Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 4)
Tác giả: Hiểu Bình
[ChanhKien.org]
Cảnh giác với tâm ngạo mạn bành trướng
Một vị cao tăng từng nói, có một số việc Thượng thiên không để bạn làm thành, đó là đang bảo hộ bạn. Tôi rất tán thành, liền nói với bản thân, nếu có được những thứ mà trong mơ tôi vẫn ao ước, thì không biết tôi đã bành trướng thành ra dạng gì rồi. Tôi từng vô cùng hâm mộ người nào đó, cảm thấy nếu như tôi có được loại ưu thế đó của đối phương, sẽ có tư cách coi thường rất nhiều người mà tôi không ưa, mở mày mở mặt một phen, suy nghĩ này đáng sợ làm sao! Cảm ân thiên thượng không cấp ưu thế cho mình, nếu không dựa vào tâm tính của tôi, thì sẽ đi theo ma đạo.
“Những thứ tốt” trong chốn hồng trần cuồn cuộn, giống như một chiếc xe tuột dốc rất khó điều khiển, quyền lực, nổi tiếng, khuôn mặt xinh đẹp, v.v. phương diện nào mà giữ không tốt cũng đủ để hủy người rồi. Đối diện với thành công và danh tiếng, người ta rất dễ cuồng ngạo, nhất định phải cảnh giác, xưa nay có rất nhiều bài học giáo huấn. Thành công và ưu thế không phải dùng để say mê và hưởng thụ, hưởng thụ bao nhiêu thì bành trướng bấy nhiêu, đằng sau sự hưởng thụ là hiển thị, kiêu ngạo v.v. Năng lực tốt, làm việc lớn, thậm chí dung mạo đẹp hơn ai đó một chút, tự nhận rằng mình phó xuất nhiều hơn người khác,… đều có thể bị tự ngã dùng để kiêu ngạo. Tôi trước kia rất đáng cười, có phương diện tâm tính nào đó vừa mới đề cao một chút liền xem thường người kém hơn mình; ngộ được một chút người khác không ngộ được liền bị tự ngã dùng để nâng cao bản thân. Mỗi người đều có sở trường riêng, người không coi ai ra gì thật đáng thương.
Đồng tu A rất lương thiện, không chỉ xem nhẹ ưu thế của mình, khi được đãi ngộ tốt, còn cảm thấy có lỗi vì tạo thành bất công cho người khác; công việc của đồng tu C và D thuộc loại chủ lưu cao cấp, tố chất năng lực của họ rất cao, chân thành khiêm tốn đãi với người khác, không dùng bất kì ưu thế nào để nâng cao bản thân. Đồng tu C thường nói đừng dùng nhân tâm, tôi trước giờ chưa từng nhìn thấy họ có vẻ mặt thiếu kiên nhẫn đối với ai, thực ra những đồng tu như vậy không hề ít, rất nhiều người không gây sự chú ý. Tôi cảm thấy người khiêm tốn có đủ trí huệ, đủ thanh tỉnh. Trong người thường có câu “Đừng coi mình như rễ củ hành” (nghĩa là đừng xem bản thân mình quá cao).
Diễn xuất Shen Yun thường có tiết mục “tiểu hòa thượng”, tôi cảm thấy hoàn cảnh của tiểu hòa thượng rất có lợi để nuôi dưỡng Phật tính, bị sai vặt, tự ngã luôn được vứt bỏ, căn bản không thể bành trướng. Mà đại hòa thượng rất dễ bị “thổi bong bóng”, thực ra nghe một chút lời khó nghe không phải là chuyện xấu, mà là làm cho “bong bóng” xả chút “khí” mà thôi. Tôi cảm thấy người bị người khác coi thường nhưng trong lòng vui sướng mới là “cao nhân” (tâm tính cao), giống như cắm rễ vào nơi sâu nhất của đất mà hấp thụ chất dinh dưỡng của sinh mệnh. Mà người được tán dương, bợ đỡ, cùng với thành công bị thổi phồng là đang gia tăng ma tính, dùng vất vả đổi lấy “thành quả” càng nuôi dưỡng tự ngã, ngày càng nghe không lọt những lời khó chịu.
Tham khảo một số bài học giáo huấn, tôi muốn nói rằng, tu luyện nhất định cần thả lỏng trí huệ của mình. Tùy theo việc tích lũy thành quả làm việc, cần triệt để buông bỏ và quên đi “lai lịch”, “công lao”, “phó xuất”, “công lực” của mình. Lúc nào cũng cảnh giác với “lời ngon ngọt”, có lẽ chúng xuất phát từ bản thân mình, hoặc đến từ những lời tán dương xung quanh. Nhất định không được thuận theo công tác mà ngạo mạn, huênh hoang, như thế sẽ giống như cõng trên lưng một gánh nặng càng ngày càng nặng hơn, đến một lúc nhất định, ma tính trong gánh nặng cùng nghiệp lực có lẽ sẽ tích tụ thành đại nạn bị cựu thế lực lợi dụng để hại chính mình.
Trong giới tu luyện, có người vì ngạo mạn mà trượt ngã. Người anh em họ của Phật Thích Ca Mâu Ni là Đề Bà Đạt Đa chính là một ví dụ, ông ta bởi có năng lực cao mà được rất nhiều tăng nhân và tín chúng sùng bái, nhưng vì ngạo mạn và hung tàn tạo ra rất nhiều nghiệp, bị đọa vào địa ngục. Bài viết “Ngạo mạn” trên Minh Huệ có nhắc tới: “Nguyên nhân Satan sa ngã chính vì ngạo mạn, hắn vì có mỹ lệ mà tranh cường hiếu thắng, hắn vì có trí huệ mà kiêu ngạo, vì yêu bản thân cực độ mà chống lại Giê-Hô-Va, từ Thiên sứ đã đọa lạc thành ma quỷ. Có thể thấy Thần và Ma, ranh giới giữa Thiên đường và địa ngục chính là ngạo mạn”.
Biểu hiện của ngạo mạn rất nhiều, như ngữ khí xem thường người khác, không kiên nhẫn, giảng đạo lý, giáo điều, đều là nhìn từ trên cao xuống mà không phải là bình đẳng, chứ chưa nói đến khiêm tốn. Đằng sau những tâm này là tâm ngạo mạn xem thường người khác, có lẽ là không tự biết. Một số đồng tu tu được tốt, đối với ai cũng đều là giọng điệu thương lượng, ở đâu cũng tôn trọng người, hạ thấp bản thân. Tôi phát hiện, trong lúc giúp đỡ đồng tu gặp ma nạn (nghiệp bệnh hoặc không tinh tấn) rất dễ sinh ra tâm tự cho mình hơn người khác, nên bảo trì bình đẳng, tâm thái khiêm tốn, đừng cảm thấy mình mạnh mẽ hơn đối phương mà không tôn trọng người ta. Có đồng tu kể rằng, trong xã hội truyền thống hoặc phương Tây, nói chuyện tâm bình khí hòa, tôn trọng người khác là phép lịch sự cơ bản. Làm không được việc “nói năng nhẹ nhàng”, có lẽ còn có nhân tố của văn hóa đảng.
Tôi từng có tâm nóng nảy, tham cầu “thứ tốt” của người thường, không phải là cao ngạo huênh hoang, xem thường người khác, thì cũng là hâm mộ đố kỵ, canh cánh trong lòng. Tôi phát hiện, các đồng tu có thể làm được lương thiện khiêm tốn đãi người, căn bản không có chút tâm tham dục nào, đối với ưu thế của bản thân và của người khác đều xem rất nhẹ, cũng không kiêu ngạo, không khinh thường người khác, cũng không có hâm mộ hay đố kỵ người khác, nội tâm thản nhiên bình tĩnh.
Kết luận
Tôi nhận thức được, tín Sư tín Pháp, học tốt Pháp là quan trọng nhất trong tu luyện, Pháp mới có thể lấp đầy ma tính của sinh mệnh và tái tạo thành sinh mệnh đạt tiêu chuẩn, có thể thực hiện sứ mệnh thần thánh “trợ Sư Chính Pháp, cứu độ chúng sinh” của đệ tử. Từng tư từng niệm không được ly khai Pháp, giữ vững thiện niệm và khiêm tốn.
Sư phụ giảng:
“Chư vị là xuất từ Thiện niệm hay là xuất từ Ác niệm, chư Thần đều đang nhìn từng niệm đầu mỗi cá nhân, đang quyết định sự lưu lại hay không của sinh mệnh đó”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008)
Trong khi viết bài giao lưu này, tôi ý thức được, từng suy nghĩ được viết ra cần nghiêm khắc đối chiếu với Pháp, trừ bỏ nhân tâm, nếu không cho dù là bài viết được đăng tải hoặc có phản hồi rất tốt, đều không đại biểu rằng tu luyện có đề cao. Tôi lý giải rằng, bởi vì Thần đang chấm điểm (cho người tu luyện) chứ không phải người, Thần không xem thành quả bề mặt mà xem động cơ suy nghĩ, phải từ góc độ này để xem xét kĩ những niệm đầu ẩn sâu; lúc nhắc nhở đồng tu cần phải thiện, nhắc đến đồng tu đang trong ma nạn hoặc qua đời cũng cần phải thiện, có đồng tu đã đi hết con đường tu luyện ở nhân gian, đã nộp bài thi tu luyện, có lẽ sẽ lưu lại sự tiếc nuối, chúng ta có thể tiếp thụ giáo huấn, nhưng cần bảo trì sự tôn trọng, đều cần thiện ý lý trí, không được có tâm thái “hung dữ”, “phê phán” của văn hóa đảng; có lúc đột nhiên nghĩ đến việc bổ sung hoặc chỉnh sửa bài viết, cảm giác được là điểm hóa của Sư phụ. Lúc bài viết sắp hoàn thành, tôi phát hiện, nhắc đến một số vấn đề của bản thân có được đề cao, cảm ơn sự gia trì của Sư phụ.
Bên trên là một chút thể hội cá nhân, muốn cùng đồng tu cố gắng, nếu có chỗ nào không dựa trên Pháp, kính mong đồng tu từ bi chỉ chính. Cảm ơn Sư phụ, cảm ơn đồng tu!
Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090
Ngày đăng: 25-12-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.