Lão Tử truyền Đại Đạo, Trung Cộng xuyên tạc gây nguy hại vô cùng (Phần 3)



Tác giả: Lâm Huy

[ChanhKien.org]

Sai lầm khi phân tích Lão Tử bằng lý thuyết giai cấp và duy vật

“Phương pháp phân tích giai cấp” mà các học giả ĐCSTQ sử dụng để phân tích Lão Tử là một trong những lý luận mị dân nhất của chủ nghĩa Marx, cũng là một trong những lý luận thành thạo nhất được ĐCSTQ sử dụng để lừa dối công chúng. Về vấn đề này, ông Kinh Sở, một học giả Đại Lục, đã có một phân tích rõ ràng. Theo cách nói của Marx, “Trong một xã hội có giai cấp, mọi người có quan điểm, suy nghĩ và lập trường giai cấp tùy thuộc vào địa vị giai cấp của họ”. Ông Kinh Sở cho rằng điều này là dùng “tính giai cấp” để phủ nhận sự tồn tại của “nhân tính phổ quát”.

Mà Marx đứng trên cơ sở lấy “tính giai cấp” để phủ nhận sự tồn tại của “nhân tính phổ quát” để suy ra rằng “đấu tranh giai cấp” không chỗ nào là không có, không lúc nào là không có. Trên cơ sở đó, lại lấy “đấu tranh giai cấp là một cái giỏ, cái gì cũng bỏ vào đó” làm cơ sở để lập luận.

Hiển nhiên, luận điểm phủ định “nhân tính phổ quát” của Marx là hoang đường, bởi vì mọi người đều có tấm lòng thân thiết, lòng trắc ẩn, lòng đồng tình, lòng hướng thiện, mọi người đều yêu sự sống, sợ cái chết, hướng về cái lợi, tránh cái hại; thích an dật, sợ hung hiểm, thích khỏe mạnh, sợ gặp phải bệnh nặng,… Những thứ này đều sẽ không bởi vì địa vị giai cấp, xuất thân, chính trị và kinh tế của người ta mà dẫn đến sự khác biệt. Vì vậy, nhân tính phổ quát tồn tại một cách khách quan. Chính vì nhân loại tồn tại nhân tính phổ quát, mọi người mới có ngôn ngữ chung, mới có thể hình thành giá trị quan cơ bản, mới có thể hợp tác cùng có lợi, cùng tồn tại và đạt được sự thịnh vượng chung.

Từ đó, có thể nói rằng, việc Marx phóng đại đấu tranh giai cấp đến mức hoang đường, mọi lúc, mọi nơi đều có, từ đó phủ nhận mọi quy luật tự nhiên của con người, là sai lầm từ căn bản.

Sau khi Trung Cộng cướp chính quyền, thông qua tẩy não, khiến cho từng văn nhân xu nịnh như Quách Mạt Nhược, Tiễn Bá Tán, Phùng Hữu Lan… dựa theo cách nói sai lầm “tất cả lịch sử nhân loại đều là lịch sử đấu tranh giai cấp” để sửa đổi lịch sử cũng như tất cả những tích lũy văn minh của toàn nhân loại, mà những học giả nghiên cứu lịch sử từ góc độ sử học lại bị chỉnh đốn.

Trong thứ lịch sử được giải thích theo những ngụy biện như vậy thì các nhân vật lịch sử như Lão Tử, Khổng Tử, Tần Thủy Hoàng cũng đều đã bị xuyên tạc, mà thứ lịch sử bị xuyên tạc này lại được đặt trang trọng trên điện đường, được giảng trong lớp học của trường đại học, trung học cơ sở và tiểu học, đăng trên phương tiện truyền thông để tiến hành tẩy não người Trung Quốc hết năm này qua năm khác.

Ngoài “thuyết giai cấp” là luận điệu hoang đường, “thuyết duy vật” mà Marx tuyên truyền cũng là luận điệu hoang đường. Có thể thấy, “thuyết duy vật” đã được Trung Cộng lặp đi lặp lại nhồi nhét cho người Trung Quốc, hiện nay đã trở thành một bộ phận tư tưởng của người Trung Quốc, cho nên ở Trung Quốc đại lục ngày nay, khi tuyên truyền dư luận của Trung Cộng yêu cầu mọi người “tôn sùng khoa học, bài trừ mê tín”, mọi người không cảm thấy nói như vậy có gì không đúng. Khi Trung Cộng tuyên truyền trong sách giáo khoa rằng “Thần Phật là sản phẩm của tưởng tượng trong đầu những người cổ đại ngu muội lạc hậu, cùng với sự phát triển tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những quan niệm này đã bị người ta vứt bỏ”, mọi người liền cho rằng thật sự là như vậy.

Marx cho rằng, con người chỉ là một tồn tại vật chất, phủ nhận sự tồn tại của tinh thần và linh hồn con người, đồng thời nói: “Vật chất quyết định ý thức, ý thức là phản ánh của vật chất”. Engels từng nói: “Sự sống chỉ là phương thức tồn tại của protein”. Cũng bởi vậy, Marx cực lực phủ định tất cả học thuyết của thuyết hữu Thần và chủ nghĩa duy tâm, phiến diện cường điệu thuyết vô thần và thuyết duy vật, mà phương pháp kỹ thuật phủ định thuyết hữu Thần của Marx chính là sử dụng thuật trộm xà đổi cột trong logic học, tức là vạch trần đạo đức giả dối của một số linh mục và mục sư, để từ đó thay thế phủ định đối với thuyết hữu Thần, mục đích chính là khiến người ta xa rời thiên lý và đạo đức, thỏa mãn dục vọng ma tính thống trị nhân loại của ông ta.

Trên thực tế, bản thân ý thức cũng là một loại vật chất, cũng tức là nói tư duy của con người là một loại vật chất vi quan hơn so với vật chất mà con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường, cho nên ý thức của con người và vật chất nhìn tận mắt, sờ tận tay mà chúng ta thông thường nói đến là có địa vị đồng đẳng với nhau (tức cùng là vật chất, chỉ là mức độ vi quan khác nhau mà thôi). Giữa vật chất và ý thức sẽ có sự tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng hoàn toàn không phải là vật chất quyết định ý thức. Bởi vì hành vi của con người là do tư tưởng chi phối, do đó, ý thức của người ta thường thường sẽ quyết định việc vận dụng và xử lý của họ đối với vật chất bên ngoài. Rõ ràng, Marx đã mê hoặc thế nhân thông qua những luận điệu tưởng như đúng nhưng lại là sai.

Sau đó, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông đã đem “chủ nghĩa duy vật” thẩm thấu vào đời sống hàng ngày của người dân thông qua phương thức tuyên truyền, giáo dục,… tiếp đó là đả kích tín ngưỡng của mọi người đối với Thần, khiến con người dần dần xa rời Thần Phật, từ đó chỉ tin vào sự tồn tại của những thứ mà con người có thể nhìn thấy được, sờ vào được và cho rằng thế giới và nhân loại là tự nhiên hình thành. Mục đích đảng cộng sản làm như vậy là để duy trì sự cai trị của nó.

Không cần phải nói, tranh luận “duy vật” và “duy tâm” trong nghiên cứu của Lão Tử cũng chịu ảnh hưởng của lý luận Marx và đảng cộng sản. Dựa theo sử quan duy vật, sản xuất vật chất mới là cơ sở phát triển tồn tại của xã hội, đạo đức “có hư vô thực”, Lão Tử cũng là “lớn mà không đáng”, dụng ý của nó là khiến Lão Tử được các triều đại tôn sùng là Thần Tiên hạ xuống thần điện. Đương nhiên, sử dụng “thuyết giai cấp” và “thuyết duy vật” để phân tích Lão Tử, chỉ có thể đi trên con đường xuyên tạc, hơn nữa còn gây hại vô cùng.

Sự xuyên tạc tư tưởng Lão Tử của Mao

Theo truyền thông Đại Lục đưa tin, lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông rất thích đọc Đạo Đức Kinh, hơn nữa còn thường xuyên trích dẫn trong các bài phát biểu, bài viết, đồng thời coi trọng nghiên cứu của Lão Tử. Tuy nhiên, những gì Mao nhìn thấy không phải là luận thuật của Lão Tử về “Đạo” và “Đức”, cũng không phải là những cảm ngộ làm thế nào để trở thành một người có đức, mà ngược lại là chọn một số câu từ, đoạn chương thủ nghĩa để sử dụng cho mục đích của mình, cũng gây ảnh hưởng đến thế nhân.

Ví dụ, vào ngày 24 tháng 4 năm 1945, trong báo cáo chính trị miệng của Mao tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi nói về những khó khăn gặp phải và sách lược giải quyết, ông ta nói: “Tôi cũng đã nói điều này với liên lạc viên của Quốc Dân đảng, tôi nói về chính sách của chúng ta: Thứ nhất là triết học của Lão Tử, được gọi là ‘Không dám đứng trước thiên hạ’. Tức là, chúng ta không bắn phát súng đầu tiên”. Ở đây, Mao trích dẫn câu nói nổi tiếng của Lão Tử “Không dám đứng trước thiên hạ”, có nghĩa là tiên thí hậu đoạt, tiên thoái hậu tiến, tiên nhường hậu tranh.

Tuy nhiên, ý gốc ban đầu của Lão Tử không phải là xa rời Đạo và làm những việc mà Đạo trời không cho phép làm. Cách hiểu sai của Mao, thông qua bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ đã được người dân Trung Quốc chấp nhận.

Lại ví dụ ngày 13 tháng 3 năm 1949, tại Hội nghị Trung ương 2 khóa VII, Mao Trạch Đông nói đến phương pháp làm việc của đảng ủy, trong đó nói đến việc “trao đổi thông tin tình báo, điều này rất quan trọng đối với việc đạt được ngôn ngữ chung”, phê bình: “Có một số người không làm như vậy, mà giống như Lão Tử nói: ‘Kê khuyển chi thanh tương văn, lão tử bất tương vãng lai’ (Tạm dịch: Gà kêu chó cắn đều nghe, dân đến già chết chẳng lui tới nhau), kết quả giữa họ thiếu ngôn ngữ chung”.

Tuy nhiên, những gì Lão Tử nói trong câu này phản ánh trạng thái xã hội lý tưởng của “nước nhỏ ít người”, ý ban đầu là muốn nói rằng ở một quốc gia hài hòa, diện tích nhỏ, dân ít, phong tục dân gian giản dị, công cụ chiến đấu là vô ích. Vì người dân được an cư lạc nghiệp, không lo cơm ăn áo mặc, bách tính không phải di cư khắp các vùng miền nên họ sẽ luôn sống trên đất nước của mình cho đến cuối đời, đây là cảnh giới trị quốc cao nhất. Ý nghĩa câu trích dẫn của Mao hoàn toàn ngược lại. Không biết có phải bắt đầu từ trích dẫn của Mao, mà câu nói “Kê khuyển chi thanh tương văn, lão tử bất tương vãng lai” đã bị người hiện đại hiểu sai thành “Không hiểu lẫn nhau, không có thông tin của nhau” hay không.

Ngoài ra, vào ngày 27 tháng 2 năm 1957, tại Hội nghị mở rộng lần thứ 11 của Quốc vụ viện tối cao, Mao đã nói trong bài phát biểu về “Liên quan đến việc xử lý chính xác vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân” như sau: “Trong điều kiện nhất định, những thứ xấu có thể dẫn đến kết quả tốt, những thứ tốt cũng có thể dẫn đến kết quả xấu. Lão Tử từng nói vào hơn 2000 năm trước: ‘Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ ẩn nấp của họa'”.

Nhưng lời Lão Tử nói “Họa hề phúc sở ỷ, phúc hề họa sở phục” là hoàn toàn khác với Mao và con người hiện đại lý giải. Bề ngoài Lão Tử dường như đang nói về sự vô thường của nhân sinh, nhưng nếu nhìn từ góc độ tu luyện “Đại Đạo” của Lão Tử, phúc họa của con người có thể bởi vì bản thân làm việc tốt, việc xấu mà phát sinh chuyển biến, bởi vì tùy theo việc con người làm việc tốt, làm việc xấu, con người cũng tồn tại vấn đề thủ đức, thất đức. Bởi vậy, phúc họa tùy thuộc vào hành vi của người đó.

Còn lời Mao nói “trong điều kiện nhất định” dẫn đến kết quả khác nhau, hoàn toàn coi nhẹ sự chuyển biến “có đức”, “vô đức” của con người về phương diện đức hạnh, mà sự chuyển biến “có đức”, “vô đức” của con người mới là nguyên nhân căn bản phúc họa của con người.

Ngày 22 tháng 8 năm 1960, khi đám người Mao tiếp kiến đại biểu tham dự hội nghị mở rộng toàn thể trung ương của 6 đảng phái dân chủ, Chu Kiến Nhân vừa khéo ngồi bên cạnh Mao, bọn họ nói tới vấn đề giới triết học lúc đó đang tranh luận triết học của Lão Tử là duy vật hay duy tâm, Mao đồng ý với cách nói “Lão Tử là chủ nghĩa duy tâm khách quan” của Chu Kiến Nhân. Tháng 10 năm 1968, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 khóa 8, Mao công khai bày tỏ ủng hộ quan điểm “Lão Tử là người theo chủ nghĩa duy tâm” của giáo sư Dương Liễu Kiều ở Thiên Tân. Ngoài ra, theo Lão Tử hiệu đính của Mã Tự Luân xuất bản năm 1974, Mao còn nói “Lão Tử” là “một bộ binh thư”.

Mà ảnh hưởng của lời nói của Mao đối với giới học giả không thể nói là không sâu, ảnh hưởng xuyên tạc Lão Tử của Mao đối với xã hội Trung Quốc không thể nói là không lớn.

Nguyên nhân Trung Cộng xuyên tạc Lão Tử

Tín ngưỡng Nho, Thích, Đạo đã xây dựng cho người Trung Quốc một hệ thống đạo đức vô cùng ổn định, gọi là “trời không thay đổi, đạo cũng không thay đổi” (thiên bất biến, đạo diệc bất biến). Hệ thống đạo đức này là nền tảng cho sự tồn tại, ổn định và hài hòa của xã hội. Đạo đức thuộc về tầng diện tinh thần và thường là trừu tượng, mà văn hóa có một vai trò quan trọng chính là tiến hành biểu đạt thông tục hóa hệ thống đạo đức.

Còn “triết học” của đảng cộng sản có thể nói là hoàn toàn trái ngược với văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc. Văn hóa truyền thống là kính sợ thiên mệnh, Khổng Tử cho rằng “tử sinh hữu mệnh, phú quý tại thiên”, tư tưởng Phật gia và Đạo gia đều là hữu Thần luận, tin tưởng sinh tử luân hồi, thiện ác hữu báo, đảng cộng sản không chỉ thờ phụng “vô thần luận” mà còn “vô pháp vô thiên”.

Trung Cộng tuyên truyền quan điểm “chủ nghĩa duy vật lịch sử”, tuyên truyền “chủ nghĩa cộng sản” là “thiên đường nhân gian”, mà con đường đi tới “thiên đường nhân gian” chính là dựa vào “đội tiên phong giai cấp vô sản”, tức là sự lãnh đạo của đảng cộng sản. Thừa nhận thuyết hữu Thần đồng nghĩa với việc trực tiếp thách thức tính hợp pháp cầm quyền của ĐCSTQ.

Vì vậy, để giành lấy và củng cố chính quyền, đảng cộng sản phải phá hủy văn hóa truyền thống vốn được xuyên suốt bởi “thuyết hữu Thần” của Trung Hoa. Nếu như nói một bộ lý luận trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền thì chỉ có thể ảnh hưởng đến một số ít người Trung Quốc, vậy thì sau khi Trung Cộng thành lập chính quyền, Trung Cộng thông qua các phong trào như tiêu diệt tôn giáo, cách mạng văn hóa, cuộc vận động hết lần này đến lần khác, đã phá hủy văn hóa truyền thống.

Đồng thời, thông qua việc lợi dụng những văn nhân xu nịnh, nó cũng xuyên tạc lịch sử và các nhân vật lịch sử, từ đó phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật. Ví dụ, như phần trên đã nêu, Lão Tử bị xuyên tạc là một quý tộc suy thoái, muốn kéo Lão Tử xuống khỏi thần điện.

Ví dụ, xuyên tạc động cơ của niềm tin tôn giáo, ĐCSTQ tuyên bố rằng “khổ nạn trong xã hội là mảnh đất màu mỡ cho sự tồn tại và phát triển của tôn giáo”, và cố tình chỉ ra rằng những người đã phải chịu đựng gian khổ và tâm ý nguội lạnh trong những người thường từ đó gia nhập tôn giáo là trạng thái bình thường của tín đồ tôn giáo. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử cổ đại và hiện đại của Trung Quốc và nước ngoài, những người tin vào Thần và Phật không phải như vậy, ví dụ như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một thái tử của Xá Vệ Quốc, ngài đã từ bỏ ngai vàng, mỹ nữ và cuộc sống phú quý, nhất tâm tu luyện.

Một ví dụ khác là Đạo sĩ Trương Đạo Lăng (tức Trương Thiên Sư), người đã ba lần được Hán Hòa Đế phong làm thái phó (chức quan nhất phẩm trong hệ thống quan chức cửu phẩm), Trương Đạo Lăng không đáp ứng, mà ẩn cư tại núi Hạc Minh tu luyện. Vì vậy, xuất gia tuyệt đối không phải là trốn tránh hiện thực đau khổ (sự thất vọng về tình cảm hay những khó khăn về kinh tế,…), mà là phát tâm bồ đề, ý nguyện dùng thanh kiếm trí huệ cắt đứt duyên trần.

Trước khi Trung Cộng cướp chính quyền, dân gian có một hoàn cảnh tín Thần. Những người tu hành trong Thích giáo và Đạo giáo là biểu tượng của đức cao vọng trọng, cũng là đối tượng được mọi người tôn trọng. Cho dù là hoàng đế của hoàng triều truyền thống gặp được cao tăng, cũng đều dùng lễ tiếp đãi và tôn trọng họ. Nhưng sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, ĐCSTQ đã miêu tả hình tượng của những người tu hành là ngu ngốc, vô tri, mê tín và thậm chí lợi dụng tôn giáo để kiếm tiền. Hình tượng của những người sáng lập Đạo gia Lão Tử, người sáng lập Nho gia Khổng Tử và người sáng lập Phật gia Thích Ca Mâu Ni cũng bị Trung Cộng cố ý bóp méo, thậm chí phê phán. Người tu hành từ người được tôn trọng trở thành đối tượng giễu cợt của đại chúng.

Trung Cộng tùy ý xuyên tạc bóp méo văn hóa Thần truyền truyền thống, điều nó thường làm nhất để che đậy với con người chính là thêm thắt hàm nghĩa thuyết vô thần vào kinh điển tôn giáo, như Lão Tử nói “Trời lớn, đất lớn, Đạo lớn, vua cũng lớn” (thiên đại địa đại đạo đại vương đại), còn Trung Cộng thì dùng bộ máy truyền thông phô thiên cái địa và nhồi nhét từ tiểu học đến đại học là: ân tình của Trung Cộng lớn hơn trời. Ai nói Mao không dám đứng trước thiên hạ? Điều này là lời giải thích tốt nhất cho hành vi dám đứng trước thiên hạ phản nghịch đạo trời của Trung Cộng, hành vi xa rời đạo trời của Trung Cộng đã khiến người và Thần cùng phẫn nộ. Xa rời đạo trời như vậy, hủy đi văn hóa chính thống Trung Hoa, xuyên tạc nhân vật lịch sử, tàn hại bách tính, Trung Cộng đã đến lúc bị vứt bỏ rồi.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/239521



Ngày đăng: 22-07-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.