Vén bức màn văn minh tiền sử (Phần 2): Dấu chân viễn cổ
[ChanhKien.org]
I. Dấu chân viễn cổ
I.1 Dấu chân viễn cổ
Một ngày nọ vào mùa hè năm 1968, một chuyên gia hóa thạch nghiệp dư của Mỹ đã phát hiện ra một mảnh hóa thạch tại một khu vực sát cạnh Utah, cũng là một nơi nổi tiếng về các hóa thạch bọ ba thùy: Antelope Springs. Phát hiện này không chỉ gây chấn động đến thuyết tiến hóa vốn được người hiện đại vô cùng tin tưởng suốt 100 năm qua, mà còn mở ra một cánh cửa lớn cho các nghiên cứu về lịch sử phát triển của nhân loại.
Người Mỹ này tên William J. Meister, sau khi nghiên cứu mảnh hóa thạch, ông bất ngờ phát hiện một dấu giày hoàn chỉnh đang đạp trên một con bọ ba thùy, dấu giày này dài khoảng 26cm, rộng khoảng 8-9 cm. Hóa thạch ở phần gót giày bị lõm xuống khoảng 1,5cm, chứng tỏ rằng đây có lẽ là một chiếc giày giống như loại giày mà người hiện đại thường dùng, cũng chính là nói chủ nhân của chiếc giày này đã sinh sống trong một xã hội có nền văn minh nhất định. Bọ ba thùy là một sinh vật có từ 600 triệu đến hơn 200 triệu năm trước, nói một cách khác là, trước thời kỳ lịch sử lâu dài này liệu có phải đã từng tồn tại một nền văn minh giống chúng ta hiện nay?
Năm 1968, tại Utah, Mỹ, một chuyên gia hóa thạch nghiệp dư tên là Mister đã phát hiện một dấu giày dẫm lên một con bọ ba thùy từng sống vào 600 triệu đến hơn 200 triệu năm trước. (Ảnh cung cấp bởi Henry Johnson)
Dấu giày sau khi được phóng lớn, bên tay trái phía trên có một con bọ ba thùy (Ảnh cung cấp bởi: Creation Evidence Museum)
Những nghi vấn này thật ra đã tồn tại từ những năm thế kỷ 19, trong kỳ thứ năm “Tạp chí khoa học Hoa Kỳ” năm 1822 có thuật lại chi tiết câu chuyện của một nhà thám hiểm người Pháp St. Louis, dọc theo phía nam bờ sông Mississippi, ông phát hiện một loạt các dấu chân, mỗi dấu chân đều hiển thị rất rõ những dấu vết cơ bắp điển hình dưới lòng bàn chân con người. Chính cùng chỗ ấy còn phát hiện một vết lõm rất sâu, dài hai inch, sâu 1 inch, cơ hồ giống như được hình thành từ một cuộn hoặc một ống giấy cuộn (tham khảo trong “Nghiên cứu văn vật cổ Hoa Kỳ” quyển số bảy, trang 364 – 367, năm 1885), mà hai di tích này đều đã tồn tại khoảng 345 triệu năm trước tại vùng đất đá vôi ở Mississippi. Những phát hiện khảo cổ này đã nói cho chúng ta biết rằng, vào mấy trăm triệu năm trước, ngoài khả năng cao đã có sự tồn tại của con người ra, con người thời ấy có lẽ cũng đã được trang bị những kỹ thuật làm giấy.
Một phát hiện khác thú vị hơn, trong hẻm núi Fisher, Nevada Hoa Kỳ, một nhà địa chất học nghiệp dư đã phát hiện một khối hóa thạch có dấu giày dẫm lên. Hóa thạch này là do gót giày rời khỏi mặt đất còn mang theo bùn đất tạo thành, dấu giày còn vô cùng rõ, hơn nữa khi truy ngược tìm về niên đại của mảnh hóa thạch này thì được biết là vào kỷ đá vôi Trias 2,5 tỷ năm trước. Thời gian hóa thạch được phát hiện là vào năm 1927, nhưng khi các nhà khoa học hiện nay quan sát lại những hình ảnh chụp được từ kính hiển vi của các di tích này, mới phát hiện rằng lớp da thuộc ở phần gót giày có hai đường may đôi khâu lại với nhau, khoảng cách của hai đường may song song là một phần ba inch, mà năm 1927 chưa có kỹ thuật đóng giày thế này. Samuel Hubbar, giám đốc danh dự của Bảo tàng Khảo cổ học ở Oakland, California đã kết luận rằng: “Nhân loại trên trái đất ngày nay không thể đóng được loại giày này. Những chứng cứ này đã nói lên rằng vào hàng trăm triệu năm trước khi loài vượn người còn chưa xuất hiện, trên trái đất này đã tồn tại những người có trí tuệ rất cao…” Còn có một chuyên gia nghiên cứu hóa thạch nổi tiếng của Trung Quốc, ông Hải Thọ, cũng đã phát hiện một hóa thạch có dấu giày vô cùng đặc sắc tại Hồng Sơn, Tân Cương, có niên đại vào khoảng 270 triệu năm trước. Vết hằn của dấu giày này dài 26cm, trước rộng sau hẹp, lại cũng có đường khâu đôi. Vết giày bên trái rõ hơn bên phải, dấu giày ấn xuống, phần giữa giày nông còn hai đầu giày lún sâu, hình dáng giống như dấu giày bên trái của con người, từ việc dấu chân này với phát hiện tại hẻm núi Fisher khá giống nhau, được mọi người gọi là “Ẩn đố của Opaz” của Tân Cương. Luận văn của Hải Thọ đăng trên tạp chí “tri thức địa lý” phát biểu rằng, hiện tượng “Opaz” này đã dự đoán được khả năng tồn tại của sinh mệnh, sự lặp lại của nền văn minh trên địa cầu.
Cùng với việc phát hiện các dấu chân của nhân loại từ hàng trăm triệu năm trước, ngoại trừ các di chỉ cuộn giấy, còn có hóa thạch dấu chân của khủng long! Những dấu chân này được phát hiện vào năm 1970 tại thung lũng Crezzo, Oklahoma, Mỹ, có niên đại từ 155 đến 100 triệu năm trước. Trong đó có một dấu giày với chiều dài là 50.8cm, rộng khoảng 20.32cm, mà tại vị trí cách dấu giày này không xa lại là một dấu chân khủng long. Dấu chân lớn như thế cũng được phát hiện ở những địa phương khác, ví như Virginia, tiểu bang Hoa Kỳ đã phát hiện một dấu chân dài 36cm, cùng các dấu chân cỡ lớn được phát hiện tại khu mỏ đá sa thạch vùng Baxta ở Kansas, dài khoảng 90cm. Kích thước của những dấu chân này đều to lớn hơn rất nhiều dấu chân của người hiện đại chúng ta, hơn nữa đều có niên đại hơn 100 triệu năm trước.
Những hóa thạch dấu chân này lập tức mở ra khả năng nhân loại đã tồn tại từ hàng trăm triệu năm trước, khiến cái khung của thuyết tiến hóa bị chấn động mạnh mẽ. Điều khiến cho các nhà khoa học cảm thấy kinh ngạc hơn nữa là, một số sản phẩm khoa học kỹ thuật từ hàng trăm triệu năm trước được khai quật đã tiết lộ cho chúng ta kinh nghiệm sống vô cùng phong phú của người xưa.
Tiếp sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với mọi người những phát hiện khảo cổ học ít được biết đến này.
Ngày đăng: 20-01-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.