Một tâm chân thành tới người thân
Tác giả: Mao Mao
[Chanhkien.org] Trong suy nghĩ của người Trung Quốc, vừa nhắc đến tu luyện, thì giống như họ thấy hòa thượng trong các tác phẩm văn nghệ, buông bỏ hết thảy tiền tài vật chất người thân, xuất gia rồi. Khi người nhà đến tìm, anh ta mặt không biến sắc nói: “Thí chủ, thí chủ tìm sai người rồi, tôi không phải là người thí chủ muốn tìm.” Bởi sự lưu truyền của Phật giáo mà ở Trung Quốc, mọi người đã đem tu luyện và Phật giáo, Đạo giáo hợp thành một, dẫn đến trong thâm tâm mỗi người đều nghĩ rằng một khi tu luyện phải buông bỏ người thân. Những ngày tôi mới đắc Pháp, cũng dùng quan niệm đó để lý giải Đại Pháp. Dẫn đến trong một lần hồng Pháp cho một người bạn, người bạn ấy hỏi tôi về buông bỏ danh, lợi, tình và nói: “Đó không phải là bỏ mặc chồng sao? Như vậy sao được?” Tôi không phản bác được. Khi học Pháp thêm nhiều, tôi lý giải Pháp được càng sâu sắc, thì đã có cách nhìn nhận khác đối với vấn đề này.
Sư phụ có giảng trong bài giảng thứ ba «Chuyển Pháp Luân» mục “Công pháp Phật gia và Phật giáo” rằng: “Thích Ca Mâu Ni giảng rằng tu luyện có 8 vạn 4 nghìn pháp môn. Trong Phật giáo chỉ có một vài pháp môn, nó chỉ có Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Thiền tông, Tịnh Độ [tông], Mật tông, v.v. chỉ mấy pháp môn ấy; đếm ra chỉ là một con số quá nhỏ! Do vậy nó không khái quát toàn thể Phật Pháp được; nó chỉ là một bộ phận nhỏ của Phật Pháp. Pháp Luân Đại Pháp của chúng tôi cũng là một pháp môn trong 8 vạn 4 nghìn pháp môn ấy; [nó] không có quan hệ gì với Phật giáo nguyên thuỷ cho đến Phật giáo thời kỳ mạt Pháp, cũng không có quan hệ với các tôn giáo hiện đại.” Như vậy, chúng ta không thể dùng quan điểm của Phật giáo hoặc tôn giáo khác, hình thức tu luyện khác mà nhìn nhận về Pháp Luân Đại Pháp, bởi vì chúng hoàn toàn khác nhau về pháp môn tu luyện.
Ở Trung Quốc, phần lớn mọi người đều biết các phương pháp tu luyện đều yêu cầu người tu luyện thoát ly xã hội người thường mà tu luyện, rời xa nơi đông người. Khi Sư phụ nói về ‘chân phong’ đã giảng rằng: “Xã hội này của người thường ai đến cũng thấy ghê sợ, đầu não tẩy rồi thì không còn nhận ra được ai nữa. Vào đến hoàn cảnh xã hội người thường, thì những can nhiễu của người ta đối với vị ấy, sẽ làm vị ấy [coi] trọng danh, [coi] trọng lợi, cuối cùng rớt xuống, vĩnh viễn không biết ngày nào cất đầu lên được nữa; do vậy không ai dám đến đây, ai cũng ghê sợ.” Anh ta vì để không bị xã hội người thường ảnh hưởng, nên dứt khoát không tiếp xúc với mọi người. Nhưng chúng ta tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, đã biết mấu chốt của tu luyện là nhân tâm, hình thức không trọng yếu. Nếu có thể giữ vững tâm tính, thì ở đâu cũng có thể tu luyện.
Chúng ta tu luyện trong xã hội người thường, nên không thể không có tiếp xúc xã hội. Chúng ta không phải muốn trở thành một người thiếu trách nhiệm với gia đình, với xã hội. Trái lại, tu luyện là từ người tốt mà đi lên, một người tốt chính là đối xử tốt với hết thảy mọi người, làm sao có thể bỏ mặc người nhà được?
Chúng ta buông bỏ danh, lợi, tình của con người, cũng không phải điều gì cũng không mong cầu. Thật ra một người trong thế gian này có được điều gì, đều là điều người đó đáng được có. Cái khiến con người bại hoại không phải vật chất, không phải bản thân của cải vật chất, mà là tư tâm và lòng tham của con người. Nếu một người đã nổi danh rồi, nhưng anh ta không vì nổi danh mà luồn cúi, thậm chí lừa gạt người khác, làm tổn thương người khác, như vậy việc anh ta nổi danh không phải là một chuyện xấu. Nếu một người có gia tài bạc triệu, nhưng người đó không phải bằng mọi cách để kiếm tiền, như lợi dụng chức quyền, dùng công mưu tư, như vậy có tiền không phải là việc xấu. Tương tự, một người yêu thương chăm sóc cho gia đình, sẽ không vì tiền tài địa vị của người nhà thay đổi mà thay đổi, trong tâm không trông đợi có được gì đó từ người thân, đó không phải là tình yêu vị tha mà mọi người đều mong muốn có được hay sao? Chúng ta buông bỏ tình của con người, là muốn buông bỏ tư tâm cùng tham lam xuất phát từ cái tình của con người, cư xử với người thân một bằng một tâm chân thành yêu thương, hoàn toàn không phải là vô tình như người thường vẫn nghĩ.
Bởi vì trong cái tình của con người chứa quá nhiều tư tâm, nên thế gian mới có chuyện trở mặt thành thù. Vì sao có vợ chồng ly hôn? Vì sao có con bất hiếu với cha mẹ? Vì sao có chuyện mẹ chồng nàng dâu? Ngẫm thật kỹ, thì đều là vì lợi ích của bản thân bị tổn thương, hoặc ham muốn của mình không được thỏa mãn, mỗi người đều đề cao lợi ích của bản thân mình; lúc này, tình thân hoàn mỹ mà mọi người mong tìm đang ở đâu? Kỳ thực, cái tình của con người hoàn toàn là một loại dục vọng. Một khi dục vọng này không còn tồn tại, cái gọi là ‘tình’ của con người cũng biến mất. Nếu mỗi người đều có thể buông bỏ tư tâm của mình, thật lòng suy nghĩ vì người khác, thì khẳng định mọi chuyện sẽ không giống như lúc trước.
Người tu luyện cần buông bỏ cái tình của con người, tu xuất tâm từ bi. Từ bi là gì? Theo hiểu biết của tôi, đó là một loại cảnh giới hoàn toàn vô tư và thật lòng suy nghĩ cho người khác. Nếu theo cách hiểu của mọi người, không có cái tình của người thường thì đối với người khác sẽ là lạnh lùng vô tình, thì Phật vì sao còn muốn đến để độ nhân?
Có người nói người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đứng ra giảng rõ sự thật là không thiện, là không nghĩ cho người thân; thực ra đây là một cách nghĩ ích kỷ. Lấy một ví dụ, nếu như một người cùng người thân đang đi dạo, thấy có người muốn giết người, liền bước ra ngăn cản người hành hung, đây là vì anh ta không nghĩ cho người thân sao? Hành động đó có thể làm cho bản thân anh ta, thậm chí cả người thân bên cạnh gặp nguy hiểm nhất định, nhưng làm một người tốt sẽ thấy chết mà không cứu sao? Anh ta nếu làm như không thấy, quay người bỏ đi, vậy đó là người lương thiện sao?
Thật ra tình thân gia đình trong suy nghĩ của mọi người cũng là một cách nghĩ ích kỷ, chỉ là nó được gán lên người thân của họ. Trung Quốc thời xưa có vô số chí sĩ đầy lòng nhân ái vì chính nghĩa mà dám hy sinh bản thân, thậm chí tính mạng của người thân, nhưng không có ai nói họ ích kỷ, không nghĩ cho người thân, bởi vì mọi người đều biết, con người có thể làm người là vì con người có tiêu chuẩn để làm người, giữ gìn chính nghĩa là tiêu chuẩn cơ bản nhất của kiếp người. Nói theo cách của thời Trung Quốc xưa là “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín”. Chỉ là quan niệm làm người hiện nay đã bị bóp méo, đề cao lợi ích cá nhân, đặt nặng lợi ích của gia đình; hoàn toàn quên mất trước hết phải làm một con người thật sự, mới có thể làm người chồng, người cha, người con, người vợ, người mẹ. Mà người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chính là đang hết lòng giữ gìn tiêu chuẩn “Chân, Thiện, Nhẫn”, giữ gìn chính nghĩa của vũ trụ và thế gian.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/node/9658
Ngày đăng: 28-08-2014
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.