Thuyết Tiến Hóa – Sai lầm khoa học lớn nhất của nhân loại (Phần 3-1)



[ChanhKien.org]

Phần 3. Sự sụp đổ của ba bằng chứng chính của thuyết tiến hóa

Khi thảo luận vấn đề, độc giả đừng bị lạc trong các thuật ngữ chuyên môn cụ thể, ở tầm vĩ mô, có một phân tích logic thú vị đã phủ nhận tính đúng đắn của thuyết tiến hóa, giúp cho độc giả ở trình độ nhận thức nào cũng có thể hiểu được.

Căn cứ của thuyết tiến hóa chủ yếu dựa vào chứng cứ ở ba phương diện chính: giải phẫu học so sánh, cổ sinh vật học và sự phát triển của phôi thai. Tuy nhiên, nghiên cứu trong những năm gần đây đã khiến những bằng chứng này lần lượt sụp đổ. Trước tiên chúng ta hãy phân tích bằng chứng giải phẫu học so sánh.

3.1. Sự sụp đổ của bằng chứng thứ nhất – Sai lầm về logic trong bằng chứng giải phẫu học so sánh

3.1.1. Phương pháp sử dụng bằng chứng giải phẫu học so sánh: dùng sai mệnh đề nghịch đảo

Nếu trong một giả thuyết khoa học mà bằng chứng để chứng minh cho nó có chứa một chút lỗi logic nào, thì giả thuyết này không thể dựa vào bằng chứng đó để nâng lên thành lý luận. Dùng giải phẫu học so sánh để chứng minh cho thuyết tiến hóa, nói một cách hình tượng là: “Nếu như người là do vượn tiến hóa thành thì người và vượn sẽ có rất nhiều đặc điểm giống nhau; Bởi vì người và vượn có rất nhiều đặc điểm giống nhau nên người là do vượn tiến hóa thành”.

Dùng ngôn ngữ của logic thì chính là: Nếu một mệnh đề là đúng, thì mệnh đề phản đảo của nó cũng đúng. Tất nhiên đây là một lỗi logic giản đơn và ấu trĩ nhất. Thế nhưng, kiểu logic lệch lạc này lại vô cùng phổ biến trong cuộc sống thực tại.

Nói một cách đơn giản, một câu trần thuật có chứa một điều kiện và một kết luận thì có thể được coi là một mệnh đề logic, miễn là ý nghĩa của nó không phải thật thật giả giả. Nếu lấy điều kiện và kết luận này đổi chỗ cho nhau thì mệnh đề thu được gọi là mệnh đề phản đảo của mệnh đề ban đầu. Nếu đổi một lần nữa thì nó lại giống mệnh đề ban đầu. Do đó, khi một mệnh đề sinh ra một mệnh đề phản đảo thì cái này sẽ là mệnh đề phản đảo của cái kia, vậy nên cũng được gọi là mệnh đề phản đảo lẫn nhau.

Hai mệnh đề phản đảo lẫn nhau có kết cấu rất giống nhau, bởi vì hai thành phần tạo nên chúng đều giống nhau, chỉ khác là vai trò của hai thành phần (điều kiện và kết luận) này đảo ngược nhau [điều kiện và kết luận của mệnh đề này lần lượt là kết luận và điều kiện của mệnh đề kia], nhưng giá trị logic của chúng (“đúng” hoặc “sai”) lại hoàn toàn không có mối liên hệ tất yếu với nhau. Cũng có nghĩa là, một mệnh đề có thể đúng còn mệnh đề kia sai, hoặc có thể cả hai mệnh đề đều đúng hoặc cả hai mệnh đề đều sai.

Ví dụ, dưới đây là ba cặp mệnh đề phản đảo lẫn nhau, tính đúng sai của hai mệnh đề trong cặp này khác với tính đúng sai của hai mệnh đề trong cặp kia:

“Nếu A là em của B thì A nhỏ tuổi hơn B; Bởi vì A nhỏ tuổi hơn B nên A là em của B”. Trong hai mệnh đề này, mệnh đề thứ nhất đúng và mệnh đề thứ hai sai;

“Nếu một số chia hết cho 2 thì số đó là số chẵn; Bởi vì một số là chẵn nên số đó chia hết cho 2”. Cả hai mệnh đề đều đúng; bởi vì “chia hết cho 2” là định nghĩa của “số chẵn”, mệnh đề sử dụng định nghĩa làm điều kiện đều có thể phản đảo và đều đúng;

“Nếu một người biết cưỡi ngựa thì anh ta biết lái xe; nếu một người biết lái xe thì anh ta biết cưỡi ngựa”. Cả hai mệnh đề đều sai, bởi vì không có mối liên hệ logic tất yếu nào giữa “cưỡi ngựa” và ” lái xe”.

Bây giờ hãy trở lại cặp mệnh đề trong đoạn đầu liên quan đến thuyết tiến hóa. Mệnh đề thứ nhất “Nếu như người là do vượn tiến hóa thành thì người và vượn sẽ có rất nhiều đặc điểm giống nhau”, đây vốn là điểm xuất phát để quy nạp ra giả thuyết tiến hóa, tuy nghe có vẻ hợp lý nhưng không thể chứng minh được, vì định nghĩa “tiến hóa” không thể đưa ra “các đặc điểm giống nhau” nhiều ít bao nhiêu để suy đoán. Mà cho dù có chứng minh được thì giá trị logic (“đúng” hoặc “sai”) của nó cũng không liên quan gì đến giá trị logic của mệnh đề thứ hai. Mệnh đề thứ hai “Bởi vì người và vượn có nhiều đặc điểm giống nhau nên người là do vượn tiến hóa thành” không bị ảnh hưởng bởi tính đúng sai của mệnh đề thứ nhất nên cách duy nhất để nó có logic “đúng” là trực tiếp định nghĩa “tiến hóa” chính là “có nhiều điểm giống nhau”. Nhưng nếu suy luận theo cách này thì không chỉ có khỉ là tổ tiên của bạn, mà tất cả già trẻ trai gái trên đường đều là tổ tiên của bạn! Bởi vì bất kỳ người nào cũng có những “điểm giống” với bạn nhiều hơn là khỉ. Chỉ có “thánh kinh của ma vương” mới thật sự biến con người thành một mớ hổ lốn như vậy.

Nhưng mà người ta lại rất rộng lượng bao dung với kiểu logic sai lệch rành rành này, không thèm suy xét kỹ lưỡng. Có thể là do bằng chứng của thuyết tiến hóa vốn dĩ rất khó tìm, vả lại theo logic thì nghiêm túc mà nói là không có bằng chứng nào cả.

3.1.2. Thuyết tiến hóa có phải là dùng phép quy nạp không?

Có người từng nói thuyết tiến hóa sử dụng phương pháp quy nạp [1] (tất nhiên là chỉ phép quy nạp hoàn toàn chứ không phải là phép quy nạp toán học). Có nghĩa là phải tìm ra chủng loài tiền bối (chưa tiến hoá) của tất cả các chủng loài trên thế giới! Chỉ cần có một loài không thể “quy nạp” được, thuyết tiến hóa sẽ bị bắt cứng! “Người là do vượn tiến hóa thành”, suy luận quy nạp này chỉ liên quan đến người vậy mà cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục.

Nếu suy xét đến các yếu tố như văn hóa tiền sử, tốc độ tiến hóa, phương thức sinh sản, xác suất tiến hóa v.v…, chắc chắn có quá nhiều điều không thể quy nạp được, mà còn có thể dẫn đến những ví dụ ngược lại phủ định thuyết tiến hóa. Những người đề xuất thuyết này nên sớm thức tỉnh thôi!

3.2. Sự sụp đổ của bằng chứng thứ hai – Sự phát triển của phôi thai bị phủ định

Năm 1866, nhà sinh vật học người Đức Ernst Haeckel đưa ra khái niệm luật tái diễn (recapitulation law) hay còn gọi là luật di truyền sinh học (biogenetic law), ông cho rằng quá trình phát triển phôi thai của sinh vật bậc cao sẽ tái hiện lại quá trình tiến hóa của loài sinh vật này từ thấp lên cao. Vào thời mà thuyết tiến hóa vừa mới được đặt nền móng, luật tái diễn lập tức trở thành một trong những “bằng chứng” có lợi nhất của thuyết tiến hóa. Cùng với sự phát triển của sinh vật học, giả thuyết này đã dần bộc lộ nhiều vấn đề, đặc biệt là các nghiên cứu trong những năm gần đây đã khiến lý luận của nó rơi vào khủng hoảng không thể thoái thác. Hơn nữa, nghiên cứu phân tích thực nghiệm chuyên sâu cho thấy luật tái diễn là kết quả của quan sát qua loa, xa rời sự thật. Ở trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, khi xem xét lại giả thuyết này, “người ngoài ngành” cũng có thể nhìn ra được thiếu sót.

3.2.1. Dùng giả thuyết chứng minh giả thuyết, dốc hết sức cũng không thể biến sai thành đúng

Bản thân luật tái diễn là một giả thuyết được đưa ra dựa trên quan sát tổng kết một hiện tượng trong sự phát triển phôi thai, nhưng nó chỉ chọn lọc những hiện tượng có lợi cho kết luận của nó mà lại tránh những sự thật bất lợi. Phương pháp đưa ra giả thuyết này về cơ bản giống như phương pháp đưa ra thuyết tiến hóa. Điểm khác biệt là thuyết tiến hóa lấy những đặc điểm giống nhau giữa các loài làm manh mối đưa ra kết luận cuối cùng, còn luật tái diễn tìm kiếm manh mối cho kết luận cuối cùng từ trong quá trình phát triển phôi thai của sinh vật bậc cao; kết luận của thuyết tiến hóa là “sinh vật bậc cao là do sinh vật bậc thấp tiến hóa thành”, trong khi luật tái diễn lại cho rằng “quá trình tiến hóa của sinh vật sẽ được biểu hiện trong quá trình phát triển của phôi thai” (kết luận này chỉ giới hạn ở các sinh vật bậc cao có phôi thai).

Nhưng theo cách này, bất kỳ bằng chứng nào được sử dụng để suy luận quy nạp ra giả thuyết luật tái diễn đều căn cứ trên thuyết tiến hóa. Bởi vì khi chọn bất kỳ bằng chứng nào đại diện cho quá trình tiến hóa sinh vật, thì đã là lấy thuyết tiến hóa làm cơ sở để quy nạp giả định rồi. Giả thuyết do chính “quá trình phát triển phôi thai” và “thuyết tiến hóa” thai nghén ra giờ quay lại chứng minh thuyết tiến hóa. Dùng một ví dụ sinh động: luật tái diễn vốn là con đẻ của “thuyết tiến hóa” và “quá trình phát triển phôi thai”, nhưng hiện tại quay lại tuyên bố rằng “thuyết tiến hóa” là con đẻ của mình! Việc này đối với con người thì gọi là “loạn luân”, trong tư tưởng thì gọi là “nghĩ luẩn quẩn”, trong logic thì gọi là “luận chứng tuần hoàn” (mặc dù chỉ là sự lặp lại đơn giản nhất), đều là sai lầm chết người.

Sử dụng luật tái diễn để chứng minh thuyết tiến hóa cũng có thể diễn đạt một cách hình thức là: “Vì thuyết tiến hóa là đúng nên sự phát triển phôi thai sẽ tái diễn lại quá trình tiến hóa; Vì sự phát triển phôi thai tái diễn lại quá trình tiến hóa nên thuyết tiến hóa là đúng.”

Điều này hoàn toàn giống với việc “dùng sai mệnh đề phản đảo” đã được phân tích ở trên.

3.2.2. Luật tái diễn thực chất là một quan sát sai lầm

Hiện tại nhiều học giả đã chứng minh rằng luật tái diễn là một quan sát sai lầm. Cuốn sách “Khởi nguồn của Sự sống nhân loại” (The Beginnings of Human Life) do nhà phôi học người Đức Erich Blechschmidt viết đã chứng minh tường tận bằng dữ liệu rằng bào thai của con người ngay từ đầu đã là cấu trúc của con người. Ví dụ, cái gọi là “khe mang” giống như cá xuất hiện trong giai đoạn đầu của thai nhi thực chất là nếp nhăn trên mặt của thai nhi, nó hoàn toàn là kết cấu của mặt người mà bị khiên cưỡng gọi thành “khe mang”. Thai nhi có kích thước khoảng 9 mm, phần nhô ra ở đầu dưới của thân thể giống như đuôi. Trên thực tế, không có đặc điểm kết cấu nào của đuôi, đó là một ống thần kinh rỗng, phát triển khá nhanh ra hướng có ít lực cản hơn và tạm thời nhô ra ở đầu cuối, và sẽ sớm bình thường lại. Hơn nữa, nó có chức năng quan trọng và hoàn toàn không phải là cơ quan tàn tích nào [2]. Đối với những dị tật hiếm gặp như đứa trẻ nhiều lông và đứa trẻ mọc đuôi, thuyết tiến hóa cho rằng chúng là đặc điểm của tổ tiên nhân loại, theo logic này thì dị tật không có não còn nhiều hơn, vậy phải chăng tổ tiên loài người không có não? Người bẩm sinh có tứ chi sứt mẻ, mọc thêm ngón tay ngón chân cũng là chuyện bình thường, vậy có phải tứ chi con người là từ các loại dị dạng tiến hóa thành? Nếu bạn suy nghĩ ra ngoài cái khung của thuyết tiến hóa, bạn sẽ thấy rằng cái gọi là “hiện tượng lại tổ (Atavism)” chỉ là một dị dạng hoặc khiếm khuyết mà thôi, liên kết một phản ánh của bệnh di truyền và tổ tiên loài người là không hợp lý.

3.2.3. Luật tái diễn là một trò lừa bịp lớn

Nhà phôi học người Anh Michael Richardson đã tổ chức các nhà khoa học từ 17 viện khoa học tiến hành nghiên cứu phôi thai và quá trình phát triển của chúng ở 50 loài động vật có xương sống, rồi cẩn thận quan sát và ghi chép. Tháng 8 năm 1997, họ cùng công bố một kết luận chấn động trên báo khoa học Anatomy and Embryology: hình vẽ “phôi thai của Haeckel” là trò lừa bịp “trứ danh” nhất trong ngành sinh vật học.

Theo nghiên cứu của Richardson, luật tái diễn có nhiều điểm đáng nghi: chẳng hạn, để vẽ phôi thai người giống như cá, Haeckel đã xóa đi mũi, tim, gan và hầu hết các cơ quan nội tạng của phôi thai người, cho tới cả mầm mống tay chân của phôi thai, rồi kéo dài xương sống thành đuôi! Ông ta cũng tùy ý thêm thắt, ví dụ, phôi thai gà có mắt khác với mắt của các động vật khác ở giai đoạn này, nó không có sắc tố, nhưng Haeckel đã sửa nó thành màu đen để trông giống những động vật khác. Ngoài ra, Haeckel còn tùy ý thay đổi tỷ lệ lớn nhỏ, kích thước có thể lên đến mười lần nhằm làm tăng sự giống nhau của các phôi thai khác nhau. Haeckel cố tình chọn các loài động vật khác nhau làm đại diện nhưng lại che giấu tên loài của những đại diện này, khiến người ta tưởng rằng các loài động vật cùng chi họ chắc chắn đều giống nhau.

Vốn dĩ khi Haeckel còn giảng dạy tại Đại học Jena ở Đức thì những bức vẽ giả mạo của ông ta đã bị phanh phui rồi. Richardson đã đến Đại học Jena để điều tra nhằm chứng thực trò lừa bịp đã được che đậy hơn 100 năm nay, xác nhận rằng Haeckel đã bị các đồng nghiệp buộc tội vào năm đó, ông ta không chỉ thừa nhận hành vi giả mạo mà còn bị kết tội. Vì vậy, cho đến nay không tìm thấy bức vẽ nào của Haeckel trong các sách giáo khoa của Đức.

3.2.4. Sự phát triển dị dạng của luật tái diễn

Điều khiến người ta hối tiếc hơn nữa chính là nhiều học giả luật tái diễn đã đẩy cái “học thuyết” này phát triển thêm một bước, trở thành căn cứ cho chủ nghĩa chủng tộc [2]. Ví dụ, Daniel Garrison Brinton tuyên bố rằng: Người da đen là …, bởi vì họ giữ lại những đặc điểm thời thơ ấu; L. Bolk tuyên bố rằng: Người da đen…., bởi vì trong quá trình phát triển họ bảo lưu những đặc điểm thời thơ ấu nhiều hơn người da trắng. Những luận cứ mâu thuẫn như vậy đều ủng hộ cùng một quan điểm! Từ đó cũng có thể thấy rằng cơ điểm của họ – luật tái diễn – là cái sai căn bản.

3.2.5. Sự sụp đổ của luật tái diễn

Cùng với sự xuất hiện của di truyền học và sinh vật học phân tử, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên sâu về gen, luật tái diễn đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng chưa từng có về mặt lý luận. Hiện nay người ta đã chấp nhận rằng đột biến gen là nguyên nhân của sự tiến hóa. Như vậy các gen của quá khứ đã biến đổi thành các gen mới, làm thế nào các đặc điểm của quá khứ có thể được tái diễn đây? Ngay cả nhà cổ sinh vật học Stephen Jay Gould vốn là một người ủng hộ thuyết tiến hóa, cũng chỉ ra lỗ hổng chết người của luật tái diễn, ông nói: “Đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, luật tái diễn đã hoàn toàn sụp đổ rồi. Luật tái diễn có một khuyết điểm chết người. Giả như những đặc điểm trưởng thành của tổ tiên trở thành những đặc điểm ấu thơ của hậu duệ, vậy thì khi quá trình phát triển cá thể của hậu duệ kết thúc, sự phát triển nhất định phải tăng tốc, và mở ra không gian cho nhiều đặc điểm mới xuất hiện. Cùng với việc quy luật di truyền của Medel được công nhận vào năm 1990, toàn bộ luật tái diễn cũng theo đó mà sụp đổ”.

Tóm lại, luật tái diễn tự nó là một giả thuyết sai lầm không có cơ sở vững chắc. Vấn đề sinh tồn của chính mình còn chưa giải quyết được, làm sao nó có thể dư sức lực và tư cách chứng minh thuyết tiến hóa đây?

3.2.6. Tài liệu tham khảo, chú thích

[1] Phương pháp suy luận quy nạp là từ việc nhận thấy sự lặp đi lặp lại của một tính chất nào đó ở một số đối tượng thuộc một lớp nhất định người ta rút ra kết luận chung rằng toàn bộ các đối tượng thuộc lớp đó đều có tính chất đã nêu

[2] [Đức] Erich Blechschmidt (Erich Blechschmidt), bản dịch của Trần Dưỡng Chính, “Khởi nguồn của Sự sống nhân loại” (The Beginnings of Human Life), China Science Publishing & Media, xuất bản lần đầu năm 1987, Trang 31-38, 52-57.



Ngày đăng: 08-06-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.