Sắp đặt giữa thiện và ác của người tu luyện (Kỳ 1)



Tác giả: Hiểu Bình

[ChanhKien.org]

Sư phụ giảng trong bài “Tiến đến viên mãn”:

“Trong biểu hiện thiện và ác đều đã thể hiện đầy đủ từng kết quả sẽ đắc. Chúng sinh! Vị trí tương lai là [do] chính bản thân chư vị lựa chọn”.

Còn nhớ vào năm 2000, khi tôi đọc đến câu Pháp này, hoàn toàn không ngộ được rằng từng tư từng niệm của người tu luyện đều là sự lựa chọn và sắp đặt của thiện và ác, vẫn cảm thấy rằng bản thân đi ra ngoài giảng chân tướng là sắp đặt đúng [vị trí] rồi, nhưng không thử nhìn xem bản thân mình là mang theo các chủng thất tình lục dục mạnh mẽ như thế nào để bước ra.

Trong bài Giảng Pháp tại Washington DC năm 2018, Sư phụ lại giảng:

“Trong cuộc sống, trong công tác, trong các hoàn cảnh khác nhau, những vấn đề mà họ gặp phải, những suy nghĩ mà [họ] cân nhắc, một mạch cho đến hành vi của họ, đều đang sắp xếp chính mình, đều trong giao phong giữa thiện và ác mà xếp đặt chính mình”.

Thần hộ Pháp chấm điểm

Trong một bài viết có nhắc tới thần hộ Pháp mỗi ngày chấm điểm cho các đệ tử. Tôi lý giải rằng, một mặt là cộng điểm, số lượng làm ba việc và chất lượng ra sao,… Một mặt là trừ điểm, những thay đổi nhỏ trong từng tư từng niệm, hễ động niệm xấu liền bị trừ điểm. Nếu số điểm mất vả tích góp được bị trừ đi như thế, chẳng phải đáng tiếc lắm sao? Mỗi ngày chúng ta có bao nhiêu niệm đầu nhỉ? Từng niệm từng niệm liên tục không ngừng nghỉ đang sắp đặt vị trí của bản thân. Sắp đặt, sắp đặt, lại sắp đặt. Nếu động thiện niệm vị tha thì là đặt đúng, còn động ác niệm vị tư lập tức bị ghi lại để trừ điểm, có lẽ nó sẽ đối ứng với một quan nạn nào đó trong tương lai, nghiêm túc đến như thế. Đây là thể ngộ cá nhân của tôi ở thời điểm hiện tại.

Trước đây, về cơ bản là từ lúc sáng sớm mới mở mắt dậy, tôi liền bị tư tâm và dục vọng khống chế. Ngoài học Pháp và luyện công ra, những loại niệm đầu này nhìn lắm thành quen: Bất mãn ai đó, nhìn ai không thuận mắt, vui mừng vì bản thân được điều tốt, hiển thị, ghen tị, tật đố khi người khác được điều tốt, từng niệm đầu bày ra ở đó, chưa nói tới tiêu chuẩn của người tu luyện, những niệm phù hợp ở tầng tiêu chuẩn người tốt đều không nhiều.

Bản thân thấy rằng, một điểm rất quan trọng trong tu luyện là hãy làm những gì bạn có thể làm ngay bây giờ, đồng thời lại vô cùng trọng yếu. Chính là tại mỗi một niệm tận sức vứt bỏ các loại nhân tâm như khinh thường người khác, thiếu kiên nhẫn, oán giận v.v. Không phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, với bất cứ ai dù là đồng tu hay người thường, người nhà, con cái, cũng không kể người đó địa vị cao thấp sang hèn ra sao, hết thảy đều cố gắng hết sức khiêm nhường đối xử với mọi người. Hễ phát ra niệm đầu bất thiện liền bài trừ ngay, sám hối, bù đắp.

Đối với đồng tu, đặt mình trong hoàn cảnh người khác

Cá nhân tôi cho rằng, phải chăng đồng cảm với thống khổ của người khác là cái thiện vỏ ngoài. Trên mạng có câu chuyện, kể rằng một cậu bé hai tuổi từ chối lựa chọn truyện tranh có nội dung sói ăn thịt cừu, mà câu chọn truyện sói ăn cỏ, lý do của cậu bé là ăn thịt cừu thì cừu sẽ đau, mẹ cậu bé kiên trì dỗ cậu chọn truyện sói ăn thịt cừu, cậu bé vẫn khóc và nhắc đi nhắc lại câu nói “Cừu bị đau! Cừu đau!”. Mãi cho đến khi người mẹ đồng ý chọn cừu ăn cỏ mới bình tĩnh trở lại. Tôi thấy rằng, đây chính là thiện, có thể cảm thụ nỗi đau của người khác. Phật thấy chúng sinh khổ, vì vậy phát tâm từ bi phổ độ chúng sinh. Người mà không cảm thụ được nỗi khổ của người khác thì thiện lương nơi đâu?

Tôi từng cười trên nỗi đau của người khác, không hề cảm nhận được nỗi đau của người khác. Hiện nay tôi nhìn thấy nghe thấy điều gì, đều hết sức thuận theo đồng tu đó mà làm, có lúc còn cầu Sư phụ giúp đỡ đồng tu. Tôi thấy rằng, phát xuất nhiều niệm “vui mừng thay cho người khác” có trợ giúp cho việc bồi dưỡng Phật tính, giúp bản thân triển hiện trường thiện. Có một câu chuyện kể rằng, Phật Đà muốn cứu chúng sinh trong địa ngục, nhưng trong đời trước họ không có chút thiện niệm, mất đi nhân duyên được đắc cứu, sau đó phát hiện, có cá nhân từng khởi thiện niệm mà từ bỏ ý niệm muốn giẫm chết con nhện, điều này khiến anh ấy có nhân duyên được đắc cứu, nên nhện thả tơ muốn cứu anh ấy. Chính là nói, thiện niệm là trải con đường phúc đức cho bản thân trong tương lai. Thế nhưng, niệm đầu trước đây của tôi dường như trải ra trường ác, không lưu phúc đức cho bản thân. Ngẫm nghĩ thật đáng sợ.

Đối với đồng tu, cần đặt mình trong hoàn cảnh người khác, khi bản thân không kìm chế được cơn giận, khi tâm ngạo mạn hoặc lười biếng phát tác,… bản thân biết rõ nỗi khổ đằng sau. Có lúc ngay sau đó liền đau khổ, ví dụ sau khi phát hỏa thì cảm thấy chán nản. Có khi là qua ngày hôm sau mới cảm thấy hối hận, ví dụ gặp phải ma nạn sau khi hưởng thụ tâm hư vinh. Người khác cũng như thế, đồng tu thường hay nổi nóng bản thân không khổ não sao? Không tinh tấn lên được, có lẽ họ có nút thắt khó vượt qua. Cho dù chúng ta có thể giúp được hay không, ít nhất cần hiểu được nỗi đau của người khác. Vật chất mà mỗi người mang theo khác nhau, phiền não của bản thân mình có thể người khác không có, ngược lại cũng như thế, do vậy không nên xem thường người khác.

Một bài viết nhắc đến, đại ý là cựu thế lực an bài những chấp trước rất mạnh cho một số đệ tử, kỳ thực đó là những tâm chấp trước được nuôi dưỡng trường kỳ từ trong lịch sử. Tôi nhận thức được là, nếu chúng ta đàm luận về đồng tu nào đó cường thế, ai đó sầu muộn, ai đó không bình thường, thì đó là sự thiếu trí huệ và thiếu từ bi của chúng ta. Những điều này bày đặt ra trước mắt chính là độ khó trong tu luyện thực tế của sinh mệnh, việc của người khác chẳng phải cũng là việc của bản thân mình sao? Chúng ta nếu có thể lấy trí huệ ra để giúp là tốt nhất, trong Pháp có Pháp lý giúp giải quyết nút thắt trong tâm, nếu lấy không ra được cũng cần ôm giữ tâm từ bi. Phê bình khiển trách chẳng khác nào nói với người khác: Trên mặt bạn có vết sẹo. Ngoài việc đâm trúng chỗ đau của người khác ra thì chẳng có ý nghĩa gì, thậm chí còn đẩy đồng tu ra ngoài. Bạn thử nghĩ xem, chỗ đau của bản thân, hy vọng người khác đối đãi như thế nào?

Có đồng tu có hình tượng công chúng rất đẹp đẽ, muốn phá vỡ nó cũng không phải dễ; người có năng lực mạnh nên rất khó hạ thấp bản thân. Những điều này đều là độ khó của sinh mệnh trong mê, không được vì thế mà nhìn không thuận mắt, mà phải đặt bản thân vào hoàn cảnh người khác để lý giải. Đồng tu chúng ta là một chỉnh thể, chính là xem người khác như bản thân, đừng cười khinh trách móc họ, mà nên thiện đãi ủng hộ. Tôi phản cảm những đồng tu cường thế, kỳ thực là do tự ngã của bản thân quá mạnh. Tĩnh lặng suy xét, thì đối với những đồng tu như thế, tôi có biện pháp tốt nào để chiểu theo điều Sư phụ muốn đi viên dung không? Phản cảm hiển nhiên không phải là biện pháp tốt. Tôi cảm thấy nên tuân theo Pháp lý mà nghĩ thế này: Đầu tiên, nhìn vào ưu điểm của đối phương, một số đồng tu cũng rất biết giảng chân tướng, điều này cần tán dương. Thứ hai, coi đối phương là cái gương để soi bản thân. Cuối cùng, có thể thiện ý chỉ ra vấn đề, hoặc viết bài chia sẻ, hoặc phát chính niệm hỗ trợ, dùng các biện pháp hỗ trợ mà mình có thể nghĩ ra được để giúp.

Tôi phản cảm những đồng tu mà tôi cảm thấy nhân tâm nặng, thực chất là nhân tâm của bản thân đã bị xung kích. Ví dụ, bản thân không để người khác nói mình, nhưng là có đồng tu nhân tâm nặng thích phủ định người khác. Đào sâu vào gốc rễ, là bản thân hy vọng người khác đối tốt với tôi, công nhận tôi, về cơ bản là không tách khỏi hai điều này. Kỳ thực là do đối phương không thỏa mãn tham dục của bản thân, cùng những dục vọng như mong cầu người khác công nhận và chào đón. Tôi thể hội được rằng, đằng sau sự phản cảm là tâm oán hận, vì không nghe được lời dễ nghe mà oán hận. Nhìn không thuận mắt, phản cảm, đều là những tâm bất thiện.

Tâm tật đố rất nguy hiểm

Gần đây, tôi thật tâm vui mừng thay con của một vị đồng tu, cảm thấy đứa trẻ trạng thái thật tốt, phụ huynh sẽ rất vui mừng, Sư phụ sẽ rất vui, tôi cảm ơn vì sự tiến bộ vượt bậc của đứa trẻ. Nhưng nhớ lại hai năm về trước, tôi mong sao đứa trẻ này không tốt, không vì điều gì cả, tôi và gia đình đứa trẻ cũng không có thù oán, chính là vì luôn cho rằng việc tốt của người khác là việc xấu của bản thân, loại tâm tật đố thâm căn cố đế này thật đáng sợ vô cùng.

Trong Thiên Thiện Lục ghi chép, Tưởng Viện thời kỳ Xuân Thu có mười đứa con trai thì có đến chín đứa mắc bệnh hiểm nghèo. Người ta hỏi ông đã làm gì mà dẫn tới tai họa hiếm gặp thế này, ông nói: Tôi tự ngẫm, cả đời mình không có làm chuyện xấu gì lớn, chỉ là nội tâm luôn tật đố người khác. Nhìn thấy người khác tốt hơn mình thì liền căm hận; nếu có người nịnh bợ bản thân, thì tâm vui vẻ; nghe thấy người khác đã làm việc thiện liền hoài nghi không tin, nghe thấy người khác làm việc xấu liền tin không chút hoài nghi; nhìn thấy người khác được điều tốt, dường như bản thân mất đi điều gì đó; gặp người khác bị tổn thất, tâm dường như bản thân đạt được điều tốt vậy”. Sau khi hiểu được nhân quả, Tưởng Viện có ý trừ bỏ tật xấu tật đố, mấy đứa con của ông đều dần dần được chữa khỏi.

Có đồng tu và tôi trước đây cũng tương tự, rất hớn hở với sự bất hạnh của người khác, thật sự nên suy nghĩ một chút, người khác đang chịu tội, họ không đau khổ sao? Nếu cảm thấy sự đau khổ của người khác và bản thân không có quan hệ, thậm chí là mừng thầm, thì thiện tâm ở đâu? Tôi cho rằng, nghĩ như thế là phạm thiên pháp, chúng ta nói với người thường là thiện ác hữu báo, thì bản thân chúng ta cũng nên kính sợ thiên lý chứ. Huống hồ trong luân hồi, những người xung quanh có lẽ từng là người thân của mình, con của người khác có lẽ từng là con của mình, loại tâm không mong người khác được điều tốt, làm sao xứng đáng với bản thân đây? Vì sao chỉ coi trọng vai diễn trong đời này lại quên mất chân tướng của sinh mệnh?

Cần phải chân tâm thiện đãi đồng tu, vui khi thấy con của người khác đang tinh tấn trên con đường tu luyện, xuất sắc tại các phương diện, tính tình nóng nảy hoặc nghiệp tư tưởng nặng, thương xót các đồng tu ở trạng thái không tốt, mong đợi người khác các mặt đều tốt. Cho dù nhìn thấy đồng tu có vấn đề rất lớn, đều cố gắng hết mức tin tưởng đối phương có thể quy chính dưới sự gia trì của Sư phụ, đối đãi người khác như chính bản thân mình. Hiện tại, sau khi tôi nghe những phiền não của đồng tu, nhắc nhở bản thân nên ủng hộ, có lúc lặng lẽ phát chính niệm.

Sư phụ giảng trong Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003:

“Là sinh mệnh của cựu vũ trụ, bao gồm hết thảy các nhân tố sinh mệnh, thì trong sự kiện Chính Pháp này, trong sự tuyển trạch của tôi, thì tất cả các sinh mệnh đều chiểu theo điều tôi tuyển trạch mà viên dung nó, chọn ra biện pháp tốt nhất của chư vị, không phải là để biến đổi những gì mà tôi muốn, mà là chiểu theo [lời] mà tôi nói để rồi viên dung nó; đấy là Thiện niệm to lớn nhất của các sinh mệnh trong vũ trụ”.

Sư phụ đã thao tận cái tâm của mình vì mỗi một đệ tử, hết thảy của hết thảy những thứ của các đệ tử đều không tách rời sự bảo hộ, chịu đựng cự đại của Sư phụ. Từ góc độ này giảng, chúng ta nên đối đãi thế nào với đồng tu khác? Viết tới đây, tôi không ngăn nổi dòng nước mắt, đau lòng vì tật đố trước đây của tôi không mong đồng tu được tốt. Sư phụ là Sư phụ của hơn một trăm triệu đệ tử, là Sáng Thế Chủ của tất cả chúng sinh, trong tâm chứa đựng tất cả chúng sinh. Tôi lại từng mong chỉ bản thân mình được tốt, vậy chẳng phải đồng dạng như cựu thế lực sao?

Điều mà Thần xem trọng

Từ trong Pháp tôi lý giải, lặng lẽ viên dung mới là xuất sắc trong mắt của chư Thần. Trước đây, tôi không hiểu lắm vì sao điều này được gọi là xuất sắc chứ không phải là một việc gì lớn? Hiện nay tôi minh bạch rồi, điều Thần xem trọng là vứt bỏ tự ngã. Hơn nữa, Thần không xem trọng thành tích tốt xấu, cao kiến ra sao. Tôi liễu giải, vì “Thiện” của đặc tính vũ trụ chính là vị tha, tâm vị tha sẽ nhận được sự gia trì của Thần. Vị tư thì là tiến vào ngõ cụt, ẩn chứa tư tâm, kế hoạch dù hoàn mỹ, cuối cùng sẽ bị đặc tính của vũ trụ chế ước.

Khi tôi giúp người khác mất một chút thời gian liền cảm thấy thiệt thòi, lỡ mất việc chính. Sau đó ngộ rằng, giúp đỡ người làm các việc, nhất là làm những việc hỗ trợ, tốn nhiều công sức nhưng không nổi bật, nhưng lại là người Thần coi trọng nhất, làm xong còn không nhắc tới một lời, không mưu cầu danh và tình, người như vậy Thần càng coi trọng. Thần mục như điện, chuyện gì đều không qua mắt nổi Thần. Phương thức của con người quá nông cạn, chú trọng kết quả và thành tích, mà Thần nhìn vấn đề là lập thể. Từ trong Pháp tôi lý giải, đại Giác Giả ở tầng thứ rất cao, con mắt của họ giống như phức nhãn của ruồi, liếc mắt một cái liền có thể nhìn thấy tất cả các tầng thứ. Chỉ có tuân theo Pháp ở mọi nơi, mới có thể vượt qua sự dò xét của Thần mục.

Tôi nhận thức rằng, không nói cho người khác những việc bản thân đã làm sẽ thu hoạch được nhiều hơn, để người khác biết chính là đã hưởng thụ “điều tốt” rồi. Nếu có thể từ trong tâm hoàn toàn vứt bỏ, thu hoạch sẽ càng lớn, bởi vì nếu trong tâm nghĩ mình đã phó xuất, thì cũng tức là hưởng thụ điều tốt nào đó, trong nội tâm sẽ cộng thêm một món công lao, đằng sau đó hãy còn có tâm chứng thực bản thân, thậm chí tranh công người khác. Hoàn toàn vứt bỏ mới có thể hành trang gọn nhẹ mà bước tiếp, đắc được thu hoạch trong tu luyện, đó là thứ trân quý hơn. Cần phải coi nhẹ phó xuất, thành tích, tiến bộ, v.v. của bản thân. Bất cứ lúc nào hưởng thụ điều tốt đều giống như kiếm được tiền là tiêu đi, mà không phải là tích cóp để mua thứ tốt hơn.

Một số đồng tu thực tu tốt có tâm nhẫn nại, không sợ phiền phức, không phân biệt chuyện lớn chuyện nhỏ, việc của bản thân hay việc của người khác, không mơ tưởng hão huyền và tâm nóng lòng muốn thành công. Nhưng tôi lại ngại phiền phức, cảm thấy sẽ ảnh hưởng đến điều gì đó của bản thân. Tôi ngộ rằng, dụng tâm làm những chuyện vụn vặt không nổi bật là một cơ hội tốt để bồi dưỡng Phật tính, càng làm càng cảm thấy thiết thực và tĩnh lặng. Có một câu chuyện, Bồ Tát hóa thân thành ông lão lắm lời khảo nghiệm người tu Phật, người kia cuối cùng phát hỏa nổi giận không vượt qua khảo nghiệm. Tôi thấy rằng, đằng sau tâm nóng vội, không kiên nhẫn có rất nhiều nhân tâm, bao gồm tâm oán hận, vì không được điều tốt mà oán hận. Có bài viết của đồng tu từng nhắc đến rằng, “bản lĩnh” (*) chính là có thể nhẫn nại.

Chú thích:

  • 能耐: năng nại, nghĩa đen là có thể nhẫn nại (能夠忍耐), ngoài ra còn một nghĩa là bản lĩnh, ở đây người dịch hiểu là bản lĩnh.

Dịch từ: https://big5.zhengjian.org/node/284090



Ngày đăng: 16-12-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.