Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 1



Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Văn hóa truyền thống cổ xưa tạo nên thể hệ kết cấu đạo đức và bản tính giác ngộ của con người. Từ một góc độ nào đó, đạo đức của con người rất mong manh, yếu đuối. Chính “cảm giác kính sợ” đang duy trì đạo đức con người ở một mức độ nhất định để không bị bại hoại nhanh chóng, đây là biểu hiện con người vẫn còn nhận thức, trong tâm còn tồn tại chính tín đối với thiên lý “Thiện ác hữu báo”. Vì vậy, tâm kính sợ là nguyên nhân khiến con người nghiêm túc coi trọng văn hóa. Nếu nội tâm của con người trống rỗng chỉ còn lại “quan niệm vật chất”, vậy thì còn điều gì khiến họ cảm nhận được sự thần thánh và kính sợ nữa đây? Con người sẽ trở nên không còn e ngại điều gì nữa, đạo đức sẽ trở nên không đáng một xu.

Nội hàm của con người là nền tảng cốt lõi của văn hóa truyền thống; biểu hiện “tinh thần” mà con người nhận thức được chính là quy luật chuyển động của vật chất; sự biến đổi của thế giới bên ngoài chỉ là những thay đổi theo giới tự nhiên, không có quá nhiều chấp trước đối với vật chất bề mặt. Khi con người có thể duy trì “thiện niệm” ở trong tâm, khi trong tâm con người có Pháp, thì có thể duy trì sự chuyển động vật chất được ổn định lâu dài, thậm chí có thể quay trở lại cảnh giới bản tính của chính mình. Vì vậy, văn hóa truyền thống là trực tiếp nhắm vào giải quyết những vấn đề này của nhân loại, nó khác hoàn toàn với khoa học thực chứng chỉ để mắt đến “công nghệ sản xuất và hưởng thụ vật chất”. Trong xã hội truyền thống trước đây, luôn có những nơi chuyên giải đáp những câu hỏi nghi hoặc trong tâm của mọi người, hầu hết đó là nhà thờ, đền chùa hoặc cơ quan do quốc gia thành lập, mục đích của nó chính là duy trì nhận thức về chân lý vũ trụ và lý giải đối với nội hàm đạo đức của con người. Bằng cách này con người có thể đứng tại góc độ không gian và thời gian hồng đại to lớn hơn mà xem xét vấn đề, nhận biết được sự tuần hoàn của sinh mệnh theo thiên lý là như thế nào; nhận biết được hai mặt “thiện – ác” tồn tại trong bản thân mình; hiểu được điều gì đúng và điều gì sai; con người tự phán xét những vấn đề của bản thân mình như thế nào; v.v. Trước khi nhân loại vẫn chưa hoàn toàn bại hoại và bước vào thời kỳ mạt pháp, những nơi đó vẫn còn khởi tác dụng. Khi biết được những sự thật này, con người sẽ hiểu được sự tồn tại của bản tính và ý nghĩa của sinh mệnh, đặt định ra nội hàm này, con người sẽ có thể ở trong “chính tín” mà tu tập. Đây là bước quan trọng đầu tiên.

Tuy nhiên, quá trình khôi phục nội hàm đạo đức hoàn toàn ngược lại với quá trình làm thỏa mãn cảm xúc của cơ thể, mục đích và ý nghĩa cũng khác nhau. Khôi phục nội hàm đạo đức phải dựa trên Pháp lý, là tìm kiếm “cảnh giới” làm người, dần dần đạt đến trình độ minh hoặc (hiểu rõ những nghi hoặc), trong quá trình tu tập liên tục nếm trải việc buông bỏ những thứ không tốt, xem nhẹ đi những suy nghĩ tư tưởng quá mãnh liệt; còn thỏa mãn cảm xúc của cơ thể chỉ quan tâm thỏa mãn những chấp trước dục vọng cá nhân không buông bỏ của con người trong cuộc sống hiện thực, con người xác thực là sống trong sự trải nghiệm các loại cảm xúc phức tạp, truy cầu sự đóng mở của cảm xúc của cơ thể (quá trình từ xung động đến lắng xuống). Khôi phục nội hàm đạo đức là làm suy yếu sự khống chế của ý thức cơ thể đối với con người, còn thoả mãn cảm xúc của cơ thể thì hoàn toàn ngược lại. Vì vậy, quá trình khôi phục nội hàm “đạo đức” trên thực tế đầy trở ngại và lực cản. Vậy khôi phục nội hàm “đạo đức” có ý nghĩa gì, có lợi ích là gì đối với con người? Kỳ thực, đây chính là sự “bất hoặc” (không còn nghi hoặc) đối với các hiện tượng trên thế gian và sự “minh ngộ” đối với chân lý; là điều mà con người ở trong cõi “mê” muốn đạt được nhưng khó có thể đạt được; là để con người có thể chân chính tự mình khống chế bản thân mình. Tại nơi sâu thẳm trong tâm của mỗi người đều ẩn chứa một tâm cầu đạo, nó tựa như ý nghĩa mà sinh mệnh đang tìm kiếm trên thế gian vậy, giải thoát con người khỏi thống khổ mê mờ trong nội tâm. Từ góc độ xã hội, “đạo đức” là nguyên nhân duy trì cho vật chất không bị hủ bại nhanh chóng, trong quy luật “thành, trụ, hoại, diệt”, mà kéo dài quá trình kỷ nguyên nhân loại.

Sự đề cao và thay đổi chân chính của con người, chính là chủ động phó xuất bản thân họ. Con người nếu muốn “khởi lên ý niệm” muốn đề cao và thay đổi, thì tâm phải “định” mà lý phải “thông”. Hiển nhiên cốt yếu là làm thế nào để nâng cao “chính niệm”, vậy nên nghe được Phật Pháp đối với con người mà nói là rất quan trọng, chỉ khi có thể đọc hiểu được Phật Pháp, thì con người mới có thể thoát khỏi được sự mê muội do bị cảm xúc cơ thể giam hãm và quấy nhiễu, có như thế mới dần dần có được “tâm pháp” và yêu cầu đối với chính mình. Chính niệm khi được mài giũa sẽ thăng hoa, nếu như có thể giác ngộ được nhận thức chân chính về “Thiện – ác, đúng – sai” thì có thể điều động lực lượng vi quan để chế ước tư tưởng ma tính tại bề mặt. Vào thời khắc quan niệm chuyển biến, con người sẽ cảm thấy thanh cao và trang trọng, không còn những thứ thấp kém, đây là điều mà những người chỉ hô khẩu hiệu nhưng không thực tu sẽ không thể làm được. Chính niệm và tâm từ thiện mà con người có được khi tu tập trong chân lý Phật Pháp hoàn toàn khác với cảm xúc sục sôi lòng yêu nước nhỏ hẹp, biểu hiện đó của con người chẳng qua chỉ là biểu hiện của sự thù hận do tự bảo vệ bản thân một cách cực đoan và tâm lý mất cân bằng, và tâm lý hiển thị mượn cơ hội mà phát tiết tư thù cá nhân mà thôi.

Cái “ác” đến từ cảm xúc cơ thể của con người, bao gồm đố kỵ ghen ghét, cuồng nộ, ác niệm trong tâm sinh ra do quan niệm bị kích động và một số suy nghĩ cực đoan, dẫn đến con người có niệm đầu muốn chém giết và hủy diệt v.v. Cái “ác” cũng có thể làm thay đổi quỹ đạo chuyển động vật chất trong xã hội, nó lợi dụng dục vọng và nỗi sợ hãi của con người để chi phối chúng ta. Con người đứng trước nỗi sợ hãi mất đi vật chất và sự dụ hoặc, thì họ chỉ biết giấu kín những quan niệm của bản thân và những suy nghĩ thực sự trong nội tâm mình, đồng thời khi họ phong bế chính mình, nội tâm bành trướng đều là những thứ cực đoan ích kỷ, và cuối cùng chia cắt mối quan hệ đạo nghĩa giữa con người với nhau. Vì vậy, cái “ác” không có nhân tố cảm hoá con người, chỉ là lợi dụng vật chất để trói buộc con người, từ đó chế ước họ và làm tăng thêm bầu không khí tàn ác thù địch trong xã hội. Hệ quả thực sự của cái ác đối với kết cấu xã hội là cô lập và hạn chế con người. Trên thực tế đó chính là quá trình tử vong của tế bào mà sinh vật học đã giảng. Cưỡng chế ép buộc không thể thay đổi được nhân tâm. Kỳ thực kể cả cảm xúc mãnh liệt mà người ta nói đến cũng giống như vậy, nó cũng sẽ cạn kiệt tiêu hao và mệt mỏi, ngược lại đạo nghĩa là điều tương đối lâu dài hơn. Trong lịch sử, vào mỗi chu kỳ phát triển của nhân loại, đều có “Giác Giả” xuống thế gian nói cho con người biết một số chân lý và chân tướng mà họ nên biết, ở thời đại đó mà giáo hoá con người, cho đến khi con người có được “Chính tín” và “Tâm Pháp”. Có như vậy, con người mới có con đường đề thăng bản thân, phần còn lại sẽ do tự bản thân con người “ngộ”, Lão Tử giảng: “Đạo khả đạo, phi thường đạo” (Gọi là Đạo cũng được nhưng là Đạo phi thường; con đường ấy có thể đi nhưng là con đường phi thường), trong văn hoá Trung Quốc giảng con người cần phải “ngộ Đạo”, chính là con người đã có chính niệm, có thể áp dụng vào thực tiễn, dần dần hiểu rõ các chân lý khác là như thế nào, sự khác biệt chỉ là mỗi người có mức độ nhận thức khác nhau đối với Đạo.

Đối với con người, quá trình tìm kiếm bản tính bao gồm việc nhìn nhận đối đãi thế nào với ý thức cơ thể, từ trong “chân lý Phật Pháp” mà dần dần có được sự hiểu biết sáng suốt minh trí chân chính về tình huống của con người; minh xác đâu là bản tính, đâu không phải là bản tính; trong chính niệm và kiên định mà rèn luyện bản thân, dần dần từng bước thiết lập lại và bổ sung “quan niệm thiện ác” đúng đắn của con người. Có một số người, nếu đặt họ ở trong những hoàn cảnh khác nhau, thì họ vẫn có thể biểu hiện điềm đạm, ung dung, lịch sự, nhã nhặn, lễ độ, chính là người đó đã hiểu rõ hàm nghĩa “được làm và không được làm”, khi nội tâm giác ngộ ra nội hàm của chân lý thì họ tự nhiên biết điều chỉnh hành vi có quy củ, đây là nguyên nhân tại sao tình cảm của họ trở nên “tao nhã”. Câu “Tùng tâm sở dục bất du củ” (nghĩa là làm những gì ta muốn mà không vượt quá các quy tắc) mà Khổng Tử nói chính là ý nghĩa này. Khi đã làm được điều chỉnh tình cảm tự nhiên như ý rồi, thì có thể tùy ý mà sử dụng chân lý, sự “tự do” con người có được khi thoát khỏi quấy nhiễu của ý thức cơ thể là hoàn toàn khác với sự phóng thích năng lượng, điều này giống với “đại tự tại” trong tôn giáo giảng. Đối với người bình thường, nếu năng lượng cảm xúc của cơ thể ở mức độ vừa phải, thì sẽ dễ dàng phản hồi năng lượng và cân bằng nó, trút bỏ được phần nào gánh nặng, bản tính có điều kiện để câu thông, mang lại cho con người cảm giác mãn nguyện, bình tĩnh và hạnh phúc vô cùng quý giá.

Sự khác biệt giữa nền văn minh truyền thống và khoa học thực chứng chính là ở chỗ văn minh truyền thống đi theo con đường trợ giúp bản tính nhận thức thế giới và câu thông với trời. Nền văn minh cổ đại bao hàm toàn diện điều này, người Trung Quốc vẫn luôn lưu truyền tư tưởng “Thiên nhân hợp nhất”, cho nên, trong văn hoá luôn có một bộ phận nói về vũ trụ, tự nhiên và bản thể con người. “Thiên tượng” được giảng trong văn hoá Trung Hoa và “thuật chiêm tinh” của người phương Tây, kỳ thực chính là nghiên cứu chuyển động của vật chất vũ trụ. Lấy một ví dụ, cũng giống như quá trình sinh trưởng của một quả táo tươi, bên trong các “lạp tử vi quan (hạt vi mô)” có quỹ đạo vận hành của chính nó, đó là quỹ đạo “tăng trưởng”; còn khi quả táo thối rữa, nội bộ “lạp tử vi quan” cũng sẽ có quỹ đạo giải thể vật chất trước khi nó “thối rữa”, hai quá trình này là khác nhau. Nói cách khác, nhận biết được chính mình chính là nhận biết được sự chuyển động của vật chất, từ sự chuyển động của lạp tử sẽ có thể biết được sự hưng suy của vật chất. Trên thực tế, sự biến đổi đạo đức con người, sự thay đổi của hoàn cảnh sinh tồn là đồng bộ với chuyển động vật chất trong vũ trụ hồng quan. Đó là do vũ trụ được cấu thành bởi “Pháp”, vốn tự nhiên như thế. Trong xã hội loài người cũng vậy, đây là một cách lý giải khác về “Thiên nhân hợp nhất”. Y học cổ truyền Trung Quốc chú trọng đến “Vọng, văn, vấn, thiết” (nhìn, ngửi, hỏi, bắt mạch), chú trọng “chẩn mạch”, bệnh tật có thể biểu hiện ở trên mặt, lưỡi, mắt, tai và “mạch tượng” của con người, cũng là thể hiện của loại hiện tượng này.

Trong phần này, chúng tôi sẽ phân tích để làm rõ sự biến dị của văn hóa truyền thống của nhân loại từ hai phương diện: (1) sự hình thành và phổ biến của hệ tư tưởng quyền thuật và (2) sự hình thành “lễ giáo” và sự vu khống đối với truyền thống. Mời các bạn đón đọc.

(Còn tiếp)

Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/261041



Ngày đăng: 02-01-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.