Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 3



Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Sự biến dị của văn hóa nhân loại: sự hình thành “lễ giáo” và miệt thị truyền thống

Con người có phương thức biểu đạt của mình, “Lễ” lúc ban đầu là phương thức để con người biểu đạt lòng tôn kính, kính ngưỡng, dần dần, trong xã hội con người lại được mở rộng trở thành một loại quy phạm cho con người.

Vào thời cổ đại, con người tôn sùng, ngưỡng mộ “Đạo”. Những người có đạo thời xưa có thể được mọi người kính phục, kính ngưỡng, phương thức biểu đạt sự tôn kính giữa con người với nhau cũng chính là “Lễ”. Mọi người có thể sẽ ôm quyền (cung tay) trước ngực để thể hiện sự tôn trọng, bày tỏ nguyện ý muốn học hỏi từ những người đó, v.v. Trên thực tế, “Lễ” là biểu hiện sự chân thành, thành kính của người tôn sùng “đạo nghĩa” khi được người khác làm cảm động, khi đó con người đều có một trái tim cầu “Chân” rất mạnh mẽ, lễ mà không có nội hàm “đạo nghĩa” thì trong mắt của mọi người đều là giả tạo. Vì vậy, vào thời viễn cổ, “Lễ” và “Đạo” trong thế giới tinh thần của con người là thống nhất, cũng gọi là “tâm khẩu hợp nhất” hoặc gọi là “trong ngoài như một”, cũng là thể hiện hàm dưỡng đạo đức của con người. Về sau, Lễ dần dần truyền rộng trong dân gian, trở thành một phạm trù phổ biến rộng lớn, mang ý nghĩa bày tỏ lòng kính trọng lẫn nhau, chỉ là sau này Lễ ngày càng trở nên phù phiếm mới mất dần ý nghĩa nguyên gốc của nó.

Các vị “Vua” thời thượng cổ đều là những người đắc đạo, đó là phù hợp với giá trị quan mà xã hội tôn sùng. Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ và ủng hộ của mọi người đối với Vua, sẽ mang đến cho vị ấy “quyền thế”, cũng chính là có năng lực chi phối con người và vật chất. Bởi vì đạo đức của vị này rất cao, nên có thể thông qua việc thực hiện chủ trương của mình mà giáo hóa con người và tạo phúc cho con người. Từ “chế độ nhường ngôi” (chọn người hiền đức để nhường ngôi) đến “cha truyền con nối”, thì con người đã có tư tâm, nếu những người thừa hưởng quyền lực không tu dưỡng đủ đạo đức thì sẽ dễ bị quyền lực làm cho tha hóa sa ngã, dẫn đến nảy sinh chấp trước vị kỷ. Tuy nhiên, tại sao những người này lại chú trọng đến “Lễ”? Bởi vì, từ những hành vi này con người sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của người khác, sinh ra cảm giác nhận được sự tôn kính, trong tình huống này, ý nghĩa của “Lễ” cũng phát sinh thay đổi, trở thành một phương thức để duy hộ quyền lực của bản thân, trở thành thứ có thể kiểm soát chi phối. Dưới tác dụng của loại tâm hư vinh và tư tâm, họ sẽ có thể đặt ra các quy định để cố định “Lễ”, hình thành “Lễ chế”, trở thành thứ tượng trưng cho quyền lực, đẳng cấp và mang theo tính cưỡng chế. Tuy nhiên xã hội con người thời đó vẫn có môi trường để biểu đạt các loại tư tưởng và đạo nghĩa khác nhau, con người không cần che đậy bản thân. Đây là một tình huống hình hành nên “lễ chế”.

Sự xuất hiện của “lễ chế” còn có một số nguyên nhân khác. Người ở các tầng thứ khác nhau sẽ có văn hóa tu tập khác nhau, Thiên Tử có văn hóa của Thiên tử, thần tử có văn hóa của thần tử, bách tính có văn hóa của bách tính, con người sau khi đã phân định vị trí rõ ràng, có các thú vui tiêu khiển, thì cần phải có quy phạm ảnh hưởng của những thú tiêu khiển đó đối với con người. Lễ chế có hai điểm tốt cho con người ở các tầng thứ khác nhau, thứ nhất nó quy định giới hạn và phạm vi của các hành vi và xử sự của những người khác nhau. Vậy thì, Thiên tử cần thể hiện ra đạo nghĩa với thiên hạ, một lời nói đáng giá nghìn vàng, thú tiêu khiển ở đây phải trang nhã, phải xứng với thân phận; tương tự với thần dân, họ có thú tiêu khiển riêng. Cho nên Lễ chế đồng thời cũng duy hộ quyền lực, có thể tiết chế hành vi của người khác, nếu nội hàm chỉ khác đi một chút, thì nó vẫn có thể duy trì quy phạm hành vi bề mặt, vẫn có thể giúp người đời sau trưởng thành trong một hoàn cảnh yêu cầu phù hợp.

Ưu điểm thứ hai của “lễ chế” là nó có thể trở thành một phương pháp vận hành xã hội, ở một mức độ nhất định nó đơn giản hóa quá trình giao tiếp, nó đề cao hiệu suất xử sự, có thể giảm thiểu những tập tục khác biệt và phức tạp, vốn là một quá trình biểu đạt cần rất nhiều công sức giữa con người và con người. Nhưng hậu quả của việc cưỡng chế này là giảm sự kết nối tư tưởng giữa con người và con người. Con người khi đã có lễ chế thì sẽ có một số thói xấu, con người khi học được một thứ gì đó sẽ dễ hình thành khái niệm tiên nhập vi chủ, xuất hiện chấp trước với “lễ chế” của bản thân, mà coi nhẹ đi “Đạo” trong nội hàm của nó, có một số trường hợp tốt xấu lẫn lộn đã đi ngược lại với “Đạo”.

“Lễ chế” trong quá trình phát triển, thuận theo chấp trước của con người vào những ưu điểm nó, phạm vi hành xử của nó cũng mở rộng lên, trở thành càng ngày càng nhiều. Dần dần cố định lại trở thành một thứ phổ biến, hình thành rất nhiều “quy định”, tính cưỡng chế cũng ngày càng mạnh, tương ứng với nó là các “biện pháp trừng phạt”, tính hạn chế con người của nó ngày càng rõ rệt. Tuy rằng vào thời cổ đại, việc tu dưỡng đạo đức tốt đẹp vẫn là trạng thái cơ bản và phổ biến của con người, thiện niệm của con người vẫn còn rất mạnh, tính bao dung với môi trường vẫn rất tốt, xã hội con người cũng hoàn toàn không cần dựa vào “trừng phạt” để quản lý, nhưng con người vẫn dần dần trở nên ngày càng không thể chấp nhận những thứ ngoài lễ chế, hình thành một trạng thái xem trọng hình thức xem nhẹ nội hàm. Trong quá trình hình thành “lễ chế”, quan niệm cố chấp của con người khi chấp trước với việc duy hộ chế độ của bản thân ngược lại đã nảy sinh ra những thứ “ác” trong nội tâm con người và sinh ra những sự việc lệch “tả” trong ý kiến và quan niệm. Nếu không có cơ sở Thiện niệm thì không thể chú ý tới những yêu cầu của tình huống thực tế. Khi con người bị thiêu đốt trong quan niệm nóng giận hay bị tâm lý thù hận khống chế, thì luôn ở trong tâm thái lấy việc trừng trị làm mục đích, chỉ mong nhìn thấy đối phương nếm mùi đau khổ, dường như chỉ có như thế mới có thể bình phục được sự mất cân bằng do sự lo lắng và hận thù trong tâm tạo thành, nhưng con người đã hoàn toàn quên mất ý nghĩa thực sự của việc hoàn thiện bản thân. “Trừng phạt” trở thành một biện pháp để duy trì chế độ, trên thực tế là do chấp trước với quan niệm tự ngã của con người và những “ác niệm” sinh ra từ sự lo lắng trong tâm lý tạo nên. Con người cảm thấy xã hội đang phát triển, mọi thứ dường như càng ngày càng hoàn hiện, bao gồm cả việc đề ra các biện pháp trừng phạt để trở nên thích hợp với sự phát triển đó. Tuy nhiên, xét từ góc độ “Đạo” thì “niệm” do con người khởi lên đóng vai trò rất chủ yếu, khi con người khởi “niệm thiện” thì sẽ phù hợp với “Đạo”, như thế là đúng; còn khi con người khởi “niệm ác” thì sẽ trái với “Đạo”, như thế là sai. Nếu xét từ góc độ này, thì việc trừng phạt sẽ làm thay đổi nội tâm của con người, và thực tế sẽ khiến con người càng ngày càng rời xa “Đạo”. Người tu luyện hiểu điều này sâu sắc hơn, nhưng đó lại không phải là quy luật phát triển của xã hội, vì xã hội nhân loại phát triển dựa theo đặc điểm và quy luật của nó.

Tuy rằng “Quy định” giúp ích cho việc “cai trị” của người thống trị, nhưng việc hình thành một bộ quy định cũng đồng thời tạo nên mâu thuẫn giữa hai bên, đó là mâu thuẫn do con người tạo nên. Sự đề phòng sẽ dần dần hình thành giữa hai bên, hình thành nên ngăn cách, sự xuất hiện của đấu tranh khiến cho hai bên nếu có ý định tiếp xúc với nhau sẽ phải chịu sự tổn hại. Sức ỳ trong mối giao tiếp của con người sẽ càng ngày càng mạnh, trở nên lạnh nhạt hờ hững, vì vậy quy định đã trở thành cái cớ cho sự không muốn tiếp xúc với nhau. Khi con người ỷ lại quá mức vào quy định, thì sẽ xem nhẹ “thiện niệm” và lòng “khoan dung”, sẽ trễ nải việc tu dưỡng, trở nên dễ dàng dùng sự ép buộc mà sinh ra hung ác, không còn có trí huệ, lúc này con người đã không còn cách nào và không còn nhẫn nại để hóa giải mâu thuẫn nữa. Con người luôn tưởng lầm việc duy hộ “lễ chế và quy định” là nội hàm “đạo đức”, thực ra, lúc này đã sớm xa rời “Đạo” rồi.

Lão Tử là người đại biểu cho Đạo gia, nhưng ông không hề chủ trương tạo ra những lễ chế phức tạp đó, mà chính là con người khi chấp trước vào lễ chế đã đánh mất đi nội hàm của “Đạo”. Lão Tử giảng “Vô vi nhi trị”, con người ngày nay lại lý giải là không làm gì, hàm ý đồng nghĩa với người không giữ mình, con người hiện nay đã lý giải nó thành như vậy. Đối với xã hội con người thì vô vi nhi trị là một loại phương pháp quản lý xã hội rộng lớn. Thực ra, muốn đạt đến vô vi nhi trị, chẳng phải nội hàm đạo đức của con người cần phải đạt đến một tiêu chuẩn rất cao để thực hiện điều đó sao? Thực tế, con người nếu có thể kiên trì đến cùng nguyên tắc lấy đạo đức làm tiêu chuẩn xử thể, làm việc gì cũng có thể xem xét từng tư từng niệm của mình, dùng đức hạnh của con người để đo lường mọi việc, mang tâm thái thiện lương để suy nghĩ cho người khác, như vậy, thì có cần những biện pháp trói buộc hành vi con người để quản lý con người nữa không? Đó chẳng phải là quy phạm xã hội tự do lớn nhất phù hợp nhất với con người sao? Mối quan hệ giữa con người với con người và sự vật với sự vật là phức tạp và có nhiều thay đổi, trong mỗi hoàn cảnh và tình huống khác nhau đều có thể xảy ra biến đối, cùng một việc nhưng với ngữ khí nói chuyện khác nhau thì sẽ có thể dẫn tới kết quả khác nhau, sao có thể đối xử với tất cả như nhau được? Làm sao có thể dễ dàng ép buộc một quy định trói buộc để đo lường còn người được? Nếu con người thực sự có thể giữ gìn tấm lòng lương thiện và dùng chính niệm để yêu cầu bản thân, thì sẽ không sợ nhất thời hồ đồ mà làm những việc không nên làm; hoặc là khi nghĩ vẫn đề không toàn diện, sau khi bình tĩnh lại, nếu hai bên tự nội tâm có thể thông cảm cho nhau, bao gồm cả thành khẩn xin lỗi và bình thản đối diện với sai lầm của mình, đây chẳng phải là thiện giải sao? Tâm của con người chính rồi, thì có cần dùng đến đòn roi để trừng phạt và ước thúc con người nữa không? Đối với xã hội con người, nếu ai ai cũng đều có một bộ Phật pháp trong tâm, có thể thể hiện ra chính tín và sự kiên định nên có đối với các giá trị quan phổ quát và thiên lý, thì đó mới là biểu hiện của một dân tộc và một quốc gia mà ở đó nhân tâm được ngưng tụ lại như kim cương không bao giờ phá hoại được, đó mới là nội hàm chân chính của vô vi nhi trị! Bao gồm cả bản thân kết cấu thượng tầng cũng được quy chính. Trừng trị là hậu quả nhận phải khi nghiêm trọng phá hoại thiên lý hoặc là một phương thức ngăn ngừa đối với những sinh mệnh chấp mê bất ngộ, “giết gà doạ khỉ” là nhắm vào những sinh mệnh như vậy, cũng là một phương thức kiểu như người quản lý động vật, nhưng không phải là biện pháp chính của xã hội nhân loại dùng để xử lý mâu thuẫn.

Trong xã hội nhân loại, quy định sẽ không thể tránh khỏi trở nên nhiều và phức tạp, khi tâm con người mất đi khống chế, không tìm được lối thoát thì người ta mới lựa chọn quy định. Còn hình phạt là một cây “roi”, con người quen với việc dùng roi để giải quyết vấn đề là vì người ta phát hiện ra những luân thường đạo đức của nhân loại là cách nhanh chóng nhất để giải quyết những hiện tượng bề mặt. Như vậy mỗi khi xã hội nhân loại xuất hiện những hiện tượng bất hảo, thì họ sẽ đặt ra một quy định để ước thúc hiện tượng này, hình phạt có thể cưỡng chế cải biến quỹ đạo của một lạp tử, nhưng ảnh hưởng của nó lại trên diện rộng, trói buộc người ta trên bề mặt, hiện tượng thì cũng đồng thời trói buộc bản thân con người. Dần dà, mọi người đều cảm thấy đã bị vây hãm trong gông xiềng, không dám vượt qua giới hạn một bước, ngoài bị lợi ích làm kích động ra thì con người đã mất đi tính chủ động và sáng tạo. Các quy định lớn nhỏ khiến con người mất đi không gian sống, bị quản lý giống như động vật vậy. Quy định đã trở thành cách duy nhất để con người giải quyết vấn đề trong xã hội đạo đức trượt dốc này.

Ngày nay, con người chỉ biết dùng quy định để giao tiếp với nhau, dường như đã đánh mất sự trao đổi với nhau. Con người đưa những phát minh của mình vào một bộ quy định nào đó, cái gọi là hệ thống đánh giá và trừng trị được coi là phương pháp cao cấp để quản lý nhân sự và sự việc. Thực ra, hệ thống pháp luật có phức tạp đến mấy cũng không thể bao quát hết được các tình huống muôn hình vạn trạng trong xã hội, xã hội ngày nay cũng như thế, cho nên cái gọi là hệ thống đánh giá này chỉ là phương pháp thể hiện năng lực của những người thích đao to búa lớn, công cụ tốt nhất để minh họa cho cái gọi là phương pháp năng lực, nó chỉ thuận tiện cho người ta làm các bài thuyết trình và thống kê mà thôi. Thực tế là, việc xây dựng quá nhiều quy định pháp luật để điều chỉnh con người là một phương pháp làm việc qua loa của những người trốn tránh trách nhiệm, bo bo giữ cho mình, chỉ cần bắt những người vi phạm pháp luật là được rồi, nhưng thực ra điều đó thể hiện rằng con người đã trở nên vô trách nhiệm và không thể gánh vác trách nhiệm. Nếu một đất nước dùng pháp luật và hình phạt như một phương pháp cốt yếu để ước thúc con người và quản lý xã hội, vậy thì hoàn cảnh sống của con người sẽ rất tàn khốc. Dưới áp lực đó con người sẽ trở nên không thể chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình, cũng không dám thông cảm cho người khác, con người sẽ buộc phải liên tục nghĩ biện pháp để chối bỏ những tổn hại này, kỳ thực đây chính là đang phá hoại đạo đức của con người.

Xã hội sẽ tiến tới tha hóa, tranh đấu không khoan nhượng, giả dối lừa gạt, con người sẽ trở nên thờ ơ, lãnh đạm vô tình. Thực tế, người cầm quyền (những người định ra pháp luật) cũng chịu sự ước chế của pháp luật, trong xã hội ngày nay vì sao hễ xảy ra việc gì đó thì người ta lại thích tìm người nào đó để chịu trách nhiệm? Kỳ thực họ cũng không gánh nổi trách nhiệm, họ làm thế với mục đích là để bảo vệ mình, chuyển dịch sự phẫn nộ của công chúng sang người khác để khỏi liên luỵ đến họ mà thôi.

Trong quá trình phát triển lịch sử, ta thấy “lễ giáo” là sản phẩm đặc thù từ sự kết hợp giữa quyền lực và sự nghiêm trị của pháp luật. Quan niệm đạo đức ở bề mặt sẽ không có nội hàm nếu nó không có quá trình tu luyện thâm sâu và sự ngộ đạo, như thế cũng bằng như không hiểu rõ (không giác ngộ), không đứng vững được trước những cám dỗ; còn những người không dụng tâm ngộ đạo thì ngay cả niềm tin trên bề mặt cũng không có, họ càng không hiểu được “đạo đức” là gì nữa. Nhưng những người này đều có một biểu hiện chung, đó là họ chấp trước rất mạnh vào hình thức của lễ chế, đó là biểu hiện khi con người dùng cái “ác” để duy hộ pháp luật một cách cực đoan. Như thế, lễ chế và pháp luật sẽ trở thành cây gậy quyền lực trong tay những người duy hộ lợi ích của bản thân để đánh vào người khác, lễ giáo sẽ trở nên cực đoan, là biểu hiện của những người chấp trước vào lễ chế khi dùng cái “ác” để duy hộ pháp luật, thực ra nó đã hoàn toàn rời xa “Đạo” rồi.

Những tình huống như vậy trong thời kỳ cuối của các triều đại phong kiến cũng biểu hiện ra khá rõ nét, cho nên người Trung quốc thích đánh đồng “lễ giáo phong kiến” với “truyền thống”. Người ta thấy rất nhiều người sau khi ngồi lên ngôi báu “lễ giáo” thì họ thường nói ra đều là quy phạm đạo đức, nhưng hành vi tác phong thì lại không đạt, thậm chí còn làm những hành vi trộm cướp đĩ điếm, rất nhiều người cũng rất hồ đồ theo đó mà phê bình truyền thống. Thực ra, những người này hoàn toàn không đại biểu cho truyền thống, truyền thống và lễ giáo là hai thứ khác nhau rất lớn, lễ giáo không phải là văn hóa truyền thống, cũng không phải là nội hàm của “Đạo”. Đạo Đức kinh của Lão tử và Kinh điển mà Thích giáo lưu lại chính là “Đạo”, Nho giáo giảng về đạo lý làm người, còn Nho gia càng về sau càng không phát triển thêm chút tinh hoa nào, càng về sau càng để lại nhiều quy định cứng nhắc, những thứ đó đều là biểu hiện tất nhiên khi sự vận động vật chất của xã hội nhân loại ở vào thời kỳ cuối cùng. Lễ giáo là do con người sau khi bị quyền lực làm tha hoá và chấp trước vào quyền lực tạo ra, những người không còn chút thiện niệm và những hành vi tàn khốc này có chút liên quan gì với “Đạo” đây! Thực tế là, “Đạo và Pháp” là căn nguyên căn bản tạo nên hết thảy mọi thứ và các sinh mệnh trong vũ trụ, vạn vật tự nhiên và xã hội con người đều chịu sự ước chế của đạo nghĩa. “Pháp” là có yêu cầu với sinh mệnh, tiêu chuẩn làm người và tiêu chuẩn đề thăng cảnh giới của con người chưa hề thay đổi, chỉ là trong quá trình phát triển, con người dần dần ngày càng rời xa “Pháp” để rồi bị hủ hoá mà thôi, cũng giống như quá trình biến chất của vật chất. Nếu con người không thay đổi thì cuối cùng sẽ đối mặt với sự đào thảo và giải thể. Điều mà con người xưa nay vẫn mù mờ không dám tin thực ra lại là “tiêu chuẩn của sinh mệnh” tồn tại trong trời đất. Tất cả những điều này nói rõ rằng, “Đạo và Pháp” mới là tiêu chuẩn vĩnh hằng bất biến trong vũ trụ, còn “lễ giáo” không phải là đạo đức truyền thống, nó chỉ là biểu hiện ở thời kỳ mạt pháp khi con người đã rời xa Pháp mà thôi.

Trong xã hội con người có bao hàm đạo lý chuyển hoá âm dương, thực chất đó là sự thay đổi ở tầng diện tinh thần của con người, còn biểu hiện và sự luân chuyển vận động của vật chất chỉ là hình thức bề ngoài. “Thiện ác hữu báo” là chân lý tuyệt đối của xã hội con người, là thể hiện của “Pháp” chế ước tầng sinh mệnh này. Việc xấu mà con người làm cũng như những tổn hại nó gây ra sẽ hình thành một loại vật chất màu đen ở xung quanh không gian vi quan của sinh mệnh con người, trong Phật giáo gọi đó là “nợ nghiệp”, nó sẽ đi theo “chủ ý thức” của con người, mà chủ ý thức của con người sẽ không mất đi theo sự giải thể của sinh mệnh của thân xác thịt con người. Vì thế, trong luân hồi, chủ ý thức con người mỗi đời mỗi kiếp đều tích thêm chủng “nợ nghiệp” này. Nhưng, “nghiệp lực luân báo” có hai loại là “báo ứng ở đời này” và “báo ứng ở đời sau”. Trong cảnh giới này, tự bản thân con người khó mà thấy được những “nhân quả” này, cũng không cho phép con người nhìn thấy. Con người chỉ có thể thông qua “tu” và “chứng ngộ” để hiểu rõ những mê hoặc này. Cho nên, trong khổ nạn, con người sẽ khó chấp nhận rằng đây là mình đang hoàn trả nợ nghiệp, mỗi một đời lại không ngừng tích thêm món nợ mới, càng ngày càng lớn, cuối cũng trở nên khó có thể vượt qua.

Sự ghen ghét căm hận tràn đầy trong nội tâm con người, những bối rối trong hoàn cảnh khó khăn, cũng như những cám dỗ phải đối mặt, khiến con người luôn chỉ nghĩ đến việc tìm lối thoát về phương diện vật chất. Tuy nhiên, sự giải cứu tự ngã này lại khiến con người ngày càng rời xa đạo, hơn nữa nó lại gia tăng sự tranh đấu, hỗn loạn và hủ hoá trong xã hội. Về biểu hiện, con người ngày càng xem trọng vật chất, dần dần trong tư tưởng họ sẽ hình thành tham sân si, đây là quá trình chuyển hoá khiến cho ý thức của thân thể ngày càng mạnh còn bản tính đạo đức ngày càng yếu nhược, thực chất đó là biểu hiện tất nhiên của sự vận động vật chất ở tầng xã hội nhân loại. Con người chính là từng bước từng bước như vậy đi trên con đường mạt pháp, để rồi phải đương đầu với các loại tai nạn tự nhiên trước mỗi lần hoán chuyển kỷ nguyên của nhân loại. Tuy vậy, con người sẽ không ý thức được những tai nạn đó là gì, vì sao nó lại đến? Con đường tự cứu sinh mệnh rốt cuộc là gì? Thực ra, thứ thực sự có thể cứu vãn con người không phải là vật chất hay kỹ thuật, mà là “đạo đức” của con người và “đạo nghĩa” của xã hội!

(Hết toàn văn)

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261041



Ngày đăng: 26-01-2022

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.