Bút ký tu luyện: Một chút thể ngộ về học Pháp (2)
Tác giả: Thiên Chân
[ChanhKien.org]
Khoảng thời gian vàng để học Pháp
Thực ra khoảng thời gian vàng cũng chính là lúc đầu óc thanh tỉnh nhất, khi đó hiệu quả học Pháp là tốt nhất. Mỗi tuần, thời gian tôi đi làm không quá nhiều, và thời gian mà tự mình có thể sắp xếp cũng tương đối thoải mái, nên có thể lựa chọn thời gian thích hợp nhất để học Pháp. Thông thường tôi học Pháp luyện công vào lúc bản thân thanh tỉnh nhất, đương nhiên thời gian luyện công được cố định tại thời điểm luyện công tập thể vào buổi sáng. Vào trước và sau khi luyện công, thông thường tôi rất thanh tỉnh, tâm cũng tương đối tĩnh, ngoài việc phát chính niệm đúng giờ ra thì học Pháp. Vào buổi sáng tôi cũng học Pháp trước rồi sau đó làm việc khác. Từ 4 giờ chiều đến 8 giờ tối cũng là thời điểm tương đối thanh tỉnh, thường thường tôi cũng học Pháp một chút trong khoảng thời gian này.
Đừng học Pháp khi buồn ngủ, đây là nhận thức của tôi. Chủ ý thức tương đối yếu khi buồn ngủ, học lúc đó rất khó tập trung tinh lực và duy trì tâm thái thanh tịnh, dễ bị tạp niệm can nhiễu, và hiệu quả học Pháp thường rất kém. Khi cơn buồn ngủ không nghiêm trọng lắm, thì vô cùng dễ mất tập trung, nghĩ ngợi lung tung, nhưng khi cơn buồn ngủ đến cực điểm, thì thực sự là không thể mở mắt trong nháy mắt, sau đó thì bắt đầu mơ màng. Một lúc sau đột nhiên mở mắt ra, và thấy mắt vẫn đang nhìn chằm chằm rất lâu vào vị trí ban đầu. Đầu tê cứng, tôi gắng gượng xem vài dòng, và cơ thể cũng không có phản ứng. Nhiều lần tôi cũng từng thử một số phương pháp mà các đồng tu đề cập để khắc phục cơn buồn ngủ, đề cao nhận thức dựa trên Pháp, phát chính niệm, và cố gắng chỉ ngủ hai, ba tiếng mỗi ngày, nhưng không đạt hiệu quả, nên tôi đành phải nhượng bộ. Thời gian ngủ cũng giảm bớt dần dần cùng với sự đề cao về tầng thứ tu luyện. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi, việc tốn thời gian và công sức để học Pháp bằng cách đấu tranh với ma ngủ, thì hiệu quả không tốt, không những bản thân không thể học Pháp, nói không chừng còn bị người khác học mất, chi bằng nghỉ ngơi một lát hoặc làm việc khác, rồi tìm một thời gian thanh tỉnh học tiếp, như vậy hiệu quả mới cao, việc học Pháp mới có hiệu quả thật sự.
Khi tôi buồn ngủ và không thể đối phó một cách hiệu quả với nó, thì không những không thể học Pháp, mà cũng không thể luyện công hoặc phát chính niệm. Nếu mơ mơ màng màng buồn ngủ, thì không phải là bản thân đang luyện công, cũng không có uy lực để thanh trừ tà ác. Đôi khi nhìn thấy đồng tu ngủ gật khi phát chính niệm, ở trong trạng thái nửa mê nửa tỉnh, thủ ấn đơn chưởng ngã đổ, gần như muốn cầm chắc thành nắm đấm, và thủ ấn liên hoa giữ một lúc sau thì 10 ngón tay khép lại thành một khối, như vậy căn bản không khởi được tác dụng trừ ác. Nhưng bản thân họ lại không thể nhận ra trạng thái đó, chỉ là cảm thấy mơ hồ rằng vừa rồi mơ màng khiến thủ ấn chệch hình sau khi thanh tỉnh lại. Nếu thường xuyên xuất hiện tình huống đó, thì yêu cầu cần hết sức coi trọng, bởi vì nếu không đảm bảo được hiệu quả phát chính niệm, đó có thể không phải là vấn đề nhỏ.
Nếu khi làm việc khác một chút cũng không buồn ngủ, mà cứ hễ học Pháp, luyện công hoặc phát chính niệm liền mơ màng, đó không phải là phản ứng bình thường của cơ thể, mà là bị can nhiễu, nên cần chính niệm thanh trừ.
Vấn đề đọc nhanh
Vì để loại trừ can nhiễu từ tạp niệm hoặc cải biến trạng thái buồn ngủ, thậm chí thỉnh thoảng vì đuổi theo tiến độ trong thời gian ngắn, tôi đã từng chọn dùng phương pháp đọc nhanh để học Pháp trong một giai đoạn thời gian, nhưng tôi đã sớm từ bỏ. Có vẻ như không ít đồng tu đã chọn dùng phương pháp đó. Bởi vì tốc độ đọc vô cùng nhanh, nhưng cần đảm bảo đọc từng chữ trước mắt, không thể bỏ sót, cho nên mắt cần chăm chú rất kỹ, đồng thời mắt cũng cần di chuyển nhanh chóng từ trái sang phải, vốn dĩ việc di chuyển mắt như vậy sẽ kích thích đại não, đồng thời vì có thể phản ánh ra ý nghĩa mặt chữ của văn tự mà mắt quét với tốc độ nhanh, đại não cũng cần tăng tốc hoạt động, như vậy nó liền tiến nhập trạng thái hưng phấn thanh tỉnh, và tạp niệm cũng không có “khoảng trống” để phát ra ngoài.
Nhìn trên bề mặt dường như rất có hiệu quả, có thể đọc Pháp thêm nhiều trong thời gian ngắn, nên rõ ràng là hiệu suất đặc biệt cao. Nhưng bản thân phương pháp này sẽ mang lại một vấn đề rất lớn. Ngồi trên xe đang lao nhanh như bay, có thể nhìn thấy vật thể bên ngoài xe đều đang chớp qua với tốc độ nhanh, vật thể càng gần mình thì chớp qua càng nhanh, vẫn chưa kịp nhìn rõ nó thì đã không thấy rồi, tôi có cảm giác rất giống với khi đọc nhanh. Tuy có thể đạt được nhìn thấy từng chữ trước mắt (thực ra là quét với tốc độ nhanh), nhưng do tốc độ đọc quá nhanh, đại não tiếp nhận lượng thông tin quá lớn trong một đơn vị thời gian, cho nên dấu tích từng chữ được giữ lại trong não cực kỳ nhạt, hơn nữa lại bị che lấp bởi dấu tích mơ hồ của từng chữ phía sau, thực ra cũng không đọng lại bao nhiêu nội dung trong não sau khi đọc xong. Vả lại, điều đáng chú ý hơn là học Pháp với trạng thái đó, nội hàm cao tầng của Đại Pháp ở phía sau văn tự sẽ không điểm hoá cho chúng ta, vấn đề chủ yếu là ở chỗ này! Theo cách như thế, nó trở thành vì đọc Pháp mà đọc Pháp, không phải là học Pháp chân chính rồi. Nếu dùng phương pháp đó để bắt kịp tiến độ học Pháp, như thế càng không được coi là học Pháp, trở thành ứng phó cho xong.
Trên thực tế trạng thái này cũng không thể duy trì lâu. Mắt, não và toàn bộ cơ thể duy trì lâu dài ở trạng thái căng thẳng cao độ thì cũng chịu không nổi, và rất dễ mệt mỏi rã rời, sau đó thì vẫn buồn ngủ như thường. Cho nên nói cho cùng, quả thực không thể áp dụng đọc nhanh vào việc học Pháp.
Số lượng học Pháp
Bởi vì chất lượng học Pháp không dễ đo lường, bản thân rất khó nắm bắt, như vậy không giống số lượng học Pháp liền có thể thấy rõ ràng, cho nên dễ bị xem nhẹ, nhưng việc này không có nghĩa sẽ không có bất kì vấn đề nào về phương diện số lượng học Pháp. Nhiều lần Sư phụ đã căn dặn chúng ta rằng cần “học Pháp nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn” (Giảng Pháp tại Pháp hội Atlanta năm 2003 ), có thể thấy thời gian học Pháp và số lượng học Pháp cần phải đảm bảo, hơn nữa càng nhiều càng tốt. Khẳng định không được cưỡi ngựa xem hoa và chỉ theo đuổi số lượng, nhưng cũng không thể chỉ vì yêu cầu chất lượng học Pháp cao mà mỗi ngày chỉ học một chút cho xong. Vậy rốt cuộc mỗi ngày học bao nhiêu là thích hợp nhỉ? Tôi cảm thấy rất khó nói, bởi vì trạng thái của mỗi cá nhân đều khác nhau, chỉ có thể xác định thời lượng và số lượng học Pháp bao nhiêu tuỳ theo tình huống bản thân. Nhưng tôi cho rằng, nếu thường xuyên không thể đọc hết một bài giảng của Chuyển Pháp Luân trong một ngày, thì đó có thể chính là một vấn đề lớn, cần tìm ra nguyên nhân nào tạo thành, điều chỉnh cân bằng thời gian giữa các công việc khác nhau, dành nhiều thời gian hơn để học Pháp. Nếu quả thực rất khó sắp xếp thời gian học Pháp, vậy cũng đừng bị động tiếp nhận cái gọi là “hiện thực”, chân chính mong muốn học Pháp nhiều hơn, thì Sư tôn sẽ giúp chúng ta cải biến “hiện thực”, dù cựu thế lực có an bài và can nhiễu, thì cũng sẽ bị phá bỏ.
Bản thân số lượng học Pháp ẩn chứa một khía cạnh khác của vấn đề, chính là tỷ lệ giữa các nội dung học Pháp, hay nói cách khác, về vấn về phân bổ thời gian giữa việc đọc Chuyển Pháp Luân với những kinh văn và giảng Pháp khác. Có đồng tu đọc một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân, sau đó học những kinh văn và giảng Pháp khác, rồi lại đọc bài giao lưu tâm đắc thể hội trên mạng, khi không thể truy cập mạng thì đọc tạp chí in hàng tuần hoặc sách nhỏ, nên thời gian đọc các nội dung khác dài hơn thời gian đọc Chuyển Pháp Luân. Việc đọc các bài giao lưu tâm đắc thể hội trong tu luyện giữa các đồng tu không phải là học Pháp, nhưng liên quan đến vấn đề phân bổ thời gian học Pháp. Tôi cũng từng làm như vậy, đọc kinh văn và giảng Pháp khác nhiều hơn một chút, rồi đọc thêm một số bài chia sẻ giao lưu, khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân nhiều hơn một bài giảng thì cảm thấy có chút khó khăn lớn, vì dù sao thời gian cũng có hạn. Về sau thảo luận vấn đề này với các đồng tu, tôi đã thay đổi suy nghĩ và phương pháp: tôi đọc Chuyển Pháp Luân nhiều hơn, mỗi ngày ít nhất đọc hai bài giảng, dựa trên tiền đề này, rồi học những kinh văn và giảng Pháp khác.
Sư phụ đã giảng:
“Tôi nói rằng Sư phụ đã đưa mọi thứ ép nhập vào trong bộ Đại Pháp này rồi; chư vị cho đến nay vẫn chưa có bao nhiêu người có thể minh bạch được lời tôi vừa nói ấy có sức nặng đến đâu; tương lai tôi sẽ giảng lại cho chư vị. Nhưng chư vị cần phải thật sự dựa vào bộ Pháp này mà tu, nhất định có thể tu thành! Vậy nên phải đọc sách cho nhiều, học Pháp thật nhiều”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007 ).
Vì vậy, tôi hiểu rằng cần lấy việc đọc Chuyển Pháp Luân làm chính khi học Pháp, tốt nhất là thời gian đọc kinh văn khác không nên chiếm dụng thời gian đọc Chuyển Pháp Luân, nếu thời gian đọc Chuyển Pháp Luân bị trì hoãn vì đọc các bài giao lưu chia sẻ thì càng không thích hợp. Có một vị đồng tu cũng từng chọn dùng khuôn mẫu được đề cập ở trên để học Pháp, một ngày chỉ đọc một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân, nên đã hình thành khuôn mẫu và quan niệm. Sau đó một đồng tu khác nói với cô ấy rằng đọc một bài giảng mỗi ngày là quá ít, rồi kiến nghị cô đọc nhiều hơn. Lúc đó cô ấy dường như chưa đồng ý hoàn toàn, nhưng cô vẫn quyết định thử xem sao, kết quả là mỗi lần sau khi đọc xong một bài giảng, chỉ cần đọc một bài giảng tiếp theo thì liền đau đầu. Thực tế là quan niệm “một ngày đọc một bài giảng” đó bị dùi vào sơ hở, chịu can nhiễu, và hình thành biểu hiện giả. Đồng tu khuyến khích cô ấy đọc nhiều hơn mỗi ngày, dù đau đầu đến đâu cũng phải đọc tiếp, vượt qua can nhiễu. Kiên trì một thời gian, quả nhiên thì đã đột phá rất nhanh.
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/59626
Ngày đăng: 25-08-2023
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.