Tu luyện bút ký: Khảo nghiệm sinh tử



Tác giả: Thiên Chân

[Chanhkien.org] Đây là chia sẻ kinh nghiệm của một đệ tử Đại Pháp kỳ cựu, người đã vượt qua khảo nghiệm sinh tử. Trong thời kỳ khẩn cấp cứu độ chúng sinh, mỗi lần xuất hiện trạng thái “nghiệp bệnh”, đó chính là tà ác đang cưỡng chế bức hại lên các đệ tử bằng cách lợi dụng những sở hở của chúng ta. Nhưng, những sơ hở loại nào các đệ tử Đại Pháp mang theo sẽ làm cho họ chịu đau đớn dưới dạng nghiệp bệnh. Tôi không minh bạch về chuyện này, và vì vậy, tôi sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào. Những gì tôi đề cập ở đây là những thứ trực tiếp liên hệ tới khảo nghiệm sinh tử cho các bạn đồng tu, tôi thấy rằng tôi đã ngộ được nhiều điều trong vấn đề này. Người bạn đồng tu đề cập trong bài viết này già hơn tôi nhiều, và tôi theo lẽ thường nên gọi họ như là “bác”, nhưng để cho thuận tiện, tôi sẽ gọi họ bằng tên hiệu.

Bà Jun, một đồng tu, đã luôn tinh tấn trong tu luyện Đại Pháp và luôn đặt tâm của mình vào làm ba việc. Nhưng, vào tháng 10 năm 2008, bà bỗng nhiên ngã xuống nền, biểu lộ ra trạng thái của nghiệp bệnh trầm trọng. Bà được đưa đến bệnh viện nơi con gái bà là bác sĩ ở đó và chẩn đoán bị ung thư ruột. Thực tế, là một đệ tử Đại Pháp, nếu chúng ta có thể xử sự với những can nhiễu như vậy bằng chính niệm, thì nó sẽ trở thành một huyễn tượng. Nhưng, khi nhân tâm thắng thế, mọi việc sẽ trở nên khác. Gia đình bà thuyết phục bà làm phẫu thuật, gồm cả chồng bà, cũng là một đệ tử. Khi đối mặt với sự thuyết phục từ gia đình, thật quá khó khăn cho bà để giữ được suy nghĩ là một đệ tử Đại Pháp về vấn đề sinh tử. Bà Jun cuối cùng đã làm phẫu thuật. Sau phẫu thuật, bà chia sẻ với bạn đồng tu tên là bà Ping, chính niệm của bà trở nên mạnh hơn và bà phản đối việc điều trị hóa trị liệu. Lúc đầu, vì không có chính niệm mạnh, bà đã không thể vượt qua được khảo nghiệm; nhưng, từ lúc niềm tin vào Đại Pháp trở nên mạnh mẽ, cựu thế lực đã không thể khởi tác dụng và đưa bệnh tật lên thân thể bà. Với sự bảo hộ của Sư Phụ, bà Jun đã hồi phục nhanh chóng, vượt xa sự mong đợi, kinh nghiệm và kiến thức của bác sĩ. Bệnh viện thậm chí còn chuẩn bị viết một câu chuyện về sự lành bệnh của bà và khoe khoang về những kỹ thuật chữa bệnh hữu hiệu của họ.

Sau một vài tháng, bà Jun hồi phục rất nhanh và lại có thể tập hết cả 5 bài công pháp. Chứng kiến sự kỳ diệu của Đại Pháp, con gái, con rể và cả người trông giữ nhà đều bắt đầu lần lượt luyện tập. Tất cả bạn bè tới thăm bà đều đồng ý thoái khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên quan. Bà Jun cuối cùng đã vượt qua khảo nghiệm. Mặc dù, quá trình này không hề suôn sẻ, bà đã có thể lấy lại sức khỏe của mình. Hơn nữa, nhờ việc này, những người xung quanh và bắt luyện tập và như vậy họ đã được cứu độ, từ họa đã chuyển thành phúc. Nếu bà không thể giữ lại thân thể người thường, những hậu quả sẽ vượt quá sự tưởng tượng: những người có tiền duyên tu luyện Đại Pháp sẽ bị ngăn cản và mất đi cơ hội của mình, và những người thường đáng lẽ được cứu sẽ không có cơ hội thông qua việc chứng kiến sự thay đổi của bà.

Đối với người thường, ung thư thường là một căn bệnh chết người, một cách để trả nghiệp trong tiến trình sinh, lão, bệnh, tử. Đối với người tu luyện đã tống khứ các chấp trước vào sinh tử, nó có thể là một can nhiễu nặng, một khảo nghiệm sinh tử. Nhưng, trong thời kỳ nguy cấp này, loại can nhiễu này là bức hại của cựu thế lực lên chúng ta. Thực sự, những người tu đã tống khứ tâm chấp trước vào sinh tử, thì trạng thái nghiệp bệnh gây ra bởi ung thư di căn cũng chỉ như nghiệp bệnh của một cơn đau đầu và sốt, chẳng thể làm chúng ta phiền toái. Tất nhiên, quay lại một bước, nếu chúng ta thực sự loại bỏ được chấp trước về vấn đề sinh tử, chúng ta sẽ không gặp phải khảo nghiệm loại này, bởi vì cựu thế lực không dám can nhiễu chúng ta nếu chúng không tìm thấy sơ hở. Hơn nữa, những cựu thế lực còn lại là vô cùng ghen tị với chúng ta vì chúng ta có một thân thể điều làm chúng liều lĩnh. Mỗi khi chúng ta có sơ hở, chúng sẽ cố gắng hủy hoại thân thể của người tu luyện. Vì thế, một điều quan trọng là chúng ta không được để bất cứ một sơ hở nào trong sự tu luyện của mình.

Bà Ping nói rằng bà Jun vượt qua được khảo nghiệm nhờ vào niềm tin kiên định vào Đại Pháp. Nhưng, tôi không nghĩ chính niệm của bà đủ mạnh mẽ và kiên định. Nếu không, bà sẽ nhận thức rất rõ ràng rằng bà là một đệ tử Đại Pháp vĩ đại khi bà đang đối mặt với can nhiễu của bệnh “ung thư ruột”. Thế thì Sư Phụ sẽ ban cho một sự an bài tốt nhất, và bà sẽ không bị rắc rối vì nhân tâm hay tìm kiếm sự trợ giúp từ người thường.

Bà Jun đã nhận thức được rằng bà đã vượt qua khảo nghiệm sinh tử, nhưng bà hiện tại vẫn chưa cảm thấy tốt và hi vọng bà sẽ phát hiện ra vấn đề của mình. Một lần, bà hỏi bà Ping, “Tôi biết rằng tôi có sơ hở khi tôi có nghiệp bệnh trầm trọng như vậy; nhưng tại sao tôi không thể nhận ra chúng?” Một lần khi bà thực sự nhìn vào trong, mọi thứ đã dẫn bà theo hướng tích cực hơn.

Bà Ping chia sẻ rằng can nhiễu của Jun có lẽ gây ra bởi vấn đề là bà đã quá chấp trước vào những thứ nhỏ nhặt. Chẳng hạn, tâm của bà sẽ náo động khi nghe thấy một điều gì đó không rõ ràng. Nếu một đệ tử chia sẻ một câu nói của Sư Phụ và bà Jun không có ấn tượng gì về nó, bà sẽ bắt đầu lo lắng và tìm kiếm câu đó ở mọi nơi, không ngừng lại cho tới tận khi tìm thấy nó trong các sách Đại Pháp. Nhưng, tôi nghĩ rằng vấn đề chính của bà đó là chấp trước vào sự thoải mái của cuộc sống gia đình. Chồng bà và các con tất cả đều đối xử với bà rất tốt. Chồng bà lo hầu hết công việc nhà. Sau cuộc phẫu thuật, chỉ có thể ăn một chút thức ăn mỗi bữa; vì vậy, bà phải ăn nhiều bữa. Chồng bà nấu cho bà 8 lần một ngày. Nếu bà không ngủ được vào đêm, thì không một ai nghĩ bà là gây phiền phức. Mặt khác, mọi người đều nhắc bà học Pháp. Con gái bà thậm chí đôi khi còn đọc Pháp cho bà nghe. Bà nói bà không gặp bất cứ can nhiễu nào với gia đình. Có thể thực sự là bà đã quá chấp trước vào cuộc sống gia đình thoải mái, và cựu thế lực đã có lý do để bức hại bà. Tất nhiên, đây chỉ là hiểu biết ở tầng thứ của tôi và một sự nhắc nhở tới bà. Bà vẫn cần nhìn vào trong. Nếu môi trường gia đình tốt đẹp, thì nó sẽ không phải là tình huống mà cựu thế lực lợi dụng sơ hở. Chúng ta cần xem xét tình huống cụ thể và có phải người tu luyện có chính niệm mạnh. Dù sao đi nữa, loại bức hại kiểu này không thể nhận biết được. Khi chúng ta nhìn vào trong, chúng ta không thể quên việc – một cách kiên quyết bài trừ những khảo nghiệm độc ác mà cựu thế lực áp chế lên chúng ta.

Một hôm, trong thời gian hồi phục, bà cảm thấy như ngạt thở và ho ra một chút máu. Bà bắt đầu lo lắng trở lại và nghi ngờ tế bào ung thư đã di căn đến phổi. Đối với người tu luyện Đại Pháp, lo lắng kiểu này là sử dụng nhân tâm để đối xử với khổ nạn. Chồng bà nói: “Dường như khảo nghiệm thứ hai đến từ khảo nghiệm thứ nhất chưa vượt qua được.” Ông ngay lập tức gọi điện cho bà Ping, là người học Pháp rất tốt. Những ý nghĩ của bà Ping luôn rất chính, và bà nói thẳng vào vấn đề khi bà thảo luận khó khăn của người khác. Bà Jun thích chia sẻ với bà Ping và cảm thấy hài lòng khi nghe bà Ping nói, mặc dù có đôi khi phần con người trong bà có một chút không thoải mái tiếp thu những lời của bà Ping.

Một lần gặp bà Ping, chồng của bà nói, “Bà có thể khuyên bà ấy nhập viện không? Bà ấy chỉ nghe lời bà thôi.” Khi bà Ping nghe như vậy, bà bắt đầu cảnh tỉnh, “Điều này có vẻ như một khảo nghiệm đối với tôi. Pháp là ở đây, tại sao mà bà ấy chỉ nghe lời tôi? Tu luyện không thể được thay thế bằng bất cứ ai khác. Tôi sẽ không quyết định thay bà. Nếu bà kiên định và tin vào Sư Phụ và Pháp, bà sẽ tuân theo những yêu cầu của Pháp. Nhưng, nếu bà coi chính bản thân mình là một người thường, tất nhiên bà nên đến bệnh viện khi bị ốm. Bà phải quyết định sẽ chọn con đường nào.” Bà Jun cảm thấy xấu hổ và nói: “Những gì bà nói  khó cho tôi để chọn lựa.” Bà Ping trả lời, “Sau khi tu luyện nhiều năm, ở tuổi này, tại sao bà không thể từ bỏ sinh tử? Suy nghĩ về nó, sinh hay tử, chúng ta là những vị thần ở trong Đại Pháp. Cách tốt nhất là để Sư Phụ an bài mọi việc. Bà còn lo lắng gì nữa đây?

Khúc mắc trong tâm của bà Jun cuối cùng đã được gỡ bỏ. Sau này, con gái bà đưa bà đến bệnh viện để kiểm tra. Kết quả là không có gì nguy hiểm cả, nhưng mao quản trong cuống phổi bị vỡ nhẹ. Cái gọi là khảo nghiệm chỉ là ảo tưởng. Nhưng, nếu như bà vẫn chấp trước vào nhân tâm, mọi việc có thể đã không đơn giản như vậy.

Sau này, bà Ping đề cập đến quá trình bà Jun vượt qua khảo nghiệm sinh tử với một người đồng tu khác – cô Xiu. Cô Xiu đã rất xúc động và nói: “Nếu tôi ở trong hoàn cảnh của chị, tôi có lẽ đã không nói với bà Jun thẳng thắn như vậy, mặc dù tôi có thể nhắc nhở bà nhìn vào trong, từ bỏ nhân tâm, và chấp trước vào sinh tử. Tôi sẽ nói với bà một cách gián tiếp và lịch sự. Cách đó có thể không được hiệu quả như những lời của chị.” Cô Xiu đã làm việc trong cơ quan hành chính một thời gian dài và không bỏ được thói quen hay che đậy của cô, thói quen đã hình thành trong các cán bộ công chức của Trung Quốc. Nhưng, cô Xiu biết rõ rằng những ý nghĩ đó là lệch lạc bởi nhân tâm.

Không có nghi ngờ gì về việc các đồng tu sẽ đối xử từ bi với người khác. Nhưng, điều này không có nghĩa rằng phải chỉ ra vấn đề một cách gián tiếp và nói một cách mơ hồ. Sẽ hoàn toàn không là từ bi nếu như bạn che đậy chính mình khi đối mặt với những người đồng tu. Nói thẳng thắn không có nghĩa là không có từ bi. Ngược lại, nói thẳng thắn bởi vì bạn làm nó vượt ra khỏi cả từ bi, bởi vì nó thực sự cần được xem xét đối với người khác. Người ta có thể thực sự xúc động khi nghe những lời nói thẳng thắn. Với cách này, những người khác có thể nhìn vào trong và nhận ra chấp trước. Tất nhiên, những lời nói thẳng thắn phải dựa vào Pháp. Một vài người có thể cảm thấy rằng sẽ dễ dàng hơn đối với người khác chấp nhận họ nếu họ trình bày một cách ẩn ý. Đúng là nó dễ dàng hơn để chấp nhận, nhưng thực sự là cái gì được chấp nhận? Liệu có những thứ ô uế bao gồm trong đó? Những điều như vậy làm sao có thể có hiệu quả tốt?

Càng mập mờ, ẩn ý, thì ý nghĩa thực càng bị che lấp, thông tin càng bị sai lệch, và càng ít hiệu quả. Vì vậy, sẽ không có sức ảnh hưởng trực tiếp đến người nghe. Việc nói một cách mập mờ bản thân nó có thể gây ra bởi nhân tâm. Nó chính là biểu hiện của sự ích kỷ, bảo vệ bản thân, vô tình làm người khác cảm thấy vừa ý, và sợ hãi bị mất những lợi ích cá nhân. Người tu luyện không được có bất cứ cái gì dựa trên lợi ích cá nhân. Nhưng, bởi vì một số người đã hình thành những quan niệm như vậy và kiểu bảo vệ bản thân trong số người thường, những quan niệm và hành vi này sẽ biểu hiện ra trong khi tác động với người đồng tu khác. Nếu người nghe có những chấp trước che đậy nhân tâm, và nói chuyện mập mờ sẽ tăng thêm tư tâm của mình. Tất nhiên, nói chuyện thẳng thắn không có nghĩa là  thô lỗ, không thiện chí hoặc giận dữ khi mà người nghe không biến chuyển. Khi nào bạn thực sự từ bi, những sự việc loại này sẽ không xảy ra.

Nói một cách mập mờ là rất phổ biến ở Trung Hoa Lục Địa. Rất ít người Trung Quốc có thể nói chuyện với nhau một cách thẳng thắn và trung thực.

Trong “Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009”. Sư Phụ đã giảng:

Tại xã hội quốc tế, hai người gặp mặt thì các việc trong tâm đều có thể nói chuyện cởi mở, chưa từng biết nhau cũng cởi mở tấm lòng để nói chuyện; với người ở nội địa Trung Quốc đó là tuyệt đối không thể nào; do vậy các học viên từ Trung Quốc ra [hải ngoại] về phương thức làm việc và giao tiếp là khác với học viên quốc ngoại. Học viên ở ngoại quốc không hiểu được học viên đến từ Trung Quốc, không hiểu những gì [họ] nói và làm; ‘Làm việc là theo cách đó sao? Vị ấy sao kỳ quá vậy?’ Thực ra, qua các cuộc vận động, tà đảng khiến người ta đấu tranh với nhau, tố cáo lẫn nhau; người Trung Quốc từng trải qua loại bức hại này, đã quen với việc tự đóng kín mình lại, nhất là trong bức hại các đệ tử Đại Pháp.”

Sư Phụ cũng nhấn mạnh trong “Bài giảng cho các học viên Úc Châu.” Chúng ta không thể rời khỏi phòng chỉ vì những chất độc hại xuất phát ra từ văn hóa đồi bại của Trung Cộng trong đầu và hành vi của chúng ta.

Khảo nghiệm sinh tử đối với một người tu luyện  là vấn đề của bản thân họ, không phải là nói đến những tác động tà ác trong vũ trụ và những sinh mệnh trong các không gian khác. Thậm chí trong không gian này, các đệ tử Đại Pháp nên nghĩ xem làm thế nào để đối mặt với khảo nghiệm sinh tử, làm sao để đối mặt với khổ nạn mà cựu thế lực gây ra cho chúng ta, làm sao để đối xử với những người đồng tu đang phải ứng phó với nghiệp bệnh, làm sao để thực sự giúp họ, và những tác động tích cực chúng ta có thể có được khi cứu độ chúng sinh nhờ phá tan được khảo nghiệm sinh tử do những nhân tố tà ác gây ra cho chúng ta.

Dịch từ:

http://zhengjian.org/zj/articles/2009/7/15/60557.htm

http://pureinsight.org/node/5804



Ngày đăng: 16-11-2009

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.