Bút ký tu luyện: Không nhặt của rơi và trạng thái của Thần



Tác giả: Thiên Chân

[ChanhKien.org]

Không lâu trước đây, tôi đã giao lưu chia sẻ với hai bạn đồng tu, họ đề cập đến một bài chia sẻ của một đồng tu khác. Vì không nhớ chính xác tiêu đề, nên tôi không thể tìm đọc được. Qua lời kể ngắn gọn của họ, tôi biết quan điểm của bài viết đó đại khái là: các đệ tử Đại Pháp không nên nhặt tiền của người khác, bởi vì đó là vị tư, Thần sẽ không nhặt tiền. Hai bạn đồng tu rất không đồng ý với quan điểm này, và chỉ ra rất rõ ràng: Điều này không phải là nói nhận thức của chúng tôi cao như nào, nhưng chúng tôi nghĩ rằng, làm một đệ tử Đại Pháp, nhặt được tiền không nhất định là vị tư.

Cả hai bạn đồng tu này đều đã từng nhặt được tiền. Một người nhặt được tiền bên bờ sông, vài tờ tiền bị gió thổi và cuốn theo đến nơi cô đang đứng. Nếu không nhặt, tiền sẽ bị cuốn bay xuống sông mất. Sau khi đợi hơn hai mươi phút và không thấy ai đến tìm, cố ấy không nghĩ nhiều, trực tiếp đưa tiền cho điểm tài liệu. Còn đồng tu kia sau khi nhặt được tiền, không thể tìm được chủ sở hữu của số tiền đó, trong đầu cô nghĩ: Tiền này là đến vì Pháp. Vì vậy, cô ấy đem số tiền đó đi mua nguyên liệu làm tài liệu giảng thanh chân tướng.

Vậy rốt cuộc thấy tiền rơi có nên nhặt tiền không? Có vẻ như đây là một câu hỏi rất đơn giản nhưng quan điểm của đồng tu lại có thể rất khác nhau. Xem ra vẫn phải từ Pháp để thảo luận vấn đề này, vì vấn đề này liên quan đến những thứ rộng lớn hơn. Trong bài viết này chúng ta có thể chia sẻ quan điểm của mình với các đồng tu.

Việc nhặt được tiền của người khác không nhất định là hành động vị tư, mà phụ thuộc vào tâm thái của người nhặt tiền lúc đó và cách mà họ sử dụng số tiền đó.

Văn hóa không nhặt đồ thất lạc trên đường đã tồn tại ở Trung Quốc cổ đại, thậm chí một số nơi ở các nước phương Tây có phong tục không đóng cửa vào ban đêm và không nhặt đồ thất lạc trên đường. Nếu mọi người đều như vậy thì không phải tốt quá rồi sao? Người mất đồ có thể tìm lại được đồ của mình vào ngày mai. Từ góc độ lớn hơn, điều đó cho thấy một xã hội chưa suy thoái đến mức quá thấp. Tuy nhiên, xã hội Trung Quốc đại lục ngày nay đã bị tà đảng Trung Cộng tàn phá đến thối nát, khác xa trạng thái của một xã hội bình thường rồi. Nhiều người chỉ vì tiền bạc mà làm bất cứ điều gì, huống hồ là nhặt đồ đánh rơi trên đường. Nếu bạn lấy tiền đó và chi tiêu thì có thể đang tạo nghiệp, vì tiền đó không thuộc về bạn. Đương nhiên cũng có thể là bằng cách này người bị mất đồ đó trả nghiệp cho người nhặt được tiền kia mà không biết, nếu bạn giao số tiền đó cho cảnh sát hoặc cho một người khác giữ tiền để chờ người mất đồ đến nhận lại, họ có thể biển thủ số tiền đó cho riêng mình, điều đó càng tạo nghiệp hơn.

Dựa trên thực trạng xã hội hiện nay, việc một người không nhặt đồ làm rơi trên đường là rất hiếm, tuy nhiên điều đó cũng chỉ là kiềm chế lòng tham của con người, giữ mình trong sạch, không vượt qua giới hạn của con người. Trái lại, dù là tìm hay không tìm được chủ nhân, thì việc chúng ta làm đều là phi thường, người thường không thể làm được. Nếu chúng ta tìm thấy người làm rơi đồ, không chỉ trả lại tài sản cho người đó, mà quan trọng hơn là chúng ta có thể nắm bắt cơ hội giảng chân tướng trực diện cứu người; còn khi chúng ta không tìm thấy người làm mất đồ, thì chúng ta sử dụng tiền đó để làm tài liệu giảng chân tướng, cũng là đang làm việc cứu người. Theo lý luận của con người ở đây, dùng hết số tiền nhặt được để làm việc tốt cho người khác đã là làm việc thiện, đáng quý hơn việc không nhặt tiền vì nghĩ cho bản thân mình. Mà chúng ta sử dụng nó để cứu độ chúng sinh, thì không những không xâm phạm đến trạng thái của xã hội loài người, mà còn là việc người bình thường không thể làm được, đó là việc đại thiện. Khi tiền của người làm mất kia được dùng vào việc thiện như vậy, thì anh ta sẽ nhờ đó mà được hưởng phúc phận, mà chính đồng tiền kia cũng sẽ có một nơi chốn tốt đẹp trong tương lai.

Như vậy có vẻ hơi quá chú trọng vào vấn đề cụ thể rồi. Thực tế vấn đề này liên quan đến chúng ta làm một đệ tử Đại Pháp không chỉ là không phá hủy lẽ thường của xã hội nhân loại mà còn là vấn đề nhận thức đúng về trạng thái của Thần. Chúng ta là những người tu luyện, là những sinh mệnh đặc biệt, khác với người thường và cũng khác với Thần Phật. Người thường không chỉ không có Thần tính, nếu không trở thành người tu luyện thì sẽ không thể trở thành Thần; còn Thần Phật thì không tu luyện ở nhân gian, đồng thời cứu độ chúng sinh. Chúng ta vừa phải phù hợp tối đa trạng thái của nhân loại và phải tu luyện thăng hoa theo tiêu chuẩn của Đại Pháp để bước đi trên con đường trở thành Thần; cần buông bỏ mọi chấp trước, tu tâm đoạn dục, nhưng đồng thời phải thực hiện các công việc cụ thể để cứu độ chúng sinh. Vì vậy, chúng ta không thể để bản thân lẫn lộn với người thường và cũng không thể biểu hiện trạng thái giống như Thần; không thể phá vỡ cái mê của nhân loại, nhưng đồng thời phải dùng chính niệm đối đãi tất cả.

Có một số đồng tu cho rằng Thần thấy tiền sẽ không nhặt vì Thần là vô vi thanh tịnh, không có tham vọng của con người và không bao giờ muốn lấy những thứ không thuộc về mình. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng cách nhìn này vẫn chưa đầy đủ, vì trạng thái của Thần không chỉ dừng lại ở đó. Chính Thần là từ bi, vô tư và có trí huệ to lớn, và sự vô tư của Thần không chỉ hiện diện trong việc không đòi hỏi những gì thuộc về chính mình, quan trọng hơn là, Thần, đặc biệt là các vị Chủ và Vương của các thế giới, đều suy nghĩ và bận tâm về các chúng sinh trong thế giới của mình. Trong trạng thái như này, Thần sẽ an bài mọi việc tốt nhất vì lợi ích của chúng sinh. Bây giờ chúng ta chính là vì chúng sinh mà nghĩ, vì vậy, chúng ta phải làm việc và nhìn nhận vấn đề từ một tầm nhìn cao hơn, chứ không chỉ hạn chế ở góc độ cá nhân.

Trên thực tế, nếu coi việc cứu độ chúng sinh là ưu tiên hàng đầu, thì không cần nghĩ xem Thần sẽ làm như thế nào, chúng ta sẽ có được trí huệ phù hợp từ Pháp, đối với bất kỳ vấn đề nào chúng ta cũng có cách nhìn đúng đắn, từ đó mà làm tốt hơn.

Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/61264



Ngày đăng: 25-05-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.