Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 1



Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Nguồn hình: phronesisltd.com

Con người có “lý trí” và “tình cảm”, đó là hai mặt tồn tại đối lập

“Lý trí” chân chính là thể hiện của “đạo đức”, hoàn toàn khác với với biểu hiện “lạnh lùng, tàn khốc” khi người ta tranh giành lợi ích. “Lý trí” có liên quan tới “bản tính” của con người, (bản tính là tính cách, là tinh yếu vốn có của con người), nó làm chủ con người, tác động và ảnh hưởng đến hết thảy mọi thứ. Lý trí có tác dụng kiểm soát khống chế “cảm xúc”, vì vậy, khi con người “cao hứng, phẫn nộ, bi thương, sợ hãi” đều là có từng “cấp độ”.

Con người sống trong cảnh giới này là ngập tràn trong cái “Lý” của “tình cảm”, “tình cảm” là biểu hiện ý thức của cơ thể (nhục thân), từ khi sinh ra đã có. Đối với con người mà nói, vật chất “tình cảm” xuyên suốt quán thông khắp bề mặt thế giới này, mà “bản tính” lại tồn tại ở nơi cực vi quan nhất, là thứ hoàn toàn khác với hiểu biết của con người hiện đại, (không phải là thứ mà con người vẫn đang nhìn nhận). Như vậy, “tình cảm” này phản ánh đến bề mặt hình thức vật chất của cơ thể người, như là một loại thể hiện của năng lượng, có thể cảm nhận được sự tồn tại của nó qua sự thay đổi của “năng lượng”, nó được gọi là “năng lượng cảm xúc”. Con người hiện đại cho rằng; khi người ta phát sinh các loại cảm xúc khác nhau sẽ hình thành rất nhiều hình thức vật chất khác nhau (năng lượng cảm xúc), và cảm xúc hình thành “cơ chế” tạo ra những vật chất này. Bởi vì trọng tâm của khoa học thực chứng không phải là thế giới tinh thần của con người. Khoa học về cơ thể người dường như chỉ là suy đoán, có bao nhiêu loại cảm xúc thì có bấy nhiêu dạng vật chất (năng lượng cảm xúc) tương ứng. Những vật chất này phản ánh đến đại não, tại đó nó được chuyển đổi thành “ý thức”, trở thành một nguồn để con người “nhận thức” thế giới. Nhân tố cấu thành tế bào là lập thể (từ vi quan đến bề mặt), nhân tố quyết định đến sự hình thành “năng lượng cảm xúc” cũng như vậy, nếu chúng ta có thể vi quan hóa “cơ chế phân tử” này, thì sẽ phát hiện ra vẫn còn rất nhiều nhân tố quyết định đến cơ chế bề mặt này, mỗi một tầng còn có “cơ chế vi quan” của nó. Từ các tầng vi quan sẽ là nguyên nhân quyết định và phản ánh ra bề mặt. Vì vậy, khi con người giác ngộ, thức tỉnh thì có thể chế ước “tình cảm”, đây là đứng từ góc độ khác mà nhìn nhận con người.

Trên cơ thể con người, bên trong tế bào có một bộ cơ chế và kết cấu phân tử có liên hệ với “cảm xúc”, những kết cấu vật chất này có thể đóng mở theo chu kỳ, các vật chất được phóng thích ra có thể tạo nên một loại cảm xúc cơ bản rất mờ nhạt. “Ý thức” của con người sau khi được đại não chuyển đổi, thì vẫn có hình thức tồn tại vật chất, đang điều khiển con người. Những vật chất này phản ánh đến kết cấu phân tử, có thể điều khiển sự hình thành và chuyển đổi “năng lượng cảm xúc”. Khi năng lượng cảm xúc lưu thông trong cơ thể thì có thể ảnh hưởng đến các tế bào xung quanh nó, và “ý thức” lại làm ảnh hưởng này mạnh hơn, dần dần có thể hình thành nên một bộ các kết cấu “năng lượng cảm xúc” trong tế bào, trở thành một công cụ mở rộng cảm xúc. Ở một mức độ nhất định, “ý thức” và “cảm xúc” của con người có thể cường điệu hóa hoặc làm thay đổi kết cấu vi quan của tế bào. Với một số người cảm xúc sẽ phản ứng đến bề mặt da, một số người thì vị giác thay đổi, một số khác sẽ cảm thấy “tức ngực” hoặc đau “vùng gan”, số khác thì bị “bứt rứt trong lòng” v.v., những hiện tượng này có thể được coi là biểu hiện của “ý thức” và “cảm xúc” trên cơ thể.

Năng lượng cảm xúc và ý thức khi kết hợp với nhau trong cơ thể sẽ tạo thành một hệ thống do “ý thức” làm chủ, năng lượng cảm xúc được ý thức duy trì và làm cho nó mạnh mẽ hơn, từ đó ảnh hưởng đến thế giới tinh thần, làm tăng cường trải nghiệm cảm xúc phát sinh đó. Vì vậy, khi con người thay đổi quan niệm sẽ quyết định đến các trải nghiệm cảm xúc, trải nghiệm cảm xúc đó mạnh hay yếu. Năng lượng cảm xúc không phải vật chất cao năng lượng, và không chuyển hóa thành vật chất cao năng lượng, nó cũng không có năng lực điều động năng lượng vi quan, nó không giống như mô tả trong phim ảnh như một loại năng lượng có khả năng siêu việt khỏi tầng thứ và thuộc tính của sinh mệnh. Nó có thể điều động khí trong cơ thể ở tầng phân tử, chỉ là vật chất tại tầng phân tử bề mặt mà thôi, nó ức chế việc chuyển hóa loại cảm xúc sợ sệt. Nói thẳng ra, nó là một loại năng lượng được giải phóng từ hợp chất carbohydrate, tất cả đều ở cùng một tầng thứ. Ngoài ra, cảm xúc là thứ có tính tiêu hao, một khi bị tiêu hao thì hệ thống ý thức đang duy trì nó cũng không thể tiếp tục duy trì được, vậy nên nó tồn tại không ổn định. Đây chính là nguyên nhân khiến người ta thường thay đổi và bối rối đối với “Tình”. Ngược lại với nó, vật chất càng vi quan thì sức mạnh càng lớn và càng ổn định, đây chính là lý do tại sao “Đạo nghĩa” lại khác với cảm xúc.

Sự phát triển của con người, cùng với “nhận thức” trong cảnh giới này, “cảm xúc” sẽ xung động theo. “Ý thức” đại não phù hợp với kết cấu phân tử nào của cơ thể người, thì sẽ thúc đẩy cơ thể con người hình thành loại năng lượng tình cảm đó. Tuy nhiên, nếu như nó bị chế ước tại vi quan mà không động, thì sẽ không sản sinh ra năng lượng cảm xúc, và con người cũng sẽ không thể trải nghiệm được bất cứ cảm xúc gì. Ví dụ, cơ thể con người là do các “hạt” (lạp tử) như “Carbon, hydro, oxy, nitơ, v.v.” tổ hợp thành, nên con người có thể cảm thụ được các loại cảm giác như “lạnh, nóng, đói, mệt”, “chua, ngọt, đắng, cay”, đây là những thứ mà thân thể vật chất tại cảnh giới phân tử đem đến cho sinh mệnh, đã tạo nên nền tảng “nhận thức” cơ bản của con người về thế giới, hình thành nên cái “Lý” của con người cũng như trạng thái sinh tồn “Lão, bệnh, tử”. Những thứ mà lạp tử nhỏ hơn một tầng thứ đem đến cho sinh mệnh ở tầng thứ đó lại khác biệt hoàn toàn, Lý mà sinh mệnh khác nhau nhận thức được hoặc cảm nhận được về hoàn cảnh bản thân sẽ không bị giới hạn trong phạm vi của chúng ta, đây là do tầng thứ quyết định.

Vào thời kỳ đầu, những “cảm giác cơ thể nguyên thủy” phản ánh đến đại não và tạo nên “Ý thức cơ thể nguyên thủy”, những “Ý thức” này có thể thúc đẩy con người sản sinh ra các loại “cảm xúc” khác nhau. Ví dụ, khi bộ não nhận biết được cơn đau thì kết cấu phân tử sẽ sản sinh ra cảm xúc thống khổ, lo lắng; khi bộ não ý thức được ôn nhu ấm áp sẽ sản sinh ra các loại cảm xúc dễ chịu, vui vẻ .v.v. Ý thức thông qua tích lũy những trải nghiệm của thân thể mà có được càng nhiều kinh nghiệm, hình thành nên “nhận thức” của con người đối với thế giới bên ngoài, “nhận thức” cũng là vật chất, dần dần trong tế bào hình thành nên dạng tồn tại ổn định của nó, có một bộ cơ chế phù hợp với nó, như vậy, nó đã có sự sống rồi, đây là quá trình từ “nhận thức” hình thành “quan niệm”. Tuy nhiên, hệ thống hình thành quan niệm là không đầy đủ, vì quan niệm hình thành không mang theo tiêu chuẩn “Chân lý”, cũng chính là không có tính ước chế, nó vận động theo tiêu chuẩn hình thành nên nó. Vậy thì, khi gặp phải vấn đề tương tự, con người sẽ phán đoán đánh giá mà không cần trải qua cảm giác của thân thể, trực tiếp tiến nhập vào trình tự “quan niệm”, bởi vì quan niệm thiếu khuyết đi nội hàm của chân lý, nên con người có đặc điểm “tiên nhập vi chủ”(thứ vào trước là chủ).

Quan niệm là do hậu thiên sinh ra, đó là vật chất phái sinh. Về mặt vật chất, quan niệm cũng là do các “hạt” cơ bản tổ hợp thành, mà các “hạt” cơ bản này thực ra chính là “Lý” cơ bản trong cảnh giới này, tức là, vật chất phái sinh (quan niệm) được hình thành từ “lý” cơ bản. Đối với con người mà nói, con người có một bộ phận nhận thức đến từ “Ý thức của cơ thể”. Vậy cơ điểm và lý cơ bản của “Ý thức của cơ thể” là gì? Đó chính là đặc điểm “Xu lợi tị hại (theo cái lợi tránh cái hại)” của cơ thể. Như vậy tất cả những quan niệm phái sinh này cũng được hình thành từ cơ điểm và “hạt” cơ bản này, chịu sự chế ước của nó, vô luận là bạn vui thích gì, yêu cái gì, nhưng hễ thứ đó phát sinh xung đột cùng với “Lý” cơ bản kia thì những điều đó sẽ không được hình thành, đó là nguyên nhân căn bản hình thành nên quan niệm này, nó có tính ràng buộc đối với hết thảy vật chất phái sinh. Như vậy, con người ở tầng phân tử này sẽ đại biểu cho thuộc tính của sinh mệnh tầng vật chất này, đại diện cho một tầng lý. Trong một phạm vi vũ trụ nhất định, sự phân chia tầng thứ và cảnh giới tinh thần của sinh mệnh có quan hệ trực tiếp đến “hạt lạp (lý)” cơ bản cũng như tiêu chuẩn của nó, bản tính cũng có cơ điểm của chính nó, đây chính là nội hàm thực chất của “sự vận động của vật chất là có quy luật”.

Khi người ta sinh ra, chưa tiếp xúc với thế giới bên ngoài không mang theo bất kỳ quan niệm nào, chính là nói rằng, trẻ nhỏ có thể dùng bản tính rất thuần tịnh mà nhìn thế giới, gọi đó là “Thiên chân” (ngây thơ). Những lời trẻ nói ra có thể động đến nơi sâu thẳm của sinh mệnh, một em bé cất tiếng hát rất hay sẽ không giống như người lớn hát – vốn mang theo một loại tình tự cảm xúc nồng đậm- đối với trẻ nhỏ dù là nói hay hát đều có thể xuyên thấu, rung động tâm can mọi người. Khi người ta không có tâm phòng bị, sẽ cảm thấy rất nhẹ nhàng thư thái, có thể sẽ bị chúng làm cảm động, cảm thấy những thứ tại tầng thứ thâm sâu đang giao lưu với nhau, thực ra, đây chính là một mặt bản tính tự nhiên đang bị dẫn động theo. Vì vậy, ca hát không nhất định phải dùng đến cảm xúc nồng đậm để dấy động quan niệm hậu thiên ảnh hưởng đến con người, sự “ngây thơ” của trẻ nhỏ có thể sẽ khiến con người cảm động sâu sắc hơn, đây chính là điều mà người trưởng thành với ảnh hưởng của quan niệm hậu thiên và luôn mang theo tâm cố chấp phòng bị không thể làm được. Người lớn bắt chước sự ngây thơ của đứa trẻ chỉ là biểu hiện của quan niệm hậu thiên, bởi vì họ không thể phóng thích ra được bản tính của mình, không thể đột phá để câu thông, tiếp xúc với bản tính ở bề mặt. Những thứ liên kết với cảm xúc sẽ thuận theo xung động của cảm xúc mà xung động theo, sẽ ngày một mờ nhạt dần rồi biến mất.

Rất nhiều đặc điểm nguyên thủy ở tầng phân tử của nhân loại là lý cơ bản của vật chất trong cảnh giới này, hoặc gọi là thuộc tính của “hạt” cơ bản, tuy nhiên lạp tử cơ bản không chỉ có một, vì vậy đặc điểm của chúng là khác nhau, ví dụ như đặc điểm của đặc tính “Xu lợi tị hại”, đặc tính điên cuồng, tính lười biếng, đặc tính hiếu thắng tranh đấu v.v., đây là do tầng thứ của vật chất quyết định. Nhận thức cao hơn về kết cấu của thế giới này đó là thế giới do nhân tố cơ bản “Kim, mộc, thủy, hoả, thổ” cấu thành nên, bản tính của con người ở tại nơi cực kỳ vi quan là đối lập với quan niệm của cơ thể trên bề mặt.

Ngoài ra, ý thức cơ của thể còn tạo thành một loại trạng thái cho con người: Tất cả những trải nghiệm cảm xúc “khó chịu hay vui vẻ” mà con người sản sinh ra sẽ hình thành một loại quan niệm vô cùng quan trọng, đó chính là “quan niệm yêu và ghét” của con người. Những thứ con người yêu thích thì sẽ biểu hiện ra sự theo đuổi hoặc muốn gần gũi, những thứ mà con người không yêu thích thì sẽ biểu hiện ra là trốn tránh hoặc bài xích, từ chối, “quan niệm yêu ghét”. một khi được hình thành thì nó sẽ quay lại quyết định hành vi của con người, con người theo tiêu chuẩn của quan niệm mà đeo đuổi những thứ mình truy cầu. “Quan niệm yêu ghét” này khác với “quan niệm đạo đức” học được trong văn hóa truyền thống, thậm chí chúng hoàn toàn trái ngược tương phản nhau, “quan niệm đạo đức” của con người là dùng “Thiện ác” để phán đoán sự vật, nói một cách đơn giản, khi trong tâm sinh “Thiện niệm” thì là đúng, mà khi trong tâm sinh ra “Ác niệm” thì là sai, đây là hàm nghĩa bề mặt của quan điểm thiện ác, khi con người sinh ra ý niệm thì không ngừng phải yêu cầu chính mình như vậy, những điều họ làm sẽ càng lúc càng chính xác, sẽ có lực lượng của “chân lý”, chính là có thể biểu hiện ra các đặc điểm của bản tính rồi.

Sự khác biệt giữa người và loài thú

Khi Thần tạo ra con người, vô luận là ở phương Tây hay là phương Đông, con người không có bất kỳ nhận thức gì về thế giới. Cảm xúc của cơ thể con người lúc nguyên sơ là rất tồi tệ, khi cao hứng cũng sẽ đi đến cực đoan, khi bi thương đau buồn cũng sẽ cực đoan, tức giận phẫn nộ cũng cực đoan, sợ hãi cũng cực đoan, từ trên biểu hiện, hoàn toàn là lấy nhận thức cảm tính làm trung tâm, không có tiết chế, chỉ có thể từ nhu cầu nguyên thủy của cơ thể mà đo lường sự vật. Dần dần, con người có nhận thức về thế giới, có thể thích ứng với hoàn cảnh, những thứ cực đoan kia cũng dần bình ổn lại, tuy nhiên, trạng thái đó là hoàn toàn khác với “đạo đức” của con người, đó là loại tư duy một chiều, là sự truy cầu cảm xúc không có tiết chế, cũng chính là “thú” tính còn rất là nặng.

Về mặt kết cấu cảm xúc, cơ thể của loài thú và cơ thể của con người có nhiều điểm tương đồng, ở một mức độ nào đó là giống nhau, giống như hai nhà máy cho ra một sản phẩm, nếu không phải là con người thể hiện ra “bản tính” của con người, thì con người và loài thú sẽ ở cùng một tầng thứ với nhau. Như vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa người và loài thú thể hiện ở chỗ tế bào có thể hình thành và sản sinh ra những thứ liên quan đến “tâm tính” của con người hay không, đó là do sự khác biệt trong kết cấu và vật chất tạo nên. Nếu không có những thứ này, thì không thể nói đến việc thăng hoa và câu thông với bản tính, không thể nhận thức và hình thành đạo đức của con người.

Vào thời kỳ tiền sử, một nhóm người tập hợp lại với nhau, sẽ có người trở thành vua hoặc thủ lĩnh tinh thần, sau khi họ dần dần giác ngộ, thức tỉnh và nhớ lại những thứ tiên thiên vốn có, họ đem những nhận thức này ra từng bước từng bước chỉ dạy cho con người. Ví dụ Thần và thế giới của Thần là gì, văn minh là gì, giữa con người với nhau nên sinh sống cùng nhau như thế nào, quy phạm đạo đức là gì, ý thức của cơ thể là gì, vì sao cần kiểm soát ý thức cơ thể? Họ đã đem những thứ này chỉ dạy cho con người, thông qua việc tự thân truyền dạy bằng lời nói để dần dần học được những kết cấu luân lý này.

Vì vậy, Đạo đức là văn hóa mà Thần đã hệ thống lại để tạo ra và ban cho con người, là những điều con người sau này học được. Cơ điểm chân chính của Đạo đức hoàn toàn khác biệt với ý thức cơ thể của con người, không phải là những thứ phái sinh sinh ra từ ý thức, nó hình thành tại nơi vi quan, sau khi đạo đức hình thành quy phạm cũng sẽ xuất hiện những thứ tại kết cấu bề mặt mà hình thành quan niệm. Chỉ duy nhất con người là có thể nhận thức và lý giải được hệ thống Đạo đức. Sự khác biệt chân chính giữa “người và thú” là khi con người học được những “đạo đức và quy phạm” này, chứ không phải là ở chỗ biết sử dụng công cụ hay không. Con người trong sự phát triển của vật chất, nếu như ham muốn vật chất của bản thân chiếm ưu thế, thì có thể một lần nữa bị thú hóa, đây là điểm mâu thuẫn giữa đạo đức và ý thức của cơ thể. Trí lực của “Thú” không giống như con người, là bởi vì não của chúng nhận sự trói buộc ước thúc rất mạnh, Thiên lý chính là như vậy, nếu không quả thật là “tà ác” đã xuất hiện rồi.

Thế giới của “Thú” cũng có quan hệ quần thể, chỉ là, đặc điểm tạo nên quan hệ giữa chúng hoàn toàn xuất phát từ ý thức của cơ thể, vì vậy mới gọi là “Nhược nhục cường thực, thích giả sinh tồn” (Cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh sinh tồn), hoặc gọi là “Tùng lâm pháp tắc” (Luật rừng). Theo một ý nghĩa nào đó mà giảng, có lẽ đây là một loại tham chiếu, bởi vì, “Lý” của thú không phải là lý mà vũ trụ tạo ra cấp cho con người, đó chắc chắn không phải là biểu hiện và tiêu chuẩn làm người, cũng không phải là trạng thái bình thường của xã hội nhân loại. Như vậy, sau khi một bộ luân lý được hình thành, con người có “Quan niệm đạo đức phổ quát”, cảm xúc của cơ thể nguyên thủy sẽ dần dần được bình ổn lại, sự khai hóa của con người là chỉ về con người được khai hóa về đạo đức, khi có những thứ này, mới là sự khởi đầu chân chính của xã hội nhân loại. Kỳ thực, văn minh nhân loại không chỉ là biểu hiện thế giới tinh thần mà người hiện đại vẫn nhận thức, “Văn minh” cũng sẽ lắng đọng thấm nhuần vào bên trong cơ thể, bên trong cơ thể người cũng có kết cấu và hình thái vật chất vi quan của nó; không chỉ như vậy, những đặc điểm, kết cấu này trong cơ thể có thể được di truyền cho đời sau, và chúng tồn tại lâu dài. Vì vậy, mỗi một dân tộc đều có một “gốc rễ”, cũng gọi là “đặc điểm dân tộc”, là do Thần (Giác Giả) của mỗi dân tộc sáng tạo ra, là văn hóa được hệ thống và truyền dạy cho con người tạo nên, về sau nó được xác định và thừa nhận là tiêu chuẩn làm “người”.

Đồng thời, những vị Thần (Giác Giả) đến thế gian bằng hình tượng con người đã giảng xuất ra chân tướng tại vũ trụ cao tầng, lưu lại cho “Bản tính” một con đường quay trở về. “Sinh mệnh” nếu như đi ngược lại những tiêu chuẩn này, tuy rằng sinh mệnh ấy có hình dáng con người và trí lực cao hơn loài thú, và nếu chỉ dựa vào ý thức của cơ thể và quan niệm mà hành xử, thì kết cấu khiếm khuyết của “Đạo đức” sẽ một lần nữa “Thú hoá”, sinh mệnh ấy không thể được xem là con người. Vì vậy, Thần đã định ra một tiêu chuẩn làm người cho con người, đó chính là lưu lại trong kết cấu ý thức của con người một tâm thái để chính niệm nhìn nhận “Thiện và ác”.

Giữa loài thú với nhau cũng có sự tương trợ lẫn nhau, nhưng không có sự phân biệt thiện ác, sự tương trợ đó chỉ là vì để chiến đấu và sinh tồn trong hoàn cảnh khốc liệt, sự hợp tác giữa thú với nhau không phải là những điều hình thành bởi ký kết đạo đức và đạo nghĩa. Kỳ thực, con người cũng có thể trong luân hồi mà chuyển sinh thành loài vật, đó là kết quả tạo thành bởi nghiệp lực mà sinh mệnh trước đây đã nợ quá lớn. Cho nên, xã hội nhân loại là khác biệt và không thể đánh đồng với loài thú. Khi con người có chính niệm để suy nghĩ một cách độc lập về “Thiện ác” đó chính là đạo đức tối căn bản, là sự khác biệt giữa con người và loài thú. Hoạt động xã hội của nhân loại biểu hiện ở chỗ “được phép làm, hoặc không được phép làm”, về căn bản mà nói, khi đối mặt với cái “thiện”, người ta có thể nhận thức, đồng cảm, gần gũi và đồng hóa, vẫn còn lưu giữ ý nghĩ truy cầu phẩm chất tinh thần “cao quý” của con người; khi đối mặt với “cái ác”, người ta có thể gạt bỏ “Tự ngã và ham muốn vật chất của cơ thể” để đo lường vấn đề, có một tâm công chính, có thể chân chính phân biệt được “Chính tà”, có thể thể hiện ra “Chính niệm và sự bài xích từ bên trong” vốn nên có. Khi con người đi lệch khỏi Pháp, thông thường sẽ không để ý đến “Chính tà, thiện ác”, biểu hiện ra là đứng trên chấp trước mà nhìn nhận vấn đề theo “lợi ích cá nhân và quan niệm yêu ghét”.

Một người nếu sống trong hoàn cảnh đấu tranh vật chất một thời gian dài thì rất dễ bị “quan niệm lợi ích” khống chế, dần dần sẽ mất đi kết cấu của “đạo đức”, trở thành sinh mệnh hoàn toàn bị “vật chất hóa và dục vọng hóa” bởi ý thức của cơ thể. Con người mà không thể phân biệt được “thiện ác”, không có sự tiết chế của luân lý, hành vi không tiết độ, thì chỉ là loài “thú” với trí lực cao hơn mà thôi, Thần cũng sẽ không xem họ là con người, kết cục là chỉ có thể bị đào thải. Hiện nay, rất nhiều người đã đánh mất quan niệm đạo đức của con người với mức bại hoại rất sâu, thường lấy câu “Người không vì mình, trời tru đất diệt” trở thành châm ngôn để sống. Chỉ vì, vũ trụ là có yêu cầu và tiêu chuẩn “đạo đức” đối với sinh mệnh, nên họ hiện nay vẫn còn tồn tại, vì thọ mệnh nơi dương thế chưa tận; vì Lý “Tương sinh tương khắc” biểu ra ở xã hội nhân loại chính là Thiện ác đồng thời tồn tại; ở trong trạng thái “Mê”, nếu lợi dụng không tốt thì sẽ khiến cho con người thế gian tạo nghiệp, đồng thời cấp cho những sinh mệnh còn nhân tính một cơ hội, để họ khi đối diện với “Thiện ác, chính tà” mà đưa ra lựa chọn, cũng là để mỗi một người tự lựa chọn vị trí cho sinh mệnh của chính mình.

(Còn tiếp)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261040



Ngày đăng: 31-08-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.