Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 2)



Tác giả: Hiểu Bình

[ChanhKien.org]

Tu từ những chuyện nhỏ nhặt

Ngày hôm đó khi tôi nhìn thấy tin nhắn của một đồng tu, niệm đầu tiên lại là cảm giác tồn tại (*). Sau đó tôi ý thức được niệm đầu này rất xấu liền cố gắng bài xích, công việc nhanh chóng có sự tiến triển, tôi cảm thấy giống như Sư phụ đang khích lệ mình. Thực ra đây có phải là một chuyện quá nhỏ? Niệm đầu vừa chuyển, ở không gian khác lập tức chuyển biến. Cá nhân tôi cho rằng, tu tâm phải bắt đầu từ những suy nghĩ nhỏ nhặt, chuyện nhỏ mà không tu thì chuyện lớn sẽ càng khó, chẳng phải là học đi trước rồi mới học chạy sao? Tôi cảm thấy, “nói như rồng leo, làm như mèo mửa” là tư duy của văn hóa đảng.

Có một lần tôi không kịp tới thu dọn bát đĩa, người nhà giúp tôi thu dọn nhưng lại làm hỏng, tôi lại phải tốn thêm nhiều thời gian liền rất không vui, muốn nói với cô ấy sau này đừng có gây thêm phiền phức. Lại còn cho rằng cô ấy không thật lòng muốn giúp đỡ, chỉ muốn thể hiện sự giúp đỡ mà không quan tâm hiệu quả ra sao. Tôi phát hiện, từ sự việc này đã bộc lộ ra quá nhiều chấp trước. Đầu tiên là nghĩ đến chỗ không tốt của người khác, tại sao lại cho rằng cô ấy không thật lòng muốn giúp? Thực ra bản thân có như vậy nên mới cảm thấy người khác cũng là sống vì thể diện. Hơn nữa, tôi không muốn tha thứ lỗi lầm của người khác. Từ trong Pháp tôi lý giải rằng, tài xế lái xe nhanh đụng phải người mang lại thống khổ cho mình, nhưng không phải cố ý, nên thông cảm và tha thứ, không truy trách nhiệm.

Thử nghĩ xem, một người thiện lương nhân hậu gặp phải sự việc như vậy sẽ đối đãi thế nào? Đối với những sai lầm của người khác họ thường im lặng và tha thứ. Còn tôi thì nhất định phải nói với đối phương rằng, bạn sai rồi, lại gây thêm phiền phức cho tôi, còn phải quở trách đối phương một lúc. Thực ra, khi đó đối phương thực tâm muốn giúp nhưng không may làm hỏng việc. Nếu bản thân không nói gì, sẽ làm cho đối phương nghĩ rằng họ đã giúp đỡ được một chút rồi, trong tâm đối phương có phải càng dễ chịu hơn không? Trên bề mặt, tôi oán hận là vì họ đã làm mất thời gian của mình, nhưng gốc rễ đằng sau chính là không muốn chịu thiệt. Thực ra, bản thân tôi chẳng phải cũng thường làm lỡ thời gian của mình hay sao? Nhưng người khác làm lỡ một chút thời gian của mình thì lại không chịu được.

Tôi thể hội được, tu luyện thật sự không có chuyện gì là nhỏ cả, nhân tâm ở trong đó, bất thiện, không chịu thiệt, cái tâm nào cũng không nhỏ. Tôi liền quyết định ngậm miệng không nhắc tới chuyện này nữa, cho dù lần tới người nhà lại vô ý làm hỏng việc, cũng không làm mất nhiều thời gian nữa, nếu mất chút thời gian mà có thể đề cao tâm tính, thì như vậy cũng xứng đáng.

Nhân tâm ở trong mê

Tôi từng cùng người khác tranh chấp kịch liệt về lợi ích vào buổi sáng sớm, khiến tôi càng nghĩ càng bực mình. Chuyện là, đột nhiên có tiếng vang rất lớn làm cả nhà thức giấc, một người quần áo rách rưới, trông giống như một người tinh thần không tỉnh táo ở ngoài liên tục đập mạnh cửa nhà tôi. Lúc đó, trời vẫn còn chưa sáng, chuyện kỳ quặc này rõ ràng là một gậy cảnh tỉnh của Sư phụ. Thật đáng tiếc, tuy tôi nhận thức ra rồi nhưng vì nhân tâm quá mạnh vẫn tiếp tục chấp trước trong nhiều năm. Nghĩ lại rất đau lòng, sự việc này cũng chứng thực đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Chư vị thật sự không hiểu rõ rằng ‘nhân tâm câu đích quỷ thượng môn’ hay sao?” (Tinh tấn yếu chỉ III – Cảnh tỉnh)

Mặc dù biết Pháp lý không tranh giành lợi ích, nhưng bản thân từng là người mà tổn thất một chút cũng không chịu được, có thể do nhiều năm ở trong chấp trước mà không tỉnh, lại bị cựu thế lực an bài hoàn cảnh gia tăng thêm chấp trước, như bị ma quỷ ám ảnh, đối với Pháp lý và điểm hóa đều nhắm mắt làm ngơ, biết rõ mà vẫn cố ý vi phạm. Tôi từng gặp phải báo động cháy sau khi tức giận, tức giận xong là khí than bị rò rỉ, sau khi chấp trước vào sắc dục thì mơ thấy rắn, nhà vệ sinh, phân và nước tiểu, v.v. Lại thêm việc nhìn thấy đồng tu nhận phải bài học giáo huấn khi chấp trước vào danh, lợi, sắc, tình. Bấy nhiêu đó đều vẫn chưa thể cảnh tỉnh bản thân, khi người khác gặp nạn còn say sưa kể chuyện mà không đối chiếu với bản thân.

Có hai vị đồng tu rất nỗ lực làm các việc Đại Pháp, nhưng tính tình nóng nảy, nhân tâm nặng, đã qua đời sau khi trải qua ma nạn nghiệp bệnh thống khổ trong thời gian dài. Trong đó có một đồng tu có vấn đề về phương diện sắc dục. Tôi cảm thấy, đằng sau việc tức giận có lúc là do coi thường người khác, có lúc còn chê người khác là “hèn nhát”. Tôi phát hiện rất nhiều người bị cho là “hèn nhát” đều là người lương thiện thật thà, có lẽ trong người thường năng lực kém chút, nhưng đạo đức thì không kém, bắt nạt người thật thà liệu có tốt không? Người càng biết nói chuyện thì càng phải thận trọng lời nói, phải trọng đức, đức dày.

Tôi từng say mê cảm thụ bay bổng trong tình yêu mộng ảo, dẫn tới việc đầu đau dữ dội và những ma nạn khác. Tôi ngộ được rằng, bản thân vì có tà niệm sắc tình mà chiêu mời vật chất sắc dục ở không gian khác, hai người tâm đầu ý hợp, cảm thấy người khác có ý với mình (phần nhiều là ảo tưởng ai cũng thích mình), có cảm giác với người khác, v.v., thực ra đó là tác dụng của vật chất sắc dục, lại thêm sự hỗ trợ của tự ngã và yêu quý bản thân, nó không phải các quan niệm hiện đại như “tình yêu đích thực”, “bạn tri kỷ”, v.v., ở không gian khác vật chất sắc dục thao túng những người có tư tưởng bất chính sinh ra tình cảm rất dễ dàng, có lẽ cuốn “phóng đãng” và “hấp dẫn” đã nói ra chân tướng ở không gian khác. Về phương diện danh, tận hưởng sự tán thưởng chính là thích cảm giác khoan khoái, mà hút ma túy cũng là cảm giác khoan khoái. Niềm vui của tôi từng phần nhiều đến từ những chuyện tốt hoặc những lời dễ nghe, thực ra là muốn sự kích thích của danh lợi tình, nó khác với niềm vui của người biết thỏa mãn thì mới thấy hạnh phúc.

Nghĩ lại bản thân mình trước kia thật đáng thương, chẳng trách Thần không dám đến nhân gian, khoác lên lớp da người liền nhập vào cõi mê, khoác lên lớp da người trẻ tuổi rất dễ chấp trước vào công danh, bạn tình, khoác lên lớp da người cao tuổi rất dễ chấp trước vào sức khỏe, con cháu…… đúng là nhập vai diễn quá sâu. Hơn nữa, dưới một hoàn cảnh đặc định, hoàn toàn coi những chấp trước này thành lý đương nhiên rồi, cảm thấy dường như mọi người đều như thế, nhưng “pháp bất trách chúng” (nhiều người làm sai thì pháp luật không thể trị tội) là cái lý lệch lạc của nhân gian, Pháp lý là thiên pháp nghiêm minh.

Nhận lỗi

Sau khi nhập cõi mê, Phật tính liền bị vùi sâu, nhưng chấp trước bề mặt vốn không phải bản chất của sinh mệnh. Đọc bài viết của đồng tu, tôi thường cảm động trước một số người phản đối Đại Pháp mà sau đó lại đắc Pháp, có người rất tinh tấn; cũng có những đồng tu mà nhân tâm rất nặng nhưng sau khi lý trí thức tỉnh trở nên tu luyện tốt. Vì vậy tôi cảm thấy, dù là nhân tâm rất nặng của đồng tu hay của bản thân cũng vậy, cần phải có tín tâm, đừng nhìn nhận một cách phiến diện, nơi sâu thẳm của sinh mệnh đều là Phật tính, bất cứ lúc nào cũng có thể trở thành đệ tử chân tu xuất sắc.

Từ trong Pháp tôi lý giải rằng, đồng tu đều là những đóa hoa sen tinh khiết mà Sư phụ vun trồng. Khác biệt ở chỗ, có đóa liên hoa đã nở rộ, có bông vẫn còn đang trưởng thành. Có đồng tu đi đường vòng hoặc bỏ tu, có lẽ là đối ứng với những bông bị khô héo giữa chừng, Sư phụ vẫn từ bi chờ đợi, không ngừng cấp cơ hội cho họ. Có người sau đó hối hận quay đầu, hoa lại nở trở lại. Chúng ta có tư cách xem thường bất cứ đóa liên hoa nào được Sư tôn vun trồng không?

Trước kia người cao tuổi giảng rằng “đánh tăng mạ đạo, định hữu ác báo”. Không tôn trọng đồng tu, chẳng phải là bất kính với người tu luyện Đại Pháp của vũ trụ hay sao? Tôi từng rất ngạo mạn với một đồng tu thật thà, không đồng ý với nhận thức của đồng tu ấy, không coi trọng, luôn muốn thuyết phục đối phương. Mặc dù được điểm hóa rất rõ ràng ở trong mộng và nhiều hình thức khác cho thấy tôi đã quá hung ác với đối phương, nhưng bản thân vẫn không nhận thức được vấn đề, liền gặp phải một số ma nạn. Trong đó có một nạn kéo dài rất lâu, hơn nữa càng ngày càng nghiêm trọng. Sau khi tôi nhận ra lỗi lầm và thành tâm sám hối việc bất thiện với đồng tu, ma nạn được hóa giải rất nhanh.

Tôi từng chế nhạo một số đồng tu, hoặc trong tâm thầm chế nhạo hoặc nói xấu sau lưng, không ý thức được sự nghiêm túc của nhân quả báo ứng. Trong một câu chuyện cổ có nhắc đến, một vị hòa thượng trẻ giọng nói thanh nhã và giỏi tụng kinh đã cười nhạo một vị lão hòa thượng không giỏi tụng kinh là giọng nói nặng nề giống tiếng chó sủa. Lão hòa thượng đã chứng đắc quả vị La Hán, ông biết rõ những lời của vị hòa thượng trẻ đã gieo ác quả, liền từ bi nhắc nhở đối phương, vị hòa thượng trẻ lập tức sám hối, nhưng vì những lời ác độc đó mà phải chịu 500 năm chuyển sinh thành chó.

Tôi có một thói quen là ăn nói tùy tiện, rất nhiều khi giống như chọc vào nỗi đau của người khác, lại còn khắt khe đối với những sai lầm của người khác. Tra xét kĩ càng, kiểu ăn nói tùy tiện này về cơ bản là bất thiện, có phần mất đi sự hiền hòa. Sau đó phát hiện ra, những đau khổ mang lại cho người khác đều sẽ quay trở lại bản thân mình. Điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác, hy vọng nhược điểm của bản thân được người khác bao dung, thì mình cũng đừng đi chọc vào chỗ đau của người khác. Nếu chiểu theo yêu cầu của Pháp mà thiện ý chỉ ra, xuất phát điểm là vì đối phương, thì sẽ cân nhắc biện pháp có làm tổn thương đối phương hay không, người khác sẽ buồn, xấu hổ hay có chịu nổi không, mà thói ăn nói tùy tiện của tôi không nghĩ được điều này, về cơ bản là vị tư.

Mỗi lần nhớ lại những sai lầm trước kia, trong tâm sẽ nhận lỗi với Sư phụ và người trong cuộc. Tôi cảm thấy nhận lỗi từ trong nội tâm thì không gian khác sẽ khởi tác dụng. Có lúc sau khi nhận lỗi, sẽ cảm nhận được sự khích lệ của Sư phụ. Với những người từng bị lời nói làm tổn thương, cá nhân tôi cảm thấy, có cơ hội trực tiếp nhận lỗi càng tốt. Bất kể là xin lỗi ngoài mặt hay trong tâm, đều nên là lòng mang thành ý, thực sự hiểu rằng mình đã sai ở đâu.

Sư phụ giảng rằng:

“Đụng phải bất kể mâu thuẫn nào, ta cũng phải nghĩ xem bản thân ta sai ở đâu, thực sự nghĩ minh bạch rồi, thì nói xin lỗi rõ với người ta”. (Giảng Pháp tại New York năm 2015)

Chú thích:

(*): Cảm giác tồn tại là một biểu hiện tâm lý đặc trưng, chỉ một loại cảm giác tự hào khi sống ở trên đời, nói lên rằng cuộc sống này cần có bạn, bạn có giá trị đối với thế giới này.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090



Ngày đăng: 20-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.