[ChanhKien.org]
Kỳ 10: Một vài câu chuyện thú vị
Phần Ⅱ: Thuyết tiến hóa – Một tín ngưỡng sai lầm
II-3: Một vài câu chuyện thú vị
Có một vài hiện tượng trong các sinh vật tự nhiên xác thực đã phủ định các học thuyết như “chọn lọc tự nhiên” và “sử dụng nhiều sẽ tiến hóa, không sử dụng sẽ thoái hóa” được đề cập đến trong thuyết tiến hóa của Darwin. Sau khi xem xong những trường hợp này, có lẽ mọi người cũng có thể tự đưa ra nhận định đúng đắn về thuyết tiến hóa.
Đôi mắt to của bạch tuộc
Bạch tuộc và mực ống là hai loài động vật sống trong vùng đại dương sâu thẳm, hàng ngày đều ở trong môi trường tối tăm. Đa số những loài cá sống cùng trong môi trường như vậy đều bị mù. Nhưng điều kỳ lạ là, cấu tạo đôi mắt của bạch tuộc và mực ống lại gần giống với mắt người. Theo giả thiết “sử dụng nhiều sẽ tiến hóa, không sử dụng sẽ thoái hóa”, hai loài vật này thực sự không cần dùng đến đôi mắt to này. Xét theo lý luận “chọn lọc tự nhiên”, đôi mắt của chúng hoàn toàn không làm tăng ưu thế cạnh tranh sinh tồn, vậy nên trường hợp này vừa hay cho thấy rõ sai lầm của giả thiết trong thuyết tiến hóa.
Một loài ký sinh trùng không có chút lực cạnh tranh nào
Sán lá gan ký sinh trong gan cừu, mỗi lần sinh sản con cái đẻ khoảng 15 triệu trứng và trứng sẽ theo phân cừu thải ra ngoài. Hình thức sinh sản của chúng rất đặc biệt, bắt buộc phải có một loài ốc sên bò qua, trứng ký sinh trùng bám vào ốc sên, rồi theo ốc sên bám lên cây cỏ. Sau đó, cừu ăn phải cây cỏ ấy, rồi trứng lại quay lại gan cừu để sinh sản. Trong quá trình này, 15 triệu quả trứng sẽ chỉ có khoảng 10 quả còn tồn tại. Với quá trình sinh sản này, có lẽ sẽ không dễ cạnh tranh với các sinh vật khác trong chọn lọc tự nhiên, nhưng sán lá gan vẫn luôn dùng phương pháp sinh sản như thế trong hàng triệu năm qua.
Loài lười chậm chạp
Loài lười sinh sống trên cây tại nước Úc, chúng hành động vô cùng chậm chạp, lúc bài tiết bắt buộc phải trèo xuống đất. Tuy việc nó bài tiết xuống đất giúp làm tăng dinh dưỡng cho cây, nhưng do hành động của chúng khá chậm chạp, các loài săn mồi dưới mặt đất thường rình để bắt nó. Có nhiều quá trình sinh sản và sinh tồn của các loài động thực vật, đều có những tình huống phi lý tương tự, xét theo cách nói chọn lọc tự nhiên, đáng lẽ chúng đã rất dễ bị đào thải. Nhưng những loài động thực vật này đã tồn tại từ rất lâu, hơn nữa, cấu trúc sinh lý của chúng cũng không thay đổi nhiều trong hàng triệu năm qua.
Nghi vấn về ngựa thủy tổ
Người ta thường hay lấy sự tiến hóa của loài ngựa làm ví dụ cho việc tiến hóa dần dần. Có nguồn tin cho biết người ta đã tìm thấy hóa thạch của một loài thú bốn chân nhỏ gọi là ngựa thủy tổ trong lớp địa tầng thuộc kỷ Eocen, thế là, những nhà tiến hóa học liền tuyên bố nó là tổ tiên của ngựa hiện đại, cho rằng những đặc trưng của nó trùng khớp với ngựa hiện đại và là biểu hiện của một hình thức tiến hóa. Tuy nhiên, thực tế lại không hoàn toàn ủng hộ quan điểm này, theo những nguyên nhân dưới đây, chúng tôi vẫn không thể khẳng định ngựa thủy tổ là tổ tiên của ngựa hiện đại:
1. Không hề phát hiện được hóa thạch của ngựa thủy tổ trong các lớp địa tầng sâu hơn, ngược lại, xương của ngựa thủy tổ lại thường được tìm thấy ở trên bề mặt của lớp địa tầng.
2. Có người giải thích rằng, thể hình của loài ngựa này nhỏ hơn ngựa hiện đại, có thể thấy rằng thể hình nó dần dần lớn lên, tiến hóa thành loài ngựa như hiện tại. Cách nói này rõ ràng không hợp lý, vì các loài ngựa ngày nay vẫn có phân loại kích cỡ lớn nhỏ khác nhau.
3. Ngựa thủy tổ và ngựa hiện đại đều có 18 cặp xương sườn, còn loài ngựa mà người ta cho là hình thái trung gian (Orohippus) thì có 15 cặp xương sườn, đồng thời còn một loài trung gian khác (Pliohippus) lại có 19 cặp xương sườn.
4. Cấu trúc bộ xương của loài ngựa thủy tổ tương đối giống với loài thỏ đá (còn gọi là chuột đá) hiện đại, người ta vẫn chưa hoàn toàn nhận thức đến điểm này. Một vài nhà khoa học tin rằng, giữa ngựa thủy tổ và ngựa không có mối liên hệ nào, nó có thể là một biến thể của thỏ đá.
Nhìn chung, chứng cứ hóa thạch hoàn toàn không thể giải thích cho lý luận tiến hóa về việc sinh vật tiến hóa từ bậc thấp lên bậc cao; ngược lại, nhiều động vật bậc cao lại đột nhiên xuất hiện trong khối đá, trùng khớp với ghi chép trong thần thoại hay truyền thuyết về việc Thần trong một thời gian ngắn đã sáng tạo ra vạn sự vạn vật.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/20971