Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (4)
Tác giả: Tiểu Nham
[Chanhkien.org]
3. Phương pháp Thiên thời Ngũ hành về thay đổi các triều đại Trung Quốc
Lịch sử Trung Quốc có đặc điểm riêng của lịch sử Trung Quốc, đây cũng là khác biệt trong an bài của Thần Phật đối với Trung Quốc cùng các nhiệm vụ khác. Trước đây chúng ta đã nói qua về vấn đề “khởi điểm đã là đỉnh điểm”, cũng nói rằng có thể dùng nhãn quan quản lý hạng mục để xem lịch sử, đây là điều mà chúng ta đều phải thảo luận sau đây. Trọng điểm bài viết trên thực tế là khác biệt với lịch sử quan của Marx, lấy tư duy Ngũ hành truyền thống để xem lịch sử Trung Quốc. Đây là do tôi được gợi ý từ quan điểm của người khác, chẳng qua người khác dùng Ngũ hành để phân tích thay đổi triều đại thì chỉ nói về mấy triều Tống, Nguyên, Minh, Thanh, còn tôi là dùng Ngũ hành để nói về thời xa xưa hơn nữa. Trên thực tế, phương pháp Thiên thời Ngũ hành có thể giúp chúng ta khám phá một số an bài của Thần; tôi thấy điều này rất có ý nghĩa, nên mới viết ra chia sẻ cùng mọi người.
Trước tiên chúng ta giới thiệu một chút về nguyên lý cơ bản của thuyết Ngũ hành. Ngũ hành là chỉ năm loại yếu tố cấu thành vật chất, Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. Cấu thành vạn vật vũ trụ, bao gồm cả con người. Như vậy vì sao Ngũ hành có thể bao gồm cả người, mà vũ trụ luận của Newton không thể bao gồm cả người? Bởi vì Ngũ hành là “hợp thành pháp”, nó không tước đi thuộc tính của sinh mệnh, còn vũ trụ luận của Newton là “phân giải hợp thành pháp”, hoặc “phân giải hoàn nguyên pháp”, một khi phân giải thì thuộc tính sinh mệnh đã không còn nữa. Thuận tiện nói thêm một câu, căn bản của phương pháp luận Tây phương chính là “phân”, còn Đông phương là “hợp”, điểm này chúng ta đã nói qua rồi. Điều này khả năng là có một số quan hệ với chế độ phong kiến Tây phương và chế độ tập quyền Đông phương. Có người có thể tiến thêm một bước nữa, suy ngẫm về vấn đề dân chủ và độc tài, do đó tôi thấy không nên nói lại nữa. Tôi nghĩ không nên đào sâu vào dụng ý của Thần ở phương diện này nữa, hoặc quan hệ đối ứng với không gian cao tầng ở đây nữa.
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, Ngũ hành hình thành nên một loại tuần hoàn vòng đi vòng lại (thuyết tuần hoàn là một đặc trưng cơ bản của tư tưởng Trung Quốc, chứ không phải là thuyết phát triển), giữa chúng còn tồn tại quan hệ tương sinh-tương khắc. Mời tham khảo hình dưới.
Quan hệ sinh-khắc của Ngũ hành là ở gần thì tương sinh, cách một thì tương khắc. Cụ thể là Thủy sinh Mộc nhưng khắc Hỏa, Mộc sinh Hỏa nhưng khắc Thổ, Hỏa sinh Thổ nhưng khắc Kim, Thổ sinh Kim nhưng khắc Thủy, Kim sinh Thủy nhưng khắc Mộc.
Tiếp theo, tôi dựa theo nguyên lý thay thế của Ngũ hành để viết một đoạn bài ca về Ngũ hành, dù không gieo vần (độc giả nào hữu ý có thể giúp tôi thay vần chân), tuy nhiên thuyết minh rất rõ vấn đề. Bài ca như sau:
Hạ Hỏa Thương Thủy Tây Chu Thổ,
Xuân Thu bách gia Mộc sinh phát,
Chiến Quốc Tần Kim đao binh khởi;
Tây Hán Hỏa, tôn Nho thuật,
Đông Hán Mộc, Hỏa tái sinh,
Thích giáo sang, nương Bạch Mã,
Giấy Lạc Dương, Thái Luân tạo,
Tam Quốc Kim, binh lại khởi;
Lưỡng Tấn Nam Bắc triều là Thủy,
Hoàng Lão luyện đan Đạo gia hưng;
Tùy Đường Thổ, quy thống nhất,
Lục Tổ Huệ Năng Phật giáo hưng;
Chu Ôn soán Đường đao Kim khởi,
Sinh Hậu Chu, ứng với Thủy,
Xe đẩy Sài Vương quá Triệu Châu;
Tái sinh Đại Tống cũng là Mộc,
Trình Chu Lý học có Toàn Chân;
Liêu Kim Nguyên, binh lại khởi,
Khắc được Đại Tống cành gỗ mục;
Chu Hồng Hỏa khởi xua Thát Lỗ,
Dương Minh tiếp tục Trình Chu Hỏa;
Bát kỳ Hậu Kim cải sang Thanh,
Cuồn cuồn hồng thủy Minh Hỏa diệt;
Cộng Hòa Ngũ Thổ lại cản Thủy,
Tiếc là lại gặp Phù Tang Mộc;
Cộng Công hồng thủy ngập Trung Hoa,
Đợi đến Ngũ Thổ lại cản Thủy,
Thiên triều thịnh thế tại nhân gian,
Trung Hoa hồi quy Trung Nguyên Thổ.
Tiếp đến, tôi sẽ giải thích một chút ý nghĩa của đoạn bài ca Ngũ hành trên. Ba câu đầu tiên “Hạ Hỏa Thương Thủy Tây Chu Thổ, Xuân Thu bách gia Mộc sinh phát, Chiến Quốc Tần Kim đao binh khởi”. Chúng ta biết rằng triều đại đầu tiên của Trung Quốc là nhà Hạ, đây là bắt đầu phân chia Ngũ hành của chúng ta, tất nhiên trước đó còn có thể có thời đại Tam Hoàng, Ngũ Đế nữa. Các phiên bản nói về Ngũ Đế là rất nhiều, nhưng tín tức có một số hỗn loạn, do đó xếp đặt không tốt lắm. Đương nhiên Viêm Hoàng có sắp xếp tốt hơn, Viêm Đế là Hỏa, Hoàng Đế là Thổ, giữa họ là quan hệ Hỏa sinh Thổ. Ngoại trừ Hoàng Đế ra, thì mấy vị khác trong Ngũ Đế hơi loạn một chút, do đó chúng ta bắt đầu sắp xếp từ triều nhà Hà, tuyến thông tin sẽ rõ ràng hơn. Như vậy Ngũ hành triều Hạ ứng với cái gì? Trong Ngũ hành, Ngũ hành có thể đối ứng với quý tiết, tức mùa vụ. Xuân-Mộc Hạ-Hỏa Thu-Kim Đông-Thủy, Thổ vượng tứ quý. Do đó triều Hạ nhất định là Hỏa. Tín tức Ngũ hành ở đây rất rõ ràng minh hiển. Tiếp theo là triều Thương. Triều Thương là triều đại xuất hiện thặng dư sản phẩm, vào triều Thương xuất hiện công nghiệp ủ rượu, là tiêu chí về thặng dư lương thực. Danh xưng của triều “Thương” chính là bắt nguồn từ trao đổi thương phẩm. Như vậy thương phẩm theo Ngũ hành là thuộc gì? Thương phẩm thuộc Thủy, điều này đối với người Trung Quốc “dĩ Thổ vi quý” là có quan hệ (vấn đề này chúng ta sẽ nói thêm ở sau). Người Trung Quốc tự định nghĩa là Thổ vị, Thổ khắc Thủy, vị trí bị khắc tại mệnh lý gọi là “thê tài”. Cổ nhân đem thê thiếp coi như tài sản, do vậy “thê tài” bị Thổ khắc nằm tại Thủy vị, nên thương phẩm là Thủy. Người Trung Quốc giảng buôn bán phải đạt được “ba sông thông bốn biển” mà, nên triều Thương là thuộc Thủy. Cách mạng nhà Thương của Thành Thang đã tiêu diệt Hạ Kiệt, bởi vì Thủy khắc Hỏa. Hơn nữa trong bản thân chữ “Thang” (汤) đã có sẵn bộ “Thủy” (氵) và hàm ý của “nước”.
Tiếp theo là Tây Chu; Tây Chu thuộc Thổ, Thổ khắc Thủy. “Chu” (周) có nghĩa là một vòng, trong Ngũ hành thì chỉ có Thổ là có thể vượng một vòng, do đó Chu là Thổ. Phương vị của Thổ là ở giữa; Thổ phong phú nhất, đoan chính nhất, không thiên lệch; Thổ còn đại biểu cho thời đại giảng lễ nghi. Lễ mà Khổng Tử phục nhất chính là Chu Lễ. Trong loạt bài “Vị lai Bát quái phương vị”, chúng ta đã phân tích rằng Tây Chu là giới tuyến phân chia hai thời đại lớn trong lịch sử Trung Quốc. Trước Tây Chu là thời đại Hạ, Thương; khi ấy Trung Quốc ở vào thời đại văn hóa Thần truyền, thời đại của Vương, như Thương Vương, Võ Đinh Vương hoặc Trụ Vương. Trong thời đại văn hóa Thần truyền này, bạn làm bất kể việc gì cũng đều phải gieo quẻ hỏi Trời; con người không phải là chủ, mà đều là Thần tính toán. Tất nhiên người đời sau giải thích là mê tín, nhưng đây chẳng qua chỉ là một cách giải thích của người đời sau mà thôi. Bắt đầu từ Tây Chu, xã hội Trung Quốc tiến nhập vào thời đại văn hóa nửa người-nửa Thần, cũng gọi là thời đại Thiên Tử. Xưng hiệu Thiên Tử là bắt nguồn từ thời đại Tây Chu, cũng gọi là “thay Trời hành Đạo”. Tôi cho rằng lịch sử xã hội nhân loại chúng ta thời kỳ này, hoặc khởi điểm chân chính của hạng mục quản lý lần này, chính là bắt đầu từ thời đại này. Điều này là có quan hệ với việc Chu Văn Vương cải Tiên thiên Bát quái phương vị thành Hậu thiên Bát quái phương vị, thực ra là có quan hệ với biến hóa thiên tượng của vũ trụ. Hậu thiên Bát quái biến thành Âm-Dương đảo ngược, tương đương với Thái Cực Âm trên Dương dưới. Một ý nghĩa nữa của loại biến hóa về quẻ tượng này chính là “Âm-Dương đảo ngược, Thiên Địa tương giao mà sinh người”. Kể từ lúc này, con người trở thành trung tâm của vũ trụ, cũng là nguồn gốc của điều mà chúng ta nói ở trước là “tam sinh vạn vật”. Tất nhiên nửa người-nửa Thần còn có một tầng hàm nghĩa nữa, chính là Thần lấy hình người để hạ xuống nhân gian. Còn có một tầng ý nghĩa khác nữa, ấy chính là xã hội nhân loại tiến nhập vào thời đại “nhân Thần đồng tại”.
Tiếp đến là nói về thời đại Xuân Thu, trong này đã bao hàm rất nhiều thiên cơ, cũng là Thần Phật an bài. Xuân Thu thuộc Mộc. Đặc điểm lớn nhất của Mộc là sinh phát, Mộc đại biểu tư tưởng sinh sôi hoặc óc tưởng tượng phong phú. Trong tứ quý, Mộc đối ứng với mùa Xuân, là lúc vạn vật đâm chồi nảy lộc. Đối với xã hội nhân loại cũng là như thế. Điều này với “khởi điểm đã là đỉnh điểm” là có quan hệ. Đây là thời đại để nhân loại xây dựng văn minh trí tuệ và quy phạm đạo đức, cũng là thời đại sinh động nhất trong tư tưởng nhân loại. Bách gia chư tử đều đến rồi, Lão Tử đến rồi, Khổng Tử đến rồi, Tôn Tử cũng đến rồi; tại Ấn Độ Phật Thích Ca Mâu Ni đến rồi, tại Hy Lạp Socrates cũng đến rồi. Sứ mệnh của họ chính là truyền cấp văn minh và trí tuệ cho nhân loại, trọng yếu hơn là dạy con người quy phạm đạo đức. Đây là sứ mệnh của họ, để nhân loại có thể duy trì [tâm pháp] trong một thời kỳ nhất định; đây là sứ mệnh của họ, cũng là nhiệm vụ chủ yếu nhất của hạng mục quản lý giai đoạn này. Cần duy trì cho đến khi nào? Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là cần duy trì cho đến thời kỳ mạt pháp. Thời kỳ mạt pháp là lúc nào? Có hai cách nói. Thứ nhất là nói đến 5 lần của 500 năm sau, tức thời đại chúng ta hôm nay; còn có một cách nói nữa, là đến 1.500 năm sau thời Phật Thích Ca Mâu Ni. Cách nói thứ nhất có thể chính xác hơn, nhưng cho dù người ta hiểu câu nói của Phật Thích Ca Mâu Ni thế nào, thì cứ mỗi 500 năm là một giai đoạn quản lý hạng mục trọng yếu. Kỳ thực Trung Quốc cũng có cách nói “trong 500 năm tất có Thánh nhân xuất”. Lịch Baktun của người Maya giảng 5.300 năm phân thành 13 giai đoạn, mỗi giai đoạn hơn 400 năm, cũng rất gần với cách phân giai đoạn 500 năm. Nếu quả thực tồn tại giai đoạn cứ mỗi 500 năm này, thì từ khi Văn Vương đưa ra Hậu thiên Bát quái đến thời Xuân Thu của Khổng Tử và bách gia là đúng 500 năm, cũng là dùng 500 năm vương triều Tây Chu để chuẩn bị cho thời đại đột biến về tư tưởng. Thực ra từ khi Columbus bắt đầu thời kỳ đại hàng hải và sự bùng phát của văn minh Tây phương đến nay chính là tròn 500 năm. Nếu nói chuẩn xác hơn nữa, từ thời hàng hải của Columbus năm 1492 đến thời điểm bắt đầu 20 năm cuối cùng của chu kỳ văn minh nhân loại lần này mà người Maya nói tới—năm 1992, bắt đầu thời kỳ tịnh hóa địa cầu—là vừa tròn 500 năm. Không biết có phải trùng hợp không? Năm 1992 là một điểm nút cực kỳ trọng yếu trong lịch sử nhân loại. Trong năm này, năm 1992, nhân loại rốt cuộc đã phát sinh điều gì, chúng ta sẽ phải thảo luận sau.
Tiếp đến lại nói về “Chiến Quốc Tần Kim đao binh khởi”. Sau đây chúng ta sẽ phát hiện thấy tất cả các triều đại chiến loạn đều là thời đại thuộc Kim trong Ngũ hành, bao gồm Chiến Quốc, Tam Quốc, Ngũ Đại và Liêu, Kim, Nguyên. Nếu như nói Xuân Thu là thời đại bùng nổ tư tưởng của bách gia chư tử, thì Chiến Quốc lại là thời đại đao khắc Mộc, cũng chính là Kim khắc Mộc. Trong phân đoạn triều đại theo Ngũ hành, Tần không thể được coi là một triều đại độc lập; nó là kéo dài của thời Chiến Quốc, chỉ có 15 năm. Phải nói rằng Tần là thời đại đao binh lớn nhất, đại biểu cho kết thúc của một triều đại, chứ không phải là bắt đầu. Về mặt tư tưởng, đao binh đối ứng chính là Pháp gia {cai trị bằng pháp luật}, là phương thức dùng bên ngoài, rất gần với văn minh Tây phương hiện đại, là hướng ngoại, là văn minh vật chất. Kim đại biểu cho sự nghiêm khắc và thu lại, ngoài ra Kim còn đại biểu cho tư bản.
Tiếp theo chúng ta lại nói về mấy câu ca sau. “Tây Hán Hỏa, tôn Nho thuật”, chính là nói về Tây Hán. Hán thuộc Hỏa, khắc được bạo Tần là Kim. “Tam Quốc diễn nghĩa” Hồi 80 có tiêu đề là “Tào Phi phế Đế soán Viêm Lưu, Hán Vương chính vị tục đại thống”, do đó Tây Hán là Hỏa. Thực ra trong những năm phản Tần, vô luận là Hạng Vũ, Lưu Bang hay Trần Thắng thì đều là lấy cờ hiệu của Sở Vương. Sở trên thực tế là hậu nhân của Viêm Đế, Viêm Đế thuộc Hỏa. Ngoài ra về mặt tư tưởng, sự kiện lớn nhất thời Tây Hán chính là Đổng Trọng Thư “phế truất bách gia, độc tôn Nho thuật”. Nhờ đó tư tưởng Nho gia mới xác lập địa vị chính thống, Nho gia hướng lên sân khấu, trở thành phép thống trị. Bởi vậy tư tưởng Nho gia thuộc Hỏa, còn Pháp gia thuộc Kim, Đạo gia thuộc Thủy, Phật gia thuộc Thổ, những điều này chúng ta đều phải đàm luận ở sau. Tư tưởng mỗi nhà đều tương quan với giai đoạn lịch sử để có thể xác lập địa vị chính trị, đây chính là nhiệm vụ trọng yếu trong quản lý mỗi giai đoạn mà Thần an bài. Ngoài ra theo yêu cầu về giai đoạn thời gian 500 năm, cuối cùng phải cần ít nhất 2.500 năm; do đó 2.500 trước mới xuất hiện thời kỳ bùng nổ về tư tưởng, xuất hiện hiện tượng văn hóa “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Bởi vì sau khi bùng nổ tư tưởng còn cần xác lập thời gian luân lưu 500 năm một lần theo Ngũ hành, nên Nho, Thích, Đạo, ba nhà đều được xác lập phân biệt; đây mới là công tác và nhiệm vụ trọng yếu khi Thần Phật an bài xã hội nhân loại, một hạng mục trong quản lý lịch sử nhân loại.
Chúng ta giờ lại nói về Đông Hán. Đông Hán theo Ngũ hành là thuộc Mộc. Vì sao? Chúng ta biết rằng trong những năm cuối thời Tây Hán, Vương Mãng soán vị cải triều đại mới, thiên hạ nổi loạn. Quang Vũ Đế Lưu Tú trên thực tế là tiếp ngọn lửa tái sinh cho triều Hán. Để có lửa tái sinh, thì ắt phải đem rơm củi tiếp lửa, do đó tôi cho rằng Đông Hán theo Ngũ hành là thuộc Mộc, chính là “Đông Hán Mộc, Hỏa tái sinh”. Chúng ta biết rằng Mộc chủ sinh phát. Như vậy Đông Hán thì sinh cái gì? Về tư tưởng văn hóa, Đông Hán có hai sự kiện lớn, mà rất nhiều người có thể không để ý, thực ra là phi thường trọng yếu. Một là Phật giáo truyền sang phương Đông. Đây chính là ý nghĩa của chùa Bạch Mã ở Lạc Dương. Trên thực tế, Phật giáo sang Đông đã phải dùng 500 năm. Đây là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn. Chính là 500 năm sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập niết bàn, người đời sau mới dựa theo ký ức mà biên soạn thành sách, không biết có quan hệ gì với việc Thần Phật an bài Phật giáo truyền sang phương Đông hay không. Đây chính là ý nghĩa câu “Thích giáo sang, nương Bạch Mã”. Một sự kiện khác đó là Thái Luân tạo giấy, rất có quan hệ với việc Thần Phật an bài truyền bá tín tức. Ví như cải cách tôn giáo Châu Âu chính là “mọi người đều là bình đằng trước mặt Thượng Đế”, quyền giải thích Thượng Đế không thể độc quyền trong tay một số ít người. Thực ra Thần là không thừa nhận tôn giáo, hình thức tôn giáo là con người tự làm ra; Thần chỉ xét nhân tâm, không xét đoàn thể. Cải cách tôn giáo chính là trong tay mỗi người đều có “Thánh Kinh”, bởi thế thuật tạo giấy và ấn loát là không thể thiếu, hơn nữa mấy trăm sau, nghìn năm sau, kỹ thuật này mới từ Trung Nguyên truyền đến Châu Âu. Biết đâu đây chính là ý nghĩa của việc khai mở con đường tơ lụa, để Thích giáo sang Đông, kỹ thuật sang Tây. Đây chính là ý nghĩa câu “Giấy Lạc Dương, Thái Luân tạo”.
Lại sang câu “Tam Quốc Kim, binh lại khởi”. Chúng ta biết rằng trong Ngũ hành, Kim là ứng với chiến tranh, đây chính là thời đại Tam Quốc. Kim khắc Đông Hán Mộc. Tiếp theo, chúng ta biết rằng Tư Mã Chiêu soán đoạt chính quyền Tào Ngụy, là sinh ra trong lòng Tào Ngụy, do đó không phải là Hỏa khắc Kim, mà là Kim sinh Thủy. Do đó mới nói “Lưỡng Tấn Nam Bắc triều là Thủy”. Cuối cùng đã đến Thủy rồi, do đó tư tưởng Đạo gia đã có thể lên vũ đài rồi, bởi vì Đạo gia thuộc Thủy, Nho gia thuộc Hỏa. Thuộc tính của Thủy, dùng cách nói hiện đại, thì chính là có phần tàn khốc, rất tiêu sái, có chút vô trách nhiệm, hơn nữa khá lạnh lùng. Xét về mệnh lý, vị trí “thê tài” nằm tại Thủy, điều này với “dĩ Thổ vi quý” là có quan hệ. Vậy còn Hỏa thì sao? Hỏa đại biểu nhiệt tình, đại biểu tích cực hướng thượng. Chúng ta biết rằng vào thời Tam Quốc lưỡng Tấn, chiến loạn kéo dài, rất nhiều văn nhân nhã sĩ đều không nguyện làm quan, mà thích vân du thôn dã, ví dụ “trúc lâm thất hiền” nổi tiếng, còn có Cát Hồng luyện đan, v.v. Đây chính là ý nghĩa câu “Hoàng Lão luyện đan Đạo gia hưng”. Đạo gia chính thức lên sân khấu, nhưng khác với Nho gia; tư tưởng Đạo gia tiến nhập dân gian, đi vào hậu đài, do đó Trung Quốc có rất nhiều công pháp mật truyền của Đạo gia, bao gồm một lượng lớn là những thứ thuật số “Kinh Dịch”. Những thứ của mệnh lý và bói toán đều đi vào dân gian, thiên cơ bất khả lộ mà! Tuy nhiên từ đó mà người Đông phương cũng có khái niệm về tu luyện.
Sau khi tư tưởng Đạo gia hoàn thành nhiệm vụ, thì đến lượt Phật giáo. Chính là “Tùy Đường Thổ, quy thống nhất, Lục Tổ Huệ Năng Phật giáo hưng”. Chúng ta biết rằng Tùy Đường là thời đại cực thịnh của Phật giáo, là lúc Đường Tăng trong “Tây Du Ký” xuất hiện. Khắc Thủy ắt là Thổ. Đường Tăng đâu phải tự xưng là hòa thượng Đông Thổ đâu! Tùy Đường thuộc Thổ, Thổ nhất định là thời đại cường thịnh nhất. Bắt nguồn từ chùa Bạch Mã, trải qua rất nhiều kinh chú và kinh dịch, Phật giáo đã hoàn thành việc chuẩn bị truyền bá tại Đông Thổ, do đó Phật giáo thời thịnh Đường đã lên đến đỉnh điểm tại Trung Quốc. Bởi vì xã hội nông nghiệp truyền thống là ít chữ, quảng đại nông dân là chủ lực của kết cấu dân số, nên Thần Phật mới an bài Lục Tổ Huệ Năng lấy hình thức không lập văn tự để truyền bá tư tưởng Phật giáo, đây chính là pháp môn thiền tông có ảnh hưởng lớn nhất đối với xã hội Trung Quốc.
Trên thực tế, nhiệm vụ chủ yếu của tam giáo mà Thần Phật an bài đã được hoàn thành rồi, phát triển kết cấu kinh tế xã hội của Trung Quốc cũng đã lên đến đỉnh điểm trong lịch sử. Chúng ta biết rằng Đại Đường là thời đại cực thịnh trong lịch sử Trung Quốc, điều này là bất đồng với thời đại cực thịnh về tư tưởng “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Bởi vì đây là một hình thức đỉnh cao của kinh tế, chính trị và xã hội, là hình thái vật chất, rất phù hợp với phép tắc phân cắt 0,618 theo tỷ lệ vàng, tính từ thời đại Văn Vương 3.000 năm trước đến hiện tại. Nhưng sự suy bại của nhà Đường là bắt đầu từ loạn An Sử nổi tiếng, sau đó nhà Đường mất trong loạn Hoàng Sào, bị Chu Ôn soán quyền, từ đó lịch sử tiến nhập vào thời Ngũ Đại. Đây chính là ý nghĩa câu “Chu Ôn soán Đường đao Kim khởi”.
Nhân tiện chúng ta cũng nói mấy câu về sự hưng suy của triều Đường. Sau đây tôi sẽ kể một câu chuyện, nghe qua thấy hơi hoang đường, nhưng thuyết minh rất rõ nguyên lý Ngũ hành. Nếu câu chuyện này là do ai biên tạo ra, thì cũng chứng minh rằng người này rất am hiểu thuật Ngũ hành. Câu chuyện có rất nhiều dị bản, chúng ta chỉ kể lại một mà thôi. Vào đêm Nguyên tiêu một năm nọ, Đường Minh Hoàng Lý Long Cơ đang rất buồn chán tại Hoàng Cung, đúng lúc ấy có một vị đạo hữu tu Đạo tại núi Chung Nam tới gặp ông. Do danh tính của vị đạo hữu này khác nhau theo các dị bản, nên chúng ta có thể không bàn đến. Vị đạo hữu này rất có bản lĩnh, có thể lên trời xuống đất. Lý Long Cơ nói: “Ông đưa ta ra ngoài du ngoạn một chút nhé?” Vị đạo hữu bèn đưa Lý Long Cơ phi lên trời, đang đúng lúc thành Trường An có Tết hoa đăng. Lý Long Cơ nói: “Những thứ nơi thành Trường An đều xem qua nhiều lần rồi, không có ý nghĩa gì cả, có thể đến nơi khác xem không?” Tức thì vị đạo hữu đưa ông đến thành lớn Dương Châu, một trong những thành phố lớn nhất thế giới thời bấy giờ, tựa như Paris ngày nay vậy. Lý Long Cơ còn chưa hiểu ý làm sao. Vị đạo hữu còn khoe khoang rằng ông ta biết Hằng Nga trên cung nguyệt, bèn đưa Đường Minh Hoàng lên cung trăng. Đường Minh Hoàng uống rượu trên đó rồi gây họa, cũng như hành vi trà dư tửu hậu ngày nay vậy. Gây họa như thế nào? Có thể là sau khi uống rượu, Lý Long Cơ có ý bất kính hoặc đùa cợt Hằng Nga. Hằng Nga thấy vậy rất tức giận: Tuy nói rằng ông là Vua trên đất, nhưng cũng không thể lên thiên thượng làm bậy được. Thế là Hằng Nga báo với Ngọc Đế trên Thiên Đình. Tất nhiên Ngọc Đế phải xử lý rồi! Ngọc Đế nghe Hằng Nga kể xong cũng rất giận dữ, bèn gọi sao Thanh Long tới; đây mới là chỗ mấu chốt của câu chuyện. Ngọc Đế nói: “Ngươi xuống hạ giới một phen, đảo loạn giang sơn của Đường Minh Hoàng.” Thanh Long nói: “Thần vừa xuống hạ giới hai lần rồi, lại để thần đi nữa à?” Ngọc Đế nói: “Ngươi vẫn phải xuống, chịu khổ thêm lần nữa, lần sau ta gọi người khác”. Thanh Long nói: “Đi cũng được, nhưng thần có một điều kiện”. Ngọc Đế hỏi: “Điều kiện gì? Tùy ngươi đấy”. Thanh Long nói: “Thần mỗi lần hạ giới đều có tướng mạo xấu xí vô kể, lần này xuống nhất định phải xinh đẹp một chút, anh tuấn một chút”. Ngọc Đế nói: “Điều kiện này quá nhỏ, tùy ngươi đấy”. Thế là Thanh Long cao hứng lĩnh sứ mệnh đi xuống, đi đến hạ giới. Các bạn thử đoán xem Thanh Long hạ giới thành ai? Chính là An Lộc Sơn với tướng mạo đường đường tựa Phan An, Tống Ngọc, mới có thể mê hoặc mỹ nhân Dương Ngọc Hoàn nghiêng nước nghiêng thành. Thanh Long đi rồi, Thái Bạch Kim Tinh mới tới trước Ngọc Đế, nói: “Tuy Lý Long Cơ có sơ suất, nhưng chúng ta đã an bài triều Đường vẫn chưa đến vận mạt vong, còn có thời gian hơn 100 năm nữa mới đến”. Thế là Ngọc Đế bèn mở thời gian biểu của hạng mục quản lý ra xem qua, thấy quả nhiên đúng như vậy. Ngọc Đế lại gọi một người khác: “Bạch Hổ đâu?” Tức thì Bạch Hổ lên tiếng ngay trước mặt. Ngọc Đế nói: “Phiền ngươi đi một chuyến nữa, tuy nhiên ngươi hạ xuống đã hai lần rồi, quá tam ba bận, lần sau ta cử người khác.” Bạch Hổ nói: “Đi cũng được, nhưng thần có một điều kiện”. Ngọc Đế hỏi: “Ngươi có điều kiện gì?” Bạch Hổ nói: “Hai lần trước tôi xuống đều rất đoản mệnh, đặc biệt là lần làm người họ Tiết, con trai còn chưa thấy đã chết mất rồi.” Ngọc Đế nghĩ rồi nói: “Được, ta chiều ý ngươi”. Thế là Bạch Hổ vui mừng phấn khởi vâng mệnh ra đi. Đố bạn biết Bạch Hổ hạ xuống nhân gian lần này là ai? Chính là công thần Quách Tử Nghi trung hưng Đại Đường, cuối cùng Quách Tử Nghi sống đến già, con cháu đầy nhà. Hai người đi rồi, Thái Bạch Kim Tinh vẫn còn chưa yên tâm. Ngọc Đế nói: “Ông cũng đi một chuyến đi”. Đây chính là Lý Thái Bạch. Tất nhiên câu chuyện này còn có các dị bản, ví dụ bản “Nguyệt Đường diễn nghĩa”, v.v.
Thực ra kể chuyện không phải là chủ yếu. Quan trọng là chúng ta phải giảng về quy luật Ngũ hành. Chúng ta biết rằng triều Đường theo Ngũ hành thuộc Thổ. Ngọc Đế gọi Thanh Long tới dạy bảo Lý Long Cơ. Vì sao để Thanh Long đi? Bởi vì Thanh Long theo phương vị Ngũ hành gọi là “tứ thú”, Thanh Long thuộc Đông phương, theo Ngũ hành là thuộc Mộc. Mộc khắc Thổ, do đó mới cho Thanh Long đi. Vậy thì tại sao theo sau lại là Bạch Hổ? Bạch Hổ cũng là “tứ thú”; Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ mà; Bạch Hổ là Tây phương, theo Ngũ hành thuộc Kim, Kim khắc Mộc, Bạch Hổ khắc Thanh Long.
Trên đây có thể nói là chuyện đùa hoặc diễn nghĩa. Sau đây chúng ta mới nói về lịch sử chân thật, tức “chính sử”. Chúng ta biết rằng triều Đường thực tế là mất vào tay Hoàng Sào. Hoàng Sào thuộc Mộc, Mộc mới có thể khắc Đường Thổ. Tuy nhiên Mộc của Hoàng Sào lại ẩn trong tổ {chữ “Sào” trong tiếng Hán có nghĩa là “tổ”}, không đủ mạnh. Bởi vì Mộc sợ Tây phương Kim, nên Hoàng Sào mới lạm sát 27 vạn người “Tây phương” đến từ Ả Rập, không khác gì “thảm sát tại Nam Kinh”. Chu Ôn nguyên là người của Hoàng Sào, sau đó quy thuận vương triều nhà Đường, cuối cùng tiêu diệt Hoàng Sào, do đó Chu Ôn mới là Kim khắc Hoàng Sào. Chu Ôn được vương triều nhà Đường vinh danh là trung thành hoàn toàn, nhưng Chu Ôn hai lòng, thiếu mất chữ “toàn”, lại là “Kim” của đao binh. Giữa chữ “Kim” (金) và chữ “toàn” (全) chỉ khác nhau mỗi hai dấu phẩy {tức “hai lòng”}. Chu Ôn là khác với Hoàng Sào. Ông ta không công khai đứng về phía đối lập với triều Đường, không thuộc Mộc, mà là người trong nội bộ triều Đường, từ Đường Thổ mà sinh ra, Thổ sinh Kim, bởi vậy Chu Ôn thuộc Kim. Chu Ôn khởi đầu thời kỳ Ngũ Đại, quân phiệt hỗn chiến, chiến loạn đều từ Kim mà sinh ra.
Tiếp theo chúng ta lại bàn về kết thúc thời Ngũ Đại. Tống thuộc Mộc, đây là ván đã đóng thuyền. Như vậy Tống Mộc đến như thế nào? Triệu Khuông Dận là soán đoạt từ người anh em kết nghĩa Sài Vinh, thuộc Thủy sinh Mộc. Do đó Hậu Chu của Sài Vinh là Thủy. Sài Vinh thuộc Thủy còn có mấy bằng chứng nữa. Thứ nhất, Sài Vinh thời trẻ từng làm thương gia; khi nói về triều Thương chúng ta chẳng đã giảng rồi, buôn bán làm ăn thuộc Thủy. Chẳng phải có một câu ca hay sao? Vay nhỏ là trâu, hát cầu Triệu Châu. Sài Vương đẩy xe qua một con rạch, chính là nói Sài Vinh buôn bán. Thứ hai, Hậu Chu của Sài Vinh là kết thúc của Ngũ Đại; Ngũ Đại là từ Hậu Lương của Chu Ôn truyền đến. Chu Ôn thuộc Kim, chỉnh thể Ngũ Đại thuộc Kim, thiên hạ đại loạn. Sau đó từ Ngũ Đại sinh ra Hậu Chu lại thuộc Thủy, tức Sài Vinh thuộc Thủy. Đây chính là ý nghĩa mấy câu “Chu Ôn soán Đường đao Kim khởi, Sinh Hậu Chu, ứng với Thủy, Xe đẩy Sài Vương quá Triệu Châu”.
Dưới đây chúng ta lại giảng về triều Tống. “Tái sinh Đại Tống cũng là Mộc”, Tống thuộc Mộc. Nhưng Tống là Mộc của mái hiên, một mạch không lớn lên được. Do đó Tống luôn bị Liêu Kim và Tây Hạ uy hiếp, cuối cùng không thể không về Nam, đây chính là vận mệnh của triều Tống. Chúng ta biết rằng, Mộc chủ sinh phát, nhất định có tư tưởng phát sinh, và tất nhiên không xảy ra việc gì thuộc Thảo Mộc như Hoàng Sào năm xưa. Mấy trăm năm của Tống Mộc còn có thể phát sinh một số tư tưởng. Triều Tống là đỉnh điểm nhỏ trong tư tưởng Trung Quốc, nhưng đặc trưng tư tưởng triều Tống không phải là đổi mới, mà là tu chỉnh của tiền nhân. Triều Tống có tân Nho học là Trình Chu Lý học, có tân Đạo giáo là Toàn Chân giáo. Đây chính là ý nghĩa câu “Trình Chu Lý học có Toàn Chân”. Một đặc điểm khác của tư tưởng triều Tống chính là sau khi Đại Đường xác lập tư tưởng Phật giáo, tư tưởng tam giáo đều đã xác lập xong, thì bắt đầu dung hợp tam giáo. Tam giáo dung hợp kỳ thực là con người làm ra, không phải Thần Phật làm ra. Bởi vì Thần Phật đều biết tu luyện phải chuyên nhất và tính nghiêm túc của “bất nhị pháp môn”, do đó chỉ người học tri thức mới hợp nhất những thứ của tam giáo, gọi là “thông hiểu tri thức”. Tất nhiên xuất hiện của Toàn Chân giáo còn có bối cảnh từ thiên thượng, chúng ta sẽ phải giảng sau. Còn có một đặc điểm nữa, triều Tống khả năng là xã hội thương nghiệp phát đạt phi thường và hiếm thấy trong lịch sử Trung Quốc. Thu thuế của chính phủ trung ương triều Tống chủ yếu đến từ thương nghiệp chứ không phải nông nghiệp, đặc biệt là đến từ thuế quan nông nghiệp. Có người tính toán, GDP bình quân đầu người thời Bắc Tống đạt 2.300 đô-la/người, thế nhưng Trung Quốc năm 2003 mới đạt 1.100 đô-la/người. Gốm nổi tiếng thời Ngũ Đại đều là của triều Tống. Vì sao thương nghiệp triều Tống lại phát đạt như vậy? Từ quan hệ Ngũ hành, chúng ta có thể tìm thấy đáp án. Bởi vì Tống thuộc Mộc, Thủy sinh Mộc, Thủy chính là thương nghiệp, do đó thương nghiệp dưỡng Tống, nên triều Tống mới có nhiều tiền tiến công vương triều Kim, triều Tống “không thiếu tiền”.
Kim khắc Mộc, lại gây ra chiến loạn, đây chính là Liêu, Kim, Nguyên. “Liêu Kim Nguyên, binh lại khởi, Khắc được Đại Tống cành gỗ mục”. Liêu, Kim, Nguyên, ba triều này theo Ngũ hành đều thuộc Kim, đều là khắc Tống Mộc, thậm chí vương triều Kim còn trực tiếp gọi là “Kim”. Ngoài ra chúng ta thấy rằng, đúng là Trời muốn triều đại nào vong thì nó tất vong! Hơn nữa trong đó còn có nhân quả báo ứng. Triều Tống bắt đầu từ Triệu Khuông Dận gây binh biến ở Trần Kiều mà được khoác hoàng bào, đoạt giang sơn từ Sài Tông Huấn mới chỉ 7 tuổi được vốn Sài Vinh phó thác, do đó khi Nguyên diệt Tống, Thừa tướng Lục Tú Phu của triều Tống đành vác tiểu Hoàng Đế 9 tuổi Triệu Bính nhảy xuống biển tuẫn tiết. Quả là báo ứng không sai, đúng là được trẻ con thì mất trẻ con; đây là trẻ con đại biểu Tống Mộc, vĩnh viễn không thể lớn lên được.
Diệt Kim tất là Hỏa, Trương Sĩ Thành, Trần Hữu Lượng phản Nguyên tuy đều không thành, nhưng họ đã ủng hộ Tiểu Minh Vương. Trương Sĩ Thành có tiền, tiền lắm khí thô, như vậy hữu dụng chỗ nào? Tư bản theo Ngũ hành là thuộc Kim, điều này sẽ nói sau, điều này với Ngũ hành triều Nguyên là giống nhau. Trần Hữu Lượng đã châm lửa, lên tiếng, nhưng còn chưa đủ, nên bị Chu Nguyên Chương đánh bại. Tiểu Minh Vương thì sao? Tiểu mà, tất nhiên không được. Chu Nguyên Chương thì được. “Chu” là có ý màu “đỏ”, “đỏ” chính là lửa, lửa đỏ mà. Chu Nguyên Chương vẫn còn hiềm nghi, nên mới đổi thành “Đại Minh”. Sau đó Đại Minh thắng lợi, Nguyên Thuận Đế bỏ chạy, chạy đến Mạc Bắc, đến nơi Hỏa không vượng, trời không nóng nữa. Ngoài ra, lịch sử Trung Quốc phần lớn đều là Bắc triều thắng Nam triều, rất ít Nam triều thắng Bắc triều, từ Hoàng Đế trở đi là đã như vậy. Tuy nhiên lần thắng lợi này của Chu Nguyên Chương, là Nam phạt Bắc thắng lợi, từ Nam Kinh tới Bắc Kinh, bởi vì đức Hỏa tại phương Nam.
Tiếp đến nói về mặt tư tưởng, triều Minh xuất hiện “tâm học” của Vương Dương Minh, khác biệt với Lý học Trình Chu triều Tống. Triết học Dương Minh thời bấy giờ ảnh hưởng rất lớn tại hải ngoại, đặc biệt là tại Nhật Bản, do đó chúng ta phải nói mấy câu. Dương Minh thuộc Hỏa, do đó vượng vào triều Minh. “Tâm học” của Vương Dương Minh là truyền thừa hương hỏa từ “Lý học” Trình Chu, do đó cũng hợp với tên gọi là “Tống Minh Lý học”. Điều này với Đông Hán Mộc tiếp Tây Hán Hỏa là bất đồng, loại truyền thừa này là quan hệ xuất sinh, Mộc sinh Hỏa; còn “Lý học” Trình Chu thời Tống Mộc sinh ra “tâm học” Dương Minh, là loại quan hệ trùng sinh. Đây chính là ý nghĩa hai câu “Chu Hồng Hỏa khởi xua Thát Lỗ, Dương Minh tiếp tục Trình Chu Hỏa”. Còn có một điểm, đó là “tâm học” Vương Dương Minh kỳ thực rất giống tư tưởng thiền tông của Phật giáo, như Vương Dương Minh giảng “tâm chính là lý, lý chính là tâm”, so với “sắc tức là không, không tức là sắc” là rất tương tự. “Tâm ngoại vô lý” và “Bản lai vô nhất vật” cũng rất tương tự, tuy nhiên Vương Dương Minh gọi “tâm pháp” là tân Nho học, lại đem “vạn vật đều có Phật tính” chuyển thành “người người đều có thể là Trọng Ni {Khổng Tử}”. Vì sao vậy? Thực ra khi nói về “độc tôn Nho thuật” của Đổng Trọng Thư, chúng ta đã bàn qua rồi, Nho gia là đức Hỏa, Nho gia thuộc Hỏa, do đó Vương Dương Minh gọi là “tân Nho học”.
Tiếp theo là hai câu “Bát kỳ Hậu Kim cải sang Thanh, Cuồn cuồn hồng thủy Minh Hỏa diệt”, nói về Thanh diệt Minh, có một số ý nghĩa. Nỗ Nhĩ Cáp Xích khởi binh tại phương Bắc, phương Bắc thuộc Thủy, tự nhiên có thể khắc Hỏa ở phương Nam. Tuy nhiên Nỗ Nhĩ Cáp Xích là người Nữ Chân, mấy trăm năm trước người Nữ Chân đã từng qua Trung Nguyên, chính là vương triều “Kim”, do đó Nỗ Nhĩ Cáp Xích mới gọi chính quyền của ông là “Hậu Kim” để phân biệt. Thế nhưng Kim đâu khắc được Hỏa, vậy làm sao thắng đây? Có thể Nỗ Nhĩ Cáp Xích không hiểu nhiều lắm về văn hóa Hán và học thuyết Ngũ hành, nên không để ý lắm. Cũng có thể Phạm Văn Trình đã tìm ông để nói qua.
Truyền tới Hoàng Thái Cực. Hoàng Thái Cực đối với văn hóa Hán có thể hiểu biết rất sâu. Hoàng Thái Cực còn nói: “Chúng ta là Kim, triều Minh là Hỏa, Kim làm sao khắc Hỏa đây?” Do đó sau khi lên ngôi, việc đầu tiên Hoàng Thái Cực làm là cải quốc hiệu thành “Đại Thanh”, “Thanh” có mấy tầng hàm nghĩa. Thứ nhất, Thanh theo Ngũ hành là thuộc Thủy, Thủy mới khắc Hỏa; thứ hai, “Thanh” (清) ở trên là chữ “chủ” (主), ở dưới là chữ “nguyệt” (月). Nguyệt đại biểu triều Minh, “nhật nguyệt” (日月) tạo thành chữ “Minh” (明) mà. Ý nghĩa của chữ “chủ” (主) chính là trở thành chủ nhân của “Minh”, ngồi tít trên cao, đây mới là dụng ý chân chính của “Đại Thanh”. Ngoài ra, theo tập quán xưng hô “Mãn Thanh” của Trung Hoa thì chữ “Mãn” (满) cũng có bộ Thủy (氵), người Mãn không tự xưng là người Nữ Chân. Chúng ta biết rằng trong lịch sử, tên rất nhiều người Hán từng giúp triều Thanh đều có bộ Thủy, ví dụ chữ “Phạm” (范) trong Phạm Văn Trình, chữ “Hồng” (洪) trong Hồng Thừa Trù, chữ “Phiên” (藩) trong Tăng Quốc Phiên, chữ “Động” (洞) trong Trương Chi Động, chữ “Hồng” (鸿) trong Lý Hồng Chương, v.v. Tất nhiên độc giả cũng có thể nói ra Hồng Tú Toàn và Lê Nguyên Hồng, tôi cũng chưa nhìn ra ý nghĩa sở tại là gì. Nhưng chúng ta ít nhất cũng có thể nhìn ra Hồng Tú Toàn chọn khởi sự tại “Kim Điền” là muốn lấy Điền Thổ, Thổ khắc Thủy mà; tuy nhiên tín tức rất hỗn loạn, vừa có Thủy, vừa có Kim, lại có Thổ. Điều này thuyết minh Hồng Tú Toàn không rõ ràng về lý Ngũ hành, không giống Hoàng Thái Cực rất minh xác, do đó Hồng Tú Toàn mới bị đánh bại. Ngoài ra nói thêm một câu, Mãn Thanh lúc nhập quan là Hoàng Đế Thuận Trị, chữ “Trị” (治) cũng có Thủy, hơn nữa còn “thuận” theo Thủy, liệu có thể là ngẫu nhiên không?
Tiếp theo, khắc Thủy “Mãn Thanh” nhất định là Thổ. Đây chính là chế độ Cộng Hòa. Dân Quốc chính là giảng Ngũ tộc Cộng Hòa, dùng Thổ ngũ sắc để đại biểu. Đây chính là ý câu “Cộng Hòa Ngũ Thổ lại cản Thủy”. Kỳ thực vô luận là “Trung Sơn” hay “Giới Thạch” thì đều có ý Thổ, “trung chính” cũng là ý Thổ, Thổ tại trung vị. “Tiếc là lại gặp Phù Tang Mộc”, chính là nói Dân Quốc gặp phải xâm lược của Đế quốc Nhật Bản, làm suy yếu quốc lực. Nhật Bản còn gọi là Phù Tang, Phù Tang là một loại cây, do đó Nhật Bản thuộc Mộc; Mộc chủ phương Đông, chính là Nhật Bản, vậy Nhật Bản là Mộc. Mộc khắc Thổ. Thực ra Nhật Bản đã sớm có dã tâm nhòm ngó Trung Nguyên, tuy nhiên theo Ngũ hành thì không được. Lần thứ nhất tuy gặp triều Đường thuộc Thổ, nhưng Nhật Bản còn là học sinh, hoàn toàn bất lực, không có bản sự ấy. Tiếp đến là Tống, Nguyên, Minh, Thanh, theo Ngũ hành đều không khắc được, thời gian chưa tới, cơ hội chưa đến. Ngoài ra, vì sao triết học Dương Minh lại rất có ảnh hưởng tại Nhật Bản? Bởi vì Nhật Bản thuộc Mộc, Dương Minh thuộc Hỏa mà. Mộc vượng Hỏa!
“Cộng Công hồng thủy ngập Trung Hoa” chính là nói về Trung Cộng. Trung Cộng theo Ngũ hành thuộc Thủy. Chẳng phải nào là “Trạch Đông”, “Quốc Đào”, Trạch Dân”, “Cẩm Đào” hay sao? “Trạch” (泽), “Đào” (涛) đều có bộ Thủy (氵)! Đều là đại hồng thủy, nhấn chìm nhân dân. Điều đáng chú ý là, Thủy sinh Mộc, do đó Trung Cộng có thể thật lòng kháng Nhật không? Lén lút câu kết với Nhật Bản, đảo loạn Dân Quốc đúng là có thật.
Ngoài ra chúng ta biết rằng, Kim ngoại trừ đại biểu cho đao binh ra còn đại biểu tư bản, các cường quốc phương Tây đều thuộc Kim. Theo mệnh lý học, làm ngân hàng, tài chính, kinh doanh, bất động sản đều thuộc Kim trong Ngũ hành. Đảng cộng sản có mấy người làm ra chủ nghĩa này nọ chứ không tạo hồng thủy, như Lưu Thiếu Kỳ, Trần Vân, Đặng Tiểu Bình. Họ trên thực tế đều làm mấy điểm theo chủ nghĩa tư bản, làm kinh tế thị trường. Tuy nhiên họ không phải là thật lòng muốn làm kinh tế thị trường, làm chủ nghĩa tư bản. Họ là Kim sinh Thủy, là vì để cung dưỡng Thủy của đảng cộng sản, nhằm cứu vãn thống trị của đảng cộng sản. Nhưng từ tên của họ mà xét, cho dù là đao sắc trong chữ “Lưu” (刘) của Lưu Thiếu Kỳ, hay đao nhỏ của Trần Vân, Đặng Tiểu Bình, thì đều là tiểu đao, không thể là Kim thật sự.
Ngoài ra còn cần nói rõ một điểm. Kim sinh Thủy. Cũng chính là nói các nước tư bản chủ nghĩa nếu dùng phương thức kinh tế hay hình thái ý thức nào đó để cải biến độc tài thống trị của đảng cộng sản thì căn bản là không được. Kinh tế tư bản chủ nghĩa chỉ có thể tẩm bổ thống trị của đảng cộng sản, chứ không thể cải biến nó. Thủy này của đảng cộng sản với Thủy của vương triều nhà Thanh là rất giống nhau, đều là thông qua phương thức của Kim để xâm nhập, đều thông qua cải lương (Mãn Thanh) hoặc cải cách (Trung Cộng) để tồn tại. Do vậy chỉ có thông qua Thổ khắc Thủy, thông qua Thổ ngũ sắc thì mới có thể khôi phục Trung Nguyên. Đây chính là ý nghĩa câu “Đợi đến Ngũ Thổ lại cản Thủy”. Hai câu cuối cùng là “Thiên triều thịnh thế tại nhân gian, Trung Hoa hồi quy Trung Nguyên Thổ”. Đây chính là nội dung chủ yếu phương pháp lịch sử Thiên thời Ngũ hành của tôi.
(còn tiếp)
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/node/67185
Ngày đăng: 16-10-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.