Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 3)
Tác giả: Hiểu Bình
[ChanhKien.org]
Nhận thức rõ tự ngã
Bộ phim “Kungfu Panda” mang đến cho tôi rất nhiều gợi mở, một số sinh mệnh hung ác bá đạo khổ luyện công phu, muốn tranh thiên hạ đệ nhất, mặc dù họ rất có tài năng trời phú nhưng đến kết cục cuối cùng đều là thất bại. Thực ra họ bị tự ngã và ma tính quá mạnh khống chế rồi, giống như đang tu theo ma đạo. Mà nhân vật chính trong phim có thể rất bình thường, chỉ là một thị dân nhỏ bé có vẻ ngoài xấu xí, béo mập, không có tài cán gì, nhưng tâm địa lương thiện, hết lòng vì người khác, cuối cùng lại được Thần chiếu cố. Có thể nói, thành công của họ chính là thành công của mọi người, mà thành công của người tu theo ma đạo lại là tai họa của người khác.
Tôi từng lâng lâng khi được người khác khen ngợi mình, hưởng thụ cảm giác được người khác ngưỡng mộ, lối suy nghĩ hư vinh loại này có vẻ giống như đi theo ma đạo, đứng trên cơ điểm là chứng thực bản thân, cho rằng mình giỏi hơn người khác. Sau khi thi trượt đại học, trong vài tháng liền, vì sợ gặp phải người quen biết, muốn mình phải có được chút ưu thế giữa đám đông, tôi đã đi thang bộ lên xuống mười mấy lầu. Tôi từng hâm mộ những người có tài ăn nói, liền chú ý cách diễn đạt, sau khi tài ăn nói tiến bộ còn rất đắc ý, lời nói ra đầy lý lẽ, không muốn chịu thiệt. Thanh tỉnh ra, khiến tôi không khỏi đau lòng cho tâm chứng thực bản thân của mình. Có một số người bị người khác nói là “hèn nhát” không biết nói chuyện, nhưng họ không vì nói những lời giả dối mà đắc một chút hư danh hoặc chiếm một chút tiện nghi trong lời nói, mà hư danh và tiện nghi có lẽ phải dùng đức để đổi lấy, tôi không khỏi hâm mộ những người như vậy.
Tôi cảm thấy, những ai hễ bị nói liền hùng hổ chính là cái tôi của họ quá mạnh, có thể bị người mắng mà không động tâm thì phải là cái tôi rất nhẹ. Việc bạn có để người khác nói hay không và nói tới mức độ nào, cũng là tiêu chí đánh giá cái tôi mạnh hay yếu. Người mà cái tôi rất nhẹ, bị người mắng đều không cảm thấy gì, tựa như không phải là đang mắng chửi họ. Đồng tu A bị người nhục mạ trước đám đông không hề động tâm, anh A từng nói đùa rằng sẽ khiến cho tôi và tự ngã “ly hôn”, như thế sẽ không bị các loại cảm thụ dẫn động. Anh A nói, chấp trước vào hình ảnh, thể diện cũng giống như “tạo ra” một cái “nhãn hiệu”. Bạn thử nghĩ xem, nếu đúng như vậy thì cái tôi này cũng không dễ chăm sóc.
Ngẫm nghĩ lại, rất nhiều chuyện đều không phải ngẫu nhiên. Năm ngoái, anh A đề nghị tôi cười nhạo bản thân (tự ngã), tôi còn không vui, thực ra là cái tôi đang bị động chạm đến; tiếp đó, người nhà có một lần nhắc nhở tôi đừng chứng thực bản thân; sau này anh A đọc một bài viết của tôi cảm thấy một trường u ám, lại khiến cho tôi rất buồn (tự ngã bị phủ định), tôi còn lấy bài viết vừa được đăng ra cho anh A xem, chứng thực bài viết không vấn đề gì (chứng thực bản thân), chuyện này khiến tôi đột nhiên phát giác rõ được tự ngã ở đằng sau, từ đó bắt đầu nỗ lực tu bỏ tự ngã. Mà trước kia tôi cảm thấy việc tu bỏ tự ngã cách bản thân mình quá xa. Cảm ơn sự an bài kỳ diệu của Sư phụ, chỉ đạo tôi nhìn nhận rõ, tu bỏ tự ngã, không nên chứng thực bản thân.
Có lúc tôi dương dương tự đắc việc tài viết lách của mình rất “tuyệt vời”, nhận thức “sâu sắc”….. những suy nghĩ đề cao bản thân đáng cười này là do tự ngã gây ra. Tôi thỉnh thoảng áp dụng lời khuyên của anh A, “cười nhạo” và “trách mắng” tự ngã: Bạn thật sự đáng cười, thật không biết trời cao đất dày là gì, diệt diệt diệt,v.v. Ngoài phương diện sắc tự mình đa tình ra, các phương diện khác cũng có: người khác vừa khen một câu, liền cảm thấy đối phương công nhận mình; người khác lịch sự quan tâm, liền cảm thấy hữu hảo với họ….. đâu cũng là tự mình đa tình, là bản thân đang thuyết phục chính mình là được người khác coi trọng, được người khác tán thưởng, quý mến, là người không thể thiếu,…. Tự ngã luôn cố gắng phóng đại giá trị bản thân, thật là đáng cười.
Loạt bài viết có tựa đề “Nhà khoa học vĩ đại qua lại giữa Thiên đường và địa ngục để hoàn thành ý chỉ của Thần” đăng trên “Báo nhân dân” có nhắc tới: “‘Ngã dục’ và ‘vật dục’ quả thực chiếm vị trí chủ đạo ở địa ngục. Trên thực tế, địa ngục chính là do hai thứ này cấu thành”. Tác giả Emanuel Swedenborg còn đại khái chỉ ra rằng, vị ngã chính là xuống địa ngục, vị tha chính là lên thiên đường, vị ngã bao gồm vì bản thân và vì người của bản thân mình. Bài viết này cho tôi một gậy cảnh tỉnh, khiến tôi nhìn thấy bản thân mình trước kia, nếu chiểu theo tiêu chuẩn của Thần là đang tiến về phía địa ngục. Đồng tu A chỉ ra, tôi học được nhiều điều trong người thường: Tham cầu cảm giác ưu việt, hâm mộ, đố kỵ, hận thù, xem trọng ai, coi thường ai,v.v. Tôi bị những tà thuyết này lấp đầy giống như đi học tại “trường học địa ngục”, những thứ này hoàn toàn ngược lại với Pháp lý của Đại Pháp.
Trong bài “Thế nào là tín ngưỡng”, Hồng Ngâm V, Sư phụ giảng:
“Chiểu theo lời của Thánh giả lương thiện như cừu non”.
Cừu non lương thiện làm sao, không bao giờ làm hại người, đây là tiêu chuẩn của thiện. Bây giờ nghĩ lại, tôi trước đây khinh thường những người được cho là “hèn nhát”, xem họ như những kẻ ngốc khờ khạo, nếu so sánh với một số người mạnh mẽ mà tôi ngưỡng mộ, thì họ tiếp cận gần hơn với cái thiện giống như cừu non. Tôi cảm thấy, chỉ hơi có chút xem thường người khác, chính là làm tổn thương người khác rồi, sau đó có lẽ sẽ từ trong ánh mắt, ngữ khí mà phát ra. Cao ngạo là rất bất thiện.
Học Pháp tốt
Đồng tu B lương thiện lại khiêm tốn, tôi thể hội được, đằng sau tự ngã có một số ma tính, như cuồng vọng, duy ngã độc tôn, tự cho mình là siêu phàm, ngang ngược, v.v. ở cùng người khác dễ nhìn từ trên cao xuống, muốn làm thầy người khác, lên mặt bắt nạt người, biểu hiện tại phương diện đối đãi với Sư phụ và Đại Pháp chính là tín Sư tín Pháp không đầy đủ; người coi tự ngã rất nhẹ, lúc ở cùng người khác có thể đặt bản thân ở vị trí thấp, khiêm tốn, tâm tính như vậy rất dễ nghe lời của Sư phụ, tín Sư tín Pháp 100%, không xem trọng nhận thức của bản thân. Do vậy, đặt bản thân ở vị trí thấp rất quan trọng.
Trong kinh văn “Tiến đến viên mãn” Sư phụ giảng:
“Khi chư vị đọc sách mà tư tưởng hỗn loạn, thì vô số những Phật Đạo Thần trong sách sẽ nhìn thấy những tư tưởng của chư vị thật đáng cười và cũng đáng thương, thấy nghiệp lực trong tư tưởng chư vị đang khống chế một cách [tà] ác chư vị, chư vị vẫn chấp mê bất ngộ. Còn có những nhân viên công tác đã không đọc sách học Pháp một thời gian dài; như thế hỏi có thể làm tốt công tác Đại Pháp không? Chư vị đã vô ý tạo thành rất nhiều những tổn thất rất khó vãn hồi. Giáo huấn lẽ ra phải làm chư vị thành thục hơn. Không thể để cựu thế lực tà ác dùi vào chỗ sơ hở của tư tưởng chư vị; cách duy nhất là tận dụng thời gian học Pháp”.
Không học Pháp cho tốt thì có lúc nhân tâm sẽ đem chuyện tốt biến thành chuyện xấu, ví dụ, vốn dĩ là làm việc tốt chứng thực Pháp, nhưng nhân tâm bị cựu thế lực an bài dẫn động mà tự mãn liền rớt xuống, cũng dễ làm ngược lại, thậm chí bị tâm sắc dục dẫn động can nhiễu đến đồng tu. Những câu chuyện truyền thống giảng rằng, các loại can nhiễu làm khơi dậy sắc tâm người tu luyện đều thuộc về trọng tội. Cổ ngữ nói: “Thà khuấy nước nghìn sông chứ không làm động tâm người tu đạo”. Mang theo tâm sắc dục, tâm tranh đấu, v.v., cũng bằng như quấy nhiễu người tu luyện, phá hoại môi trường thần thánh.
Khi học Pháp, các không gian đều đang khởi tác dụng, Sư phụ có thể gỡ xuống những đá hoa cương, núi băng này. Đại Pháp là ân điển lớn nhất của Sư phụ dành cho chúng đệ tử. Ly khai Pháp, chúng ta dùng tâm tính của sinh mệnh cựu vũ trụ có thể làm được gì? Không ít đồng tu từ trên đạo lý có thể minh bạch ra việc học Pháp rất quan trọng, nhưng khi làm việc thì lực bất tòng tâm, khổ vì không cách nào trường kỳ vững chắc. Tôi cảm thấy, có một số vật chất ma tính can nhiễu đến việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Trong khẩu quyết của bài công pháp số bốn có câu: “tâm thanh tựa ngọc”. Tôi thể hội được, ngọc là mát lạnh; mà nóng, gấp, kích động, rầm rầm rộ rộ v.v. đều mang theo ma tính, tâm phải tu được bình hòa, bình tĩnh, thanh mát, không, định, chính là tiến về thuần tịnh từ bi.
Khi làm việc thì tâm thái thuần tịnh, có thể nhạy bén cảm thụ được sự điểm hóa tỉ mỉ của Sư phụ, cùng trí huệ được ban cho, giữ tâm tính trong từng tư từng niệm, làm xong không hiển thị, quên đi “công lao”. Từng bước này đều làm tốt mới là chứng thực Pháp, điều này không tách khỏi việc học Pháp tốt, coi Đại Pháp thành ngọn đèn dẫn đường. Dựa vào nhiệt tình, hăng hái, thậm chí nóng vội thì không chứng thực Pháp nổi. Chúng ta vốn là sinh mệnh có mang theo các dạng ma tính của cựu vũ trụ, việc học Pháp mỗi ngày chính là đang được Đại Pháp tái tạo, trừ bỏ ma tính, mới làm tốt được việc cứu người. Cá nhân tôi lý giải, học Pháp tốt không chỉ bao gồm số lượng, còn nên giữ tâm thành kính mà tĩnh tâm học Pháp, còn phải luôn chiểu theo Pháp, ví dụ, Pháp lý bảo chúng ta rằng không được đố kỵ, mà chúng ta vẫn quản việc đố kỵ với người này người kia, trường kỳ như vậy, chẳng phải đang nhắm mắt làm ngơ đối với Pháp lý sao?
Trong bài “Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp”, Sư phụ có giảng:
“Có người trong lúc đọc «Chuyển Pháp Luân», thì tư tưởng không chuyên nhất, đang nghĩ điều khác, không thể tu luyện một cách chuyên chú. Như thế bằng như lãng phí thời gian, không chỉ là lãng phí thời gian, đáng lẽ là lúc nên phải đề cao, nhưng lại dùng tư tưởng để nghĩ những vấn đề và những việc không nên nghĩ, không chỉ là không đề cao, mà trái lại còn đang rớt xuống”.
Bài viết trên trang web Minh Huệ có tựa đề “Chép kinh sách nhưng không tôn kính, biết sai nhưng không sửa mang lại khổ nạn” có nhắc tới, có người nhận ủy thác của người khác chép kinh Phật, nhưng sau đó lại ở địa ngục chịu khổ, nguyên nhân là, người nhờ ông ấy chép kinh vốn hy vọng rằng dùng công đức này để chuyển sinh đến nơi tốt đẹp, nhưng người này lúc chép kinh thì suy nghĩ bậy bạ, thậm chí trong đầu toàn là suy nghĩ tà dâm, khiến người nhờ chép kinh không thể đắc được công đức mà lại chuyển sinh thành kẻ hung ác, đã đến âm phủ tố cáo.
Các nhân tâm bị cựu thế lực an bài có hệ thống, phải học Pháp tốt mới có thể phá trừ, nếu không rất có thể bạn đang thực hiện theo “kế hoạch” của cựu thế lực: Hoặc vì tâm sắc dục chưa bỏ can nhiễu đến đồng tu; hoặc vì tâm tranh đấu đã vô ý đẩy đồng tu ra, phá đám, khuấy động sự việc; hoặc mỗi quan mỗi nạn không trừ đi nhân tâm và nghiệp lực mà tích tụ thành đại nạn; hoặc dùng hạng mục để thỏa mãn sở thích của nhân tâm mà huênh hoang. Tôi cảm thấy, những thứ này đều là thủ đoạn tà ác do cựu thế lực an bài, chỉ có Đại Pháp mới có thể phá trừ. Từ trong Pháp tôi lý giải rằng, những niệm đầu, ngôn hành không phù hợp với Pháp được Thần ghi lại từng món, ví dụ, không để người khác nói, nhìn không ưa ai đó v.v.. Bài viết của đồng tu nhắc tới Thần hộ Pháp dựa vào những lỗi này mà trừ điểm.
Một số đồng tu tu luyện thường hằng rất lương thiện, khiêm tốn, phúc hậu, điềm đạm. Lời nói thốt ra hoa sen, không khoe khoang, không nghe ngóng, không chỉ trích người cũng rất ít khi khen ngợi người khác. Đồng tu B được người thường nói giống như bồ tát vậy (tường hòa và từ bi), đồng tu B mang đến cho người ta cảm giác lương thiện như cừu non vậy. Học Pháp được tốt, giải thể được tà ác, mới triển hiện được đại từ bi. Trong bài viết đồng tu B nói: “Đắc được trong tu luyện, không phải đắc được trong lúc phó xuất làm việc Đại Pháp, mà là trong quá trình phó xuất, lấy mong muốn mạnh mẽ của người tu luyện tại các hoàn cảnh xung đột và mâu thuẫn để cứu chúng sinh, cam tâm tình nguyện cải biến bên trong của bản thân, đắc được từ sự giải thoát và tịnh hóa từ trong ra ngoài đối với sinh mệnh này”.
Tôi phát hiện, đằng sau tâm làm việc nóng vội có rất nhiều nhân tâm: Thứ nhất, tâm phân biệt. Cảm thấy việc nào đó rất giá trị, vội vàng đi làm, không quan tâm đến điều khác nữa, đằng sau nó là vì cái lợi trước mắt, cướp công người khác, v.v. Thứ hai, không nghe lời Sư phụ mà càng tin tưởng vào cảm giác của bản thân. Biết rõ trước hết cần học Pháp cho tốt, nhưng luôn cảm giác dành nhiều thời gian làm việc sẽ càng nhanh hơn, đến cuối cùng thì thường là làm nhiều công ít. Giống như việc lái xe vì muốn nhanh mà lại vượt ẩu, có lẽ ngược lại sẽ gây ra tai nạn, tuân thủ luật giao thông mới là tốt nhất. Làm đệ tử, nghe lời Sư phụ mới có hiệu quả cao nhất, tính toán đi đường tắt ngược lại thành đường vòng. Thứ ba, tư duy vô thần luận mắt thấy mới tin, xem trọng không gian này mà xem nhẹ không gian khác. Cảm giác làm việc có thể nhìn thấy tiến triển, thành quả hơn so với việc học Pháp.
Tôi từng cảm thấy đã bỏ được chấp trước nào đó rồi, rất nhiều điểm hóa khiến tôi nhận thức được, đừng tin vào cảm giác, mà phải thành kính lắng nghe Sư phụ giảng. Ví dụ, tôi nhận thức rằng, đoạn dục rồi, lý đã ngộ rất thấu triệt rồi, đều không đồng nghĩa với việc tâm sắc bỏ được đã phù hợp với tiêu chuẩn, có lẽ vẫn còn kém lắm, lúc này có thể thông qua giấc mộng hoặc phương thức khác mà được điểm hóa, cần buông bỏ tâm cho mình là đúng để thành tâm đón nhận. Đặc biệt là người từng có tâm sắc dục rất nặng, cần triệt để thanh trừ vật chất bại hoại, đạt tới tiêu chuẩn, không được nghĩ là đương nhiên. Cá nhân tôi cảm thấy, biểu hiện của tâm sắc dục còn bao gồm thích khuôn mặt xinh đẹp, giọng nói dễ nghe, thái độ sắc mặt vui vẻ, thích đồ vật bắt mắt, một số người tâm sắc dục nặng thường nóng tính, không kiên nhẫn.
Ngày đăng: 23-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.