Thuyết Tiến Hóa – Sai lầm khoa học lớn nhất của nhân loại (Phần 2)



[ChanhKien.org]

Thuyết Tiến Hóa vĩnh viễn là giả thuyết

Năm 1859, trong quyển “Nguồn gốc các loài”, Darwin đã đưa ra quan điểm tiến hóa dựa trên những ví dụ rải rác về sự giống nhau giữa các loài mà bản thân ông quan sát được, kết hợp với ý tưởng dẫn dắt của người đi trước, cho rằng giới sinh vật phức tạp hiện nay là từ những sinh vật nguyên thủy đơn giản từng bước tiến hóa thành.

Lúc bấy giờ quan điểm này rất tân kỳ, rất táo bạo, có sức hấp dẫn rất lớn, bởi vì nó khiêu khích kích động khả năng suy nghĩ của toàn giới khoa học cũng như nhân loại, đồng thời cũng cung cấp cho những nhà khoa học đang nóng lòng tìm tòi, thử nghiệm con đường tư tưởng đột phá truyền thống một mảnh đất dụng võ mênh mông.

“Bộ ba bước” quan sát, giả thiết và tìm chứng cứ xác minh là mực thước mà các nhà khoa học thực chứng tuân theo từ xưa đến nay để phát hiện các quy luật tự nhiên cũng như các định lý khoa học trừu tượng. “Nguồn gốc các loài” của Darwin chỉ hoàn thành xong hai bước đầu; thuyết tiến hóa là một giả thuyết có sức lường gạt nhất, cho tới nay vẫn là vùng đất ấm nuôi dưỡng giấc mơ khoa học đẹp đẽ của một lô các nhà khoa học.

Để trả lời câu hỏi mà đương thời Darwin không thể giải đáp, và là câu hỏi vẫn luôn có người đưa ra: sinh vật phức tạp là từ sinh vật nguyên sơ, vậy sinh vật nguyên sơ là đến từ đâu? Các nhà khoa học hiện đại tin theo Darwin đẩy nguồn gốc của sinh mệnh lùi về chỗ căn nguyên nhất: các phân tử amino axit. Họ nói rằng các phân tử amino axit hình thành là do sự gặp nhau “ngẫu nhiên” của sấm sét và sóng biển. Điều này không chỉ giúp quá trình “tiến hóa” của thuyết tiến hóa thêm toàn vẹn, khiến hình tượng khoa học của nó thêm phong phú, mà còn khiến nó ẩn nấp vào cái hộp bảo mệnh “ngẫu nhiên” thần bí nhất xưa nay, nơi tốt nhất để tránh né khỏi các đòn công kích chí mạng.

Darwin không thể và cũng không có khả năng tự thân hoàn thành bước thứ ba trong “bộ ba bước”. Ông hy vọng rằng theo thời gian lâu dài và có nhiều các phát hiện khảo cổ hơn, rồi có một ngày các hóa thạch của tất cả các chủng loài trong sinh vật học đạt đến độ phong phú tới nỗi, mỗi người đều có thể dựa vào những hóa thạch này mà không ngần ngại gật đầu đồng ý thuyết tiến hóa là lý luận khoa học đã vạch rõ ra diện mạo chân thực của giới sinh vật tự nhiên.

Nhưng ông không mảy may ngờ rằng bước cuối cùng này lại khó đến thế: sau không quá một thế kỷ rưỡi, những hóa thạch tìm được không những không khiến thuyết tiến hóa bước lên ngai vàng của lí luận khoa học, mà ngược lại ngày càng nhiều hóa thạch “đáng ra không nên có” nhấn chìm thuyết tiến hóa.

Giải phẫu học so sánh và phôi thai học vốn là tiên phong mở đường đắc lực của thuyết tiến hóa, thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quan sát đi vào chi tiết, người ta phát hiện ra rằng dùng giải phẫu học so sánh để ủng hộ thuyết tiến hóa là lệch lạc logic; mà bản thân điều ủng hộ thuyết tiến hóa mạnh mẽ nhất là quy luật lặp lại của phôi thai chính là sản phẩm quan sát sai lầm, chưa kể có những sai sót logic khi áp dụng vào thuyết tiến hóa.

Sinh vật học phân tử sau khi giúp một chút để vẹn toàn thuyết tiến hóa, cũng không ngừng xuất hiện những kết quả mới bôi nhọ thuyết tiến hóa, không chỉ là hiện tại trở thành chướng ngại cho thuyết tiến hóa, mà là càng ngày càng uy hiếp sự tồn tại của nó (đặc biệt là với sự hỗ trợ của toán học); toán học vốn không có liên quan gì đến thuyết tiến hóa, thì hiện tại lại dẫn đầu một lượng lớn các ngành khoa học nghiêng về phía phản lại thuyết tiến hóa (như Sinh vật học phân tử, Lý thuyết Gen v.v.), thậm chí, còn trực tiếp mở rộng ra bàn tay sắt là thuyết xác suất, để lôi thuyết tiến hóa từ trong hộp bảo mệnh “ngẫu nhiên” ra, khiến nhược điểm của nó bộc lộ dưới ánh sáng ban ngày.

Thuyết luân hồi chuyển thế của sinh mệnh vĩnh hằng vẫn luôn là một bộ phận quan trọng trong văn hóa Phật Đạo của Trung Quốc mấy ngàn năm qua; hơn nữa theo sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, một lượng lớn các nhà tâm lý học, triết học, bác sĩ tư vấn tâm lý, nhà tâm thần bệnh học tây phương vốn không tin vào luân hồi chuyển thế lần lượt dốc sức vào nghiên cứu luân hồi chuyển thế. Họ viết sách nói thuyết, gây ảnh hưởng trên diện rất rộng.

Xét từ xu hướng phát triển hiện tại của các ngành học và những hạn chế của chính thuyết tiến hóa, nó không thể hoàn thành bước cuối cùng trong bộ ba bước. Thuyết tiến hóa mãi sẽ đi vào sách sử như là một giả thuyết. Những nơi mà thuyết tiến hóa bám rễ sâu hơn và sống thoải mái chính là những nước độc tài cộng sản trước kia. Tất cả những thách thức của thuyết tiến hóa đều bị nắm đấm sắt của chính quyền quốc gia dẹp trừ hết; sau đó giả thuyết bị cưỡng chế tiếp thu rộng rãi như là chân lý khoa học.

Chỉ là tình hình này sẽ không kéo dài quá lâu. Với sự tăng tốc của quá trình dân chủ hóa, thuyết tiến hóa ở các quốc gia này cũng sẽ gặp phải những vấn đề tương tự như hiện nay nó đang gặp ở các nước phương Tây.

Khi còn ở Trung Quốc, chúng tôi từ nhỏ cũng tín ngưỡng vào thuyết tiến hóa, xem nó như là chân lý tuyệt đối mà bảo vệ, chưa bao giờ tưởng tượng được rằng vẫn còn có những người không tin vào thuyết tiến hóa. Sau khi ra nước ngoài, có cơ hội tiếp xúc với nhiều quan điểm khác nhau, có quyền tự do suy nghĩ, tự do lựa chọn của riêng mình, giống như con chim nhỏ bị giam trong lồng quá lâu đôi cánh đã thoái hóa cuối cùng cũng thoát khỏi lồng, vươn cánh lướt gió, tự do bay lượn dưới trời xanh. Sống ở Trung Quốc nhiều năm, suy nghĩ đã bị người khác chèn ép mà không hay biết, vẫn tự cảm thấy mình thông minh có năng lực, vượt trội hơn người. Hồi tưởng lại thấy thật đáng kinh đáng than, đáng buồn và đáng cười. Là những người từng trải, chúng tôi chân thành hy vọng rằng người Trung Quốc trong ngoài nước, đều có cơ hội tiếp xúc với những quan điểm khác nhau, có quyền tự do suy nghĩ và quyền tự đưa ra lựa chọn của riêng mình. Đây chính là mục đích chúng tôi biên soạn tập sách này.

2.1 “Thánh kinh của ma vương”

Thuyết tiến hóa đưa ra vào thời mà xã hội phương Tây đang tích cực bành trướng bằng vũ lực để tìm kiếm thị trường nước ngoài, sức mạnh vật chất bắt đầu thay thế đạo đức trở thành mục tiêu mà con người theo đuổi. Đồng thời, tôn giáo sau thời Trung cổ đã bắt đầu suy tàn, con người dần mất tín tâm vào tín ngưỡng cổ xưa. Hoặc vì sinh tồn, hoặc vì hưởng thụ, sự cạnh tranh tàn khốc chưa từng có của nhân loại đã trở thành hiện thực xã hội. Tư tưởng kẻ mạnh sinh tồn không còn nghi ngờ gì đã phù hợp với tâm thái xã hội lúc bấy giờ. Darwin từng gọi lý thuyết của mình là “Thánh kinh của ma vương” [1] . Mặc dù đây là nhằm vào Cơ đốc giáo để gọi, nhưng qua hơn một trăm năm từ khi thuyết tiến hóa ra đời đến nay, cái tên này vừa vặn chính xác.

2.2 Những nghi ngờ của Darwin

Khi Darwin công bố “Nguồn gốc các loài”, những nghi ngờ của ông về lý thuyết của mình có thể được nhìn thấy qua một ví dụ gượng gạo. Trong ấn bản đầu tiên của “Nguồn gốc các loài”, Darwin đã sử dụng một ý tưởng táo bạo, cho rằng một loại gấu có thể xuống nước đã biến thành động vật sống dưới nước, cuối cùng biến thành một sinh vật to lớn như cá voi. Cho nên ông ta nói, chỉ cần có đủ thời gian, thông qua chọn lọc tự nhiên, gấu cũng có thể biến thành cá voi. Trong những bản sửa đổi sau này, Darwin đã loại bỏ cách nói này. Nhưng chỗ thú vị là quan điểm của ông cho rằng gấu có thể biến thành cá voi thông qua chọn lọc tự nhiên lại cũng chính là điểm trung tâm của toàn bộ thuyết tiến hóa: loài này có thể biến thành loài khác. Hơn nữa, cách nói sự tiến hóa của cá voi vẫn được sử dụng cho đến ngày nay. Tất nhiên, những người theo thuyết tiến hóa sau này cũng không còn nói về những điều có thể làm lu mờ thuyết tiến hóa như thế này nữa.

2.3 Lặp lại điều người khác nói, nhầm giả thuyết thành lý luận

Nghiêm khắc mà nói, thuyết tiến hóa chỉ là một giả thuyết để giải thích các hiện tượng sinh học. Từ ví dụ về tiến hóa của cá voi ở trên, mọi người có thể thấy rằng khi tổng hợp các ví dụ thực tế hiện có để hình thành giả thuyết, Darwin đã trộn thêm vào phỏng đoán rất táo bạo của mình. Cho dù đó là phỏng đoán hay là những ví dụ thực tế đã có vào thời điểm đó, đều không thể sử dụng làm bằng chứng khoa học chặt chẽ để chứng minh và khiến thuyết tiến hóa trở thành lý luận cấp cao. Bản thân Darwin cũng chỉ hy vọng rằng tương lai sẽ phát hiện được nhiều chứng cứ chắc chắn hơn.

Tuy nhiên, một số học giả đời sau, vì yêu thích giả thuyết này và mong muốn nâng nó lên tầm lý luận cấp cao, đã cố tình hoặc vô ý xem nó như là lý luận mà tuyên truyền. Nghiêm trọng hơn, có những “nhà khoa học” lòng nóng như thiêu, vắt óc suy tư tạo ra vật chứng, vẽ đồ hình, viết bài để “chứng minh” tính chân thực của thuyết tiến hóa. Khi sự tình bại lộ, hỏi họ động cơ lúc ấy là gì, họ quay lại trả lời rất rõ ràng rằng: Tôi đã rất thích thuyết tiến hóa, vậy nên hy vọng nó là thật.

Loại “nhà khoa học” chế tạo bằng chứng này chỉ là cực đoan và cá biệt, nhưng cái tâm thái này thì lại là phổ biến. Bị tâm thái gấp gáp như lửa đốt này sai khiến, khi viết sách họ khó mà bình tĩnh, khách quan. Tình cảm hóa và lý tưởng hóa truyền bá càng ngày càng rộng, người sau cũng là ai nói sao thì lặp lại vậy, dần dần đã xem giả thuyết thành chân lý. “Nói sao lặp lại vậy” là một trong những hiện tượng xã hội phổ biến nhất, vì là “phổ biến nhất” nên bất kể là người bình thường hay là nhà khoa học đều có rất ít người có thể thoát khỏi sự kìm hãm của nó. Hỗ trợ đồng minh, áp chế khác biệt cũng ​​là một hiện tượng xã hội rất phổ biến. Người tin vào thuyết tiến hóa nhiều rồi thì những người không tin không có cơ hội nói. Phía đối lập đủ sức so tầm nhỏ đi rồi, thậm chí không có đối lập, khiến nhiều người thuận nước theo dòng và trở thành cái đuôi của thuyết tiến hóa. Đặc biệt là ở các quốc gia chuyên chế như Trung Quốc, Liên Xô cũ và Đông Âu cũ thì tình hình lại càng như thế.

2.4 Thuyết tiến hóa bị vây hãm trong nguy cơ trùng trùng

Cho dù có nhiều người chấp nhận một giả thuyết thì cũng không thể làm cho giả thuyết này trở thành chân lý. Chân lý đòi hỏi chứng cứ chắc chắn và lập luận chặt chẽ không thể bác bỏ, đây chính là điều mà thuyết tiến hóa thiếu. Darwin có câu “ghi chép hóa thạch không đầy đủ” đã che dấu thực chất của vấn đề. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các ngành khoa học khác nhau, các vấn đề của thuyết tiến hóa lộ ra càng ngày càng nhiều, càng ngày càng lớn. Nhiều học giả bắt đầu quay giáo phản kích, trước số lượng lớn sự thật và lập luận chặt chẽ, thuyết tiến hóa bị vây hãm trong nguy cơ trùng trùng. Khi giả thuyết và sự thật trái ngược nhau, nhiều người sẽ nói rằng họ tin vào sự thật. Nhưng khi nói tới sự thật, một số người mà đầu não ngoan cố vì nhiều lý do khác nhau sẽ trốn tránh, thậm chí như là nhìn mà không thấy, nghe mà không lọt tai.

2.5 Trước những sự thật dễ hiểu, hãy tự mình kiểm tra thuyết tiến hóa

Trong nhiều năm, người ngoài mãi không thể tiến bước sâu vào các nghiên cứu về thuyết tiến hóa. Nhiều thuật ngữ chuyên môn và kết cấu sống phức tạp đã làm rối trí các học giả chuyên nghiệp chứ đừng nói chi đến người ở các lĩnh vực khác. Điều này khiến cho việc nghiên cứu về diễn hóa của sinh mệnh trở thành “độc quyền” các học giả thuyết tiến hóa. Nói cách khác, những người theo thuyết tiến hóa đang suy nghĩ thay cho công chúng, thậm chí quyết định sự thật thay cho các nhà khoa học trong các lĩnh vực khác.

Có thực sự “khác nghề như cách núi” không? Không phải như vậy. Chúng ta biết rằng phương pháp nghiên cứu khoa học là đơn giản hóa các vấn đề phức tạp và giải thích các hiện tượng phức tạp một cách rõ ràng bằng ngôn ngữ đơn giản thay vì làm cho chúng trở nên lộn xộn hơn. Đối với bất kỳ vấn đề nào, nếu bị mắc kẹt trong đó, sẽ bị vướng vào những suy nghĩ vụn vặt không rõ ràng, sẽ thảo luận vào chi tiết; một khi nhìn thấy rõ toàn cục và căn bản của vấn đề, sẽ tự nhiên không bị mê trong đó, sẽ có thể nắm được điểm chính, nói rõ vấn đề một cách đơn giản rõ ràng.

Thuyết tiến hóa không phải là lý luận toán học và vật lý khó khăn, mà chủ yếu là dựa vào logic để suy nghĩ vấn đề, nên đó là điều mà ai cũng có thể hiểu được. Dựa trên cơ sở của một số phát hiện đột phá gần đây trong các lĩnh vực liên quan, chúng tôi chỉ ra những vấn đề chết người của thuyết tiến hóa bằng lời lẽ dễ hiểu, để cho mỗi độc giả có cơ hội suy nghĩ bằng lý trí. Cách trình bày và phân tích ngắn gọn cho phép mọi độc giả so sánh, tranh luận, và không còn phải sao chép bắt chước những gì người khác nói nữa.

2.6 Tài liệu tham khảo

[1] Thư Vĩ Quang, “Học thuyết và triết học của Darwin”, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, ấn bản đầu tiên năm 1959 ——-

Chú thích:

Lý luận (hay lý luận khoa học): là hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng được biểu đạt bằng hệ thống nguyên lý, quy luật, phạm trù (Wikipedia)



Ngày đăng: 11-04-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.