Thần Châu sử cương (3): Văn tự Thần truyền ẩn tàng huyền cơ
[ChanhKien.org]
5000 năm trước, thuở ban sơ của văn minh Trung Hoa đã phát sinh một trận chiến mang tính quyết định, đó là trận “Hoàng Đế chinh phạt Xi Vưu”. Sách “Quốc ngữ – Sở ngữ” ghi chép: “Cửu Lê loạn đức, Dân Thần hỗn tạp, bất khả phương vật”. Cửu Lê là chỉ tộc Cửu Lê do Xi Vưu làm thủ lĩnh, đoạn ghi chép trên đại ý là, Xi Vưu bởi vì “loạn đức” nên dẫn tới xã hội xuất hiện hậu quả nghiêm trọng khó có thể xử lý. Từ mấu chốt ở đây là “loạn đức”, vậy thế nào là loạn đức? Sự việc này có nghiêm trọng không? “Đức” chỉ điều gì?
Để trả lời vấn đề này, chúng ta phân tích từ chữ 德 (đức)! Chữ 德 thuộc bộ ㄔ (xích), chữ ㄔ trong văn tự nguyên thủy là ba nét phết lần lượt là đùi, bắp chân, bàn chân, tạo nên hình tượng về một cái chân hoàn chỉnh của con người, tượng chưng cho bước đi và hành vi của con người, cho nên những chữ thuộc bộ xích như 征 (chinh)、往 (vãng)、從 (tòng)、循 (tuân) đều có liên quan đến bước đi và hành vi, phần nửa bên trái của chữ Hán tượng trưng cho không gian hữu hình. Phần bên phải của chữ 德 (đức) là “十目一心” (lần lượt là các chữ: Thập, Mục, Nhất, Tâm) thể hiện ra cảnh tượng giống như không gian vô hình. Chúng ta không khó để phát hiện ra chữ 一 (nhất) nằm ở giữa, cắt ra hai nửa “十目” ở trên và “心” ở dưới, “một nét gạch” nhìn tưởng như đơn giản này nhưng nếu xét kỹ thì lại có thể phát hiện ra thâm ý muôn vạn!
Chữ đầu tiên mở đầu cho cuốn “Thuyết văn giải tự” là chữ 一 (nhất), trong vũ trụ quan của người Trung Quốc, chữ này bao hàm ý nghĩa nguyên thủy là “Duy sơ thái cực, Đạo lập ư nhất, tạo phân thiên địa, hóa thành vạn vật”. Cho nên từ Vô cực nguyên thủy đối ứng, chữ 一 này vạch ra một nét như là khai thiên tịch địa, lập tức hiển Thái cực, sinh âm dương, phân thiên địa, hóa vạn vật. Nửa bên phải của chữ 德 hẳn là đang thuyết giải tỉ mỉ về thiên thể, đầu tiên “十目” (thập, mục) ở trên chữ 一 là chỉ Thiên thượng, “心” (tâm) ở dưới ý chỉ về nhân tâm trên mặt đất, mà nhân tâm là thứ mà mắt thịt nhìn không thấy, hiển nhiên là chỉ đến mắt của chư Thần mới có thể thấy. Tiếp đến, hàm ý nguyên thủy của chữ 十 (thập) là do nét hoành 一 phân Đông Tây và nét cổn │ phân Nam Bắc, bốn mặt tám phương cộng thêm trên dưới lập thể, “Khái niệm thế giới mười phương” hoàn chỉnh đã được thể hiện ra bởi hai nét vạch ngang dọc đơn giản này. Cho nên chữ 十 có ý nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh, toàn phương vị, 十 đại biểu cho con số viên mãn hoàn hình, chung ta thường nói “thập toàn thập mỹ” là xuất phát từ ý nghĩa này. Tìm về căn nguyên của chữ viết, chúng ta không khó để biết được lý do của nó, càng có thể biết được lý do vì sao như thế. Vì thế con mắt mười phương “十目” là con mắt của toàn thể chúng Thần, chính là “Trời” đang nhìn, đây chẳng phải khái niệm về “Trời” của người Trung quốc sao! Quả là một cảnh tượng tráng quan to lớn: Chúng Thần đang quan sát nhân tâm.
Cho nên ý nghĩa của 德 (đức) là: những hành vi khi mà tâm niệm của con người phù hợp với “ý chỉ của Thần”, tuân theo “đặc tính của Đạo” thì gọi là “Đức”. Thể hiện trong thế gian chính là những hành vi mang phẩm tính chân thành và lương thiện của con người, những hành vi như vậy sẽ tích đức cho bản thân, tương lai sẽ thể hiện ra bằng phúc báo, như là làm quan, phát tài, trường thọ v.v. Cho nên “Đức” cũng hàm ý chỉ đến phúc phận mà Thiên thượng ban cho con người, trong ngôn ngữ của chúng ta còn có cách nói “tích đức”, “khuyết đức”, tích đức tương lai sẽ có phúc báo, tổn đức là mang phúc báo đưa cho người khác, tự mình gặp tai ương. Người mà tích nhiều “Đức” thì gọi là kẻ sĩ đại đức, hoặc xưng là gì gì đó cao đức, gì gì đó đại đức, người có “Đức” to lớn thì tự nhiên danh vọng lớn được mọi người tôn kính. Những điều này tận đến hiện nay vẫn tồn tại trong ngôn ngữ của chúng ta, tồn tại trong cuộc sồng thường ngày của chúng ta.
Một chữ 德 (đức) mà đã bao gồm cả nội hàm từ hành vi lương thiện hữu hình đến tấm lòng chân thành, đến cả nhân gian do tầng diện tinh thần vô hình cấu thành, rồi được thêm hình mà trở nên càng thần bí, cho đến thế giới được thêm vào hình mà thêm thần bí, sinh mệnh cao tầng, âm dương tung hoành xuyên qua nhiều tầng không gian phức tạp; khi được sử dụng đồng thời tổ hợp của năm loại nội hàm thâm sâu phức tạp, loại văn tự này theo đó đã có nội hàm tinh thâm đến nhường nào. Về mặt khái niệm, rất nhiển nhiên đây không phải là do con người tạo ra, cho dù do con người tạo ra thì cũng không phải là do một con người bình thường mà làm ra được, nếu không có cảnh giới tư duy đến mức này thì cho dù là một vạn khoa học gia hiện đại nghiên cứu phát triển trong một trăm năm nữa cũng không thể tạo ra được. Loại văn tự mang trong nó đầy đủ khả năng giải thích về Trung Quốc như bói chữ, bốc quẻ, đã trải qua quá trình diễn tiến lịch sử đến nay, trải qua quá trình lịch sử trăm ngàn năm mà vẫn chưa hề bị diệt vong bởi bụi trần của năm tháng. Cho đến ngày nay chúng ta vẫn không thể phủ nhận những thông tin thần kì và năng lực tiên tri vượt qua thời không nội hàm trong văn tự Trung Quốc.
Cho nên, việc Thương Hiệt tạo chữ có thể không hẳn là truyền thuyết, sự việc rất có thể không hề đơn giản, Thương Hiệt được miêu tả có bốn con mắt, phải chăng là mang theo công năng đặc đị, ông đã nhìn thấy văn tự của Thần ở Thiên thượng, sau đó đã mô phỏng theo để tạo chữ ở nhân gian, con người sau đó theo lẽ tự nhiên sẽ nói là Thương Hiệt tạo chữ. Đương nhiên, việc ngay trong phút chốc đã xuất hiện những văn tự hoàn chỉnh không phải làm ở trong không gian của nhân loại, nên nội hàm sẽ mang theo rất nhiều đặc tính thần kỳ. Cho nên theo truyền thuyết, sau khi Thương Hiệt tạo chữ thì “Trời đổ mưa hạt kê, quỷ khóc cả đêm”, đây chẳng phải là miêu tả rằng Thương Hiệt thuận theo Thượng thiên tạo ra loại văn tự mang theo Thần tính, mở màn cho văn hóa Thần truyền, Thần giáng “Đức” cho con người, Trời ban cho những tốp con dân của Thần sinh sống trên mảnh đất của Thần loại chữ Thần truyền để khai sang văn hóa Thần truyền, địa phương này đương nhiên được gọi là “Thần Châu”. Chúng quỷ khi đó nhìn thấy loại văn tự thần thánh này đương nhiên sẽ gào khóc đêm ngày, bởi vì họ biết rằng thời kỳ lịch sử sau đó sẽ không có cơ hội chuyển thế thành người, đây là nguyên nhân duy nhất khiến quỷ phải khóc.
Chúng ta đều biết, nhưng vì sao lại nói không rõ? Không phải là không rõ, mà là chúng ta không tin, không tin cái gì? Mấu chốt ở đây là trong nhận thức của chúng ta đã dần dần qua phai mờ, mất đi và lãng quên khái niệm về “Thần”.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/74797
Ngày đăng: 27-04-2025
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.