Dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn tiên tri về sự kiện trọng đại ngày hôm nay (I)
Tác giả: Sử Giám
[Chanhkien.org] Lời nói đầu:
Nhân loại đến từ đâu và rồi sẽ đi về đâu? Có lẽ dựa vào truyền thuyết và thần thoại của các quốc gia trên thế giới, các cố sự tôn giáo, cũng như lịch sử ghi lại, chúng ta có thể tìm lại được những ký ức bị thất lạc ấy. Thần thoại và truyền thuyết các nước trên thế giới đều có đề cập đến trận đại hồng thủy một cách trùng hợp, khiến người ta vô cùng kinh ngạc. Ví như thổ dân Châu Mỹ có hơn 130 thần thoại về đại hồng thủy. Thần thoại Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Australia, Hy Lạp, Ấn Độ, Ai Cập, v.v. cũng đều lưu lại những ký ức về trận đại hồng thủy khủng khiếp ấy. Ở một vùng dưới chân núi Himalaya tại Tây Tạng, người ta đã phát hiện được một bộ lạc; họ là nhân chủng rất giống với người Hy Lạp cổ, do vậy người ta cho rằng họ là những người may mắn còn sót lại sau trận đại hồng thủy.
Năm 1986, thông tấn xã nhà nước của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố đã phát hiện được một vật thể có dạng con thuyền Noah trên đỉnh núi Ararat ở độ cao 5.200 mét, và từ ảnh chụp trên không trung, người ta thấy đầu con thuyền tròn như củ hành, và chiều dài con thuyền trùng khớp với điều được mô tả trong «Thánh Kinh». Như vậy tại sao nhân loại lại gặp phải đợt tai nạn ấy? Truyền thuyết các nước đều có giải thích thống nhất về vấn đề này, đó chính là vì sự sa đọa của nhân loại; các nhà khảo cổ học Châu Âu cũng đã khai quật được những di tích thời Hy Lạp cổ cho thấy sự sa đọa của nhân loại vào thời ấy. Các vị Thần đã quyết định trừng phạt nhân loại, và thế là sau đó một trận đại hồng thủy nhấn chìm cả địa cầu,…
Hàng ngàn năm đã trôi qua, các sinh mệnh trong vòng luân hồi chuyển thế đều đã quên mất những ký ức xa xưa ấy. Đối với tương lai, họ cũng thấy mù mờ như vậy. Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện nhiều lời tiên tri, và tại các quốc gia cũng lưu lại những đại dự ngôn khác nhau. Ví dụ tác phẩm nổi tiếng «Các Thế Kỷ» của Nostradamus dự đoán chính xác về rất nhiều sự kiện lớn trong lịch sử, chẳng hạn hai trận đại chiến thế giới, chiến tranh vùng Vịnh, Liên Xô giải thể, v.v. Bài thơ «Mai Hoa Thi» thời Bắc Tống tiên tri rất chính xác về sự hoán chuyển của các triều đại Trung Quốc cũng như sự xuất hiện của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Có dự ngôn tiên tri rằng hiện tại là thời kỳ người và Thần cùng tồn tại, lại cũng có dự ngôn tiên đoán về đại kiếp nạn của nhân loại, rằng năm 1999 tại Trung Quốc sẽ có một sự kiện nào đó phát sinh, tuy nhiên “ngày tận thế” năm 1999 đã không còn tồn tại nữa,…
Những thần thoại và dự ngôn này có thể khiến chúng ta có một vài suy ngẫm.
Lời cảnh tỉnh trong lịch sử
Chúng ta đều đã biết cách ghi năm theo Công nguyên bắt đầu từ đâu, ấy là để tưởng niệm năm đầu tiên Chúa Jesus bị đóng đinh trên Thập tự giá, đó là năm đầu tiên sau Công nguyên.
Khi Chúa Jesus bị những người Do Thái phản bội, người La Mã đã đóng đinh Ngài lên Thập tự giá, khi ấy có người qua đường nhìn thấy cười rằng: “Ông nói ông là con của Thượng Đế, mà lại bị đóng lên cây Thập tự rồi hạ xuống à!” “Ông đi cứu độ người khác, chứ không cứu nổi chính ông, hãy để Thượng Đế cứu ông đi, bởi vì ông nói ông là con của Thượng Đế mà.” Lúc ấy, Chúa Jesus cực kỳ đau đớn trên Thập tự giá. Khi Ngài la lên một tiếng, tất cả các bức màn trong đền thờ đều đồng loạt hạ xuống, Trái đất chao đảo, khi ấy những người chứng kiến trợn tròn mắt kinh ngạc: “A! Ông đúng là con của Thượng Đế!!“… Ba ngày sau Chúa Jesus phục sinh. Đây chính là nguồn gốc “lễ Phục Sinh” ở Tây phương.
Về sau Đế quốc La Mã hùng mạnh nhất thế giới đã bị bệnh dịch hạch bao trùm (“cái chết đen”), người dân chết một lượng lớn, xác chết chồng chất trên phố. Trải qua ba đợt dịch bệnh, chẳng còn mấy người sống sót, Đế quốc La Mã cuối cùng tiến đến bờ diệt vong. Người Do Thái từ đó cũng mất quê hương, bị các nước trên thế giới xua đuổi, lưu lạc khắp nơi. Trong chiến tranh thế giới thứ II, người Do Thái bị thảm sát thê thảm, chỉ còn một số ít người sống sót, an thân nơi hoang mạc, lại vẫn khói lửa chiến tranh liên miên. Con người ngày nay đã không còn tin vào Thần nữa, không còn tin rằng “Thiện ác hữu báo” nữa, không có cách nào lý giải tại sao vùng Trung Đông lại rối loạn không ngừng, chiến họa liên miên như vậy. Bởi vì họ đã đem vị Giác Giả cứu độ họ đóng đinh lên Thập tự giá, tạo nên tội nghiệp tày trời, mắc một món nợ khổng lồ vĩnh viễn không bồi hoàn được.
Vào lúc Chúa Jesus mang theo Thập tự giá, lảo đảo trên đường đến pháp trường, Ngài nhìn thấy trên đường có một người phụ nữ đang khóc vì Ngài, Ngài đã nói một cách từ bi và sâu sắc: “Cô ơi, xin cô hãy khóc cho các con các cháu của cô đi.” Với tư duy của con người thì không thể lý giải được câu nói xuyên thấu thời không của một Giác Giả vĩ đại, mãi cho tới ngày nay chẳng phải câu nói này vẫn ứng nghiệm hay sao?
* * *
Thần chính là sinh mệnh cao tầng thực sự tồn tại, hết thảy sự việc của con người đều nằm trong sự an bài của chư Thần. Lúc còn sống, thuyết vô thần của Mao Trạch Đông đã bị những người tu luyện thách thức: “Một đời của ông với 8341 là có quan hệ“. Mao không biết được vì sao, nên đã gọi bộ đội cảnh vệ của mình là “Bộ đội 8341”. Lúc lâm chung thì mới minh bạch, ấy là vì Mao thọ mệnh 83 tuổi, tại vị 41 năm (từ Đại hội Tuân Nghĩa năm 1935, Mao nắm quyền lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ, cho tới năm 1976 tạ thế)! Con người không thể thoát khỏi định số của Thần.
Từ các chủng dự ngôn có thể thấy rằng, hiện tại vũ trụ đang trong giai đoạn giao thời giữa cũ và mới. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng về thời kỳ mạt pháp, mạt kiếp, chính là hôm nay. Mạt kiếp là kiếp tối hậu, mạt pháp là những phương pháp tu luyện trước đây không còn cứu được con người bại hoại ngày nay nữa. Vì thế vị Chủ của vũ trụ mới phải hạ thế, tự mình truyền Đại Pháp căn bản của vũ trụ, Pháp chính càn khôn, đồng thời cũng cứu độ hết thảy sinh mệnh bại hoại, bao gồm thế nhân.
Di Lặc hạ thế tại đâu?
Quốc sư triều Minh Lưu Bá Ôn tại quyển 2 «Thôi Bi Đồ» đã tiên tri:
Đại Giác Giả “thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính.“
(Trung Quốc hình như Kim Kê {con gà vàng}, “Kim Kê mục” là vị trí tỉnh Cát Lâm. Chỉ Giác Giả chuyển sinh nhân thế tại Cát Lâm, thuộc Thỏ, Mộc Tử tính, tức họ Lý. Trong tiếng Hán, “Mộc Tử” (木子) chính là chữ “Lý” (李)).
Ngoài ra, Lưu Bá Ôn và Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đã có một đoạn đối thoại liên quan tới lịch sử ngày nay, trình bày càng rõ ràng minh bạch xuất chúng hơn nữa:
“Hoàng Đế hỏi: Cuối cùng ai sẽ truyền Đạo?
Bá Ôn đáp: Có thơ làm chứng rằng:
Không tướng tăng cũng chẳng tướng đạo
Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng
Chân Phật không ở trong tự viện
Ngài là Di Lặc nguyên đầu giáo.”
Giải: Vào cuối thời mạt pháp, người truyền chính Pháp sẽ không phải là hòa thượng trong chùa chiền, cũng không phải là đạo sĩ trong đạo quán. “Đội mũ lông cừu nặng bốn lạng” ý nói người truyền chính Pháp để tóc ngắn kiểu nam tử ngày nay (đàn ông thời xưa để tóc dài), minh xác chỉ rõ: Chân Phật truyền chính Pháp không phải là người trong Phật giáo.
“Hoàng Đế hỏi: Di Lặc hạ phàm tại nơi đâu?
Bá Ôn đáp: Nghe thần nói đây: Lúc Giáo chủ tương lai hạ phàm, không ở tại Tể phủ giống quan viên, không ở tại Hoàng cung làm Thái Tử, cũng không xuất thân nơi miếu lý hoặc đạo quán, mà giáng sinh tại căn nhà cỏ của bách tính hàn vi, rải vàng khắp Yên Nam Triệu Bắc.”
Giải: Vị Chủ của vũ trụ truyền chính Pháp trong tương lai sẽ không sinh ra tại gia đình quan chức Chính phủ, không thuộc gia đình quyền quý, cũng không xuất thân tại chùa chiền hay đạo quán, mà sẽ giáng sinh trong gia đình người dân nghèo.
“Yên Nam Triệu Bắc” là chỉ vùng đất nước Yên, nước Triệu thời Chiến Quốc, tức vị trí Bắc Kinh ngày nay. “Rải vàng” là ẩn dụ Phật Pháp quý giá như vàng, truyền khắp bốn phương.
Ghi chú: Năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí bắt đầu hồng truyền Đại Pháp tại Bắc Kinh —tại Hội Sức khỏe Đông phương, mượn hình thức khí công để khiến người ta liễu giải được Pháp Luân Đại Pháp.
“Hoàng Đế hỏi: Khanh nói gì về Đạo thời đó?
Bá Ôn đáp: Lúc sắp kết thúc, vạn Tổ hạ giới, nghìn Phật lâm phàm, phổ thiên Tinh Đẩu, La Hán quần Chân, mãn thiên Bồ Tát, khó thoát kiếp này, duy có mạt lai Phật hạ thế truyền Đạo, thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ, nếu không gặp con đường Kim Tuyến, khó tránh kiếp này, bị tước quả vị, sau cùng Di Lặc phong bế hết 81 kiếp.”
Giải: Vào lúc sắp kết thúc thời kỳ mạt pháp, vô số Vương, vô số Phật, Bồ Tát, La Hán, vô số Đạo, Chân Nhân khắp Trời, họ đều khó thoát khỏi kiếp nạn này. Họ đều thấy trước sẽ xuất hiện kiếp nạn này, đã biết trước về thời kỳ này, rằng “vạn vương chi Vương” của vũ trụ —vị Phật tương lai— sẽ hạ xuống nhân gian hồng truyền Đại Pháp vũ trụ. Do đó họ đều ào ào chuyển sinh đến thế gian con người, lợi dụng thân người để đồng hóa với Đại Pháp được Đức Phật Chủ hồng truyền tại nhân gian. “Thiên thượng thiên hạ chư Phật chư Tổ”, bất kể là ai, nếu không gặp được “con đường Kim Tuyến” (con đường tu luyện Đại Pháp) được so sánh là quý như vàng này, thì đều không thể thoát khỏi trường kiếp nạn.
Rất nhiều dự ngôn cổ đại toàn thế giới đều đề cập rằng: “Nếu như vào lúc giao thời thiên niên kỷ phát sinh một sự kiện đặc định nào đó, thì tất cả dự ngôn về đại tai nạn hủy diệt toàn cầu đến đó là kết thúc.” Như vậy, “sự kiện đặc định” ở đây là chỉ điều gì? Vì sự an nguy của nhân loại tương lai, rất nhiều người quan tâm đến sự việc này. Tiếp theo đây, chúng ta sẽ khám phá xem «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn giải thích như thế nào về vấn đề này.
Phân tích một bộ phận «Thôi Bi Đồ»
(1) Ác ma khắp nơi, tôn giáo tiêu vong
Năm 1915 Ất Mão, mặt đất ở tỉnh Sơn Tây đột nhiên nứt ra, hiện xuất bia văn của Lưu Bá Ôn, gồm hai phần, theo thể thơ ngũ ngôn, tổng cộng 148 câu. Ngoài ra còn có vật cống phẩm và «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn từ 550 năm trước đây, tổng cộng 3 quyển. Hai bộ dự ngôn này, tiên tri rất rõ ràng từ thời Thanh mạt đến hiện tại (lúc giao thời thiên niên kỷ) về những đại sự mà xã hội Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Vì độ dài bài viết có hạn, nên chúng ta chỉ tuyển chọn những phần có liên hệ mật thiết với sự kiện hiện đang phát sinh tại Trung Quốc ngày nay để giải thích:
“Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni chưởng quản thiên hạ một vạn ba ngàn năm nay đã mãn, khoanh tay không có cách nào, nhìn trong chùa miếu không có hòa thượng tu Phật, Phật A Di Đà như thế nào? Thấy Cực Lạc ra sao? Ác ma khắp nơi, nhưng thiên đường Tây phương không có cửa, bách giáo đảo hướng diệt vong, …” (Quyển 1)
Giải: Đạo đức nhân loại thời mạt kiếp mười phần bại hoại, con người khắp nơi đều không có thiện niệm mà chỉ hành ác, ma tính rất lớn. Ở trong chùa miếu người chân tu càng ngày càng ít, ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không còn cách nào, chỉ có thể buông tay không quản nữa. Trăm tôn giáo (“bách giáo”) đều suy vong, đã không còn nữa.
“Thế giới đã tận, mạt kiếp đã đến, chúng sinh chịu khổ não, vạn ma xuất động, không Tam Dương có thể điều hành, tất phải đợi Thượng Thượng Chủ Thánh tới… Ta nói rằng Thượng Thượng Chủ Thánh chính là Di Lặc Phật sẽ sớm đến, …” (Quyển 2)
Giải: Trong nguyên văn, đây là câu thoại mà “Thiên Phật” hồi đáp “Tam Thanh Ngọc Đế”, đại ý là: thế giới đã đến tận cùng tối hậu rồi, thời mạt kiếp đã đến rồi, các chủng tà ác ào ào xuất hiện (như loạn tính, giải phóng tình dục, hút hít ma túy, xã hội đen, v.v.); với đạo đức bại hoại của nhân loại ngày nay thì các Thánh nhân ban sơ không còn cứu nổi nữa, tất phải đợi “Thượng Thượng Chủ Thánh” —tức Sáng Thế Chủ tới.
(“Tam Dương” chỉ ba Thánh nhân là Lão Tử, sơ phàm Ngọc Đế và Khổng Tử; chi tiết về Di Lặc Phật xin tham khảo phần dưới đây).
(2) Di Lặc hạ thế truyền “tam tự chân kinh”
“Phật Di Lặc từ Thiên nói rằng: ‘Sau khi ta tự mình truyền tam tự tam Pháp, tất vạn pháp quy nhất, Pháp chính càn khôn,… lễ rồi thấu hư mà đi. Phàm thân Mộc Tử vi tính.“
Giải: Đoạn trên có thể giải thích như sau:
“Lúc Phật Di Lặc từ biệt sinh mệnh cao tầng trên thiên thượng nói rằng: ‘Sau khi ta tới nhân gian truyền ‘tam tự chân kinh’, nhất định sẽ quy nhất tất cả các pháp ở không gian tầng thấp nhất, dùng bộ Đại Pháp vũ trụ tối cao này để quy chính Thiên Địa,… Thi lễ xong xuyên qua Thần giới, hướng về nhân gian mà đi. Nhục thân của Phật Di Lặc tại nhân gian họ là Lý.”
(“Mộc Tử” (木子) là cách viết của chữ “Lý” (李); quá trình từ không gian của Thần hướng về không gian con người mà chuyển sinh gọi là “thấu hư”.)
“Lúc ấy Di Lặc Phật thấu hư đến Nam Hạp Phù Đề thế giới trung thiên tại Trung Quốc Kim Kê mục, phụng Ngọc Thanh thời niên kiếp tận, Long Hoa hội Hổ, Thỏ chi niên đáo trung thiên, nhận Mộc Tử vi tính.“
Giải: Bản đồ Trung Quốc có dạng con gà vàng (Kim Kê), “mục” là con mắt, từ địa đồ Trung Quốc mà quan sát thì thấy “Kim Kê mục” chính là vị trí tỉnh Cát Lâm. Ở đây nói Phật Di Lặc xuất sinh tại Cát Lâm, vào năm Thỏ, tức nhục thân của Phật Di Lặc tại nhân gian thuộc Thỏ, họ ở nhân gian là “Lý” (Mộc Tử).
Trở về hiện thực xã hội ngày nay, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, Đại sư Lý Hồng Chí sinh ra tại thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, thuộc Thỏ (sinh năm Thỏ). Năm 1992, Ông Lý Hồng Chí bắt đầu truyền công pháp Phật gia —Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp— giảng “Chân, Thiện, Nhẫn”, tức “tam tự chân kinh”. Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi mà số người học người luyện lên tới hàng chục triệu người.
Ghi chú: Ở đây chúng ta đặc biệt chỉ rõ rằng Đại sư Lý Hồng Chí khi giảng Pháp không hề nói tự bản thân là Phật Di Lặc hoặc vị Phật nào đó chuyển thế, do vậy không thể coi lời Phật Di Lặc trong dự ngôn là lời Đại sư Lý Hồng Chí. Tuy nhiên chúng ta tôn trọng nguyên văn dự ngôn, khi tiếp tục giải thích thì vẫn bảo lưu cách xưng hô được dùng trong nguyên văn.
“Lúc ấy Di Lặc Phật nói: ‘Thiện tai! Thiện tai! Thiện nam tử, tín nữ tử, ta truyền tam tự tam Pháp, chính là Phật tam bảo, còn có trường sinh lưỡng ngọc…’“
Giải: “Phật tam bảo” chính là “tam tự chân kinh” (“Chân, Thiện, Nhẫn”) như đã nói ở trên. “Lưỡng ngọc” là chỉ người tu luyện Pháp Luân Công, mỗi ngày luyện tập 5 bộ công pháp động công và tĩnh công, có thể khiến thân thể dần dần được vật chất cao năng lượng thay thế, cuối cùng trở nên thuần tịnh tựa như ngọc —tới đây người luyện công đã không còn bệnh nữa, do đó cũng không cần dùng thuốc, đạt được mục đích kéo dài thọ mệnh, trường sinh bất lão.
(3) Thiện-ác phân minh
“Mà Di Lặc Phật Pháp tử, người người góp đức tích ngọc, đường đường chính chính, cùng tu Di Lặc Phật truyền tam tự, nhân kiến bất nhất, tín giả thiểu, mạ giả đa, thiện ác lưỡng phân thanh.” (Quyển 1)
Giải: Đệ tử của Phật Di Lặc (đệ tử Đại Pháp), ai ai cũng đều thủ đức thực tu, đường đường chính chính cùng tu luyện ‘tam tự chân kinh’ (“Chân, Thiện, Nhẫn”) mà Phật Di Lặc truyền; còn thế nhân đối với họ có cách nhìn không giống nhau, người kiên định tín ngưỡng Đại Pháp thì ít, kẻ trách mắng Đại Pháp thì nhiều, Thiện-ác do vậy thật phân minh.
“Lúc ấy Nam Hạp Phù Đề trung thiên Trung Quốc mới có thiện nam tín nữ lễ bái tam tự Phật bảo, chân tâm kính ngưỡng tín tâm bất thoái, thành tâm thực tiễn giả chuyển phàm thành Thánh, chúng sinh bất tín.” (Quyển 2)
Giải: Đến thời điểm này, tại Trung Quốc có thiện nam tín nữ lễ bái ‘tam tự chân kinh’ (“Chân, Thiện, Nhẫn”), thực tâm kính ngưỡng, tín tâm không giảm, người thành tâm tu luyện một cách thực tiễn có thể từ phàm nhân (người thường) tu thành Thánh nhân (tức Phật, Đạo, Thần,… sinh mệnh cao cấp); người thường ở thế gian do thụ nhận ảnh hưởng của thuyết vô thần trong hàng thập niên nên không tin.
(4) Thanh ảnh tề mạ, chúng sinh bất tỉnh
«Thôi Bi Đồ» đã đề cập kỹ càng tỉ mỉ về tình huống Pháp Luân Đại Pháp bị phỉ báng và bức hại tại Trung Quốc như sau:
“Đến năm người người đều biết tam tự, không cho là đúng, thanh ảnh tề mạ, Thần khóc quỷ khóc, chúng sinh không hiểu làm sao, một kéo, hai kéo, ba kéo, chúng sinh bất tỉnh.” (Quyển 2)
Giải: Vào những năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền, ai ai cũng biết ba chữ “Chân, Thiện, Nhẫn”, lại có kẻ dựa vào truyền thanh truyền hình mà nhất tề phỉ báng, nhục mạ; sinh mệnh cao tầng thấy thế nhân bị ác nhân đương quyền lừa dối, che giấu, do vô tri mà bị kéo theo đồng loạt công kích Phật Pháp, từ đó đi vào con đường cụt của sinh mệnh, do đó vì họ mà khóc thương. Phật Chủ Di Lặc tiếp tục kéo dài thời gian đến Pháp Chính Nhân Gian, với hy vọng chúng sinh tỉnh ngộ để tránh bị đào thải, thế nhưng rất nhiều chúng sinh vẫn bất tỉnh!
(“thanh” là chỉ thứ phát ra âm thanh, tức truyền thanh; “ảnh” là chỉ thứ phát ra hình ảnh, tức truyền hình.)
Ghi chú: Vào những năm đầu trấn áp Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân lợi dụng báo chí, truyền thanh, truyền hình để tạo nên vô số lừa dối, ác độc công kích Đại Pháp, lại còn cố ý dàn dựng ra “vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn” để đầu độc vô vàn bách tính, khiến họ vì không biết mà thù hận Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp. Họ không ngờ rằng loại “thanh ảnh tề mạ” này lại khiến họ phải nhận hậu quả nghiêm trọng.
“Chúng sinh vẫn cứ bất tín, chửi mắng, phỉ báng, hoành Thiên tảo Địa, người tin phải chịu nỗi khổ bị lưu đày giam ngục.” (Quyển 3)
Giải: Trong những năm Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại, đệ tử Đại Pháp bị bắt giữ, kết án, thậm chí bị giết hại; tuy nhiên, chúng sinh bách tính vẫn không tin rằng Phật Pháp mà Phật Di Lặc truyền là thật, vẫn cứ phỉ báng nhục mạ Phật Pháp. Do đó, đệ tử Đại Pháp nói với thế nhân chân tướng bức hại là để giúp những người bị lừa dối và đầu độc thoát khỏi kết cục bị hủy diệt vĩnh viễn vì phỉ báng Phật Pháp.
Còn có rất nhiều điều đáng nói, tuy nhiên vì giới hạn về độ dài phần này, người viết xin được phép dừng bút tại đây. Qua phân tích dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn, chúng ta thấy rằng sự kiện trọng đại ngày hôm nay đã được an bài từ rất lâu rồi, và rằng không có việc gì xảy ra là ngẫu nhiên. Hy vọng những người hữu duyên đọc được bài viết này sẽ lý trí phân biệt rõ thị phi và lựa chọn cho mình một tương lai tươi sáng.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/3/8/31449.html
Ngày đăng: 22-04-2011
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.