Thức tỉnh (3): Sự biến dị của văn hóa truyền thống-Phần 2
Tác giả: Trịnh Hợp
[ChanhKien.org]
Sự biến dị của văn hóa nhân loại: Sự hình thành và phổ biến của tư tưởng quyền thuật (nghệ thuật cai trị bằng quyền lực, âm mưu, thủ đoạn)
Văn hóa truyền thống dạy con người điều gì là “chính”, giúp con người nhận ra các tình huống khác nhau của bản tính. Văn hóa truyền thống cũng nói cho con người biết những biểu hiện khác nhau của ma tính trong cảm xúc của con người và nguyên nhân sản sinh ra nó, mục đích để con người biết cái gì là “ác”, từ đó giúp con người hiểu rõ nên tu bỏ điều gì, mà được đồng hoá với những điều ngay chính, dần dần có thể minh bạch ra con đường quay trở về bản tính. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vật chất, cảm xúc quá cường thịnh sẽ ăn mòn con người, khiến cho một số người càng lúc càng chấp trước vào quyền lực và hưởng thụ, biểu hiện này lại càng nổi bật trong tầng lớp thượng lưu. Quá coi trọng vật chất, khiến con người có thể trở nên tham lam, xảo quyệt và dối trá, dẫn đến văn hóa đấu tranh thịnh hành, con người càng lúc càng không nhận ra đặc điểm của bản tính. Những biểu hiện khác nhau trong xã hội thượng lưu cũng khiến cho những người tiếp xúc với chân tướng trở nên vô cùng thất vọng, có một số người vì điều này mà xuôi theo dòng chảy, thậm chí còn trở nên tệ hơn. Tuy nhiên, dù trong hoàn cảnh như vậy, qua mọi triều đại lịch sử, dù ở phương Đông hay phương Tây, rất nhiều người coi trọng nội hàm đạo đức vẫn không ngừng bước ra, lưu lại những câu chuyện của họ và thể hiện phẩm chất tinh thần cao quý của con người, những người thiện lương vẫn có thể giữ được hy vọng cuối cùng. Như vậy, mỗi khi kết cấu thượng tầng thay đổi vẫn lưu giữ lại tư tưởng tôn sùng và phát triển “đạo nghĩa”, để người thống trị trong quá trình cai trị đất nước tiếp tục bổ sung nội hàm đạo đức tòng “Thiện” tồn “Chân” của con người, mà xem đó như là nền tảng lâu dài để trị vì xã hội, coi đó là trách nhiệm xã hội quan trọng của người nắm quyền chấp chính. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của lịch sử, kết cấu thượng tầng vẫn luôn tiềm ẩn vấn đề của chính nó, thay đổi về tính chất càng lúc càng rõ ràng, không tránh khỏi càng lúc càng không thể gánh vác được trách nhiệm duy trì kết cấu đạo đức của con người, nên đến thời cận đại kết cấu thượng tầng đã hoàn toàn mất đi vai trò này của nó.
Nhiều người học tập văn hoá truyền thống nhận thức “hai mặt chính phản” không phải để tu bản thân, mà là nghiên cứu làm cách nào lợi dụng và khống chế người khác. Như vậy, văn hoá truyền thống đã đi ngược lại mục đích ban đầu của nó, không phải do nội hàm và tiêu chuẩn của văn hoá truyền thống có sự thay đổi, mà là những thứ cặn bã hình thành do nhân tâm bại hoại đã làm biến dị những truy cầu của con người và làm biến dị văn hóa. Sự tham lam và lười biếng khiến con người không muốn dành tâm sức và nỗ lực để thay đổi bản thân mình. Những người tập trung quyền lực cũng không tu dưỡng đạo đức, bởi bản thân họ không hề tin tưởng vững chắc vào “đạo nghĩa”, mà họ chuyên chú nghiên cứu các bài học lịch sử để tìm cách làm sao giành lấy vật chất và quyền lực; làm sao để trở nên lạnh lùng tàn khốc, đạo đức giả, mưu kế xảo quyệt, bổ sung mặt “ác” trong con người. Thực ra họ đã thành “ma” phá hoại đạo đức của nhân loại rồi. Những cuộc đấu tranh chính trị vô cùng tàn khốc trong nội bộ các nước cộng sản, cũng là do những kẻ chóp bu trong nội bộ hứng thú châm ngòi và khơi dậy mặt ác trong nhân tính gây ra. Lãnh đạo thế hệ đầu tiên của ĐCSTQ là Mao Trạch Đông được xem là người đã đạt đến đỉnh cao về đấu tranh quyền thuật, Mao đã trải qua tất cả cuộc đấu tranh chính trị và tranh giành quyền lực của ĐCSTQ. Điều đó đã góp phần giúp Mao có cái nhìn đầy đủ và tiếp thu tất cả các thủ đoạn “lấy ác trị ác” trong lịch sử, vì vậy một mặt Mao cực đoan nhấn mạnh tuyên truyền chính trị, mặt khác, xuống tay không thương tiếc đối với những kẻ xâm phạm quyền lực của mình. Cuối cùng, bước ra từ cuộc tranh đấu quyền lực tàn sát, Mao hô hào “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người, là niềm vui vô cùng”. Kỳ thực, đây là biểu hiện của một kẻ say mê vào quyền lực, mê đắm với các cuộc tranh giành quyền lực, cho nên ông ta cuồng nhiệt phát động các cuộc đấu tranh giai cấp, cũng bởi vì cả cuộc đời ông ta chỉ nghiên cứu những mặt ác của nhân tính, chỉ học được những trò đấu tranh chính trị mà thôi. Chỉ bằng cách đánh bại những kẻ dám xúc phạm quan niệm và can thiệp vào quyền lực của ông ta, tiêu diệt mọi mối đe dọa thì mới thỏa mãn và xoa dịu được nội tâm khát máu của Mao. Còn về việc bao nhiêu người đã phải chịu đựng thống khổ trong quá trình này, thì những người làm chính trị này hoàn toàn không quan tâm. Vì vậy, nếu có người mạo phạm Mao, nội tâm hiếu chiến của ông ta sẽ hoàn toàn mất khống chế, không tiếc phá hủy hết thảy mọi thứ, đó đã là trạng thái tà ác điên cuồng nhập ma rồi. Trớ trêu thay, những người này bản thân họ hiểu rất rõ, những người thật sự gìn giữ cho một giai đoạn lịch sử, một thời đại không bị thối nát và diệt vong nhanh chóng qua các triều đại đều là những người tuân thủ nội hàm đạo đức! Tuy nhiên, sự chính trực, kiên trì đạo nghĩa, phẩm đức cao thượng của những người đạo đức kiên trinh không chỉ không thể đánh thức được bản tính của họ, ngược lại họ cảm nhận được chỉ là sự thất bại. Bởi vì cảm xúc và cám dỗ vị tư khiến người ta ngày càng xem trọng và quan tâm hơn đến lợi ích thực dụng của âm mưu thủ đoạn, khi mà con người đều suy nghĩ như vậy thì đạo nghĩa làm sao còn có thể tồn tại? “Tư tưởng quyền thuật” đã được hình thành nên như thế, nó đã trở thành một kỹ năng bắt buộc phải tu học trên con đường làm quan. Dưới chiêu bài tuyên truyền chính trị, các quan chức lợi dụng truyền thống của người dân nhằm mục đích bảo vệ quyền lực của mình; mặt khác, vì để mưu cầu sự phóng túng buông thả, họ lợi dụng và thao túng những thứ bất hảo trong nhân tính, ăn mòn và cám dỗ con người, dùng cái ác để uy hiếp cưỡng bách con người nhằm thoả mãn ham mê của bản thân. Thế là, toàn bộ chính khí bên trong kết cấu thượng tầng càng lúc càng giảm thấp, trọc khí (khí dơ bẩn hỗn loạn) càng ngày càng thăng lên, “quyền thuật” thịnh hành đã thay thế nội hàm đạo đức trong văn hoá truyền thống của con người, toàn thể nhận thức của nhân loại cũng bị ô nhiễm và dẫn động, dẫn đến phát sinh hành vi biến dị, phong tục dân gian thuần phác dần dần bị mai một, xã hội đầy rẫy sự hung tàn tranh đấu lợi ích, tham nhũng, giả tạo, xấu xí, ác độc, nịnh bợ. Mâu thuẫn xã hội trùng trùng chẳng phải từ đây mà ra sao? Các quan chức đều cho rằng mình rất thông minh và thực dụng, tuy nhiên, mức độ thối nát và sự diệt vong trong các triều đại lịch sử kỳ thực đều có quan hệ trực tiếp nhất với họ. Nếu toàn bộ nhân loại đều bị tha hóa, họ không chỉ ảnh hưởng tới sự thay đổi của chính trị, mà còn ảnh hưởng đến sự thay đổi của kỷ nguyên nhân loại. Trong khi nhân loại si mê với sự tìm cầu về vật chất mà quên đi quan hệ giữa con người và hoàn cảnh nơi con người tồn tại, nói rộng hơn con người chẳng qua chỉ là một trong các sinh mệnh được tự nhiên và vũ trụ tạo ra mà thôi. Khi con người quên đi bản thân mà buông thả chính mình, nếu không tự biết, không tự sửa được, thì trời trị! Chính con người đã chủ động từ bỏ tiêu chuẩn làm “người”, khiến cho định hướng tinh thần ngày càng thấp, “tội nghiệp” mà con người hình thành trong quá trình rơi rớt này mới là nguyên nhân tạo thành các loại thiên tai nhân hoạ và hủy diệt sinh mệnh. Xét về tổng thể, nhân loại cũng đang từng bước tự đẩy mình đến bờ vực nguy hiểm nhất, sự tha hoá bại hoại của kết cấu thượng tầng là nguyên nhân chính gây nên điều này.
“Quyền thuật” xác thực là xuất hiện trước tiên từ kết cấu thượng tầng, chính là những thứ chủ yếu sau khi văn hoá thượng tầng bị biến dị, bản chất chính là lợi dụng “ý thức thân thể” vốn bị kiểm soát ở một phương diện vật chất nào đó của con người để khống chế họ. Những người cuồng si với quyền thuật yêu thích che giấu quyền thuật, coi âm mưu là bản sự của mình. Thực ra bản thân quyền thuật không có gì thần bí cả, mục đích căn bản của nó chẳng qua chỉ để có được quyền chi phối vật chất và để thực hiện cái gọi là “chủ trương” của con người, bởi vì nó có thể khơi dậy cảm xúc hưng phấn và vui thích của cơ thể, thể hiện giá trị quan con người. Vậy “thuật khống chế cân bằng quyền lực” được thực hiện như thế nào? Nói một cách đơn giản đó là “liên kết và phân hóa”, về phương pháp là bên trên thì “kết bè phái và tham nhũng” để mưu cầu quyền lực, bên dưới thì dùng “phân hoá, dụ dỗ lợi ích và cưỡng ép đàn áp”, đây chính là toàn bộ nội dung của nó.
“Tham nhũng và kết hợp” chính là cái mà người ta gọi “tâm đầu ý hợp”, mối quan hệ này là sự kết hợp dựa trên lợi ích, khi lợi ích không còn thì tự động tan rã, mà loại quan hệ lợi ích này thông thường đều là mối quan hệ không chính đáng. Bên dưới “phân hoá, dụ dỗ lợi ích và cưỡng ép đàn áp”, nói thẳng ra là để cho mỗi thành viên tự tranh đấu nội bộ mà kiềm chế lẫn nhau. Như vậy, giữa các thành viên sẽ có khoảng cách, ở trạng thái cạnh tranh và không tin tưởng lẫn nhau, như vậy không chỉ không thể tạo nên sức mạnh, mà mỗi thành viên sẽ vì sự tồn vong của bản thân mà dựa dẫm vào quan hệ với cấp trên thượng tầng, biểu hiện về nhân tâm là phòng bị lẫn nhau, tranh đấu lẫn nhau, chen lấn leo lên. Đây vừa đúng là điều mà kết cấu thượng tầng đã dự liệu và mong được nhìn thấy. Giận mà không dám nói gì là miêu tả chân thực về trạng thái sinh tồn của người ở tầng dưới. Vì vậy, tạo ra và khơi mào mâu thuẫn là chiến thuật quen dùng của người chơi trò quyền thuật nhằm khống chế và cân bằng con người. Xã hội Trung Quốc hôm nay hiện tượng này có quá nhiều, các cuộc kiểm tra, bình xét và chứng nhận diễn ra liên tục, vô luận nhìn từ lịch sử hay các hình thái xã hội khác hiện nay, cũng đều không có việc thực hiện với mật độ dày đặc như thế. Người Trung Quốc đã bị phong bế trong các cuộc ganh đua đầy tính tranh đấu, mà không có ai suy nghĩ tại sao lại xuất hiện trạng thái như vậy? Xuất phát điểm của con người đến với nhau không phải để cải thiện phẩm chất hoặc giao lưu nội tâm, hoàn thiện và giải quyết sự việc, mà là nóng lòng muốn có được “niềm vui” đánh bại người khác trong tranh đấu, bản thân điều này đã là biến dị rồi. Xã hội đã trở thành những đấu trường khắp nơi, đã vậy người Trung Quốc lại còn cho rằng đây là trạng thái sinh tồn của nhân loại, và còn đặt cho nó mỹ danh là thưởng phạt phân minh. Kỳ thực, khối tài sản khổng lồ do tầng lớp trung lưu và hạ lưu tạo ra từ lâu đã bị kết cấu thượng tầng lấy đi thông qua hình thức “công hữu”, để rồi khối tài sản đó lại trở thành tài sản “tư hữu” của chế độ độc tài độc đảng Trung Cộng, vì vậy mới xuất hiện đặc quyền, và các loại “quỹ đen” tài chính liên quan chặt chẽ đến đặc quyền chính trị, để chống lưng cho nó, thực chất là để phục vụ cho nó, nhằm mục đích che đậy tất cả. Thực ra “chế độ công hữu” chính là nguyên nhân hình thành nên “chế độ tư hữu” đặc quyền của thượng tầng, nếu người dân quả thật nhìn thấy rõ ràng minh bạch được điều này rồi, thì loại “thiết chế xã hội” này chính là giống như đang ngồi trên miệng núi lửa. Vì vậy, để chuyển hướng sự chú ý của dư luận, họ đã cố ý lưu lại một chút gì đó cho hạ tầng bên dưới cạnh tranh nhau, gắn những thứ này với danh dự con người và kinh tế, người ở tầng đáy luôn trong trạng thái phấn đấu, dồn hết sức lực để vật lộn và tranh đoạt, cuối cùng sau khi đánh bại đối thủ cùng cấp, họ đã giành được không gian sinh tồn, được khen ngợi, được chứng nhận và hưởng nhiều lợi ích hơn những người khác một chút. Người ta chỉ quan tâm đến những thứ bề mặt này, họ cũng không còn tinh lực để suy nghĩ bất kỳ điều gì ngoại trừ việc tự bảo vệ lấy mình.
Như vậy, khi có sự cạnh tranh thì kết cấu thượng tầng sẽ được tăng thêm một nội hàm quyền lực là làm trọng tài thẩm định, cạnh tranh càng nhiều thì quyền lực mà họ có được càng lớn, họ sẽ nắm được đại quyền sinh sát đối với hạ tầng. Kỳ thực tại thượng tầng, trong nội bộ tập đoàn đặc quyền cũng có loại quan hệ cạnh tranh này, họ lại chịu sự chế ước của tầng cao hơn, tầng cao hơn nữa cũng vậy. Nhìn từ căn nguyên, sự thịnh hành của tư duy quyền thuật có quan hệ trực tiếp với hết thảy mọi thứ về tinh thần mà Trung Cộng đã đặt định ra qua các cuộc đấu tranh chính trị tàn khốc, để rồi cuối cùng lại được hình thành và bồi dưỡng trong cuộc đấu tranh phe phái trần trụi của “Cách mạng Văn hóa”. Lịch sử đen tối của “văn hóa đấu tranh quyền lực đảng” đã để lại cho toàn bộ quốc gia và quan chức một hình mẫu như vậy, ai sẽ tự nguyện làm suy yếu chính mình đây? Đây chính là trạng thái chân thật của những người trong nội bộ hệ thống của chế độ công hữu. Đáng tiếc là, người Trung Quốc ngày nay dường như đã mê luyến say đắm vào “luật rừng” này, có lẽ là vì con người đã bị “quyền thế” của thượng tầng áp chế đè nén nội tâm trong một thời gian dài, khiến cho con người thuộc các tầng lớp khác nhau ngày càng mất cân bằng, sự thù địch và oán giận giữa họ với nhau tăng dần, tựa như chỉ có “đấu tranh” mới có thể khởi được sự hưng phấn của con người, thể hiện giá trị bản thân, không có “tranh đấu” thì cảm thấy như đánh mất thứ gì.
Sự thịnh hành của quyền thuật có ảnh hưởng gì đối với xã hội nhân loại? Kỳ thực, sự thối nát ngụy thiện, mưu mô giả tạo của những người trong kết cấu thượng tầng sẽ khiến con người triệt để mất đi niềm tin vào đạo nghĩa, những người nhìn thấy chân tướng trong nháy mắt sẽ thay đổi, từ trên xuống dưới, từng tầng đang hủy hoại những thứ này của con người, mở rộng ra đến bề mặt nhất của xã hội. Con người trở nên không tin tưởng vào bất cứ điều gì, việc nhìn nhận vấn đề rất thực dụng đã trở thành tiêu chuẩn để mặt phải và mặt trái của quốc gia và xã hội thực sự đo lường mọi thứ. Điều này hoàn toàn ngược lại với toàn bộ lý niệm trị quốc thiết lập nội hàm đạo đức con người mà văn hoá truyền thống mấy ngàn năm qua vẫn chú trọng xây dựng. Nhận thức của con người hiện đại đối với cái “ác” lại ngược lại, người ta cảm thấy hứng thú với cái “ác” hơn là cái “Thiện”, thậm chí đã nghiên cứu đầy đủ về cái “ác”. Trong giới quan chức và doanh nghiệp nếu nói về “đạo đức và thiện niệm” thì sẽ trở thành biểu tượng cho sự ngây thơ và ấu trĩ, người ta thích quan tâm tìm hiểu những âm mưu hơn, chỉ là trên bề mặt không nói ra mà thôi. Theo cách này, đạo đức của người Trung Quốc chỉ dừng ở cửa miệng và trên sách vở, nhưng càng kỳ lạ hơn là, người ta đã sáng tạo ra một loại bình xét chưa từng có tiền lệ trong lịch sử xã hội Trung Quốc, chính trị hóa “đạo đức”, biến nó trở thành “tư bản”; lấy các biểu ngữ, khẩu hiệu, văn bát cổ, ca khúc, các bài kiểm tra kiến thức về đạo đức, các cuộc thi hiểu biết về đạo đức, làm tiêu chí để đánh giá một nhóm người, một thành phố, hoặc một nhiệm kỳ chính phủ nào đó có đạt tiêu chuẩn đạo đức hay không. Tuy nhiên, đạo đức con người là biểu hiện của sự tu dưỡng nội tâm, là do “tu” được, những người có “Đạo” vốn không chấp trước vào được mất của thế gian, làm sao họ có thể đặt tâm trí sức lực của mình vào việc giành lấy thành tích tư bản chính trị và chứng chỉ giám định đó được? Sự thăng hoa của nội hàm tinh thần là được hình thành thông qua mài giũa rèn luyện con người dưới sự điều động của tâm hướng thiện, chứ không phải do được “bình” (phán xét, đánh giá) mà ra, loại “xây dựng đạo đức” làm theo kiểu qua loa có lệ của chính nó và người dân đã trở thành một hình ảnh kỳ lạ độc đáo của xã hội Trung Quốc. Trong một xã hội đầy rẫy dục vọng tranh giành và cạnh tranh vật chất, niềm tin chân chính của họ chỉ là những thứ phản diện như Chính tích học (thành tích làm việc), nhân mạch học (gốc gác, xuất thân), hậu hắc học (học cách vô sỉ và tự tư), và chủ nghĩa gia đình trị, liệu còn có ai sẽ tĩnh tâm lại để ý và hết lòng sàng lọc, thẩm định đạo đức của một người đây? Quan trường hiện nay nói đến “đạo đức” thì chỉ cần “không tham tiền, không tham sắc dục, không vụ lợi”, như thể đây đã là “đạo đức” rồi. Trên thực tế, những điều phản diện tiêu cực này đã đo lường định tính từ lâu trong lịch sử, tuy nhiên đo lường định tính này lại là sai lầm dễ phạm phải nhất trong ý thức cơ thể con người, nó cũng chỉ là hiểu biết cơ bản về “cái ác” của nhân tính mà thôi. Nhưng đây không phải là “đạo đức” được giảng trong truyền thống, đạo đức nhân loại là những nhận thức về chân lý và hiện tượng chân thực từ chính diện mà làm phong phú thêm nhận thức của con người đối với “vũ trụ (thiên), tự nhiên (địa), xã hội nhân loại (nhân)”; cung cấp cho con người một con đường nhận thức và khôi phục lại phẩm chất tòng “Thiện” tồn “Chân”; và làm thế nào để đồng hoá với yêu cầu của vũ trụ đối với con người, đây chính là “Đạo”, là chữ “Đạo” trong đạo lộ (con đường). Khi trong tâm con người có “Thiện” rồi, còn sợ không nhận ra được “ác” sao? Khi đó “ác” còn có thể tiếp tục tồn tại không? Kỳ thực, những gì con người thực sự mất đi là những nội hàm chính diện trong văn hóa truyền thống.
Nếu những gì người ta nhìn thấy, tiếp xúc đến được đều là những thứ tranh đấu, âm mưu, thủ đoạn, lừa dối và lợi dụng lẫn nhau, thì liệu sẽ còn có bao nhiêu người có thể buông xuống tâm phòng bị cảnh giác mà đi tin tưởng vào sự tồn tại của “thiện lương” đây? Nếu nhân loại thực sự coi “Nhân tâm bổn ác” (Cái ác là bản chất của con người) thành nhận thức căn bản về bản thân, thì liệu con người có còn chút hy vọng gì để hướng “thiện” làm việc tốt nữa không!? Nếu thế thì, con người sẽ không tìm thấy lý do để làm điều thiện! Vì vậy, khi nhân loại đi đến bước này, những người không còn tồn tại bản tính mới cười nhạo rằng đạo đức được đo bằng gì! Đây là do toàn bộ xã hội đã đi lệch khỏi tiêu chuẩn làm người nên mới thai nghén sinh ra sinh mệnh với kiểu kết cấu tư duy như thế này. Những người bị tẩy não bởi đấu tranh chính trị nhìn vấn đề đều mang theo loại tâm thái lo sợ và tâm phòng bị rất mạnh; trạng thái không vụ lợi đã trở thành một trạng thái họ không cách nào hiểu được; giúp đỡ người bị ngã trên đường đã trở thành một điều phức tạp và sợ hãi trong lòng người dân Trung Quốc; biểu hiện thuần thiện của con người bị cho là “đạo đức giả”; họ đã không còn tin rằng con người là có đạo đức và tín ngưỡng, vì vậy, họ lại càng không hiểu rõ “tu luyện” và trạng thái chân thực của người tu luyện là gì?
(Còn tiếp)
Dịch từ http://www.zhengjian.org/node/261041
Ngày đăng: 20-01-2022
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.