Thuyết Tiến Hóa – Sai lầm khoa học lớn nhất của nhân loại (Phần 5)
[ChanhKien.org]
Phần 5 – Tác hại to lớn của thuyết tiến hóa đối với xã hội nhân loại
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một chút về tác động tiêu cực của thuyết tiến hóa, phân tích ngắn gọn một chút sự hỗn loạn mà nó gây ra trong lĩnh vực sinh học và tác hại đối với xã hội.
5.1. Thuyết tiến hóa gây ra mâu thuẫn và hỗn loạn trong lĩnh vực sinh học
Nếu một lý thuyết là chính xác thì dù xuất phát từ góc độ nào cũng đều có thể chứng minh tính đúng đắn chân thực của nó, vả lại các minh chứng tại các phương diện khác nhau còn bổ sung cho nhau. Ví như từ các phương diện khác nhau đều chứng minh chính xác được rằng gen là phân tử DNA. Nhưng thuyết tiến hóa thì ngược lại, các giả thuyết đưa ra từ các góc độ khác nhau lại mâu thuẫn nhau tới mức có giả thuyết này thì không có giả thuyết kia. Chúng ta đã có thể thấy điều đó từ các bài viết trước trong loạt bài này.
Trong mô thức sản sinh ra loài mới theo tư duy của thuyết tiến hóa, mô thức sinh ra loài mới theo thuyết cân bằng ngắt quãng dựa trên lịch sử biến đổi địa chất và hóa thạch cổ sinh vật đối lập với thuyết đột biến gen dựa trên bản chất của gen; dưới tác động của “chọn lọc tự nhiên”, thuyết đột biến trung tính đối lập với thuyết tiến hóa tổng hợp, lại còn đối lập với chủ nghĩa tân Darwin, vả lại, thuyết “chọn lọc tự nhiên” mà Darwin đưa ra thì hiện nay cũng đang vấp phải tranh luận rất lớn. Ngoài ra, nếu tiến hóa là do ảnh hưởng của các yếu tố môi trường thì chủ nghĩa tân Lamarck càng đối lập với các thuyết khác của thuyết tiến hóa. Điều gây tranh cãi nhất là “cây phả hệ” tiến hóa, căn cứ vào cây phả hệ để tiến hành các nghiên cứu sinh học phân tử nghiêm túc lại đưa ra các kết quả cực kỳ hỗn loạn, trực tiếp phủ định chính nó. (Ví dụ khi các nhà khoa học giải trình tự gen của vi khuẩn và vi khuẩn cổ phát hiện ra rằng cây phả hệ theo trình tự RNA có thể gợi ý rằng loài A có quan hệ họ hàng gần với loài B hơn loài C, nhưng từ trình tự DNA lại đưa ra kết luận ngược lại). Cuộc tranh luận về nguồn gốc nhân loại vẫn không có hồi kết.
Lamarck cho rằng các cá thể mất đi những đặc điểm mà chúng không sử dụng và phát triển những đặc điểm mà chúng thường sử dụng, đặc điểm của con mẹ sẽ được truyền lại cho thế hệ con cháu. Darwin, kế thừa Lamarck, tin vào chọn lọc tự nhiên, những cá thể nào thích nghi hơn với áp lực chọn lọc của môi trường sống sẽ để lại nhiều con cháu hơn những cá thể kém thích nghi hơn. (Mendel đã chứng minh cả Lamarck và Darwin đều sai qua định luật di truyền của ông, chứng tỏ rằng các đặc tính mới giành được không chuyển giao cho các thế hệ nối tiếp, vì chúng không hề làm thay đổi các gen). (Nguồn ảnh: Wikimedia)
5.2 Thuyết tiến hóa trở thành cơ sở lý luận của chủ nghĩa chủng tộc (phân biệt chủng tộc) và chủ nghĩa bành trướng (chủ nghĩa thực dân)
Bản thân lý thuyết luật tái diễn hình thái (cho rằng sự phát triển phôi thai của một loài lặp lại các giai đoạn phát triển của tổ tiên) vốn đã sai rồi, càng phát triển tiếp lại càng đi ngược lại với “Đạo”. Tiếp thu ảnh hưởng từ “thuyết cạnh tranh sinh tồn” của Thomas Malthus, Darwin đã sáng tạo ra thuyết tiến hóa “chọn lọc tự nhiên, kẻ thích nghi mới tồn tại”, đến ngày nay thì cạnh tranh đã trở thành tín ngưỡng của xã hội. Em họ của Darwin là Francis Galton lại dựa vào thuyết tiến hóa để tạo ra “chủ nghĩa chủng tộc” (niềm tin cho rằng một nhóm người nào đó thì ưu việt hơn các nhóm khác), được phổ biến rộng rãi tại Đức. Ernst Haeckel là một học giả có uy tín ở Đức, người đã đề ra luật tái diễn hình thái, cũng lại là người theo chủ nghĩa chủng tộc, cho rằng người Đức là dân tộc cao cấp nhất, thượng đẳng nhất, các dân tộc khác đều là hạ cấp. Quan điểm của Haeckel có ảnh hưởng sâu sắc tới Hitler. [1]
Lý thuyết “chủng tộc thượng đẳng” là con đẻ của học thuyết Darwin về Xã hội (Social-Darwinist Ideology) với việc áp dụng nguyên lý đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên của Darwin vào xã hội loài người: Trong quá trình tiến hoá, thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn, chủng tộc nào thông minh hơn, khoẻ mạnh hơn, thích nghi với môi trường tốt hơn sẽ là chủng tộc có quyền tồn tại; chủng tộc nào dốt nát, ốm yếu, kém thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải. Hitler và Đức Quốc Xã tin tưởng một cách mù quáng rằng người Đức là chủng tộc thuần khiết và có địa vị cao hơn tất cả các dân tộc khác, vì vậy có quyền thống trị thế giới.
5.3 Thuyết tiến hóa gây ra tác hại cực lớn đối với toàn xã hội
Darwin từng nói rằng giả thuyết của mình là “Thánh kinh của ma vương”, lời này rõ ràng là nhắm vào Cơ Đốc giáo. Dưới ngọn cờ khoa học, thuyết tiến hóa khiến rất nhiều người từ bỏ “thuyết sáng thế” (Thần sáng tạo ra thế giới) trong tôn giáo, bắt đầu từ trong tâm không còn tin vào tôn giáo. Con người đã không còn tin thiện ác hữu báo, muốn gì làm nấy, không còn kiêng nể gì nữa.
Thuyết tiến hóa không chỉ dẫn dắt toàn bộ lĩnh vực sinh vật học đi sai đường mà còn khiến các lĩnh vực như tâm lý học, luân lý học và triết học cũng đi sai đường, khiến cho văn minh nhân loại phát triển lệch lạc. Nó mang đến hiểm họa tiềm tàng cho nền văn minh nhân loại, khiến người ta nhìn thấy mà kinh hồn, chính là: nó khiến con người nhìn nhận tôn giáo, đạo đức, thiện ác là trò lừa gạt, từ đó hủy hoại chốn nương tựa tinh thần và sự ước chế của đạo đức của con người; nó rao giảng kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, kẻ thích nghi mới tồn tại, trong cạnh tranh sử dụng các loại thủ đoạn phát triển bản thân; nó khiến con người tin rằng những thứ biến dị phản truyền thống, đi ngược lại xu hướng có thể dẫn đến những kết quả tiến hóa hơn và tốt hơn; nó khiến con người tin rằng nhân loại là con cháu của động vật, làm cho con người tin rằng bản tính của con người có nguồn gốc từ động vật. Tâm lý học Tây phương còn tiến thêm một bước phát triển nữa thành: bản tính căn bản nhất của con người là dục vọng, thậm chí còn cho đó là bản tính tiến hóa nhất, khiến cho các rào cản giúp nhân loại ức chế ham muốn vật chất, gìn giữ đạo đức đã bị gỡ bỏ trên cơ sở khoa học, các hình thức tuyên truyền phóng túng bại hoại đầy rẫy trong xã hội. Các nhân tố bại hoại này thẩm thấu vào hết thảy mọi thứ trong xã hội nhân loại ngày nay, âm thầm thúc đẩy đạo đức nhân loại trượt dốc.
Con người một lòng muốn “tiến hóa”, phát triển bản thân, một mặt vừa phóng túng bản thân theo tư tưởng “tiến hóa”, mặt khác lại phải sinh tồn trong những lo lắng và cạnh tranh gay gắt do cái gọi là “tiến hóa” tạo nên, nên càng ngày càng tự tư ích kỷ. Khi dục vọng ích kỷ không được thỏa mãn thì các hành vi vô đạo đức và phạm tội càng ngày càng nghiêm trọng. Con người đã đánh mất sự cảm thông và tín nhiệm với người khác, mất đi cảm giác an toàn trong xã hội, lấy vinh quang và hưởng thụ nhất thời đánh đổi với những điều không thể vãn hồi: đạo đức tiêu vong, tâm lý méo mó, ham muốn vật chất bành trướng, cạnh tranh không ngừng nghỉ, xã hội phân hóa dị dạng, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, v.v…
Trong quan niệm “chọn lọc tự nhiên, kẻ thích nghi mới tồn tại” của thuyết tiến hóa, “sinh tồn” dường như là ý nghĩa duy nhất cho sự tồn tại của sinh mệnh và “cạnh tranh” là bản chất của sinh tồn. Nhưng thử đi vào rừng mà xem, các cành cây đều nhường nhau, cành lá đều phát triển lên không trung, cành nọ chèn cành kia rất ít… (Ảnh Wikipedia)
Nhà di truyền học New Zealand là Michael Denton trong cuốn sách Tiến Hóa: Một lý thuyết trong khủng hoảng (Evolution: A Theory in Crisis) đã thẳng thắn nói: “Thuyết tiến hóa của Darwin là lời nói dối lớn nhất thế kỷ 20”. Dưới ảnh hưởng của lời nói dối rằng con người có nguồn gốc động vật, đã dẫn con người đến vứt bỏ ước thúc của đạo đức, phát triển dục vọng ích kỷ ngoài tầm kiểm soát, tạo ra một lịch sử lầm lạc.
5.4 Tài liệu tham khảo
[1] [Thụy Sĩ] Hsü, Kenneth J., “Ba sai lầm của Darwin” (Darwin’s three mistakes), World Science, 1987: 4, 12-14
6. Lời kết
Bạn thân mến, dù bạn đọc lướt qua hay đọc kỹ, cuối cùng khi lật đến trang này, cảm giác trong bạn có lẽ đã khác so với lần đầu tiên bạn đọc lời tựa của bài viết này. Bạn có thể bị chấn động, cũng có thể kinh ngạc, bạn có thể cảm thấy nghi hoặc, cũng có thể phẫn nộ. Nhưng vô luận bạn cảm thấy thế nào chúng tôi đều có thể hiểu và cảm thông với bạn; bất kể bạn cảm thấy thế nào, chúng tôi đều có thể khẳng định với bạn rằng: bạn thật may mắn!
Chúng tôi từng là tín đồ của thuyết tiến hóa, có người đã tin vào thuyết tiến hóa 30 – 40 năm. Chúng tôi từ nhỏ đã tin, cũng là vì hoàn cảnh lúc bấy giờ không có điều kiện so sánh phân biệt, vậy nên đã xem nó là chân lý khoa học chính xác nhất. Sau này được tiếp xúc với các báo cáo và sách vở nghiên cứu theo các quan điểm khác nhau, chúng tôi mới tự mình suy xét một cách độc lập, mới phát hiện ra “tín ngưỡng kiên định” của bản thân trước đây bất quá chỉ là ếch ngồi đáy giếng. Trong trăm mối cảm xúc lẫn lộn thì nổi bật lên là cảm giác rằng chúng tôi thật may mắn! Bởi vì cho dù chúng tôi đã từng mê lạc bao lâu, chúng tôi cuối cùng cũng thoát ra rồi.
Chỉ là lúc đó chúng tôi thoát ra không đơn giản như hiện tại. Chúng tôi phải tự thân tìm kiếm, tự mình suy nghĩ: sưu tầm sách vở và bài viết với các quan điểm khác nhau, suy nghĩ hết vấn đề này tới vấn đề khác, những vấn đề mà trước đây chưa từng suy xét tới. Mà sự tìm tòi và suy luận này thường mang theo cảm giác cô đơn và áp lực tâm lý, bởi vì chúng tôi không biết rốt cuộc thì có bao nhiêu người giống như chúng tôi đang tìm con đường chân lý trong sương mù, cuối cùng thì có bao nhiêu người đã vượt qua được mê cung của thuyết tiến hóa. Nếu như lúc đó có ai đưa cho chúng tôi một quyển sách đơn giản rõ ràng như thế này, chúng tôi sẽ thật sự vui mừng biết bao, sẽ cảm kích biết bao! Nếu như lúc đó có ai thân tình nói với chúng tôi rằng: “Bạn không cô độc, chúng tôi có nhiều người đã tìm được đường rồi!” Chúng tôi sẽ vui sướng biết bao nhiêu, sẽ được khích lệ biết bao nhiêu! Đó là lý do tại sao chúng tôi nói: Bạn thật may mắn! Nếu bạn may mắn thoát ra khỏi mê cung tiến hóa nhờ đọc cuốn sách nhỏ này, thì bạn còn may mắn hơn nữa!
Khi bạn đọc xong cuốn sách nhỏ này, bạn có thể lờ mờ cảm thấy rằng sương mù tiến hóa đang tan biến, và ảo ảnh về sự tiến hóa của các loài đang sáng tỏ; hóa ra “thuyết tiến hóa”, cái mà thường rầm rộ thu hút sự chú ý của mọi người trên sân khấu khoa học, chỉ bất quá là kẻ bù nhìn mạo danh giả khoa học! Các loài không phải là do tiến hóa mà thành, khỉ và người chưa bao giờ là thân quyến! Ai đang tiến hóa đây? Thật ra, chính bản thân “thuyết tiến hóa” mới là thứ duy nhất vội vàng liều lĩnh “tiến hóa” trước những thay đổi lớn của môi trường khoa học, tự thay đổi chính nó để mong cầu “kẻ thích nghi mới tồn tại”! Dù đã hơn trăm năm không ngừng “tiến hóa” nhưng tới nay nó đang phải đối mặt với cảnh chiều tàn ảm đạm, bốn phía bao vây, tám phương tuyệt lộ, bấp bênh tàn lụi. Bản thân thuyết tiến hóa không thể “tiến hóa” được nữa thì còn ai muốn theo nữa đây?
Đột nhiên tỉnh mộng, bước ra khỏi màn sương mù của sự tiến hóa, bạn đã trút bỏ được gánh nặng tư tưởng rồi. Hãy nắm lấy cơ hội quý giá này để xem xét lại sự hiểu biết của bạn về chân lý cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, hiện nay chỉ có hai đáp án được xác định cho câu hỏi về nguồn gốc nhân loại: thuyết Thần sáng tạo thế giới và thuyết tiến hóa. Tiền nhân nói rằng Thần tạo ra con người, hậu nhân lại nói rằng con người từ động vật cấp thấp tiến hóa thành, đặc biệt là khỉ giống con người hơn nên chính là tổ tiên trực tiếp của con người. Nếu thuyết tiến hóa đã thất bại rồi, vậy bạn chắc chắn chỉ còn một câu trả lời duy nhất: thuyết Thần sáng tạo thế giới.
Thật ra, không có gì khó lý giải trong việc Thần tạo ra con người. Bạn nghĩ xem, con người có thể dễ dàng tạo ra người máy – là những sinh mệnh thấp hơn con người. Thì tại sao những sinh vật cao hơn con người không thể tạo ra con người? Không phải bây giờ một số nhà khoa học táo bạo đang muốn tạo ra con người bằng cách nhân bản vô tính sao? Nếu như có những sinh mệnh cao cấp như Phật, Đạo, Thần tồn tại trong vũ trụ thì sao chúng ta có thể không tin rằng những sinh mệnh cao cấp đó đã tạo ra con người?
Trên thực tế, mâu thuẫn logic của thuyết vô thần tự đặt nó vào một tình cảnh lúng túng khi nó vừa không thể bác bỏ đối phương, vừa không thể thuyết phục bản thân. Vì vậy, tín ngưỡng “vô thần” giống như một cái cây không có rễ, vô cùng yếu ớt và bất lực. Kết luận này đã được chứng thực bằng các thí nghiệm tâm lý, với cơ sở là: nếu người “vô thần” thực sự không tin vào quỷ thần, “trong lòng không có ma”, thì khi nhìn thấy bất kỳ ảo ảnh giả tượng nào trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẽ bình tĩnh như không, không ngạc nhiên hoảng sợ. Nếu như bề ngoài không tin vào Thần, nhưng trong tiềm thức lại tin vào Thần thì sẽ phản ứng như một người hữu thần khi đột nhiên nhìn thấy ảo ảnh giả tượng. Kết quả thí nghiệm, có một sinh viên đại học tuyên bố không tin quỷ thần đang ngồi trên giường thì bị một “người không đầu” đột nhiên xuất hiện ở cửa dọa chết ngay tại chỗ. Nếu bạn cảm thấy rằng số lượng thí nghiệm như vậy không đủ lực lay chuyển gốc rễ của “những người vô thần”, xin hãy xem một ví dụ chưa từng có sau đây: kể từ tháng 5 năm 1992, chỉ trong vài năm, cuốn “Chuyển Pháp Luân” đã khiến ít nhất hàng chục triệu người cam tâm tình nguyện từ bỏ “thuyết vô thần”! Nhiều người trong số họ đã thay đổi toàn bộ thế giới quan của mình chỉ sau một đêm. Làm sao “thuyết vô thần” được tuyên truyền mạnh mẽ suốt 50 năm qua lại có thể bị “hủy trong chốc lát” trước một cuốn sách? Nếu là chân lý thì không gì lay chuyển được, vậy tại sao “thuyết vô thần” lại mong manh như vậy?
Đọc giả thân mến, tại bước thứ nhất trong việc tìm lại chân lý, chúng tôi mời bạn đọc kỹ cuốn Pháp Luân Phật Pháp (Giảng Pháp ở Sydney) do ông Lý Hồng Chí biên soạn, trong đó có thảo luận chi tiết về vấn đề nguồn gốc loài người.
“Tôi đã từng giảng rằng một nhà khoa học có thành tựu, vị ấy sẽ không nhận thức một cách cố chấp giống như những người dùng tình cảm thay cho lý trí: cố định khoa học hiện đại vào một cái khung chết cứng, và cho rằng những gì ngoài khoa học thực chứng đều không phải là khoa học. Mọi người thử nghĩ xem: Những thứ mà nhân loại chưa nhận thức được, khi chúng ta có thể nhận thức được bằng phương pháp khoa học, thì nó có phải là khoa học không? Nó chẳng phải đã trở thành khoa học rồi còn gì. Nhân loại là đang không ngừng hoàn thiện chính mình, không ngừng nhận thức lại mới chính mình, bởi vậy khoa học mới có thể phát triển, cuối cùng thực sự nhận thức được vũ trụ. Hình thức phát triển của khoa học thực chứng hiện nay phi thường kém, phi thường chậm chạp. Thực sự giống như là người mù sờ voi, họ không nhận thức được hình thức tồn tại vật chất của cả vũ trụ, không nhận thức được sự tồn tại của đặc tính vũ trụ. Vậy mà họ sờ thấy một điểm nhưng lại cho đó là toàn bộ. Họ chỉ sờ được cái chân con voi, họ nói: ‘Ồ, khoa học là thế này, đây chính là khoa học thật sự nhận thức được sinh mệnh và vật chất’. Họ không nhìn thấy cả con voi này là như thế nào. Vì vậy không nhận thức được vũ trụ là do vô số thời không khác nhau cấu thành, không nhận thức được sự tồn tại của những không gian khác, sinh mệnh khác và hình thức vật chất, từ đó tất cả đều bị những người có trí óc đơn giản và ngoan cố kia cho là mê tín, đây chính là một nguyên nhân chủ yếu nhất khiến cho đạo đức nhân loại chúng ta trượt dốc. Rất nhiều người dùng cái gậy khoa học để đánh vào đức tính cổ xưa nhất, bản chất nhất của con người. Thật nguy hiểm! Con người không có đức, thì chư Thần không coi con người là con người nữa. Nếu Trời không coi con người là con người thì con người sẽ bị đào thải, phát triển lại từ đầu.”
“Có người nghĩ rằng: nhân loại chúng ta rất tiến bộ, từ người vượn phát triển đến ngày hôm nay đã là rất huy hoàng rồi! Nhưng tôi bảo chư vị này: Thời kỳ tiền sử trong lịch sử, mười vạn năm trước, hoặc là sớm hơn, sớm hơn nữa, mãi cho đến cả trăm triệu năm trước, trên trái đất này đã luôn có văn minh cao cấp tồn tại, chẳng qua là đã bị huỷ hoại trong các thời kỳ khác nhau. Tại sao bị huỷ hoại? Bởi vì nó phát triển về mặt vật chất rất nhanh, phát triển về mặt kỹ thuật rất nhanh, nhưng đạo đức của nó không theo kịp hoặc bị phá hoại. Vậy nên không để cho nó tiếp tục tồn tại, đã huỷ đi rồi. Dùng nhận thức khoa học hiện đại mà giảng thì vận động vật chất là có quy luật, khi nó vận động đến hình thức nhất định, nó tất nhiên sẽ xuất hiện một hình thức khác. Ví dụ trái đất trong khi vận động trong vũ trụ này, không chừng lại bị tinh cầu nào đó va vào. Cho dù là nguyên nhân gì, thì các nhà khoa học hiện nay thực sự phát hiện ra rằng, trên trái đất của chúng ta có tồn tại di tích của rất nhiều rất nhiều nền văn minh cổ xưa, hơn nữa những di tích văn minh này cách thời gian hiện tại xa lắm, có cái là từ mấy chục vạn năm trước, mấy trăm vạn năm trước, còn có cái từ mấy nghìn vạn năm trước. Văn minh tồn tại ở mỗi thời kỳ, các di tích để lại đều không giống nhau, đều không phải là thứ của cùng một thời, vì vậy một số nhà khoa học đang nghiên cứu vấn đề này. Có nhà khoa học đã đưa ra một luận điểm thế này, nói rằng: Có tồn tại văn minh tiền sử, có văn hoá tiền sử, đây là điều các nhà khoa học nói. Vậy mà giới tu luyện chúng ta nhìn thấy càng rõ hơn, rõ ràng là trước nền văn minh nhân loại này của chúng ta, đã tồn tại rất nhiều rất nhiều lần văn minh nhân loại. Do đạo đức của chúng bại hoại, đương nhiên điều chúng tôi nhìn thấy là như thế, sau đó nền văn minh đó không tồn tại nữa. Từ văn hoá Hy Lạp cổ đã bị huỷ diệt là có thể thấy những di tich về hủ hoá và sa đoạ của nhân loại thời bấy giờ.”
“Có người nói: Người chúng ta là tiến hoá từ người vượn. Thật ra tôi nói cho mọi người biết, con người hoàn toàn không phải là từ người vượn tiến hoá thành. Lý luận mà Darwin đưa ra là: Người là tiến hoá từ người vượn. Khi ông mới đưa ra lý luận này, ông đã rất to gan lớn mật. Lý luận của ông có vô số chỗ sơ hở, không hoàn thiện, thế mà được con người tiếp nhận, cho đến tận hôm nay. Mọi người thử nghĩ xem, quá trình tiến hoá trung gian từ vượn thành người mà ông đưa ra, một quá trình hàng trăm nghìn vạn năm, không tìm thấy, không có. Tại sao không tồn tại chủng người trung gian giữa người và vượn? Các vật thể khác không chỉ là người, những động vật tiến hoá mà ông nói không hề có quá trình trung gian. Hơn nữa tại sao vật chủng tồn tại ở Châu Úc khác với vật chủng tồn tại ở các đại lục khác? Ông ấy đều không giải thích được. Thuyết tiến hoá vô số chỗ sơ hở này thế mà được con người tiếp thu. Thế mới kỳ lạ!”
“Thật ra chúng tôi thấy rằng người hoàn toàn không phải là từ người vượn tiến hoá thành, chỉ là mỗi thời kỳ lại tồn tại một chủng sinh vật. Trên Trái Đất mà nhân loại sinh tồn, các bản khối đại lục là di chuyển, là biến đổi, các nhà địa chất học gọi các vùng đất liền như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Nam Mỹ, Bắc Mỹ là bản khối đại lục. Bản khối đại lục là thường xuyên thay đổi, nền văn minh phía trên rồi sẽ chìm xuống đáy nước, vậy thì có lẽ ở những đại dương khác sẽ trồi lên một khối lục địa, chính là không ngừng biến đổi như vậy. Hiện nay người ta cũng phát hiện ra ở dưới đáy rất nhiều đại dương như Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương có những kiến trúc đồ sộ cổ xưa, đã từng có sự tồn tại của nền văn minh. Nhưng sau khi kiểm tra phát hiện đều là những thứ tồn tại từ mấy trăm nghìn năm, mấy triệu năm, và những niên đại xa hơn, ít nhất nhân loại chúng ta hiện nay đã biết, trong mấy trăm nghìn năm trở lại đây bản khối đại lục không hề có sự biến đổi. Vậy thì nó trầm xuống dưới nước từ khi nào? Khẳng định là phải từ rất sớm, mấy chục vạn năm trước hoặc là lâu hơn nữa đã trầm xuống dưới. Vì vậy khi các bản khối đại lục khác nhau biến đổi, vật chủng bên trên cũng khác nhau, chứ không phải là tiến hoá mà thành. Có điểm tương đồng chứ không phải là cùng một loại vật chủng. Tuyệt đối không phải!”
“Đương nhiên tôi đang giảng Phật Pháp, vì vậy khác với lý luận nơi người thường, chúng ta nhận thức cao hơn, nhận thức về nhân loại một cách chân chính. Tôi cho mọi người biết rằng con người không hề tiến hoá từ vượn, mà là sinh ra trong vũ trụ. Mọi người biết rằng Trung Quốc có học thuyết thái cực của Đạo gia. Học thuyết thái cực này giảng hai khí âm dương. Khi chưa sinh ra hai khí âm dương thì là trạng thái hỗn độn, gọi là vô cực. Sau đó nó sẽ sinh ra thái cực, có hai khí âm dương, sau đó thái cực sinh ra vạn sự vạn vật. Đây là lý luận của Đạo gia. Tôi thấy rất khoa học. Thực tế tôi phát hiện một tình huống, đương nhiên đây không chỉ là tôi phát hiện, vật chất khổng lồ trong vũ trụ trong vận động sẽ sinh ra sinh mệnh. Chúng ta không nhìn thấy vật chất này, nhưng nó không nhất định là không tồn tại. Ví dụ như không khí, mắt người không nhìn thấy, có phải nó không tồn tại không? Nó có tồn tại. Những vật chất vi quan hơn không khí có hay không? Có rất nhiều. Những vật chất còn vi quan hơn những vật chất vi quan hơn cũng rất nhiều. Tại sao những vật chất khổng lồ này có thể sinh tồn như thế? Thật ra đều là sự tồn tại của sinh mệnh. Bất cứ vật thể nào cũng đều có sinh mệnh, chỉ là không biểu hiện ở không gian người thường chúng ta, chư vị không nhìn thấy sự tồn tại sinh mệnh của nó. Lát nữa tôi sẽ giảng tại sao. Bất cứ vật thể nào cũng có sinh mệnh. Dưới sự vận động của vật chất khổng lồ sẽ sinh ra sinh mệnh, mà sinh mệnh này khi ở tầng thứ cao hơn thì đa số là vô hình, số ít là hình dạng nhân loại; hoặc là hình dạng của động vật; hoặc là hình dạng của vật chất; hoặc là hình dạng của thực vật.”
“Vậy thì tại sao lại đến bước con người này? Bởi vì thuở ban sơ là không có bước con người này. Sinh mệnh sinh ra dưới sự vận động của vật chất vũ trụ đều đồng hoá với đặc tính vũ trụ, nói cách khác họ là đồng hoá với Pháp Lý này trong vũ trụ, đồng hoá với Chân-Thiện-Nhẫn, vì nó sinh ra từ Chân-Thiện-Nhẫn. Vậy thì khi sinh mệnh này sinh ra nhiều ở không gian cao tầng, thì hoàn cảnh sinh tồn của họ bèn trở nên phức tạp, họ có hình thức sinh tồn của xã hội của họ. Kiểu như xã hội nhân loại chúng ta, và con người cần sinh tồn như thế nào, họ có hình thức xã hội của họ tồn tại. Vậy thì khi họ có hình thức xã hội của họ, những sinh mệnh này dần dần sẽ phát sinh biến đổi, trở nên phức tạp, có vị sẽ sản sinh tư niệm, xa rời yêu cầu của đặc tính vũ trụ đối với sinh mệnh ở tầng đó, như thế vị ấy không thể ở trên cảnh giới này được nữa, cho nên vị ấy chỉ có thể rớt xuống dưới, rớt xuống tầng thấp. Vậy thì khi ở tầng thấp vị ấy lại không tốt nữa thì vị ấy chỉ có thể lại rớt xuống. Sinh mệnh như vậy qua những năm tháng lịch sử dài lâu không ngừng biến thành không tốt, dần dần rớt xuống từng tầng không gian, từng tầng không gian một, đến khi rớt xuống tầng không gian nhân loại này. Từ đó sống cuộc sống thấp kém, dùng hình thức thấp kém để sinh ra đời sau.”
“Nhưng lúc mới đầu không có tầng không gian nhân loại này. Vậy thì những vị Giác Giả, sinh mệnh cao cấp ấy bèn muốn tạo thêm một không gian cho con người, tạo một không gian ‘mê’ nhất, xem một chút bản tính này của con người có thể mất đi không, xem họ còn có thể quay trở về không. Vì thế mà tạo ra không gian như thế này. Khi đó là cấp cho con người, cho sinh mệnh một cơ hội cuối cùng, không suy xét quá nhiều vấn đề. Nhưng sau đó lại phát hiện không gian này quá đặc thù. Bởi vì sinh vật tồn tại trong không gian này không nhìn thấy không gian khác, không nhìn thấy sinh mệnh của các không gian khác. Còn ở các không gian khác trong vũ trụ đều có thể nhìn thấy cảnh tượng của không gian khác. Sinh mệnh của bất cứ không gian nào thì thân thể họ đều có thể bay trong không gian, phiêu đãng qua lại, sinh mệnh của bất cứ tầng không gian nào họ đều có thể biến lớn thu nhỏ. Hiện nay các nhà khoa học cho rằng: Tư duy của người là vật chất, là thứ như sóng điện vậy. Đương nhiên chư vị thừa nhận rằng sóng điện là vật chất. Nhưng trong các không gian khác phát hiện ra rằng, nó không đơn giản như thế. Tư tưởng con người có thể sản sinh ra điều mà chư vị tưởng tượng, điều mà chư vị tưởng tượng có thể trở thành hiện thực. Vì con người không có năng lượng, nên nó vừa sản sinh ra liền tản đi mất. Nhưng các Đại Giác Giả, thiên nhân, sinh mệnh cao cấp có năng lượng thì họ nghĩ điều gì là sẽ tồn tại một cách hết sức thực tại. Vậy chư vị muốn cái gì, thì theo suy nghĩ liền sinh ra cái đó, vì vậy trước đây người ta nói: Phật muốn gì được nấy, đại tự tại. Những sinh mệnh đó đều tồn tại như thế. Còn nhân loại bị đẩy đến không gian này thì trở thành tồn tại thế này.”
“Mọi người đều là sinh ra từ thai mẹ, cảm thấy bản thân cũng khá tốt. Có người làm ăn giỏi; có người làm quan lớn; có người sống rất tự tại, liền cho rằng mình mạnh hơn người khác. Thật ra chư vị cũng rất khổ! Bởi vì chư vị không biết trước đây mình sống như thế nào. Ví dụ, bởi vì trong tôn giáo giảng: Con người sống chính là khổ. Tại sao vậy? Khi chư vị sinh ra từ thai mẹ, chư vị liền có thân thể vật chất do các phân tử cấu thành. Trong không gian khác họ không có tầng thân thể do phân tử cấu thành này, thân thể bề mặt nhất của họ là do nguyên tử cấu thành. Mà vật chất bề mặt do phân tử cấu thành tạo ra không gian này. Kể cả nhục thể của con người cũng là do phân tử cấu thành. Thân thể do tầng vật chất này cấu thành, khi vừa sinh ra chư vị đã có nhục thể này, cho chư vị một đôi mắt do phân tử cấu thành, chư vị không nhìn thấy được không gian khác, vì vậy chư vị tại cõi mê này. Vậy thì chư vị trong mê không nhìn thấy được chân tướng vũ trụ, chư vị thử nói xem chư vị sống có phải là giống như ngồi trong giếng nhìn trời, bản thân sống đã rất đáng thương rồi. Hơn nữa sau khi người có thân thể này, thân thể sợ đau, lạnh không chịu được, nóng không chịu được, khát không chịu được, chư vị đi đường mệt cũng không chịu được, dù sao cũng là mang đến cho chư vị rất nhiều rất nhiều thứ không tự tại, mang đến rất nhiều rất nhiều thống khổ. Hơn nữa còn có sự tồn tại của sinh lão bệnh tử, thường xuyên có bệnh, chư vị cảm thấy chư vị sống rất tự tại, chẳng qua chư vị cũng chỉ là sống trong đau khổ kia mà mạnh hơn những người khác một chút, đỡ đau khổ hơn một chút, thì chư vị liền cảm thấy chư vị rất tự tại rồi. Con người chính là sinh tồn như thế, vì vậy con người dần dần mất đi bản tính người trong hoàn cảnh sinh tồn này, càng ngày càng không tin vào sự tồn tại của Thần, cộng thêm sự không hoàn thiện của khoa học thực chứng, người liền mất đi tiêu chuẩn đạo đức của người, họ cũng sẽ bị trượt xuống cảnh địa nguy hiểm nhất.”
“Nhưng xã hội nhân loại lại có một điểm tốt vô cùng lớn: Bởi vì vị ấy khổ, nên vị ấy có thể tu luyện. Tại sao Phật cứ mãi là Phật trong Phật giới? Vì sao Ông không thể đề cao hơn lên? Bồ Tát tại sao không tu thành Phật? Các vị muốn chịu chút khổ cũng chẳng tìm được ở đâu. Bởi vì vị ấy có thể kiên định với Phật tính của mình khi ở trong mê thì vị ấy mới có thể tu. Nếu như vị ấy ở đó không có mê, vị ấy cái gì cũng nhìn thấy cả. Cái gì cũng nhìn thấy thì tu cũng không tính. Vì vậy tu trước, ngộ trước, thấy sau. Có người nói ‘tôi nhìn thấy rồi, tôi sẽ tu; tôi không thấy tôi không tu’. Nếu để mọi người đều nhìn thấy thì xã hội người thường không còn là xã hội nhân loại nữa, mà là xã hội chư Thần. 100%, một người cũng không bị rớt xuống, ai cũng đều phải đi tu, những kẻ thập ác bất xá, xấu xa đến đâu đều đi tu. Chư vị thử nghĩ xem đó có còn là xã hội nhân loại nữa không? Chính vì người trở nên không tốt nên mới rớt xuống nơi này. Chư vị muốn quay trở về thì phải có hai yếu tố: một là chịu khổ, hai là ngộ. Ngộ, Jesus giảng là ‘tín’, ở phương Đông giảng là ‘ngộ’. Chư vị mất đi những thứ này, thì chư vị không tu được. Nhưng tại sao cứ tu là con người cảm thấy rất khó tu? Thật ra tu luyện không khó, khó là khó ở chỗ tâm người thường không vứt bỏ được. Trong lịch sử không có nói cho con người Phật Pháp là gì. Mọi người đều coi điều mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là Phật Pháp mang tính hệ thống. Mọi người nghĩ xem, vũ trụ vĩ đại này rất hoàn thiện, rất trí tuệ. Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ giảng một bộ phận nhỏ của Phật Lý, hơn nữa Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không giảng hết tất cả những điều mình biết cho mọi người, Ông chỉ giảng những điều con người nên biết, vì vậy Phật Pháp lưu lại cho con người hiện nay chỉ là một phần rất nhỏ, một phần rất nhỏ trong Phật Pháp. Tôi vừa mới giảng rồi, tôi nói tôi lưu lại cho xã hội nhân loại rất nhiều thứ, tôi đã làm một việc mà tiền nhân từ trước tới nay chưa từng làm. Cuốn «Chuyển Pháp Luân» mà tôi viết, ngôn ngữ không quy phạm, bởi vì dùng ngôn ngữ quy phạm hiện đại không thể bao hàm được tầng thứ cao hơn, nội hàm lớn hơn, cho nên tôi dùng phương thức khẩu ngữ để viết.” (Trích dẫn từ Pháp Luân Phật Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội Sydney, tác giả Lý Hồng Chí)
Nếu bạn muốn hiểu biết toàn diện hơn về nhân thể, sinh mệnh và vũ trụ, chúng tôi khuyên bạn nên đọc kỹ cuốn sách Chuyển Pháp Luân do Ông Lý Hồng Chí viết. Nếu bạn thực sự có thể bình tâm, tĩnh trí đọc hết cuốn sách này dù chỉ một lần thì bạn là người may mắn nhất!
(Hết)
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/16720
Ngày đăng: 24-07-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.