Bút kí tu luyện: Bù đắp



Tác giả: Thiên Chân

[ChanhKien.org]

Vũ trụ Chính Pháp chỉ có một lần này. Chúng ta đi theo Sư phụ xuống, đến nhân gian đắc Pháp tu luyện, trợ Sư Chính Pháp, cơ duyên cũng chỉ có một lần này, một khi bỏ lỡ, bất kể là đối với tương lai của từng cá nhân sinh mệnh mà nói hay là trong lịch sử dài đằng đẵng của toàn vũ trụ, thì đều không thể lại có cơ hội khác, đều không thể bù đắp. Điều này xét từ góc độ rộng lớn mà nói, hay là từ góc độ nhỏ và tình tiết vụn vặt, thì đạo lý cũng như nhau, một khi xảy ra tổn thất thì không thể bù đắp được. Thỉnh thoảng tôi không thức dậy đúng giờ để luyện công vào buổi sáng hoặc trễ giờ phát chính niệm, trong lòng không khỏi cảm thấy chán nản thất vọng, tôi đã hướng nội tìm gốc rễ của vấn đề, và tự nhắc nhở bản thân rằng lần sau cần cố gắng hết mức tránh sự việc như vậy. Nhưng tôi chưa bao giờ tự an ủi bản thân rằng tôi có thể tìm thời gian bù đắp lại, bởi vì tôi thực sự tin rằng không hề có cơ hội bù đắp. Nếu như luôn luôn muốn bù đắp, thì dường như có chút lừa mình dối người, bao biện cho sự thiếu tinh tấn của bản thân.

Có lẽ sẽ có đồng tu không đồng ý với quan điểm của tôi. Tôi cảm thấy thực ra đạo lý rất đơn giản: bất kỳ một thời điểm nào hoặc một giai đoạn thời kỳ nào trong lịch sử của vũ trụ thì cũng đều là duy nhất, một khi trôi mất, vĩnh viễn sẽ không được tái hiện, một thời điểm hoặc một thời kỳ khác sẽ nối tiếp vào. Những việc cần làm ở thời gian nhất định nào đó bị bỏ lỡ, thời gian mất đi đã không thể tìm lại được, nếu muốn “bù đắp” thì chỉ có thể chiếm dụng thời gian khác, nhưng cái thời gian khác này vốn nên được dùng để làm những việc khác, nay lại được dùng để bù vào việc chưa làm trước đó, vậy việc khác này cũng sẽ bị bỏ lỡ, thế là bởi vì “bù đắp” tổn thất cũ mà tạo thành tổn thất mới. Lấy việc luyện công vào sáng sớm làm ví dụ. Nếu như bỏ lỡ rồi, một số người cảm thấy họ có thể tìm thời gian luyện bù trong ngày hoặc bất cứ lúc nào. Nhưng hãy thử nghĩ xem, nếu luyện công sáng sớm không bị bỏ lỡ, chúng ta cũng sẽ không cần tìm thời gian để “bù đắp”, như vậy có thể làm việc khác vào thời gian khác, chẳng hạn như học Pháp hoặc giảng chân tướng, nhưng bởi vì bây giờ cần luyện công bù nên các việc kia cũng bị đẩy xuống. Làm sao bù đắp cho tổn thất mới này đây? Hơn nữa, nếu luyện công vào thời gian khác thì đó cũng không còn là thời điểm luyện công tốt nhất nữa, xét từ phương diện luyện công tập thể và cá nhân tự luyện mà nói thì hiệu quả không thể giống nhau, vậy làm sao có thể nói là “bù đắp” được? Thời điểm toàn cầu đồng thời phát chính niệm cũng như vậy, hiệu quả trong khung giờ đó sẽ khác xa so với các thời điểm khác, cho nên sẽ không có khả năng để bù đắp lại hoàn toàn.

“Tuy nhiên, các đệ tử Đại Pháp toàn cầu thống nhất phát chính niệm vào một thời gian nhất định, lực lượng ấy là không thể đo lường.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007)

Đây là xét từ góc độ động. Trên thực tế từ góc độ tĩnh mà phân tích, đạo lý cũng không hề khác nhau nhiều. Lấy một ví dụ rất nhỏ thế này. Có một lần khi tôi đang làm tài liệu chân tướng, do sơ suất đem nội dung ở mặt trước đánh lại ở mặt sau, do đó nội dung ở mặt trước và mặt sau giống nhau, đương nhiên không thể dùng làm tài liệu chân tướng nữa. Có tám, chín tờ A4 thành ra như vậy, tôi cảm thấy hơi tiếc, nhưng cũng chỉ có thể vứt đi. Mặc dù nói rằng vài phút sau là có thể in lại tờ mới, nhưng tổn thất đã tạo thành rồi, nào là giấy, mực in, những tổn thất này không thể bù đắp được. Việc này nhỏ, có chút không đáng kể, nhưng tôi luôn nhớ rõ cảm xúc lúc cầm những tờ bị in sai ấy trên tay, chữ in đầy ắp mà buộc phải vứt đi, chúng không có cơ hội phát huy tác dụng, lại không thể giữ lại dùng cho mục đích khác. Tôi cảm thấy rất tiếc, điều duy nhất tôi có thể làm là tự nhắc nhở bản thân sau này phải thận trọng hơn, để tránh những tổn thất tương tự. Có thể thấy rằng, nói một cách nghiêm túc thì căn bản là không thể bù đắp hoàn toàn.

Vì mục đích áp đặt những “khảo nghiệm” tà ác lên chúng ta, cựu thế lực không từ thủ đoạn, không đoái hoài đến vận mệnh của những quần thể sinh mệnh to lớn bị đào thải, chúng đã gây ra tổn thất cực lớn, vĩnh viễn không có cách nào bù đắp, bởi vì những sinh mệnh bị chúng huỷ hoại sẽ vĩnh viễn biến mất, không thể tái xuất hiện trong vũ trụ mới. Còn về phía chúng ta, cơ duyên cứu độ một người nào đó chỉ có một lần. Nếu như vì tâm sợ hãi hoặc những quan niệm người thường khác mà bỏ lỡ cơ hội nói cho đối phương chân tướng, vậy thì rất có khả năng sẽ gây ra tổn thất lớn và không dễ gì khắc phục được. Mặc dù người này có thể sẽ nhận được chân tướng từ đồng tu khác, nhưng khi ở chỗ chúng ta người ấy chưa được cứu, đó là một điều đáng tiếc, chứng tỏ rằng về phương diện cứu người này chúng ta làm chưa đủ tốt. Vì vậy, nắm bắt mỗi một cơ hội để cứu người là điều rất quan trọng.

Một số học viên đã thỏa hiệp với cựu thế lực khi đối mặt với áp lực từ tà ác, thậm chí không chỉ một lần, điều này để lại vết đen và hối tiếc trên con đường tu luyện của bản thân. Thực ra họ chẳng muốn làm như thế, chỉ là trong tình huống chính niệm không đủ và nhân tâm nặng nên khó mà “chống đỡ” nổi. Tôi cảm thấy cần tăng cường chính niệm, nhất thiết không được an ủi bản thân rằng sau khi viết “giấy bảo đảm không luyện” xong rồi đăng nghiêm chính thanh minh trên trang web Đại Pháp là được, vì vậy mà phóng túng yêu cầu đối với bản thân. Đây chính là mang theo tâm lý may rủi và đầu cơ, là một cái lậu (sơ hở) còn lớn hơn. Nghiêm chính thanh minh là cần thiết, nhưng không thể đối đãi với việc này theo cách tuỳ tiện.

Vào ngày 20 tháng 4 năm 2003, Sư phụ giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003]:

“Trên con đường chư vị đi khi chứng thực Pháp cũng như giai đoạn thời kỳ chư vị gây dựng uy đức của mình, [chư vị] đừng để lưu lại bất kể chút dơ bẩn hay ân hận nào hết; nó vĩnh viễn không thể lau sạch được đâu.”

Nhưng đồng thời Sư phụ còn giảng thêm:

“Tất nhiên, dẫu là tu luyện, chứng thực Pháp, hay chính niệm thanh trừ cuộc bức hại này cũng vậy, sự việc chưa kết thúc. Đối với những ai thực thi chưa tốt thì chưa kết thúc ấy chính là cơ hội.”

Sau đó Sư tôn còn giảng trong Giảng Pháp tại Pháp hội miền trung Mỹ quốc năm 2003 rằng:

“Đã thực thi chưa tốt như vậy, thì cần khẩn trương dành thời gian bù đắp những tổn thất mà do bản thân làm chưa tốt gây ra.”

Tôi nghĩ rằng Sư phụ đang giúp chúng ta hiểu được sự nghiêm túc trong tu luyện Đại Pháp, đồng thời còn khuyến khích chúng ta tinh tấn, muốn chúng ta sau này làm tốt hơn. Trên thực tế, chúng ta cũng chỉ có thể là về sau này làm cho tốt hơn, không có chọn lựa nào khác, không thể bởi vì những tổn thất “vĩnh viễn không thể lau sạch được đâu” mà giải đãi, buông thả bản thân. Người tu luyện đều đang có nhân tâm, dù ít hay nhiều, không thể có chuyện không có chút khuyết điểm nào, biện pháp duy nhất là đối chiếu theo Pháp lý mà yêu cầu nghiêm khắc với bản thân để ngày càng làm tốt hơn. Cuối cùng Sư tôn sẽ đánh giá chúng ta một cách toàn diện, chúng ta sẽ không phải vì từng làm những việc đáng tiếc hoặc thậm chí để lại vết nhơ mà không được thừa nhận, nhưng chỉ trong trường hợp uy đức lớn hơn khuyết điểm rất nhiều thì chúng ta mới có thể xứng đáng với quả vị và vinh diệu lớn như thế.

Tôi đã muốn viết bài chia sẻ này từ rất lâu, và nguyện vọng đó ngày càng rõ rệt, chủ yếu là bởi vì tôi phát hiện bản thân đã gây ra quá nhiều loại tổn thất khác nhau do chấp trước và quan niệm của con người hoặc do sắp xếp không tốt thời gian giữa các việc mà trễ giờ học Pháp, lỡ mất thời gian luyện công và phát chính niệm, thỉnh thoảng những việc này vẫn xảy ra, và đôi khi tôi còn bỏ lỡ cả cơ hội cứu người. Những điều này trông có vẻ vụn vặt bình thường, trên thực tế tích luỹ lại thì không phải việc nhỏ nữa, tại không gian khác thì bất kể là đối với bản thân hay đối với chúng sinh mà nói đều là tổn thất lớn, hơn nữa tôi càng thấy rõ ràng rằng những việc này đều không thể nào bù đắp được, lựa chọn duy nhất là hãy làm tốt hơn ngay từ bây giờ.

Sư phụ giảng rõ ràng trong Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York [2009] rằng:

“Bất kể cuối cùng đối diện với Chính Pháp, đối diện với bản thân [như thế nào]; [vị nào] làm không tốt thì quả thực phải chịu trách nhiệm.”

Sau khi đọc xong, tâm tình tôi nặng trĩu. Chúng ta không thể để bản thân đối mặt với trách nhiệm quá lớn không có cách gì bù đắp trong tương lai, bởi vì điều đó nghĩa là có rất nhiều sinh mệnh sẽ vĩnh viễn mất đi tương lai của họ bởi lỗi lầm của chúng ta.

Dịch từ: http://www.zhengjian.org/node/60735



Ngày đăng: 16-05-2023

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.