Thức tỉnh (2): Bản tính con người – Phần 3



Tác giả: Trịnh Hợp

[ChanhKien.org]

Ma tính

Đối với con người mà nói, “cảm xúc” có tính hai mặt.

Con người nhờ có “cảm xúc” mới khiến cho cuộc sống trở nên sinh động. Năng lượng cảm xúc có thể khiến con người cảm thụ được “cảm giác thành tựu, cảm giác được công nhận, cảm giác thỏa mãn” v.v., đem đến trải nghiệm hạnh phúc. Còn có một loại cảm xúc đặc thù, nó là loại kết cấu cảm xúc mà khi đã được “mở ra” thì phải nghĩ xem làm thế nào để “đóng lại”, đây chính là cảm xúc khao khát của con người đối với sự vật, “quan niệm yêu ghét” của con người là công tắc “tổng” của loại cảm xúc này. Thứ mà con người cho là tốt, cảm thấy yêu thích, thì sẽ sản sinh ra cảm xúc “khát khao”, đồng thời xuất hiện quan niệm “truy cầu”. “Quan niệm yêu ghét – năng lượng của cảm xúc khát khao – quan niệm truy cầu” những thứ này kết hợp lại với nhau gây ảnh hưởng đến con người, chúng là nguyên nhân chủ yếu quyết định hành vi của con người. “Quan niệm đạo đức” của con người là chiểu theo “thiện ác, đúng sai” mà phán đoán điều gì “được làm” và điều gì “không được làm”, khi “quan niệm đạo đức” và “quan niệm yêu ghét” phát sinh mâu thuẫn thì sẽ xem loại quan niệm nào mạnh hơn, khi con người vượt ra khỏi sức khống chế của quan niệm yêu ghét, thì mặt lý tính của con người sẽ chiếm thế thượng phong, sẽ hiểu rõ thực sự đúng và sai, dần dần cũng có thể ảnh hưởng hoặc chuyển biến “quan niệm yêu ghét”, từ đó triệt để chấm dứt cảm xúc “khát khao”. Tuy nhiên, nếu như quan niệm cũ không giải thể, con người có thể sẽ luôn ở trong sự lôi kéo của cảm xúc.

Con người tại thế gian đều đang truy cầu những thứ mình khao khát, từ đó biểu hiện ra các loại hành vi. Ví dụ, khi một người nhìn thấy một món ăn ngon và đẹp mắt thì có thể động chạm đến quan niệm “khẩu vị” của họ, nếu người ta nói đây là “tốt”, từ đó khơi dậy cảm xúc “khát khao” của anh ấy (cô ấy) đối với món ăn này; tuy nhiên, nếu món ăn làm từ nguyên liệu bẩn, có mùi hôi và người ta nói là “không tốt”, tuy rằng món ăn vốn rất ngon và đẹp mắt, con người cũng sẽ không sản sinh ra loại cảm xúc này, đây là do quan niệm yêu ghét sản sinh ảnh hưởng đến con người, đây là “công tắc tổng”. Nếu muốn đóng cảm xúc khát khao, còn có một loại phương pháp đó chính là cho họ thưởng thức “vị ngon” của thức ăn, tận hưởng những “cảm xúc sung sướng” mà thức ăn mang lại cho cơ thể, khi loại vật chất cảm xúc này đủ mạnh thì nó có thể quay lại đóng kết cấu phân tử của “khát khao”, điều này là do kết cấu phân tử sau khi đạt được “năng lượng hồi quy” trở nên mệt mỏi mà tạo thành. Đồng thời, trong những kết cấu này sẽ phóng thích ra một số vật chất, khiến con người có cảm giác “thỏa mãn”, đây là quá trình đóng mở cảm xúc. Chu trình tuần hoàn từ khi mở ra đến lúc đóng lại này là một quá trình hồi quy của năng lượng, cũng là quá trình con người nhận thức thế giới từ cảm tính.

Một số người có biểu hiện bình tĩnh hơn đối với trải nghiệm cảm xúc, giống như thưởng thức trong tĩnh lặng, không có suy nghĩ theo đuổi hoặc sự chiếm hữu mãnh liệt, loại kết cấu “khát khao” này có thể hình thành rất ít trong cơ thể họ. Có một số người bị ảnh hưởng rất nặng thì sẽ có thể sở hữu rất nhiều loại vật chất này. Nếu như kết cấu phân tử của “cảm xúc” rất khó khai mở, có nghĩa là người này không đủ mẫn cảm; còn nếu rất dễ dàng mở ra, vậy thì chỉ cần một sự tiếp xúc nhỏ nhất cũng có thể khiến cảm xúc của họ thay đổi mãnh liệt. Kỳ thực, “cảm xúc” và “ma tính” của con người không phải cùng một khái niệm, “cảm xúc” là đặc điểm sinh mệnh và một nhân tố không thể thiếu của con người. Ảnh hưởng của cảm xúc đối với con người còn có mặt phụ diện tiêu cực, cho nên phải có những nhân tố hạn chế nó.

Tình cảm “khao khát truy cầu” một khi được sản sinh ra, loại năng lượng này sẽ ở trong cơ thể, liên tục ảnh hưởng và khống chế con người, cho đến khi phóng thích ra nhân tố mệt mỏi của nó, chỉ khi nó được đóng lại hay được phát ra, thì mới có thể khiến con người có được sự bình tĩnh cần thiết, tế bào cơ thể người cũng cần nghỉ ngơi điều dưỡng, đây là đặc điểm của cơ thể con người. Ý thức hình thành nên “quan niệm yêu ghét – năng lượng tình cảm khao khát – quan niệm truy cầu” của con người là một chiều, loại hệ thống này không có tồn tại nhân tố “lý tính”, cũng chính là không có sự tiết chế. Ví dụ, yêu đơn phương một người, khi không đạt được những thứ mà mình truy cầu thì loại cảm xúc “khát khao” này sẽ tiếp tục tích lũy và lưu động chảy trong cơ thể, quan niệm “yêu ghét” của con người nếu không chuyển biến, thì sẽ không cách nào từ căn bản mà đóng lại hết thảy những thứ này được, và rất khó để thay đổi quan niệm “yêu ghét”.

Vậy để bình ổn trạng thái cảm xúc này, con người có thể giải quyết bằng cách quên đi hoặc chuyển dịch nó đi, có như vậy loại quan niệm “yêu ghét” mới không khởi tác dụng. Nhưng nếu không làm được điều này, trong tâm cứ nhớ mãi không quên, trong quan niệm vẫn cảm thấy đây là điều “tốt”, như vậy nội tâm của con người có thể sẽ cảm thấy thứ cảm xúc này trở nên thật khó bài trừ. Có một số người cảm thấy năng lượng cảm xúc đột nhiên bùng phát, não bị kích thích và xung động nhiều lần; thân thể sẽ có cảm giác căng thẳng, bí bách, có lúc thật khó mà thả lỏng ra được; có người sẽ có cảm giác khô cổ họng, có người cảm thấy đói, có người cảm thấy ngứa ở trên da, cảm thấy trong tâm bứt rứt, đây đều là do năng lượng này được mở ra và trào dâng tạo nên, lúc này con người sẽ cảm thấy rất khó chịu. Nếu đầu não (tư tưởng) trong thời gian dài bị chìm ngập trong cảm xúc đó mà không giải thoát được, giống như bị chặn lại, những tư duy khác sẽ không thể tiến vào được, trong “ý thức” chỉ mong mong chóng chóng đạt được điều mình truy cầu. Vậy thì, sau khi khắc phục được những khó khăn và đạt được những trải nghiệm mà mình truy cầu sẽ khiến năng lượng hồi quy, khi đó mới có thể đóng lại hoặc loại trừ thứ vật chất khiến con người “căng thẳng khó chịu”, đồng thời đạt được trải nghiệm “cao hứng” và thỏa mãn. Trung y cổ truyền của Trung Quốc cho rằng: tình chí (thất tình) của con người không thông thì có thể dẫn đến mắc bệnh, chính là chỉ hiện tượng tích tụ hoặc thông hoạt của loại cảm xúc “khát khao” một chiều này, Trung y coi hiện tượng này như một loại “bệnh”. Quá trình đóng loại cảm xúc này trở nên rất quan trọng trong cuộc sống của con người.

Nếu như con người quá chấp trước hoặc không biết kiềm chế trải nghiệm cảm xúc của mình, thì sẽ phá hủy sự tồn tại cân bằng giữa bản tính và ý thức của cơ thể, từ đó đi đến cực đoan dẫn đến “hoại”. Thời gian dài bị “đắm chìm” trong cảm xúc “khát khao”, lúc này tế bào bị tác động mà hình thành nên rất nhiều thứ liên quan đến nó bên trong đó, từ đó khiến kết cấu cảm xúc trở nên rất dày đặc, phạm vi cũng được mở rộng, khi nó một lần nữa bị xung động, loại năng lượng vật chất do cảm xúc hình thành này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến não của con người, khi không đạt được nó sẽ có cảm giác thống khổ, cũng là “dục vọng” mà con người nói đến. Kết cấu cảm xúc trở nên nhạy cảm, thường xuyên có các tình huống xung động và kích hoạt chu kỳ, bộ não tràn ngập loại năng lượng này, mục đích chính là càng muốn theo đuổi một cách minh xác và muốn đạt được, như vậy, con người có thể sẽ bị những thứ này khống chế. Vì vậy, trong thể hệ đạo đức giảng phải có “mức độ” giới hạn sự truy cầu của con người, người ta nếu vẫn duy trì lý tính rõ ràng, biết cái gì được làm, cái gì không được làm, thì sẽ không bị dục vọng lèo lái khống chế. Một khi vượt quá giới hạn này thì sẽ đi về phía đối lập, thể hiện ra đạo lý “vật cực tất phản”. Con người nếu như không kịp thời kiểm soát những nhân tố này, tiếp tục phóng túng nó, thì dục vọng sẽ tràn ngập trong tế bào, sau khi kết cấu phân tử tiến thêm một bước đào sâu hơn nữa, nó sẽ được kết nối và liên kết lại với nhau, dần dần hình thành một kết cấu giống như mạng lưới trong cơ thể, khi đó con người rất mẫn cảm. Hệ thống này có năng lực tự khởi động càng mạnh, chu kỳ càng ngắn, thì năng lượng tình cảm giải phóng ra cũng ngày càng mãnh liệt, sự xung kích đối với não cũng càng lớn, con người có thể cảm nhận được sự tồn tại, tích tụ và chạy loạn của loại năng lượng này trong cơ thể. Đến bước này, xung động năng lượng được hình thành đó chính là “cơn nghiện” mà con người biết đến. Khi loại “cơn nghiện” này bị dẫn động, nó có thể mê hoặc tâm khiếu của con người, những gì não bộ “ý thức” được là một loại chấp niệm không thể nhẫn chịu và truy cầu bất chấp mọi thứ. Tựa như trạng thái khi thuốc phiện khai mở kết cấu dục vọng cơ thể người, hầu như khó có thể kiểm soát được nó. Khi cảm xúc của con người bị bùng phát đến bước này thì sẽ rất nguy hiểm, người ta có thể vì để thoả mãn và bình ổn năng lượng bị tích tụ của “cơn nghiện”, mà dễ dàng tiếp nhận tà niệm xâm nhập, đối với con người mà nói, loại cảm xúc bị “tà niệm” lợi dụng, đó là “ma tính”.

Ngày nay, rất nhiều người đặt trọng tâm vào “cái tôi” và đặt giải phóng “tự ngã” ở vị trí đầu tiên, trong quá trình đó, sự truy cầu vô độ đang thổi phồng và đào sâu vào những dục vọng ham muốn thể xác và quan niệm về cái ác của con người, kỳ thực đều là đang dẫn dắt con người đi trên con đường ma đạo. Mặt khác, do sự suy yếu của nội hàm đạo đức truyền thống, khiến đạo đức bề mặt của con người trở nên rất nông cạn hời hợt, người có chính niệm không đủ mạnh rất khó cưỡng lại được dụ hoặc và nỗi khổ giày vò của việc cấm đoán mà nó mang lại. Nếu một người không có chính niệm, thì có thể sẽ bị tà niệm xâm nhập và lợi dụng. “Cơn nghiện” và “tà niệm” dung hợp lại với nhau, trong não con người một lần nữa thiết lập một bộ “hệ thống giá trị hoàn toàn theo nhu cầu của cơ thể”, con người chỉ có thể suy nghĩ bằng ý thức cơ thể, lúc này “đạo nghĩa” đã triệt để không còn tồn tại nữa. Nhân loại lúc này, sự nhận thức về nhân tính cơ bản của con người chỉ còn tin vào sự tồn tại của “cái ác và hướng đến lợi ích”, cũng không còn tin vào bất cứ điều gì khác. Loại người này trong thân thể sẽ hình thành năng lượng cảm xúc “màu đen” dung hợp hoàn toàn với tà niệm, họ đã bị “lòng tham” chi phối. Những người bị “lòng tham” chi phối đều có dục niệm ham muốn tột độ cuồn cuộn bên trong cơ thể, bao bọc trong tư tưởng là các loại tư duy “ma tính” để đạt được mục tiêu và trạng thái rõ nét, trong tư tưởng tràn đầy các loại quan niệm “giả dối, xấu ác, nịnh nọt, quyết rũ, bất chấp thủ đoạn” được hình thành một cách có chủ ý, con người đã bị ma tính thực thể hóa. Con người không còn bản tính có thể sẽ phạm phải rất nhiều điều sai trái, ác độc, gây ra những tội ác mà tạo ra “nghiệp lực” cự đại.

Tuy nhiên, dù cho cảm xúc cực đoan hay quan niệm “ác” trên thế giới thống trị con người như thế nào đi nữa, thì “bản tính” mới là sinh mệnh chủ thể, chịu trách nhiệm với hết thảy mọi thứ. Khi con người chết đi sẽ không còn nhục thể, những thứ hình thành hậu thiên, những thứ từng được xem là nhân tố của bản thân cũng sẽ không được lưu lại, những gì nên bị tiêu hủy thì sẽ tiêu hủy. Bản tính sẽ tựa như được tỉnh dậy, từ trong loại ức chế này mà được phóng thích thoát ra, tựa như đột nhiên hiểu được yêu cầu của vũ trụ đối với sinh mệnh, như thể đột nhiên hiểu được “tiêu chuẩn”, mỗi một lời nói trong quá khứ, mỗi một lời thề, mỗi một trạng thái đều sẽ tìm thấy “nguyên nhân” của nó, cũng chính là nói mọi sự được ghi chép lưu giữ lại. Lúc này, giống như một bộ phim, trong tiêu chuẩn “thiện và ác” chân chính, anh ấy (cô ấy) sẽ nhìn hết thảy những gì đã làm trong một đời của mình. Con người mang theo nghiệp lực của bản thân mà tiến vào luân hồi, người phúc phận lớn một chút có thể sẽ đi đến nơi tốt đẹp hơn, người có nghiệp ác cự đại có thể sẽ bị đả nhập vào địa ngục, một số người phải thông qua luân hồi đời tiếp theo mà chịu đựng cực khổ để hoàn trả lại hết thảy. Lý “thiện ác hữu báo” là pháp lý tuyệt đối đối với sinh mệnh, trong luân hồi, nếu nghiệp lực quá lớn đến mức không thể trả được thì điều mà con người phải đối mặt chính là ý thức thân thể (nhục thân) và thần thức bản tính trong bồi hoàn thống khổ sẽ triệt để bị tiêu hủy, trong tôn giáo gọi là “Hình Thần toàn diệt”, đây là sự kết thúc chân chính của ý thức và sinh mệnh trong vũ trụ.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/261040



Ngày đăng: 21-09-2021

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.