Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 2



Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Bản tính

Về mặt năng lượng, “Ý thức và cảm xúc của cơ thể” con người đều ở bề mặt của tầng thứ này; còn bản tính lại ở nơi cực vi quan với thể hệ năng lượng độc lập, người tu luyện thể nghiệm rõ hơn về tình huống này. Bản tính là có thể câu thông với vạn sự vạn vật trong vũ trụ. Kỹ thuật khoa học hiện đại dùng thiết bị có thể quan sát được ánh sáng phát ra từ cơ thể người, khi con người ở trong trạng thái cảm xúc điên cuồng, bi thương, phẫn nộ, đó là lúc cơ thể có sức bùng phát mạnh mẽ nhất, cơ thể sẽ phát ra ánh sáng đỏ, người ta phát hiện đây là loại bước sóng dài và có năng lượng rất thấp; Khi con người ở trong trạng thái bình yên tĩnh lặng, khi đó cảm xúc rất nhẹ, cơ thể sẽ phát ra ánh sáng tím với loại bước sóng rất ngắn và có năng lượng khá cao. Tức là, con người càng tĩnh lặng thì càng thể hiện ra được đặc tính vi quan, năng lượng của bản tính sẽ dễ dàng phóng xuất (biểu hiện) ra.

Vào thời cổ đại, dù ở phương Đông hay người phương Tây, người ta đều chú trọng tu dưỡng tinh thần; tại Trung Quốc thời đó, mọi người đều coi trọng tĩnh tâm, điều tức, đả tọa, v.v.. Khi thể ngộ trong “tu tập” của con người càng ngày càng mạnh, tầm hiểu biết về mối liên hệ giữa bản tính và đạo đức càng lúc càng thâm sâu, thì họ có thể kiên định theo đuổi việc tu dưỡng tinh thần này, và toàn bộ xã hội đều ở trong trạng thái như thế. Sau khi văn hóa truyền thống bị phá vỡ, xã hội nhân loại chạy theo “lý luận hiện đại” đề cao “thỏa mãn cảm xúc” đi ngược lại với truyền thống, đây là do sự biến dị và thay đổi trong nhận thức của con người đối với bản tính gây nên.

Vào thời cận đại, khi khí công được thịnh hành tại Trung Quốc, người ta đã tiến hành các cuộc nghiên cứu đối với khí công sư, rất nhiều dữ liệu nghiên cứu đã được lưu lại. Trong quá trình nghiên cứu phát hiện rằng, các khí công sư đều có trường năng lượng cao. Kỳ thực, các quốc gia khác đều đã làm những thí nghiệm như vậy nhưng không công bố, bởi vì việc nghiên cứu năng lượng trong cơ thể người tu luyện không chuyên sâu và cũng chưa có hệ thống, vậy nên những nghiên cứu này chưa thu hút được sự quan tâm rộng rãi của giới khoa học kỹ thuật. Điều này thật đáng tiếc! Kỳ thực, với những kỹ thuật hiện có cũng có thể phát hiện ra một số điều rồi. Lý do chính khiến các chính phủ không công bố kết quả nghiên cứu, một là để giữ bí mật công nghệ và giữ tính cạnh tranh, hai là không muốn mọi người chú ý đến điều này, vì sẽ ảnh hưởng đến việc kiểm soát của họ đối với sự phát triển vật chất của nhân loại, cũng chính là muốn hạn chế năng lực lý giải của con người đối với thế giới tinh thần vốn có của bản thân. Bởi vì, khoa học hiện nay không thể nhận thức được hết thảy việc này, không tìm được nguyên nhân của vấn đề. Mà “khoa học” lại có ảnh hưởng tuyệt đối đến con người, con người coi khoa học – một thứ phát triển rất nông cạn trong vũ trụ – là chân lý duy nhất. Họ ngày càng lý giải một cách không đầy đủ đối với chân tướng vũ trụ (Phật Pháp) do các sinh mệnh cao tầng trong thương khung hồng đại đem đến. Một khi bị người có dụng tâm khác hoặc “chuyên gia” chụp lên cái mũ “giả (không) khoa học”, thì nó liền trở thành đối tượng bị đả kích. Vì vậy, người ta không dám đụng chạm đến thứ gì khác ngoài khoa học.

Lý do nói loại khoa học này thấp kém vì “định hướng tinh thần” của nó dựa vào cạnh tranh kỹ thuật, cuối cùng để phục vụ cho mục đích hưởng thụ vật chất, phạm vi nghiên cứu này giới hạn ở sự nhận biết thế giới thông qua “cảm quan của con người dựa vào khoa học kỹ thuật mà phát triển”, con người say mê trong hưởng thụ và cạnh tranh vật chất, dục vọng và truy cầu của con người chi phối sự phát triển của kỹ thuật. Nền văn minh truyền thống là từ nhận thức bản tính mà dần dần hiểu rõ đạo lý vận hành của vật chất trong xã hội, dần dần đạt đến mức độ quy chân (yêu cầu của vũ trụ đối với sinh mệnh), trong tư tưởng con người muốn vận dụng tốt trí huệ tự nhiên, gánh vác và duy trì sự ổn định của xã hội và tự nhiên. Vì vậy, đối với con người mà nói, “cơ điểm” phát triển của khoa học đã đi lệch khỏi Pháp, theo xu hướng này, nhân loại cho rằng kỹ thuật sẽ làm chủ tương lai của sinh mệnh và xã hội, chỉ cần có kỹ thuật thì có thể đáp ứng nhu cầu dục vọng của con người, xã hội nhân loại cũng thuận theo định hướng tinh thần sai lầm này mà dẫn đến trạng thái hiện nay, xuất hiện vô số vấn đề. Cấu trúc tư duy xã hội trong văn hóa truyền thống là có yêu cầu nội hàm đạo đức, đều là biểu hiện tinh thần “Thiện” và “Chân”, khi bản tính thức tỉnh cũng có thể làm chủ con người, nó có thể thúc đẩy “năng lượng” lớn hơn ở vi quan để hạn chế và giải thể những nhân tố bề mặt tại tầng rất thấp, tương tự, nó cũng sẽ mang lại cho con người một nền văn minh vật chất phù hợp với “Pháp”.

Trong xã hội, người ta vẫn luôn thảo luận về “chính khí” là gì, làm thế nào để khôi phục lại “chính khí”? Thực ra đó là để xem làm thế nào giải phóng được năng lượng của bản tính. Theo một ý nghĩa nào đó, “chính khí” chính là trường năng lượng ngoại vi của bản tính, khi nó càng hiển lộ ra thì trong xã hội trường năng lượng này càng lớn. Nó không chỉ là thể hiện tinh thần mà còn là biểu hiện năng lượng tinh thần của con người, chỉ có loại năng lượng này mới có sức mạnh làm con người thay đổi. Giống như lúc còn nhỏ chưa bị ô nhiễm bởi vật chất và quan niệm hậu thiên, khi chúng ta nhìn thấy ai đó đang đẩy chiếc xe đạp cùng với đồ vật rất nặng, leo dốc một cách khó khăn, rất nhanh chóng và tự nhiên, chính niệm sẽ nổi lên trong đầu, chúng ta sẽ quan tâm, lo lắng và có suy nghĩ muốn giúp đỡ họ. Trong khi giúp đỡ người khác, tư tưởng con người thuần tịnh, không có tạp niệm, từ ngôn ngữ, ánh mắt đến hành động đều có thể khiến họ thực sự cảm nhận đến hết thảy điều này. Loại cảm thụ này là lập thể, là thể hiện của năng lượng vi quan, sức mạnh phát ra từ tầng thứ nào đó có thể xuyên qua tầng tầng nhân tâm và khiến người khác cảm động, dấy khởi lòng cảm kích, sự cảm kích biết ơn này rất đơn thuần, thuần tịnh, sẽ đánh động đến nơi sâu thẳm trong nội tâm của bạn. Toàn bộ trường không gian thật hài hòa, những trao đổi qua lại giữa con người đều tràn đầy chính niệm, cho đến tận bề mặt.

Khi bản tính đang câu thông với nhau, con người có thể cảm nhận được sự ấm áp, trọn vẹn, giá trị của bản thân, cảm giác thực tại, an toàn và ý nghĩa của sự tồn tại, sẽ có cảm giác hòa vào quần thể, đây là lý do tại sao con người không cảm thấy cô đơn, sự kết nỗi giữa con người với con người chính là “Đạo nghĩa”. Khi ma tính nổi lên, xung quanh cơ thể sẽ hình thành một trường năng lượng, loại năng lượng này làm ô nhiễm con người, nó thúc đẩy những thứ cảm xúc phụ diện, tiêu cực trên bề mặt cơ thể, những gì con người cảm thụ được có thể là phóng túng cuồng vọng, cũng có thể là nỗi sợ hãi và tà niệm ở nơi thâm sâu, v.v.. Những nhân tố này tụ lại xung quanh thân thể tạo thành thứ rất dày đặc, giống như bức tường ngăn cách con người với bản tính. Tuy nhiên, sau khi cảm xúc tiêu hao, sự liên kết cuồng nhiệt và quan niệm truy cầu sẽ không tiếp tục duy trì nữa, trong khoảng khắc có thể cảm thụ rõ ràng sự lãnh đạm, cảm giác mất đi chỗ dựa và thấy cô quạnh. Thực ra, đây là cảm thụ của bản tính khi khôi phục từ trạng thái bị ức chế, trong nội tâm mang một cảm giác khổ sở không nói nên lời. Sự trút bỏ của con người thực ra là nhu cầu của cơ thể, nó có “giới hạn”, nếu cứ nhất mực phóng túng nó thì sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa bản tính và ý thức cơ thể, xuất hiện tình trạng âm dương đảo chiều (âm dương phản bối), biến thành trở ngại không câu thông với bản tính thiện lương và khiến mâu thuẫn bộc phát. Những quan niệm phức tạp hình thành trong đầu não con người hôm nay khiến cảm xúc càng trở nên không ổn định, cảm xúc lặp đi lặp lại làm người ta cảm thấy nghi hoặc, khổ não, tức giận và thất vọng, người ta không biết đâu mới là chân thật, đâu mới là mối quan hệ ổn định lâu dài giữa con người. Kỳ thực ai cũng có tâm cầu đạo, tìm đáp án cho những nghi hoặc chính là tìm kiếm ý nghĩa của sinh mệnh. Chỉ có tiêu trừ ma tính trong cảm xúc, tiêu trừ tính tham lam, ích kỷ cực đoan và tâm tranh đấu biến dị của con người, thì người ta mới có thể kết nối với bản tính, mới có thể khôi phục lại cái gọi là “chính khí” trong xã hội.

Nhận thức liên quan đến bản tính đa số là khi con người đo lường “thiện ác, tốt xấu” khởi “Thiện niệm” mà ý thức được. “Bản tính” có thể phối hợp với “quan niệm đạo đức” tiếp thu từ hậu thiên, có điều bản tính ở nơi cực vi quan, không cùng một tầng thứ với “quan niệm đạo đức” hình thành hậu thiên, tương ứng với nó, quan niệm đạo đức của con người là nhân tố bản tính có thể khống chế, nội hàm đạo đức càng sâu sắc, thì lực lượng sức mạnh của bản tính càng dễ dàng thể hiện xuất lai. Cũng chính là nói, sau khi “quan niệm đạo đức” được tu dưỡng trau dồi thì “Lý” sẽ thăng hoa, làm việc gì cũng càng lúc càng thuần tịnh, nếu như có thể giác ngộ được nhận thức cao hơn đối với “Thiện ác, đúng sai” thì có thể điều động năng lượng vi quan để chế ước những thứ bất chính, khiến quan niệm chuyển biến trong phút chốc, người ta sẽ cảm thấy thanh tịnh, thoải mái và tôn nghiêm, những thứ thấp kém cũng không tồn tại nữa. Tuy nhiên, nếu như không có quá trình đề cao và thăng hoa, thì quan niệm đạo đức sẽ chỉ là khẩu hiệu mong manh, nông cạn trên bề mặt.

“Bản tính” bị vùi lấp trong những thứ “phi bản tính”, phải thông qua khải ngộ mới có thể giải phóng (triển hiện) ra, nhưng con đường giác ngộ bản tính là khó khăn trùng trùng, trong văn hóa Trung Quốc có một từ ngữ miêu tả rõ ràng về quá trình này, đó là “tu luyện”, người hiện đại gọi là “khí công”, phương Tây gọi những người này là “thầy dòng”. Con người đi trên con đường này phải trải qua muôn trùng ma nạn và dụ hoặc, thêm vào đó phải thản nhiên duy trì “chính niệm, chính hành và chính tín” đối với tín ngưỡng cổ xưa, chỉ có như thế mới có thể nhìn thấy được một mặt triển hiện của chân lý, mới có thể giải phóng được bản tính. Vì vậy, đối mặt với lực cản trở này, nghe được (Phật) Pháp là điều rất trọng yếu đối với con người. Trong quá trình đó, nếu có thể đứng tại “Pháp” mà suy nghĩ và giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì lý giải đối với Pháp càng rõ ràng, chính niệm càng mạnh, tâm Pháp bén rễ sâu trong tâm, khi đối diện với ma nạn thì đạo đức mới có thể “kim cang bất phá”.

Đối với người không tu luyện mà nói, văn minh truyền thống tạo nên kết cấu đạo đức của bề mặt cơ thể người, nó cũng là thứ duy trì sự cân bằng giữa bản tính và cảm xúc, là thứ chỉ dạy con người đạo lý về hành vi và cách xử sự. Trên bề mặt, nó chính là khiến cho con người dần dần có năng lực thoát khỏi ảnh hưởng quá mức của “Ý thức của cơ thể nguyên thủy”, để theo đuổi “Tín niệm” (niềm tin và tín ngưỡng) của bản thân trên thế gian. Đối với những người có hoài bão chính trị, thì cần biết “Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ”, coi việc giải quyết nỗi đau khổ của thiên hạ là thành tựu chính trị của chính mình, người làm chính trị đó nếu có thể kiên định đi con đường chính đạo thì sẽ cảm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình trong niềm vui của chính niệm, chính hành và sự ủng hộ của dân chúng. Đối với người bình thường mà nói, cần phải chú trọng đối xử “tử tế, khiêm tốn, chân thành, không đánh giá con người qua vẻ bề ngoài”, coi đời sống vật chất bằng “tâm thái nhẹ nhàng” dần dần thăng hoa hướng tới cảnh giới cao hơn “bất dĩ vật hỷ, bất dĩ kỷ bi” (không vì vật chất tốt xấu hay bản thân được mất mà vui mừng hay bi thương). Khi đứng trước lựa chọn chính – tà, “không bị uy quyền khuất phục, không bị nghèo khó lung lay” là phẩm chất mà con người tôn trọng và theo đuổi. Khi xử lý mối quan hệ giữa tình cảm và tiền bạc, người ta xem phẩm cách đạo đức là điều quan trọng nhất, coi trọng “chữ tín và danh dự”, không khoa trương hay hứa hẹn tùy tiện, chú trọng “lời nói ngàn vàng”. Đây là trạng thái mà cổ nhân đã từng hành xử qua sự bồi đắp của văn hóa truyền thống Trung Quốc, là xu thế chủ đạo của xã hội nhân loại.

Rất nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình ở Trung Quốc hiện đại mô tả xã hội cổ đại với nền văn hóa truyền thống là xã hội “quyền lực và dục vọng”, suốt ngày “mưu mô tranh đấu”, mục đích là để kích thích con người hiện đại với tâm thái đã mất cân bằng kia đạt được niềm vui “chiến thắng trong cuộc đấu” và phóng túng những sở thích cùng tư tưởng biến thái. Sự biến dị của văn hoá thực sự bắt đầu từ giai cấp cao tầng cho tới tầng lớp dưới, thời cổ đại cũng có, vào giai đoạn cuối của mỗi triều đại sẽ có biểu hiện nghiêm trọng hơn, nhưng nền tảng đạo đức xã hội qua các thời đại chưa thực sự bị hủy hoại, vì vậy, những thứ đồ biến dị không thể tạo thành xu hướng chủ đạo trong xã hội nhân loại, càng không đạt đến mức độ như ngày nay. Những cặn bã rác rưởi do văn hóa tranh đấu được truyền hình điện ảnh hiện đại tạo nên kia có gì tốt đối với kết cấu tư duy của con người? Ngoại trừ việc kích thích thú tính của con người, thì nó có thể gợi mở bản tính thiện lương không? “Cách mạng Văn hóa” đã phá hủy toàn bộ đạo đức truyền thống và nền văn minh do tam giáo “Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo” thiết lập nên, khiến cho người Trung Quốc mất đi cội nguồn văn hóa, thời đại tựa như bị cắt bỏ đi một tầng, khiến người đại lục hiện đại không biết năm nghìn năm văn minh của Trung Quốc rốt cuộc diễn dịch điều gì, khiến họ cho rằng thời cổ chỉ có những lễ giáo cổ hủ và những cuộc tranh đấu vào thời kỳ cuối của từng triều đại, từ đó căn bản phủ định toàn bộ lịch sử của chính mình, trở thành một dân tộc rất nông cạn, mất đi nội hàm thâm sâu. Vì vậy, một số tác phẩm điện ảnh và truyền hình của Trung Quốc hiện đại chỉ có thể chắp vá phương pháp biểu hiện và giá trị quan của nhân vật phương Tây, có một số phương pháp không có một chút giá trị, có một số phương pháp đến từ những thứ cặn bã của văn hóa phương Tây, tôn sùng nhân cách không có giới hạn đạo đức, đánh nhau bằng vũ khí, xã hội đen, sa vào hưởng thụ khoái lạc vô độ, sắc tình, mê hoặc, không có luân lý…, các tác phẩm điện ảnh truyền hình này đang thay đổi giá trị quan của con người.

Nhân loại mất đi “tâm pháp” sẽ không mong muốn tìm hiểu và tu dưỡng đạo đức bản thân, trong tác phẩm nghệ thuật chỉ có thể dùng ngôn ngữ đơn giản nông cạn để biểu đạt và bộc phát cảm xúc mà không biết làm thế nào để biểu đạt từ nội tâm kết cấu tư duy “vụt sáng” trong nhân tính. Bởi vì họ hoàn toàn không biết kết cấu tư duy này được hình thành như thế nào. Nội tâm người sáng tác không có quá trình tạo dựng và trải nghiệm đạo đức, cũng không biết biểu đạt và khơi gợi khán giả tìm lại khoảng khắc cảm động sâu sắc thế nào. Trong tư tưởng không có kết cấu tư duy của văn hoá truyền thống thì không thể từ cơ bản mà nói rõ “chính niệm” được hình thành như thế nào, càng không thể nói đến việc làm thế nào để thức tỉnh người khác. Ngược lại, những tác phẩm Trung Quốc xây dựng những nhân vật đối lập đầy mưu mô, nội tâm đen tối và dối trá, những màn biểu diễn ” đấu tranh chính trị, cài đặc vụ, đấu đá sau lưng”, tập hợp đủ thứ cặn bã rác rưởi tinh thần của nhân loại, chúng mang những kết cấu biến dị đen tối này diễn hóa chi tiết tường tận cho con người. Những tác phẩm đó ngoại trừ lôi kéo được sự sùng bái của những kẻ “thích tranh đấu” ra thì chúng mang lại lợi ích tốt đẹp gì đây?Không hiểu muốn mang đến cho những con người hiện đại vốn đạo đức mong manh kia thứ gì đây? Khiến con người tin vào điều gì đây? Muốn dẫn dắt bầu không khí xã hội đi đến đâu đây?  Một trong những tiêu chuẩn tạo nên văn hóa là để con người giác ngộ và duy trì hoàn cảnh đạo đức của con người, chứ hoàn toàn không phải để kinh doanh thương mại hay kích thích vô độ dục vọng thân thể của con người.

Vậy thì văn hoá truyền thống cổ xưa rốt cuộc lưu lại điều gì cho chúng ta? Trên thực tế, văn hoá truyền thống lưu lại cho con người “Pháp lý (Kinh điển Phật pháp)” và vô số câu chuyện “tu luyện”, để lại cho chúng ta những đạo lý làm người tại các cảnh giới khác nhau, cũng như con đường mà họ đạt đến cảnh giới và trạng thái tinh thần của họ. Nếu con người có thể tập trung tư tưởng để tìm hiểu về “chân lý” ẩn chứa trong tự nhiên, vũ trụ, vạn sự vạn vật, con người cũng có thể có được niềm vui của chính mình từ việc khám phá những bí ẩn của sinh mệnh, có như vậy, kết cấu phù hợp với “Đạo” trong não của con người sẽ trở nên phong phú tràn đầy, dần dần hiểu được ý nghĩa của việc con người sống tại thế gian, và chân lý vận hành của “Thiên, địa, nhân”, cách hành xử và hành vi của họ tự nhiên sẽ trở nên hợp lý, chừng mực. Vì vậy, trong xã hội truyền thống cổ xưa, con người đều có truy cầu đối với cảnh giới của sinh mệnh, bằng cách này, họ sẽ có một con đường tu tập của chính mình, cho dù là trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày, trong ngôn từ cử chỉ hay trong lời nói, văn chương, việc ức chế những thứ thô tục đem đến cho con người cảm xúc tràn làn và phóng túng…?

(Còn tiếp)



Ngày đăng: 19-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.