Thần Châu sử cương (5): “Truyền thuyết” có xác thực là truyền thuyết – Tai miệng truyền đời



[ChanhKien.org]

Nếu chúng ta nhìn lại và suy xét từ góc độ “Đạo tự thông thiên, văn tự truyền thần” thì hiện tượng có sử mà không được ghi chép trong hơn 2000 năm của nửa đầu lịch sử Trung Quốc cũng không có gì cảm thấy kỳ quái. Nếu văn tự là do Thần truyền, từ khi bắt đầu đã giống như một đứa trẻ đã có đủ ngũ tạng, sau đó chỉ là quá trình trưởng thành. Nếu văn tự là do Thần truyền, thì chính bản thân văn tự đã mang đầy lực lượng thần kỳ và tín tức của Thần, đương nhiên văn tự cũng là dùng để thông thần, ghi chép về Thần, ghi chép những chỉ thị của Thần và hết thảy những tin tức về Thần, sau đó vì sợ rằng con cháu đời sau quên mất những sự việc quan trọng nhất này của đời người nên họ đã khắc lên mai rùa, khắc lên xương thú và đúc những đỉnh đồng, hy vọng rằng những điều đó có thể truyền lại đời đời. Đây là quá trình diễn tiến tự nhiên cực kỳ đơn giản, nhưng những con cháu chúng ta hôm nay và đời sau lại rất khó lý giải được, điều này xác thực cũng hiển thị ra tư duy ngày càng phức tạp của chúng ta, đã trở nên ngày càng hình tượng rồi. Đã ngày càng rời xa “Đạo” rồi, điều này biểu tượng cho việc chúng ta ngày càng trở nên không tín Thần rồi …

Văn tự dùng để ghi chép về Thần, đầu tiên là thể hiện việc thời đó Đạo truyền khắp thiên hạ, con người tuân theo thiên lý mà hành, thế gian con người không có gì gọi là đại sự. Thứ hai, đối với những tổ tiên tôn kính Thần của chúng ta mà nói, từ quan niệm tôn kính Thần của họ đương nhiên cho rằng, những chuyện “nhân sự” này toàn toàn không xứng dùng những văn tự thần thánh vô cùng, mang theo tín tức của Thần để ghi chép, nhưng dùng hình thức tai miệng truyền đời thì có thể, như vậy rất tự nhiên sẽ dùng hình thức “truyền thuyết” để truyền lại. Điều này không phải là giải thích hợp lý cho việc: những truyền thuyết mà con cháu đời sau, người hiện đại cho rằng là truyền thuyết, thực ra xác thực là “truyền thuyết”, cho nên đương nhiên là “có sử mà không được ghi chép”.

(Chú thích: Trong văn tự có tin tức của Thần, quan niệm này trong lịch sử vẫn luôn được bảo tồn đến cận đại, trong dân gian có lập nên những “Kính Tự đình”, những văn tự hễ được viết lên giấy, thì không thể tùy ý vứt đi, những sách và giấy viết chữ nếu không dùng đến sẽ được đưa đến Kính Tự đình để đốt đi, ở Đài Loan vẫn còn những di tích mà con người hiện đại gọi là “phong tục dân gian” này.)

Khổng Tử có những ghi chép lại trong “Kinh Dịch – Hệ Từ” để hình dung về xã hội đương thời như sau “Thùy y thường nhi thiên hạ trị” (tức là: rủ tay buống áo mà thiên hạ yên lành), quả là xã hội thái bình, từ thời Hoàng Đế đến Hạ Kiệt (nhà Hạ) là quãng thời gian hơn 10 thế kỷ, cộng với gần 6 thế kỷ của nhà Ân Thương, tổng cộng là 2000 năm, xã hội Trung Quốc không có gì đáng nói, không đủ cho một số báo đăng của ngày nay. Nếu xã hội hiện đại có thể một ngày không cho ra một số báo nào thì có thể nói ngày hôm đó đích thực là thái bình thịnh thế.

Có lẽ có thể ví lịch sử Trung Hoa 5000 năm với một đời của con người, vậy thì xã hội Trung Quốc thời cổ đại ứng với thiếu niên của đời người, được cha mẹ (Thần) bảo hộ mà trưởng thành qua hỉ nộ ai lạc thuần chân. Nếu đơn giản dùng “nguyên thủy thô sơ” để nhận định cho xã hội đương thời, thì tư duy đó có thể sẽ là vô cùng sai lệch và thiên cưỡng. Ngoài sự thần kỳ của văn tự, thì còn lý luận về kinh mạch và trung dược trong y học Trung Quốc, lý luận âm dương ngũ hành trong vật lý học, lịch pháp, xe cộ, phòng ốc, phục sức, binh khí, ruộng và giếng, chế độ quan lại, âm nhạc v.v. cũng đồng thời xuất hiện trong xã hội cổ đại Trung Quốc, thậm chí bao gồm cả Kinh Dịch mà con người hiện đại vẫn đang nghiên cứu, cũng là cầu nối giữa Thiên và nhân, là lý về sự thay đổi của vũ trụ, có năng lực dự đoán tương lai. Chúng ta thử suy xét cẩn thận lại xem đứa con hoang dại không có cha mẹ bảo vệ thì chúng có thể trưởng thành một cách tự nhiên để trở thành một người trưởng thành văn minh hay không? Nếu bỏ qua sự thực này, lịch sử Thần Châu chỉ có nửa đoạn sau, đó là một giai đoạn tìm kiếm trong hồng trần, gian khổ đắng cay, là quá trình tuế nguyệt trưởng thành pha trộn của phồn hoa và hỗn loạn.

Sự thuần chân đã mất đi thì không thể quay trở lại, quá trình đánh mất tự ngã kỳ thực sẽ càng trở nên hoang dại và tham lam, điều này đã triển hiện trong lịch sử, triển hiện ở trên thân những người hiện đại chúng ta.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/74797



Ngày đăng: 09-05-2025

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.