nơi thế tục.
Trong lịch sử, những người có tài có đức, yêu dân và cần mẫn trong việc trị quốc, những nhân vật có tấm lòng công minh trong sáng rất lớn, thì người dân sẽ tự nguyện chôn cất họ ở địa phương của mình, để nơi đó thấm nhuần nhân nghĩa đạo đức của vị đó, bởi vì những sinh mệnh xuất sắc này, thân thể họ cho dù chỉ là tải thể, nhưng khu vực mộ phần dung nạp họ xác thực đã trở thành biểu tượng, thành hình mẫu tiêu biểu mô phạm rồi. Bên bờ Tây Hồ (Hàng Châu) có ngôi mộ của Nhạc Phi và Vu Khiêm, người đời sau tán dương là “vì có Vu Nhạc song Thiếu bảo, nhân gian từ đây (coi) trọng Tây Hồ”, rồi xây miếu lập bia cho các ngài, vái lạy đảnh lễ, cung kính thành tâm. Trước ngôi mộ trang nghiêm của Nhạc Vũ Mục vẫn còn đôi câu đối lưu truyền từ thiên cổ đến nay “Núi xanh may mắn được mai táng xương cốt người trung nghĩa, sắt trắng vô cớ bị đem đúc ra kẻ nịnh thần”, có thể thấy với bậc chính trực nhân nghĩa, cao nhân đại đức, thì cái chết của họ vẫn luôn vang danh thiên cổ, ngay cả đất đá dùng để mai táng họ cũng được hưởng ân điển vinh diệu rất lớn, bởi vì trên thế gian điều được ngưỡng mộ nhất là nghĩa hiệp, điều được quý trọng nhất là đức hạnh!
Thật đáng cười cho con người ngày nay, cách lý giải về chữ hiếu đã biến dị đến vậy, bởi vì đã không thể liễu giải được nội hàm của chữ “phần”, tác dụng của chữ phần, nên đã làm thành lộn xộn lung tung. Đặc biệt ở các vùng nông thôn dân dã lại càng như vậy. Các gò đất khắp nơi trong rừng đã không có ích lợi gì thì khỏi nói, lại còn xuất ra những loại tử khí đen kịt, khiến con người cảm thấy vô cùng khó chịu. Kỳ thực nơi thôn quê rừng núi hiện giờ đã có không ít những loại linh tầng thấp như “bạt mị võng lượng hay yêu ma quỷ quái”. Ở khu vực nông thôn Trung Quốc, bởi vì người dân bình thường ý thức thấp kém nên hoàn cảnh sinh hoạt của họ thường ít nhiều có mang thú tính, con người rất khó có chính niệm ở mức cấp cao, các chính Thần vì thế cũng buông lỏng việc trông nom coi sóc họ, vậy nên những linh thấp kém kia có thể dùi vào sơ hở, từ đó tạo thành một số ảnh hưởng nhất định. Sau đó, những người dân quê kia trong vô tri ngu muội lại đi bái lạy những linh lạn quỷ thấp kém ấy, lại càng khiến các Thần coi thường, càng không quản họ nữa, vòng tuần hoàn ác tính này một khi hình thành, thì sinh mệnh trong đó đã trở nên thật quá đáng thương.
Ở vùng đất Trung Nguyên, thời kỳ văn minh này bắt đầu từ Hoàng đế, thông qua truyền bá văn hóa đạo đức, đề cao ý thức đạo đức tư tưởng của người dân từ bên trong, đồng thời những người tu đạo từ trước tới nay trong hai gia phái là Phật gia và Đạo gia cũng tận lực thanh trừ những đê linh ác vật này. Những thứ này dần dần chạy đến các vùng biên của khu vực Trung Nguyên. Chúng câu kết với nhau, trường mà chúng mang theo sẽ hình thành chướng khí, bởi vì những thứ này mật độ rất lớn, trong lịch sử đã hình thành những thế lực rất lớn, những người ở vùng khác tới đó thông thường khó mà dùng nhục thân để chống đỡ, cũng rất lo lắng, đây là lý do vì sao các bậc nhân sĩ đại phu rất sợ bị giáng chức đến các khu vực Lĩnh Nam, Tây Thục hay Vân Nam – Quý Châu…
Lấy Tây Thục làm ví dụ, năm đó vào triều đại nhà Hán, Trương Đạo Lăng Thiên sư khi đến Tây Thục đã sáng lập ra Ngũ Đấu Mễ Giáo (2), tuy đã trải qua thời kỳ Lý Băng trị thủy ở đất Thục (3), nơi đây đã hình thành thêm một vựa lúa lớn nữa của Trung Quốc ở bên ngoài vùng bình nguyên Hán Trung, nhưng phong tục dân gian vẫn rất thấp kém. Theo định kỳ họ sẽ dùng gia súc hoặc thậm chí dùng chính con người mà cúng tế những đê linh kia, cho đến ngày nay, trong lễ hội mừng nước hàng năm ở Đô Giang Yển vẫn còn lưu lại những vết tích của các phong tục liên quan, hậu quả của nó chính là trực tiếp dẫn đến việc bị khống chế cai quản bởi những tà ác ở không gian khác. Sau thời Lý Băng, chúng lấy Đô Giang Yển làm ranh giới, các lực lượng chính và những tà ác này lấy con sông này để phân chia ranh giới cai trị, nhưng vào thời điểm đó, các nhân tố chính ở không gian tầng thấp vẫn chưa đủ mạnh, cho nên trong lịch sử vẫn luôn cải tạo chúng, sau khi Thiên sư Trương Đạo Lăng ở vùng Đại Ấp, núi Hạc Minh sáng lập ra giáo phái, đã dẫn theo đồ chúng đến núi Thanh Thành, ở trong động tu hành, tận lực trục xuất những thế lực tà ma chiếm cứ ở đây, trảm sát rất nhiều, còn viết một Đạo lệnh, truy quét một lượng lớn đê linh lạn quỷ chạy thoát đến những vùng đất hiện nay như Cam Tư, A Bá và Lương Sơn (thuộc Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay), sau đó vì có những người Tạng du nhập vào địa phương này, Tạng truyền Phật giáo đã đại triển thần thông, hàng phục và tiêu diệt thêm rất nhiều nữa.
Như vậy, điều muốn nói ở đây là, bởi vì những đê linh tà ma lạn quỷ khống chế một số không gian tầng thấp nhất định, sau khi hình thành thế lực, những thứ này cũng sẽ cần thu thập thủ hạ sai khiến, thế là những người bình thường đã qua đời ở địa phương này, đặc biệt là những người không được an táng vào huyệt vị, sẽ rất dễ dàng bị những thứ này thao túng. Nếu như những người này khi còn sống hiểu được đạo lý hành thiện tích đức và chăm chỉ thực hiện, lúc hậu sự cũng thỉnh mời thầy phong thủy chiểu theo phép phong thủy mà an bài huyệt vị, thì sẽ thoát khỏi việc bị những đê linh ác vật kia nô dịch. Như chúng tôi đã nói trong bài trước, huyệt vị cũng chính là căn cứ theo phúc đức của một cá nhân mà an bài sắp đặt, cho dù là một người dân bình thường nhỏ bé, không phải những bậc đại đức chi sĩ, cả đời không có công lao gì lớn, cũng có thể an bài cho họ một nơi gọi là “bình an địa”. “Bình an địa” này chỉ không phú không quý, nhưng có thể được một đời bình an, không có cái gì gọi là đại tai đại nạn. Loại “địa” này rất nhiều, thôn quê các nơi đến đâu đều có. Vào thời cổ đại, con người thành tâm tĩnh tại tự nhiên có một cuộc sống phúc thọ vẹn toàn, có thể được hưởng loại “bình an địa” này.
Dương Quân Tùng, vị Khâm thiên giám quan triều Đường, nhân vật nổi danh bậc nhất trong các vị tông sư trường phái phong thủy, được dân gian phong tặng danh hiệu là “Tiên nhân cứu bần”. Đa phần là vì ở nhân gian ông đã giúp người dân phổ thông nhỏ bé “điểm” một lượng lớn những nơi gọi là “bình an địa”, và còn đem thuật phong thủy là loại thuật pháp được cất giữ cẩn mật của Hoàng gia truyền thụ rộng rãi ra dân gian, huấn luyện ra rất nhiều thầy phong thủy trong dân gian, tuy đại đa số không đắc được phong thủy chân truyền, nhưng có thể thông hiểu được một số đạo lý phong thủy, biết điểm những huyệt vị ở phẩm cấp thấp như “bình an địa”.
Từ biến hóa của thiên tượng đến bố cục ở con người thế gian mà nói, khi nơi con người thế gian xuất hiện lượng lớn “bình an địa”, thì từ biến đổi về lượng dẫn đến biến đổi về chất, cuối cùng sẽ hình thành một vương triều thịnh thế lớn phồn vinh ổn định, theo cách nói hiện tại chính là dân chúng quốc gia phần nhiều đều là tầng lớp trung lưu.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/126134
Chú thích theo hiểu biết của người dịch:
Lễ băng Nhạc hoại: Là câu nói của Khổng Tử. Vào thời Xuân Thu, Khổng Tử than rằng nền Nhân chính của nhà Chu đã mai một, lễ nhạc không còn thuần thiện nữa. Lễ nghi phép tắc bị bãi bỏ, các chư hầu, lãnh chúa phong ấp đều đua nhau lấn chiếm đất của nhau, đánh giết nhau, ai ai cũng muốn mình làm vua làm chúa, muốn thống trị kẻ khác. Còn nhạc vũ không còn mang những âm vận hài hòa với tự nhiên, hợp với Đạo nữa, các khúc nhạc xưa bị bãi bỏ, chư hầu các nước đua nhau đặt ra các khúc nhạc riêng, đều là những khúc nhạc dâm dật và hưởng lạc…
Thiên sư Đạo (chữ Hán: 天师道), còn gọi là Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道, nghĩa là “đạo Năm Đấu Gạo”), Chính Nhất Đạo (正一道), Chính Nhất Minh Uy Chi Đạo (正一盟威之道), là một giáo phái ra đời trong giai đoạn đầu của Đạo giáo, tức cuối đời Đông Hán (25–220) trong lịch sử Trung Quốc, do Trương Lăng (34–156) sáng lập. Ban đầu, tôn giáo này không có tên gọi chính thức, thường được gọi là Ngũ Đấu Mễ Đạo do khi các tín đồ nhập giáo đều phải nộp năm đấu gạo, do đó mà thành tên. Từ đời Đông Tấn trở đi Ngũ Đấu Mễ Đạo được gọi là Thiên Sư Đạo, từ đời nhà Nguyên trở đi gọi là Chính Nhất Đạo. Sau này lấy Long Hổ Sơn làm trung tâm truyền giáo thì đổi tên thành Long Hổ Tông cho đến ngày nay.
Lý Băng (李冰): Lý Băng (?—?), sinh ra ở Hà Đông (nay là Vân Thành, Sơn Tây), là một chuyên gia về kỹ thuật thủy lợi của nhà Tần thời Chiến Quốc[1]. Theo truyền thuyết, ông là người có công xây dựng Đô Giang Yển. Năm 251 TCN, Tần Chiêu Vương phong ông làm Thứ sử Thục quận (nay là Thành Đô). Trong nhiệm kỳ của mình, ông đã chủ trì thiết kế và xây dựng Đô Giang Yển ở phía Bắc Thành Đô và sử dụng nó để tưới tiêu, biến đồng bằng Thành Đô thành một vùng đất nông nghiệp trù phú.
Ngày đăng: 27-10-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.