Thần Châu sử cương: Phương pháp Thiên thời Ngũ hành (5)
Tác giả: Tiểu Nham
[Chanhkien.org]
4. Thuyết minh và phát hiện về phương pháp Thiên thời Ngũ hành
Về việc dùng Ngũ hành để giải thích thay đổi các triều đại trong lịch sử Trung Quốc thì thực ra có rất nhiều phiên bản. Tuy nhiên loạt bài này lại khác với những phiên bản ấy.
Thứ nhất, loạt bài này không gọi là “Vương triều ngũ đức biểu”, mà gọi là “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”. Vì sao? Mọi người nghĩ xem, có thể gọi bạo Tần, Tùy Dương Đế và “Nguyên Mông” là đức được không? Đây đều là những vương triều vì bạo ngược mà đoản mệnh. Ngoài ra có thể coi Trung Cộng sát hại 80 triệu người Trung Quốc vô tội là có đức được không?! Kỳ thực gọi nó là vô đức, khuyết đức, thất đức thì đúng hơn.
Thứ hai, chúng ta biết rằng người Trung Quốc giảng “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa”. “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa” thực tế là phân chia theo 3 tầng thứ, đại biểu lực lượng của 3 tầng cấp và nhân quả. Chúng ta có thể tưởng tượng thế này: “Thiên thời” đại biểu bởi hàng trăm, “Địa lợi” đại biểu bởi hàng chục, “nhân hòa” đại biểu bởi hàng đơn vị. “Thiên thời” bất khả nghịch, con người chỉ có thể lựa chọn thuận theo hay không, do vậy “Thiên thời” không có nhân tố con người. Cũng là nói “Thiên thời” đại biểu ý chí của Thần, tức thiên tượng. Do đó gọi là “thuận Thiên thời”. Vậy còn “Địa lợi” thì sao? “Địa lợi” cũng là không phụ thuộc con người, nhưng con người có thể lựa chọn. Trong “Địa lợi” là có chút nhân tố con người, vì con người có thể chuyển chỗ mà! Do đó gọi là “cư Địa lợi”. Ví dụ vào thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử, Lưu Bị không ngừng dời chỗ, cuối cùng đến Tứ Xuyên, mới không chuyển nữa, cư trụ tại đó. Vậy còn “nhân hòa” thì sao? “Nhân hòa” là con người đã có thể lựa chọn rồi, do đó hoàn toàn là nhân tố người, nhân tố mà con người có thể khống chế, tính toán, không còn nhiều nhân tố của Thần nữa, nhưng không phải là hoàn toàn không có. Một số nhân tố như tính tình, đặc tính, thậm chí mệnh lý “bát tự” của chúng ta đều là nhân tố tiên thiên, tức điều mà con người không thể cải biến. Tuy nhiên người ta từ đó có thể tìm thấy một số tín tức, nên rất nhiều người có thể bói mệnh. Nhưng “nhân hòa” là chỉ nhân tố hậu thiên của con người, chính là điều con người có thể tự mình lựa chọn và cải biến. Thực ra nếu đứng tại tầng thứ cao, người ta sẽ thấy con người không có nhiều đất trống để lựa chọn; lựa chọn của con người có thể chính là tạo nghiệp, khiến phải chịu khổ nhiều hơn trong cuộc đời. Người ta thường nói: “Thiên thời không bằng Địa lợi, Địa lợi không bằng nhân hòa”. Thực ra có phải vậy không? Người Trung Quốc chẳng phải giảng “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên” hay sao! Con người thực ra rất đáng thương. Lấy ví dụ, vào thời Tam Quốc, Tào Tháo khống chế Thiên Tử để ra lệnh chư hầu, đó là “thuận Thiên thời”. Tôn Quyền ba đời trấn thủ Giang Đông, đó là “cư Địa lợi”. Còn Lưu Bị chỉ “thủ nhân hòa” thôi, giương cờ hiệu Hán thất chính thống. Kết quả là gì? “Thuận Thiên thời” thắng rồi, “thủ nhân hòa” diệt vong đầu tiên, sau đó Giang Đông “cư Địa lợi” mới diệt vong, diệt vong sau đó 18 năm. Ví dụ này đã thuyết minh rất rõ vấn đề, chính là lực lượng của “Thiên thời” lớn hơn “Địa lợi”, “Địa lợi” lớn hơn “nhân hòa”. Đây chính là thể hiện ý chí của Thần, ý chí của Trời lớn hơn ý chí của người, chẳng thế nhiều người thường cảm khái: “Trời không thuận theo người”. Kỳ thực Trời vì sao không nghe người mà chính người phải nghe Thần? Bởi vì quy tắc chơi là do Thần định, con người tất phải thuận theo Thiên ý thì mới có thể thành công.
Mục đích tôi nói về “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa” là để phân biệt “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành” với “Vương triều ngũ đức biểu”. “Vương triều ngũ đức biểu” chủ yếu là tiến hành phối trí Ngũ hành theo phương vị “Địa lợi”, ngoại trừ một số thiên tượng Ngũ hành rất minh hiển, ví dụ Nguyên, Minh, Thanh. Tuy nhiên người không tu luyện làm sao hiểu được ý nguyện của Thần? Làm sao biết được ý nghĩa của “Thiên thời”? Họ dường như đã bỏ quên mất “Thiên thời”, chỉ nói về “Địa lợi” mà thôi. Những người này nhiều lúc còn bất đắc dĩ lấy “nhân hòa” để hoạch phân Ngũ hành. Ví dụ, nước Tần rốt cuộc là thuộc Thủy hay thuộc Kim? Rất nhiều người mơ hồ. Chúng ta biết rằng theo “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”, Tần lẽ ra phải thuộc Kim. Theo phương vị Ngũ hành lấy “Địa lợi”, Tần tại Tây phương, thuộc Kim. Tuy nhiên theo Ngũ hành lấy “nhân hòa” thì người Tần tôn sùng màu đen, thích mặc đồ đen. Màu đen theo Ngũ hành là thuộc Thủy, vậy xử lý thế nào đây? Rốt cuộc là Kim hay là Thủy? Không có cách nào chọn, bởi vì tín tức đã bị lẫn lộn rồi. Đây chính là nguyên nhân “Vương triều ngũ đức biểu” có rất nhiều phiên bản. Vậy Tần rốt cuộc là Thủy hay là Kim? Rất nhiều người vẫn coi Tần là Thủy, Tần thích đen mà! Thực ra sau khi phân biệt được “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa”, thì đáp án là rất rõ ràng. Không thể đem điều con người thích để phân đoạn lịch sử theo Ngũ hành được, sẽ bị sai ngay. Tiếp đến lại nói, nếu Tần tìm chưa đúng, thì Tây Hán cũng tìm chưa đúng. Tây Hán là đức Hỏa mà! Nếu như nói Tần là Thủy, thì lẽ ra Thủy phải khắc Hỏa! Làm sao Tần lại vong được? Do đó lại xuất hiện cách nói Tây Hán là Thổ, Thổ khắc Thủy mà! Người ta đều bị loạn hết rồi!
Tiếp theo, về vấn đề thời gian, làm sao để dùng phương vị “Địa lợi” đây? Tôi nói rằng trong một giai đoạn lịch sử, bất kể có bao nhiêu chính quyền thì đều luân chuyển tới “Địa lợi” hoạch phân theo Ngũ hành, tức từ hàng trăm {Thiên thời} đến hàng chục {Địa lợi}. Chúng ta có thể lấy mấy ví dụ, chẳng hạn Xuân Thu ngũ bá. Chúng ta biết rằng Thiên thời của Xuân Thu là thuộc Mộc trong Ngũ hành, Mộc chủ sinh phát, Mộc tại Đông phương, sinh phát ở đây cũng có nghĩa là khởi đầu. Như vậy Xuân Thu ngũ bá do ai khởi đầu? Tất nhiên Tề Hoàn Công có điều kiện phù hợp nhất. Tề tại Đông phương, thuộc Mộc, đây là nói về tầng diện hoạch phân Ngũ hành theo “Địa lợi”.
Trong đó có một hiện tượng mà một số người chưa minh bạch, đó là Ngũ hành của Xuân Thu ngũ bá xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ. Sau Đông Mộc Tề Hoàn Công là đến Bắc Thủy Tấn Văn Công, sau đó là Tây Kim Tần, tiếp đến là Trung ương Thổ Tống Tương Công, cuối cùng là Nam phương Hỏa Sở. Điều có ý nghĩa nhất chính là thời sau Xuân Thu ngũ bá còn có thêm hai tiểu bá là Ngô, Việt. Như vậy Ngũ hành không biểu đạt đủ, chẳng lẽ phải thêm vào, thêm thế nào đây? Thêm vào Hậu thiên Bát quái phương vị. Nếu vẫn cứ xoay chuyển ngược chiều kim đồng hồ, thì sau Hỏa là đến gì? Sau Ly Hỏa là Tốn Phong, phương vị của Tốn là tại Đông Nam, do đó Ngô Việt ở Đông Nam làm Tốn. Ở đây còn có mấy chỗ khó hiểu. Tuy nhiên tôi phát hiện Hậu thiên Bát quái phương vị so với “Địa lợi” phương vị thì hoạch phân tỉ mỉ hơn; Ngũ hành là bốn mặt năm phía, còn Bát quái phương vị là chia tám.
Lại như, “Thiên thời” của Chiến Quốc là thuộc Kim theo Ngũ hành. Kim chủ thu lại, thu lại chính là đoạn kết, có ý kết thúc. Như vậy ai tới kết thúc thời Chiến Quốc đây? Tần thuộc Kim, ở tại Tây phương, do đó Tần thống nhất lục quốc, ấy là bởi vì Tần “thuận Thiên thời”. Đây chính là tác dụng của “Địa lợi” Ngũ hành, “cư Địa lợi” mà “thuận Thiên thời”.
Ngoài ra, chúng ta biết rằng Tư Mã Tây Tấn là thuộc Thủy, lại ở phương Bắc, nên “Địa lợi” cũng thuộc Thủy; đây chính là “cư Địa lợi” mà “thuận Thiên thời”, do đó tam quốc quy Tấn. Thục Hán mong kế thừa Hán Hỏa, kết quả bị Tư Mã Thủy tiêu diệt. Ngoài ra, Đông Ngô thuộc Mộc, Lưu Bị thuộc Hỏa, ấy là nguồn gốc của liên minh Tôn-Lưu, Mộc-Hỏa tương sinh. Đây đều là có quan hệ với “Địa lợi” Ngũ hành, tuy nhiên so với “Thiên thời” thì chẳng qua cũng là ở một tiểu tầng thứ mà thôi, “Địa lợi” phải phù hợp với “Thiên thời”.
Còn có một ví dụ nữa về phương vị. Chúng ta biết rằng “Thiên thời” Ngũ hành của “Mãn Thanh” là thuộc Thủy, khắc Thủy ắt là Thổ. Có thể thấy trong tên của Hồng Tú Toàn có chứa Thủy {chữ “Hồng” (洪) với bộ Thủy} (đây là tầng ý thứ ba của “nhân hòa”), từ Kim Điền khởi nghĩa, sau đó đi tới Thổ vị, như Khai Phong tại Trung Nguyên chẳng hạn. Tuy nhiên Hồng Tú Toàn lấn tới Nam Kinh là không dám lên nữa. Nam Hỏa làm sao khắc Bắc Thủy được? Giờ lại xem mấy người bên quân Thanh. Tương quân của Tăng Quốc Phiên, Hoài quân của Lý Hồng Chương, trấn giữ hai sông lớn, đều là Thủy cả, Hồng Tú Toàn có thể không diệt vong? Ngoài ra xét về “nhân hòa”, Thái Bình Thiên Quốc có Thạch Đạt Khai thuộc Thổ, vậy mà cũng bị Hồng Tú Toàn bóp chết {bởi vì “Thiên thời” là Thủy}. Thạch Đạt Khai lại đi về Tây, Tây Kim sinh Bắc Thủy, kết quả chết bên bờ nước tại Đại Độ hà.
Giờ lại nói về Nhật Bản và Sa Nga, hai quốc gia tạo thành quốc sỉ cho vương triều nhà Thanh. Thanh thuộc Thủy, Nhật Bản thuộc Mộc. Thủy dưỡng Mộc, do đó chiến tranh Giáp Ngọ đã cấp cho Nhật Bản mấy trăm triệu lạng bạc, để Nhật Bản béo phì. Tuy nhiên Nhật Bản Phù Tang Mộc lại sợ nhất Tây phương Kim. Ai là Tây phương Kim? Tất nhiên là Mỹ và Châu Âu! Do đó trong đại chiến thế giới thứ II, Nhật Bản bị Mỹ đánh bại. Lại nói về Sa Nga. Mãn Thanh là thuộc Thủy, Sa Nga so với Mãn Thanh còn ở phía Bắc hơn, do đó Mãn Thanh tại phương Nam, nên tất nhiên không đắc “Địa lợi”, giữ không nổi địa bàn, kết quả Hắc Long Giang rơi cả vào tay phương Bắc.
Chúng ta lại nói về Trung Cộng. “Thiên thời” Ngũ hành của Trung Cộng cũng thuộc Thủy. Do đó Trung Cộng không thành công tại phương Nam, khởi nghĩa Nam Xương, khởi nghĩa Quảng Châu đều không thành. Giang Tây thì bị quân Quốc Dân bao vây nhiều lần. Do đó nó phải lên phương Bắc để tìm Thủy, chứ không phải lên Bắc kháng Nhật. Thủy sinh Mộc, Trung Cộng làm sao kháng Nhật được? Tìm Thủy mới đúng. Thủy nằm tại đâu? Tại nước Nga. Chúng ta biết rằng nước Nga là Thủy, do đó Trung Cộng phải nương nhờ Stalin. Hơn nữa Trung Cộng phát tích tại phương Bắc, Thiểm Bắc hoặc Đông Bắc. Tuy nhiên hiện tại là miền Nam mở cửa, miền Bắc bảo thủ. Có người nói: ngày mà người miền Bắc thức tỉnh, thì cũng là lúc Trung Cộng diệt vong.
Lại nói Trung Cộng vì sao không so đo mà trợ giúp cha con Kim Nhật Thành. Bởi vì từ phương vị mà giảng, Triều Tiên là cửa ngõ phía Bắc Trung Quốc; ngoài ra, cha con họ Kim là Kim sinh Thủy, khi cần thì tiểu vô lại trợ giúp đại lưu manh.
Trên đây đều là chúng ta nói về một số bổ sung của “Địa lợi” Ngũ hành cho “Thiên thời” Ngũ hành, tuy nhiên “Địa lợi” Ngũ hành tất phải phục tùng “Thiên thời” Ngũ hành. Trước đây, “Vương triều ngũ đức biểu” đem “Thiên thời, Địa lợi, nhân hòa” hỗn hợp làm một. Tuy nhiên, “nhân hòa” Ngũ hành thì chúng ta không giảng nữa, vì nếu giảng thì thành ra bói mệnh, không còn nhiều tín tức của Thần Phật nữa. Cần phải nói thêm, đó là cho dù là danh tính của người hay là danh xưng của triều đại thì cũng đều mang theo tín tức thiên tượng. Hoàng Thái Cực cải quốc hiệu thành “Đại Thanh” chỉ có thể nói là thuận theo Thiên ý, chứ không phải việc con người làm.
Sau đây tôi lại nói về một số phát hiện khác trong “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành”. “Phương pháp Thiên thời Ngũ hành” là đi theo hoạch phân của giai đoạn lịch sử, như “Thiên thời” Ngũ hành của lưỡng Tấn Nam Bắc triều thuộc Thủy, Tùy Đường thuộc Thổ, Ngũ Đại thuộc Kim. Trước đây chúng ta còn nói Xuân Thu thuộc Mộc, Chiến Quốc thuộc Kim, mà không cuộc hạn trong một nước nào. Tuy nhiên nếu nói tường tận hơn, thì chúng ta sẽ phát hiện thấy phương thức thuận theo “sinh” và “khắc” là bất động. Ví như lưỡng Tấn thuộc Thủy, thuận tới Nam Bắc triều thuộc Mộc. Bất kể là Tống, Tề, Lương, Trần của Nam triều thì cũng đều thuộc Mộc; còn có Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy của Bắc triều cũng thuộc Mộc. Mộc sinh Hỏa, do đó Đại Tùy thuộc Hỏa (Tùy Dương Đế càng rõ hơn nữa), sau đó sinh Đường Thổ, Lý Uyên và Dương Quảng là anh em họ mà! Nhất định là quan hệ tương sinh. Trước đây chúng ta đã nói về Đường Thổ sinh Chu Ôn Kim, tới Sài Vinh Thủy, rồi lại tới Đại Tống Mộc, đây là nói kỹ. Nếu như nói qua, thì Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều là trực tiếp Tống Mộc khắc Đường Thổ. Trên thực tế, rất nhiều chính sách triều Tống đều là lấy Đường vong làm mục tiêu. Nhà Đường mất vì Tiết độ sứ có quyền lực quá lớn, mất vì nữ nhân hoặc nương gia nhân {người nhà mẹ đẻ} tham chính (ví như Võ Tắc Thiên, Dương Ngọc Hoàn và Dương Quốc Trung), đều là nội loạn, gồm cả Hoàng Sào. Bởi vì triều Đường lớn mạnh không hề có ngoại địch (tất nhiên người Hồi là một ngoại lệ, còn có nhân tố thiên tượng). Triều Tống lấy sử như tấm kính, trọng văn khinh võ, có nhiều quan giỏi. Kết quả không có nội loạn, Hoàng Hậu hiền lành, cũng không có chuyên quyền của hoạn quan, tuy nhiên tướng soái vô năng, ngoại họa bất đoạn, cuối cùng mất vào tay cường địch. Con người nghĩ lấy sử như tấm kính, tưởng rằng có thể thống trị mấy trăm năm, tuy nhiên Thần lại không nghĩ như vậy, không an bài như vậy.
Một phát hiện trọng yếu khác, đó là thăm dò ý chí của Thần, tức ý nghĩa tầng diện Ngũ hành trong thiên tượng. Mộc đại biểu sinh phát, đại biểu khai thủy, nhưng khai thủy là tư tưởng đi trước, tức khai thủy tư tưởng. Đây chính là hiện tượng “khởi điểm đã là đỉnh điểm”. Kim đại biểu chiến loạn, đại biểu đao binh, đại biểu tư bản, cũng đại biểu Pháp gia {cai trị bằng pháp luật} và duy vật, đại biểu thu lại và kết thúc. Do đó khi thế giới đi đến chủ nghĩa tư bản và Trung Quốc đi tới kinh tế thị trường, tiến nhập vào thời đại duy vật và khoa học thực chứng, thì thuyết minh rằng một giai đoạn lịch sử lớn là sắp đến hồi kết. Vậy còn ba hành còn lại, Thủy, Hỏa, Thổ thì sao? Thủy đại biểu tư tưởng Đạo gia, bề mặt là giảng tiêu dao cá nhân; Hỏa đại biểu tư tưởng Nho gia, bề mặt là giảng trách nhiệm xã hội; Thổ đại biểu tư tưởng Phật gia, vừa đoan chính vừa lễ nghi. Chúng ta biết rằng Trung Cộng là Thủy, không hề có tâm trách nhiệm, đây là điểm mà Trung Cộng kế thừa. Do đó nếu muốn Trung Cộng có trách nhiệm với đại hội khí hậu toàn cầu chẳng hạn, hoặc có trách nhiệm với người khác, thì hoàn toàn không thể.
Phát hiện lớn nhất của bài viết này, đó là khi tôi đứng tại góc độ người quản lý hạng mục, thì phát hiện thấy Thần cũng không phải muốn làm gì thì làm, mà Thần làm gì thì cũng đều thuận theo Thiên ý, ứng theo thiên tượng. Ví dụ Thần phải an bài tam gia Nho, Thích, Đạo xác lập tại xã hội Trung Quốc vào các thời điểm tương ứng, thì cũng không phải nhất thời cao hứng mà làm. Ví dụ tại Tây Hán với đức Hỏa xác lập tư tưởng Nho gia, tại lưỡng Tấn với đức Thủy xác lập triết học Hoàng Lão, tại Tùy Đường với đức Thổ xác lập tư tưởng Phật gia. Điều này cho thấy Thần cũng phải tuân thủ “Thiên thời”, huống là người?!
Có thể có người cảm thấy quan điểm của bài viết này là rất mới mẻ, thậm chí khó mà tin được. Có người cũng có thể nói ông chỉ nói rõ những gì giải thích được thôi, còn những gì giải thích không được thì không nói. Thực ra các hiện tượng mà khoa học thực chứng và thuyết tiến hóa không giải thích được là rất nhiều, nhưng người ta vẫn mặc nhiên tiếp thụ đấy thôi! Ví dụ hóa thạch bọ ba thùy mấy trăm triệu năm trước mà có dấu chân đạp lên, hay quả cầu sắt nhân tạo 2,8 tỷ năm tuổi phát hiện tại Nam Phi, rồi thì ắc-quy điện từ thời Babylon cổ đại, còn có thí nghiệm của Cleve Backster người Mỹ phát hiện thực vật cũng có trí tuệ và cảm tình, rồi thí nghiệm về tinh thể nước của Tiến sĩ Emoto người Nhật, v.v. Khoa học thực chứng đâu phải cái gì cũng có thể giải thích, cái gì cũng dám thừa nhận?
(Hết)
Dịch từ:
http://big5.zhengjian.org/node/67186
Ngày đăng: 17-10-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.