Thuyết Tiến Hóa – Sai lầm khoa học lớn nhất của nhân loại (Phần 3-3)



[ChanhKien.org]

Phần 3 – Sự sụp đổ của ba bằng chứng chính của thuyết tiến hóa (Tiếp)

3.3.2. Nếu sắp xếp tất cả những phát hiện về cổ sinh vật học theo thứ tự thời gian thì kết quả đủ để phủ nhận thuyết tiến hóa

Cuốn sách Lĩnh vực bị cấm trong ngành khảo cổ học (Forbidden Archaeology) của hai nhà khảo cổ Michael A. Cremo và Richard Thompson đã liệt kê 500 ví dụ thực tế hoàn toàn mâu thuẫn với thuyết tiến hóa, đó đều là các di tích, di vật của nền văn minh nhân loại từ hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu năm trước. Mỗi phát hiện, khám phá đều đủ để bác bỏ thuyết tiến hóa, đủ để chúng ta nhìn nhận lại tính logic của các căn cứ cho thuyết tiến hóa.

3.3.3. Nghi ngờ về tính logic của việc dùng cổ sinh vật học để chứng minh thuyết tiến hóa

Cổ sinh vật học được xây dựng dựa trên việc vay mượn mô hình của giải phẫu so sánh, hơn nữa nó còn thiết lập một bộ mô hình tiến hóa riêng cho mình. Mô hình của giải phẫu học so sánh cung cấp mối tương quan của các bộ phận khác nhau trong cơ thể sinh học, giúp con người có thể khôi phục nguyên trạng mô hình động vật từ một vài mẩu xương; còn mô hình tiến hóa thì giúp các học giả xác định mục tiêu phục hồi, chẳng hạn như việc xác định giống vượn người nổi tiếng “người Nguyên Mưu” ở Trung Quốc chỉ dựa trên kết quả suy đoán từ ba chiếc răng người [15, 16], như vậy, kết luận này hoàn toàn rập khuôn theo mô hình tiến hóa. Vấn đề ở đây là: thứ sinh ra từ thuyết tiến hóa lại dùng để chứng minh cho thuyết tiến hóa, rõ ràng đó là một kiểu “luận chứng tuần hoàn”, không có tính logic.

Bản thân biểu đồ thời gian tiến hóa đã có vấn đề về logic, nó vốn được tạo ra dựa trên thuyết tiến hóa, nhưng dùng nó để chứng minh cho thuyết tiến hóa thì lại là luận chứng tuần hoàn. Nếu nói đây là một phương pháp quy nạp thì nó không thể quy nạp tất cả các tình huống thực tế, còn có quá nhiều ví dụ ngược lại đã phủ nhận thuyết tiến hóa. Cổ sinh vật học chứng minh thuyết tiến hóa chỉ là suy nghĩ viển vông. Chúng ta biết rằng chỉ dựa trên một vài chiếc xương vỡ vụn nằm rải rác thì không có ý nghĩa lớn trong giải phẫu học hoặc tiến hóa. Các nhà cổ nhân học nổi tiếng như Meave Leakey và Alan Walker cũng có quan điểm tương tự khi phân tích một số hóa thạch xương còn sót lại của vượn cổ phương Nam (danh pháp khoa học: Australopithecus), họ đã cho rằng không thể xác định được ngoại hình cụ thể của loài vượn cổ chỉ dựa trên những hóa thạch này [17]. Như vậy, dựa vào độ mòn của mấy chiếc răng để xác định mức độ tiến hóa của người Nguyên Mưu thì cũng chỉ là lý thuyết mà thôi, bởi vì chúng ta không thể suy ra thể tích não chỉ dựa trên một vài chiếc răng chứ chưa nói đến ngoại hình (trừ khi có hộp sọ hoặc xương hàm mặt tương đối hoàn chỉnh). Chúng ta cũng có thể thấy rằng phương pháp này có quá nhiều sự can thiệp của con người. Chúng ta hoàn toàn có thể căn cứ vào “thuyết chu kỳ phát triển của văn minh nhân loại” vốn đã có rất nhiều bằng chứng ủng hộ để giải thích đó là di tích của một thời kỳ văn minh, xem ra còn hợp lý hơn.

Có một giải thích viển vông hơn, đó là biến dấu chân người “quay trở lại” thành dấu chân vượn cổ. Năm 1976, một nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học nổi tiếng Mary D. Leakey dẫn đầu đã phát hiện những dấu chân giống hệt dấu chân của người hiện đại ở Laetoli nằm ở phía Bắc Tanzania, Châu Phi và ở phía Đông của thung lũng Great Rift Đông Phi. Những dấu chân này in trên đá trầm tích tro núi lửa, theo trắc định phóng xạ, đá trầm tích tro núi lửa này có lịch sử từ 3,4 đến 3,8 triệu năm. Qua giải phẫu mô mềm của những dấu chân này có thể thấy chúng khác hẳn với vượn. Trọng lực được truyền từ gót chân, thông qua mép bên phía ngoài của lòng bàn chân, khớp cầu của ngón chân cái, cuối cùng đến ngón chân cái, ngón chân cái hướng thẳng về phía trước, còn tinh tinh và vượn cổ phương Nam khi đứng thẳng thì trọng lực được truyền từ gót chân, tuy nhiên, nó được truyền đến ngón giữa thông qua mép bên phía ngoài của lòng bàn chân và ngón cái lớn hướng ra phía bên [18]. Đáng tiếc, hai học giả đã không đi sâu nghiên cứu cấu trúc của dấu chân mà cho rằng những dấu chân này là của vượn cổ phương Nam [19], bởi theo các giả thuyết trước đây thì lúc bấy giờ chỉ có vượn cổ mà thôi, còn con người chưa xuất hiện. Ngoài ra, bài báo còn được vẽ minh họa sinh động – ba cá thể vượn cổ phương Nam đi “thẳng đứng” qua vùng đất này – quá nhiều yếu tố chủ quan khiến bài viết mất đi tính khoa học. Bởi vì đây không phải là một nghiên cứu chuyên sâu dựa trên sự thật, mà hoàn toàn dựa trên giả thuyết của thuyết tiến hóa nên bản thân nó đã vi phạm thái độ khoa học. Những người theo thuyết tiến hóa lấy những giả thuyết này làm bằng chứng của sự tiến hóa và rơi vào ngụy biện của luận chứng tuần hoàn.

Bức tranh dựa vào tưởng tượng mô tả một con vượn cổ đại với biểu hiện giống người và dáng đi thẳng đứng được triển lãm trong viện bảo tàng như một cuốn sách khoa học phổ thông, khán giả sẽ coi thứ “phi khoa học” này là khoa học, điều này đã gây hiểu nhầm nghiêm trọng. Nếu suy luận được đưa ra hoàn toàn không có thiên kiến thì sẽ có tính khoa học hơn khi suy luận rằng những dấu chân này là của con người hiện đại, nhưng ai muốn và ai dám làm như vậy?

3.3.4. Không tìm thấy các loại hình quá độ trong quá trình tiến hóa

Thiếu khuyết một số hóa thạch là điều khiến người ta kinh ngạc, nó không chỉ tính bằng vài vạn năm, vài nghìn năm mà là vài triệu năm, có bao nhiêu sự kiện có thể đã xảy ra trong quá trình lịch sử ngắn ngủi của loài người [20]? Thuyết tiến hóa thường sử dụng quá trình tiến hóa của loài ngựa để minh họa cho vấn đề này, có một số loại hình chuyển tiếp từ ngựa thủy tổ sang ngựa hiện đại nhưng khoảng cách trung bình của các hóa thạch chuyển tiếp được liệt kê là 5 triệu đến 30 triệu năm [3] [21], vẫn chưa tìm thấy các loại hình quá độ.

Về vấn đề chuyển từ vượn sang người, các nhà khoa học đã phát hiện một số hóa thạch và phân loại thành “vượn cổ”, “vượn giống người”, “vượn người”, “người thông minh”, duy nhất không có hóa thạch “người giống vượn”. Việc tìm kiếm loài sinh vật quá độ “người giống vượn” được coi là một trong “10 câu đố lớn không lời giải” của khoa học. Nhiều tuyên bố trước đó về thủy tổ của con người đều nhanh chóng bị phủ nhận. Ví dụ như hóa thạch “người Gia Bách” trong quá trình quá độ giữa người và vượn được phát hiện năm 1892 là do gom góp chắp vá một mảnh xương đầu vượn và một cái xương đùi người cách đó khoảng 12m mà thành, giới học thuật đã phủ nhận “người Gia Bách” nhưng vẫn còn bị tuyên truyền trong giới giáo dục. Cho tới năm 1984 “người Gia Bách” mới bị thay thế bởi phát hiện mới về hóa thạch người vượn “Lucy”, nhưng trong quá trình giám định sau này, người vượn “Lucy” cũng bị đại đa số các học giả phủ nhận. Các nhà khoa học đã xác định “Lucy” là một loài vượn tuyệt chủng, loài vượn cổ tại phía Nam, không hề liên quan tới con người.

Sự xuất hiện liên tiếp sáu “hóa thạch chim thủy tổ” đã gây chấn động thế giới và trở thành hình mẫu của loài quá độ từ loài chim sang loài bò sát. Năm mẫu hóa thạch sau đó được xác định là nhân tạo, trong khi hóa thạch còn lại không thể nhận dạng được. “Người khám phá” ban đầu đã thú nhận một trong những lý do làm giả mẫu hóa thạch là vì quá tin vào thuyết tiến hóa nên đã cố gắng tạo ra bằng chứng mạnh mẽ nhất. Nhưng trong sách giáo khoa, chim thủy tổ và người vượn Lucy vẫn chưa được sửa chữa, công chúng đã không được biết sự thật.

Nếu thuyết tiến hóa là đúng, hóa thạch của loại hình quá độ sẽ dễ dàng được tìm thấy, vậy tại sao lại không có? Mọi người đều nghe theo lời giải thích của Darwin: “ghi chép về hóa thạch không đầy đủ”. Hãy suy nghĩ sâu sắc một chút, từ góc độ vĩ mô, sự hình thành của hóa thạch là phổ biến và ngẫu nhiên, vậy tại sao lại chỉ có hóa thạch của loại hình quá độ lại bị bỏ qua? Philip Johnson, tác giả cuốn Xét xử Darwin (Darwin on Trial) đã tổng kết như sau: “Những gì hóa thạch cho chúng ta thấy là sự xuất hiện đột ngột của một loài sinh vật nào đó, không có bất kỳ dấu vết nào của quá trình tiến hóa dần dần. Một khi những sinh vật này xuất hiện, về cơ bản chúng không hề thay đổi, thậm chí sau hàng triệu năm, bất chấp sự thay đổi của khí hậu và môi trường. Nếu lý thuyết của Darwin là đúng, thì những điều kiện này đã gây ra những thay đổi lớn trong các loài” [20]. Các nhà cổ sinh vật học Glenn Gould và Sean Eldridge dựa trên sự thật về lịch sử địa chất đã từng đưa ra một giả thuyết về “cân bằng gián đoạn” để giải thích rằng loại hình quá độ có xác suất hình thành hóa thạch thấp, nhưng nó không thể giải thích vì sao loại hình quá độ hoàn toàn không tồn tại, còn cơ chế tiến hóa của giả thuyết này nhìn ở cấp độ gen thì không khả thi.

3.3.5. Hóa thạch mách bảo con người: Sự sống phát triển tuân theo quy luật “sản sinh – phát triển – hủy diệt”

Khi bước ra khỏi cái khung của thuyết tiến hóa, chúng ta sẽ thấy rằng các hóa thạch đang thực sự chống lại quá trình tiến hóa. Hóa thạch không thể hình thành trong điều kiện bình thường, sinh vật trước khi phân hủy phong hóa phải bị chôn sâu trong lòng đất, dưới áp lực lớn mạnh lâu dần trở thành hóa thạch. Chỉ có một trận đại hồng thủy mới có thể cung cấp những điều kiện như vậy và hóa thạch đã trở thành nhân chứng của thảm họa. Việc nghiên cứu hóa thạch trong các địa tầng vừa vặn nói cho con người biết rằng: các loài xuất hiện đột ngột ở một khu vực rộng lớn trong một thời gian ngắn, phát triển thịnh vượng, rồi gặp phải đại hủy diệt, những loài còn sót lại và các loài mới lại phát triển theo cách này, lặp lại có tính chu kỳ.

Hiện tại, giới sinh vật nhận thức rằng Trái Đất đã trải qua nhiều cuộc tuyệt chủng hàng loạt ảnh hưởng đến tất cả sự sống trên toàn cầu (xem bảng trên), những cuộc tuyệt chủng nhỏ cũng thỉnh thoảng xảy ra. Có nhiều bằng chứng trực tiếp về thảm họa mang tính chu kỳ của Trái Đất. Xác của hàng ngàn động vật có vú bị đóng băng đã được tìm thấy trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Một số còn nguyên vẹn, trong khi một số khác bị xé nhỏ và xoắn với thân cây. Kiểm tra thức ăn trong dạ dày của chúng phát hiện cỏ mao lương chưa kịp tiêu hóa hết [21]. Sự thật nói cho mọi người biết, từng có đồng cỏ ở vùng ôn đới trong thời gian rất ngắn đã xảy ra tai nạn hủy diệt này, hơn nữa, cho dù đó là sự dịch chuyển đột ngột của các lục địa hay sự lạnh đi đột ngột của khí hậu thì thảm họa thảm khốc như vậy không thể không liên quan đến toàn cầu.

Từ những lập luận trên có thể thấy rằng những phát hiện của cổ sinh vật học trên thực tế đã vô tình phủ nhận thuyết tiến hóa. Đáng ngạc nhiên là những phát hiện này phù hợp với các luận giải liên quan trong hai quyển sách sau:

“Chính là trước nền văn minh kỳ này của chúng ta đã tồn tại [những] thời kỳ văn minh khác, hơn nữa [đã] không chỉ một lần. Khảo sát những văn vật khai quật được, [người ta] thấy rằng đều không là sản vật của một thời kỳ văn minh. Do vậy [người ta] nhìn nhận rằng nhiều lần văn minh nhân loại gặp phải đợt huỷ diệt, chỉ có một số ít người sống sót; sau đó sống một cuộc sống nguyên thuỷ, dần dần sinh sôi thành [xã hội] nhân loại mới, tiến vào nền văn minh mới. Sau đó lại đi đến huỷ diệt, dần dần sinh sôi thành nhân loại mới; nó đã trải qua những chu kỳ biến đổi như thế. Các nhà vật lý giảng rằng, sự vận động của vật chất là có quy luật, sự biến đổi của toàn vũ trụ chúng ta cũng là có quy luật.” (Chuyển Pháp Luân)

“Vận chuyển của trái đất này là cũng tựa như vận động của vật chất, nó cũng có quy luật. Trong quá trình vận chuyển xuất hiện đại kiếp nạn, chính là nhân loại bị đặt vào trạng thái hoàn toàn hủy diệt. Nhưng có một số ít người sống tiếp và kế thừa văn hoá tiền sử ấy, trải qua loại [hình] sinh sống như của thời đại đồ đá. Vì công cụ lao động [bị] huỷ mất rồi, đến những đời sau còn kém hơn như vậy, rất nhiều thứ đã quên mất rồi. Lại sinh sôi theo trạng thái nguyên thuỷ, rồi đến xuất hiện văn minh, khoa học kỹ thuật cao. Thuận theo việc nhân loại bại hoại, thì lại xuất hiện kiếp nạn. Thuận theo chu kỳ các thời kỳ thành-trụ-hoại khác nhau như thế mà biến hoá.”. (“Sự sa đọa của nhân loại và sự xuất hiện của Giác Giả” – Chuyển Pháp Luân, quyển 2)

3.3.6 Tài liệu tham khảo

1. Weinberg s., Tạp chí Scientific American, kỳ 1994 (270):10 Knoll A. H.

2. Tạp chí Scientific American, kỳ 1991 (265):4

3. Sách “Thuyết tiến hóa sinh vật”, Trang 107, tác giả Lý Nan, Nhà xuất bản Giáo dục Nhân dân, Trung Quốc, xuất bản lần đầu năm 1982.

4. Michael A. Cremo & Richard Thompson, Forbidden Archaeology: The Hidden History of the Human Race, Govardhan Hill Publishing, ISBN: 0-9635309-6-8. Cũng xem trong chương trình The Mysterious Origins of Man của đài truyền hình NBC, người dẫn chương trình Charlton C.

5. Sách “Hóa học phóng xạ cơ bản” tác giả Tiêu Vinh Châu, trang 236, Nhà xuất bản nguyên tử năng, 1993

6. Sách “Introduction to Nuclear Engineering”, tác giả Lamarsh J., Wesley A., Publishing Company – Reading, MA, USA, 1993

7. Sách “Why Not Creation”, tác giả Cook M. A., trang 185-193, Phillipsburg, New Jersey, Presbyterian & reformed Publishing Co.,1970

8. “Tạp chí Khoa học Trung Quốc”, bài “Nước ta phát hiện những bức tranh đá cổ đại hàng trăm triệu năm trước”, ngày 17 tháng 5 năm 1997

9. Schoolcraft H. R., et al., “Remarks on the Prints of Human Feet, Observed in the Secondary Limestone of the Mississippi Valley”, Journal of Science and Arts, 5, 1822, 223-231

10. Alvarez W., Asaro F., Tạp chí Scientific American, kỳ 1990(263):4

11. Courtillot V. E., tạp chí Scientific American, 1990(263:4)

12. Holloway M., tạp chí Scientific American, 1994(270) :5)

13. Appenzeller T., “Evolution or Revolution”, Science, 1998(282):5393,1451-1458

14. Graham Wenkake, tác giả Robert Powell, Shi Shangyi dịch: sách “Thần bảo hộ trong Sáng thế ký”, Nhà xuất bản Nhân dân Nội Mông, 1999, 31-37

15. Sách “Tại Nguyên Mưu, tỉnh Vân Nam phát hiện răng hóa thạch của người vượn”, tác giả Hồ Thừa Chí, Báo địa chất học, 1973: 1

16. Sách “Bách khoa toàn thư Trung Quốc (Khảo cổ học)”, 632-633, Nhà xuất bản Bách khoa toàn thư Trung Quốc, 1986

17. Leakey M., tạp chí Scientific American ,1997(277):1)

18. Tuttle R. H., “The Pitted Pattern of Laetoli Feet”, Nature History, March, 1990, 61-64

19. Agnew N., Demas M., tạp chí Scientific American, 1998(279):9

20. Vu Kiến Bình, Trịnh Trung Mai “Sự tiến hóa của con người – sinh vật học và giải thích văn hóa”, tạp chí Scientific American, 1998:11, 62-65 15

21. Chu Tiển, “Tiến hóa sinh vật”, Nhà xuất bản khoa học, 1980

22. Graham Bruce Hancock, dịch bởi Lý Vĩnh Bình [Đài Loan] “Dấu tay của thượng đế”, Nhà xuất bản dân tộc, 1999,1-31

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/16720



Ngày đăng: 15-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.