Tam Tự Kinh – Đọc sách luận bút (26)



Tác giả: Lưu Như

[ChanhKien.org]

Nguyên văn

嬴秦(1)氏(2),始(3)兼併(4),

傳(5)二世(6),楚漢爭(7)。

高祖(8)興(9),漢業(10)建,

至(11)孝平(12),王莽(13)篡(14)。

Bính âm

嬴(yíng) 秦(qín) 氏(shì), 始(shǐ) 兼(jiān) 併(bìng),

傳(chuán) 二(èr) 世(shì), 楚(chǔ) 漢(hàn) 爭(zhēng)。

高(gāo) 祖(zǔ) 興(xīng), 漢(hàn) 業(yè) 建(jiàn),

至(zhì) 孝(xiào) 平(píng), 王(wáng) 莽(mǎng) 篡(cuàn)。

Chú âm

嬴(ㄧㄥ/) 秦(ㄑㄧㄣ/) 氏(ㄕ\),

始(ㄕˇ) 兼(ㄐㄧㄢ) 併(ㄅㄧㄥ\),

傳(ㄔㄨㄢ/) 二(ㄦ\) 世(ㄕ\),

楚(ㄔㄨˇ) 漢(ㄏㄢ\) 爭(ㄓㄥ)。

高(ㄍㄠ) 祖(ㄗㄨˇ) 興(ㄒㄧㄥ),

漢(ㄏㄢ\) 業(ㄧㄝ\) 建(ㄐㄧㄢ\),

至(ㄓ\) 孝(ㄒㄧㄠ\) 平(ㄆㄧㄥ/),

王(ㄨㄤ/) 莽(ㄇㄤˇ) 篡(ㄘㄨㄢ\)。

Âm Hán Việt

Doanh Tần thị, Thủy kiêm tịnh,

Truyền Nhị Thế, Sở Hán tranh.

Cao tổ hưng, Hán nghiệp kiến,

Chí Hiếu Bình, Vương Mãng soán.

Tạm dịch

Tính thị Doanh Tần, bắt đầu thống nhất,

Truyền tới Nhị Thế, Hán Sở phân tranh.

Cao tổ hưng khởi, dựng nghiệp nhà Hán,

Đến vua Hiếu Bình, Vương Mãng soán ngôi.

Từ vựng

(1) Doanh Tần (嬴秦): Doanh là họ, Tần: Thời đại Chiến Quốc sau khi nước Tần diệt sáu nước, Tần Vương Chính năm 221 trước Công Nguyên thành lập đế quốc Tần, tự xưng “Thủy Hoàng Đế”, Tần Thủy Hoàng họ Doanh tên Chính. Doanh Tần nghĩa là chỉ tổ tiên những người ở vùng đất phong Tần có họ là Doanh.

(2) Thị (氏): họ.

(3) Thủy (始): mới, bắt đầu.

(4) Kiêm tịnh (兼併): Ở đây chỉ việc thôn tính 6 nước thời Chiến Quốc, thống nhất thiên hạ.

(5) Truyền (傳): Đời trước giao cho đời sau, ở đây chỉ truyền ngôi.

(6) Nhị Thế (二世): con thứ Hồ Hợi của Tần Thủy Hoàng. Thủy Hoàng Đế băng hà, hoạn quan Triệu Cao ngụy tạo di chiếu giết con trai trưởng Phù Tô, lập con thứ Hồ Hợi làm đế, gọi là Nhị Thế (hay Nhị Thế Hoàng Đế). Tại vị ba năm, bị Triệu Cao giết chết.

(7) Sở Hán tranh (楚漢爭): Sở Hán tranh chấp, từ những năm cuối nhà Tần đến thời kỳ bốn năm thành lập nhà Hán, Sở bá vương Hạng Vũ cùng Hán vương Lưu Bang tự mình xưng vương, tranh đoạt thiên hạ lẫn nhau.

(8) Cao tổ (高祖): Hán cao tổ, Lưu Bang là vị quân chủ khai quốc nhà Hán.

(9) Hưng (興): Hưng khởi.

(10) Hán nghiệp (漢業): cơ nghiệp nhà Hán (cơ sở sự nghiệp vĩ đại công lao to lớn).

(11) Chí (至): đến.

(12) Hiếu Bình (孝平): vua Hán Hiếu Bình.

(13) Vương Mãng (王莽): cháu của Hiếu Nguyên Hoàng hậu. Thời Hiếu Bình Đế, ngoại thích (gia đình bên mẹ hoặc vợ vua) Vương Mãng chuyên quyền, sau khi Nhũ Tử Anh kế vị, Vương Mãng soán Hán xưng đế, đổi quốc hiệu thành “Tân”.

(14) soán (篡): soán vị, cướp ngôi, lấy thủ đoạn không thích đáng để chiếm lấy ngôi vua.

Dịch nghĩa tham khảo

Tần Vương Doanh Chính thôn tính 6 nước Hàn, Triệu, Yến, Ngụy, Sở, Tề thống nhất thiên hạ và xưng đế, thị là Tần Thủy Hoàng. Sau đó hoạn quan Triệu Cao ngụy tạo di chiếu, truyền ngôi cho người con thứ là Hồ Hợi, thị là Tần Nhị Thế. Sau đó xuất hiện Sở Bá vương Hạng Vũ cùng Hán vương Lưu Bang tự mình xưng vương, dẫn đến cục diện tranh đoạt thiên hạ lẫn nhau. Hán cao tổ Lưu Bang hưng khởi, giành được thắng lợi, kiến lập cơ nghiệp nhà Hán. Đến thời Hiếu Bình, ngoại thích Vương Mãng chuyên quyền, sau khi Nhũ Tử Anh kế vị, Vương Mãng soán Hán xưng đế, đổi quốc hiệu thành “Tân”.

Đọc sách luận bút

Bài học này nói về chuyện hưng vong của hai nhà Tần và Tây Hán. Mục đích vẫn là lấy sử làm gương. Cho nên, người đời sau hẳn là muốn tiến hành tổng kết đánh giá công tội nặng nhẹ của các vị khai sáng vương triều và bài học mất nước ở thời cuối của hai vương triều này. Bởi vì đây là giáo dục vỡ lòng về lịch sử, sẽ không giải thích tường tận, chỉ để con trẻ nhớ kỹ các điểm chính của lịch sử là được rồi.

Cho nên ở đây, không thể nào triển khai lịch sử tường tận, chỉ là một gợi ý. Ví dụ như có rất nhiều tranh luận về Tần Thủy Hoàng, khen chê đều có. Hôm nay chúng ta chỉ đưa ra một số gợi ý để suy nghĩ. Hy vọng rằng các em không thoát ly khỏi bối cảnh của thời đại trên thực tế, có suy nghĩ độc lập của mình.

Tần Thủy Hoàng 13 tuổi đăng cơ, 22 tuổi tự mình chấp chính, đến 39 tuổi hoàn thành đại nghiệp thống nhất thiên hạ, chỉ dùng 17 năm ngắn ngủi, nhanh chóng kết thúc thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, cục diện chư hầu hỗn chiến kéo dài 500 năm, lại ban hành chế định một loạt các pháp lệnh và biện pháp có lợi, thống nhất văn tự, đo đạc, pháp chế, thống nhất quốc lộ, huỷ bỏ chế độ phong kiến (phân đất phong hầu, kiến lập các nước chư hầu), kiến lập chế độ quận huyện, kiến lập ra hoàng triều thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nói cách khác, hơn hai ngàn năm trước, do sự thống nhất của nhà Tần, phế bỏ chế độ phong kiến, mà đã không còn các nước chư hầu, cũng đã kết thúc thời đại phong kiến. Đây là công lao rất vĩ đại không thể nào phủ định. Chế độ văn hóa này, cơ cấu quận huyện, cho đến ngày nay, đã được phổ biến áp dụng và lấy đó làm gương, không có thay đổi gì lớn.

Rất nhiều người hiểu lầm ông là vị vua bạo ngược, thật ra đó là hậu quả tạo thành bởi ân oán tình thù suốt 500 năm chinh chiến để lại, bất luận là cường quốc nào lớn mạnh lên, được giao cho sứ mệnh lịch sử thống nhất các nước, tin chắc rằng đều không thể làm tốt hơn Tần Thủy Hoàng. Nếu như ông thật sự bạo ngược, thử nghĩ xem qua mười mấy năm chinh phục 6 nước, trong nhiều lần chinh chiến hoàn thành thống nhất bá nghiệp, tại sao chưa từng có ghi chép nào có liên quan đến việc chôn sống binh lính, tàn sát hàng loạt dân trong thành, trên thực tế, sau khi tiêu diệt 6 nước, ông chưa bao giờ có hành vi diệt trừ tận gốc toàn bộ vương tộc các nước. Trong hiện thực hỗn loạn như thế, ông dám giữ lại đời sau của hầu hết các vương tộc, thực là một vị vua rất can đảm sáng suốt và có tấm lòng cao cả trong lịch sử Trung Quốc. Trong lịch sử sau này, nhiều nhà văn đã miêu tả việc Tần Thủy Hoàng tiễu trừ 6 nước là “Bạo” (tàn bạo), thực ra là do một số hậu duệ của 6 nước không cam chịu mối hận mất nước, không nhớ ơn cho được sống của Tần Thủy Hoàng, ngược lại chụp hai chữ “tàn bạo” lên Tần Thủy Hoàng, nếu Tần Thủy Hoàng thực sự “tàn bạo” như thế thì hậu duệ của 6 nước e rằng đã sớm bị tiêu diệt rồi.

Loại khí phách này, khác xa khả năng của một bậc đế vương bình thường. Ông có thể nhanh chóng thống nhất 6 nước, nhất định tài trí hơn người, chí hướng cao xa, biết chọn người hiền tài không xét biên giới quốc gia, không xét thân phận, là vị minh chủ dùng người không nghi ngờ. Nếu không phải như thế, nhân tài sẽ không từ các nước hội tụ về nhà Tần; không có nhân tài, không biết trọng dụng, người lòng dạ hẹp hòi, thì căn bản đại nghiệp nặng nề thống nhất thiên hạ hỗn loạn suốt 500 năm không thể hoàn thành.

Đặc điểm lớn nhất trong việc dùng người của Tần Thủy Hoàng là lỏng tay, dùng người thì không nghi ngờ, không can dự, cho thủ hạ tự quản, trao quyền tự chủ cực lớn cho họ. Ông đem 20 vạn đại quân giao cho Lý Tín, đem 60 vạn đại quân giao cho Vương Tiễn, đem 30 vạn đại quân giao cho Mông Điềm, không thiết lập các loại hạn chế gây trở ngại cho quyền lực của họ, cũng không can dự vào việc chỉ huy tác chiến của họ. Sau khi thống nhất toàn quốc, Tần Thủy Hoàng đối với những lão tướng công thần này tiếp tục ủy thác trọng trách. Các nhân vật trọng yếu như Lý Tư, Vương Tiễn, Mông Điềm và các danh tướng khác đều trước sau vẹn toàn, quân thần cực ít nghi kỵ.

Sự thật liên quan đến việc “Đốt sách chôn nho”: Đốt sách, là có liên quan đến việc chính tà đồng tại, cần phải bỏ đi cái giả giữ lại cái thực trong mớ vàng thau lẫn lộn của sách vở các nước và Bách Gia Chư Tử, để lưu lại văn hóa chính thống từ đó trình bày và phân tích các phương diện chỉnh lý một cách chặt chẽ. Chôn nho, tức là loại bỏ những kẻ thuật sĩ, hủ nho với những tà thuyết mê hoặc công chúng, công kích triều đại mới, muốn phục hồi chỉnh thể 6 nước. Và sự diệt vong của nhà Tần cũng liên quan đến những lịch sử quan của cổ nhân như thiên ý, Thần đặt định ra lịch sử, do đó tất cả sự thật đối với Tần Thủy Hoàng và nhà Tần, không cách nào nói rõ chỉ bằng một bài viết. Nếu quý vị nào có hứng thú có thể tự mình tìm đọc loạt bài viết về Tần Thủy Hoàng trong mục “Nhân vật anh hùng thiên cổ” trên trang Epoch Times tiếng Việt.

Câu chuyện “Hồng Môn Yến”

Những năm cuối nhà Tần, đội quân do Lưu Bang thống lĩnh trước tiên đã công phá vào cửa ải nước Tần, đồng thời phái binh trấn giữ cửa Hàm Cốc. Sau khi tiến vào cửa ải, Lưu Bang vẫn chưa có cơ hội gặp Hạng Vũ, một người có thực lực khá mạnh, không ngờ trong trận doanh (doanh trại quân đội khi đi đánh trận) của Lưu Bang có một người gọi là Tào Vô Thương lại sai người đến nói với Hạng Vũ rằng Lưu Bang chủ ý xâm chiếm Quan Trung (lưu vực Sông Vị, ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) là để xưng vương. Hạng Vũ nghe xong tức giận không thôi, quyết định dùng binh tiến đánh Lưu Bang, Quân sư Phạm Tăng của Hạng Vũ nhân cơ hội này ra sức khích lệ, ông cho rằng cần phải tiêu diệt Lưu Bang trong một trận, bởi vì Phạm Tăng đã từng nhờ cao nhân xem qua vân khí (hình dạng sắc thái của mây) ở phía trên doanh trại của Lưu Bang, phát hiện có tướng Thiên tử, cho nên ra sức khuyên Hạng Vũ phải ra tay trước để được lợi thế.

Hạng Bá, chú của Hạng Vũ biết tin này, do ông và Trương Lương ở trận doanh Lưu Bang có quan hệ thân thiết, bèn đi suốt đêm đến trận doanh Lưu Bang đem tin tức nói cho Trương Lương biết, dụng ý ban đầu của Hạng Bá là muốn Trương Lương rời khỏi Lưu Bang, nhưng Trương Lương kiên trì không chịu, còn đem tin khẩn này bẩm báo Lưu Bang. Lưu Bang nghe xong tự biết mình đánh không lại Hạng Vũ, ngược lại thỉnh cầu Hạng Bá trở về giải thích cho Hạng Vũ rằng mình tuyệt đối không có ý xưng vương, Hạng Bá nói có thể, ta có thể giúp ngươi làm hòa, nhưng mà sáng sớm ngày mai ngươi phải đích thân đến Hồng Môn, chỗ Hạng Vũ ở để thỉnh tội.

Thế là Hạng Bá trong đêm lại chạy về quân doanh Hạng Vũ để bẩm báo, rằng Lưu Bang là đã giải thích như thế, đồng thời hắn còn nói: “Nếu không phải vì Lưu Bang tấn công vào Quan Trung trước, thì ngài lại làm sao dám đi vào đây? Bây giờ người ta lập được công lớn mình lại muốn tiến đánh người ta, đây là việc làm bất nhân bất nghĩa, chi bằng nhân cơ hội hữu hảo khoản đãi hắn đi!” Hạng Vũ đã đồng ý.

Sáng hôm sau, Lưu Bang quả nhiên dẫn hơn một trăm người ngựa đến Hồng Môn, tự mình đến tạ tội với Hạng Vũ, hy vọng Hạng Vũ không nghe lời đồn đại của kẻ tiểu nhân, mà theo lời của Hạng Vũ, Lưu Bang cũng biết được nguyên lai là do Tào Vô Thương trong trận doanh của mình nói ra. Bữa đó, Hạng Vũ giữ Lưu Bang lại cùng nhau uống rượu, tại bữa tiệc còn có Hạng Bá, Phạm Tăng, Trương Lương. Phạm Tăng nhiều lần lấy ngọc bội hướng về Hạng Vũ ra hiệu phải giết Lưu Bang, nhưng mà Hạng Vũ vẫn không chút động lòng. Phạm Tăng thật sự kìm nén không được, thế là tự mình gọi một người tên là Hạng Trang đến, muốn hắn lấy cái cớ múa kiếm mà giết Lưu Bang, Hạng Bá nhìn thấu ý đồ của Hạng Trang, tự mình cũng cầm kiếm lên múa, yểm hộ cho Lưu Bang để Hạng Trang hoàn toàn không có cơ hội ra tay.

Ngay tại thời điểm nguy cấp này, Trương Lương ra khỏi lều vải đưa vệ sĩ Phàn Khoái của Lưu Bang tới, Phàn Khoái khí thế uy mãnh xông vào trong yến hội, dùng lời nghiêm khắc chính nghĩa trách cứ Hạng Vũ vong ân phụ nghĩa. Ngay tại thời khắc hơi hòa hoãn, Lưu Bang lấy lý do đi vệ sinh, dưới sự hộ tống của Phàn Khoái trốn về quân doanh của mình.

Ngày nay chúng ta thường mô tả những bữa tiệc có ý đồ xấu là “Hồng Môn Yến”, chính là từ điển cố này.

Câu chuyện này còn nói lên phương thức tư duy của người xưa. Chính là cho rằng Lưu Bang là Thiên tử được Thiên ý tuyển định, bất kể Phạm Tăng nghĩ cách nào để giết ông ta, đều sẽ biến nguy thành an, điều đó tiết lộ rằng không thể làm trái Thiên ý, mỗi triều đại gánh vác một sứ mệnh, chính là một lịch sử quan mà trong đó Thần an bài lịch sử mỗi triều đại với hướng đi vận mệnh của mình.

Trích từ “Sử Ký – Hạng Vũ Bản Kỷ”

Dịch từ:

http://big5.zhengjian.org/node/246058



Ngày đăng: 24-12-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.