Dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn tiên tri về sự kiện trọng đại ngày hôm nay (II)



Tác giả: Sử Giám

[Chanhkien.org] Năm 1915 Ất Mão, mặt đất ở tỉnh Sơn Tây đột nhiên nứt ra, hiện xuất bia văn của Lưu Bá Ôn, gồm hai phần, theo thể thơ ngũ ngôn, tổng cộng 148 câu. Ngoài ra còn có vật cống phẩm và «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn từ 550 năm trước đây, tổng cộng 3 quyển. Hai bộ dự ngôn này, tiên tri rất rõ ràng từ thời Thanh mạt đến hiện tại (lúc giao thời thiên niên kỷ) về những đại sự mà xã hội Trung Quốc sẽ phải đối mặt. Vì độ dài bài viết có hạn, nên chúng ta chỉ tuyển chọn những phần có liên hệ mật thiết với sự kiện hiện đang phát sinh tại Trung Quốc ngày nay để giải thích.

Tiếp theo Phần I: Dự ngôn «Thôi Bi Đồ» của Lưu Bá Ôn tiên tri về sự kiện trọng đại ngày hôm nay

*  *  *

Rơi vào cửa tử, vạn kiếp khó phục

Đến năm ấy tất có can qua tứ khởi, đau xót bi thương, phản loạn thế giới; tu Thiện lương dân, chớ có phiền muộn.” (Quyển 2)

Giải: Phật Di Lặc nói: Vào mấy năm này (bức hại Pháp Luân Công), thế giới nhất định sẽ có chiến tranh, tấn công khủng bố, ôn dịch, động đất khắp nơi, các chủng sự tình bất hảo sẽ đua nhau xuất hiện. Điều này ắt có ảnh hưởng đến sự ổn định của thế giới; người tốt tu Thiện nghìn vạn lần không được sợ hãi, những điều này đối với các vị là vô quan.

Tại đây, «Thôi Bi Đồ» đã đề cập đến bộ phận thế nhân không tin Đại Pháp, lại bị kẻ ác đương quyền lừa dối, hủy báng Phật Pháp, bức hại đệ tử của Phật Di Lặc—tức đệ tử Đại Pháp, từ đó đi vào con đường tuyệt lộ của sinh mệnh.

Ghi chú: Ở đây chúng ta đặc biệt chỉ rõ rằng Đại sư Lý Hồng Chí khi giảng Pháp không hề nói tự bản thân là Phật Di Lặc hoặc vị Phật nào đó chuyển thế, do vậy không thể coi lời Phật Di Lặc trong dự ngôn là lời Đại sư Lý Hồng Chí. Tuy nhiên chúng ta tôn trọng nguyên văn dự ngôn, khi tiếp tục giải thích thì vẫn bảo lưu cách xưng hô được dùng trong nguyên văn.

Dự ngôn không ngừng cảnh báo:

Tự chúng sinh không hành thiện, hủy báng tam bảo, thường sinh tâm tật đố, đến năm ấy tất có nỗi khổ hạ địa ngục, cầu không được nơi an lạc. …” (Quyển 2)

Giải: Rất nhiều người không làm việc tốt, mà lại chửi rủa, phỉ báng Chân-Thiện-Nhẫn, tức “tam tự chân kinh”, thường nảy sinh tâm ganh tỵ không chịu phục, đến mấy năm đào thải tối hậu con người (tức Pháp Chính Nhân Gian tới), khẳng định sẽ gặp phải ác báo, sinh mệnh tìm không được nơi chốn an lạc.

Nghe tam bảo tất sinh kẻ phỉ báng, nhân thân bất đắc, vạn kiếp khó phục nhân đạo,” (Quyển 2)

Giải: Với những người nghe tam tự Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn” mà lại ác ý phỉ báng, thì trong luân hồi không thể đắc được thân người nữa, vĩnh viễn mất đi cơ hội làm người.

Như chúng nhân không tin lời ta, rơi vào cửa tử, thây chất như núi, vạn kiếp khó phục nhân đạo’. Nhưng chúng sinh bất tín.” (Quyển 3)

Giải: Nếu như chúng sinh không tin lời Phật Di Lặc, thì cuối cùng rơi vào đường cùng, xác người chất như núi, trong luân hồi vĩnh viễn khó lại có được cơ hội làm người. Vậy mà bách tính vẫn không tin lời Phật Di Lặc.

Đại ôn dịch hạ giới

Thiện ác có người tụng chân kinh, biết đường hối cải, gọi là quay đầu; người biết chân tướng, gọi là tới bờ“. (Quyển 1)

Giải: Cho dù là người tốt hay người xấu, có người đọc qua bộ chân kinh của Phật Di Lặc thì biết hối cải, không còn công kích bộ Phật Pháp này nữa, gọi là “quay đầu”; người biết chân tướng đệ tử Đại Pháp bị bức hại, lý giải và ủng hộ Đại Pháp, gọi là “tới bờ”.

Trong «Thôi Bi Đồ» cũng dự ngôn người Trung Quốc không tin, mà phỉ báng Đại Pháp, dẫn tới ôn dịch không ngừng, cuối cùng chịu khí hậu kỳ dị bất thường.

Không đến tháng Tám năm ấy, ôn thần giáng xuống, người trên mặt đất mười phần chết chín, kẻ ác thập đạo không còn sót ai. Nhưng chúng sinh lại càng bất tín.” (Quyển 3)

Giải: Không đến tháng Tám một năm nào đó, lại có ôn dịch hoành hành, người trên mặt đất mười phần chết chín, những người xấu các ngành các nghề đều không còn sót lại. Thế nhưng người dân lại càng không tin.

(Vào triều Minh, người ta gọi mỗi ngành nghề là một “đạo”; “thập đạo” chỉ các ngành các nghề.)

Ghi chú: Trận đại ôn dịch này là nhắm vào những ai phỉ báng và bức hại Phật Pháp, là đợt đại thanh trừ những kẻ hành ác chấp mê bất ngộ. Tuy nhiên con số “mười phần chết chín” này là an bài cũ, nhờ sự thức tỉnh của thế nhân mà có thể được thay đổi.

Trong một vạn người chết chín nghìn

Có người bất tín, không tụng kinh Phật Di Lặc, không thuốc trị được, thổ huyết mà chết. Biết được kinh này bảo mệnh, người thực tiễn chân tâm tụng đọc, theo Phật gia an nhiên mừng rỡ vô cùng, chuyển phàm thành Thánh, người không tin không ai còn sống. Thân Đại nhân hỏi có thể thay đổi chăng? Thiên Sư đáp rằng: Duy tam tự có thể giải…”

Giải: Đối diện trường đại kiếp nạn này, những người không tin Đại Pháp, thì sẽ “không thuốc trị được, thổ huyết mà chết”. Những người chân chính tu luyện Đại Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”, thì không chỉ bình an vô sự, mà còn từ phàm nhân chuyển thành Thánh nhân; còn người phản đối thì không ai sống sót. Thân Đại nhân hỏi: Liệu có biện pháp nào thay đổi tình huống này không? Thiên Sư đáp lại rằng: Chỉ có ba chữ (tức “Chân-Thiện-Nhẫn”) mới có thể giải cứu…

Thiên hạ có mười sầu lớn: Nhất sầu tật bệnh vô trị; nhị sầu hạn hán thủy tai, tam sầu ngày đêm bất an; tứ sầu phụ tử bất đoàn viên; ngũ sầu phu thê không gặp mặt; lục sầu xác người chết khắp nơi; thất sầu thây cốt không người liệm; bát sầu áo không người mặc; cửu sầu cơm không người ăn; thập sầu nhà không người ở.” (Quyển 1)

Đây là miêu tả tình huống sau khi đại ôn dịch phát sinh, nói rất minh bạch, không cần giải thích thêm nữa.

Trong «Thôi Bi Đồ» đề cập đến một lượng lớn người bị chết, nhưng vẫn có người thoát khỏi kiếp nạn này.

Người minh bạch điềm nhiên vô sự, người hồ đồ khó qua năm thái bình, người đi đường chết vô số, trong một vạn chết chín nghìn, không tin quyển kinh này, thập kiếp tại nhãn tiền.” (Quyển 1)

Giải: Người minh bạch chân tướng bức hại, không làm điều xấu, thì trong đại tai nạn vẫn bình an vô sự mà vượt qua; người hồ đồ không biết chân tướng, lại phỉ báng Phật Di Lặc và tham dự bức hại, thì không qua nổi năm thái bình, trốn không được trận ôn dịch này; người đi trên đường chết vô số kể, trong một vạn người chết chín nghìn người; người không tin bộ chân kinh này, mười loại kiếp nạn ở ngay trước mắt.

Người thập phương chết tám chín, còn lại một là hiền lương quân tử, chính là người hành thiện.” (Quyển 2)

Giải: Người các nơi chết tới 80-90% (an bài cũ), chỉ còn lại một bộ phận người, đều là người lương thiện trong sáng và tu đức hành thiện.

(“Thập phương”, là học thuyết về “thế giới mười phương” mà Phật gia khái quát đối với vũ trụ, ở đây có thể lý giải là “người các nơi”.)

Gà vàng gáy, trời sáng thiên môn khai

Trong quyển 3 «Thôi Bi Đồ» còn minh xác đề cập đến tình huống Phật Di Lặc hồng truyền Đại Pháp tại các nơi trên thế giới và Pháp Chính Nhân Gian.

Lúc ấy Di Lặc Phật, tại thập phương bách quốc,… đi khắp tứ hải ngũ châu, cứu độ chúng sinh. Toàn bằng Phật bảo thu thập người tàn duyên.”

Giải: Lúc này Phật Di Lặc tại các nơi trên thế giới,… đi lại giữa bốn biển năm châu, cứu độ nhân dân các quốc gia này. Toàn bằng tam tự Phật Pháp, thu thập những người còn có duyên phận ở các nước.

Ban biên tập ghi chú: Từ tháng 5/1992 đến cuối năm 1994, Pháp Luân Đại Pháp được truyền xuất. Tại Trung Quốc, Đại sư Lý Hồng Chí đáp ứng lời mời của các ban ngành chính phủ và Hiệp hội Khí công các nơi, không ngừng bôn ba khắp Đông Tây Nam Bắc, truyền Pháp truyền công, chỉ trong thời gian hơn 2 năm ngắn ngủi đã tổ chức 54 lớp học Pháp Luân Công trên cả nước. Kể từ năm 1995, Lý Đại sư bắt đầu lịch trình truyền Pháp tại các nước hải ngoại; tính tới nay, Pháp Luân Đại Pháp đã hồng truyền tại hơn 114 quốc gia và khu vực. Đây chính là điều dự ngôn nói là “đi khắp tứ hải ngũ châu, cứu độ chúng sinh.”

Khi ấy Di Lặc Phật, Pháp chính càn khôn, lực trảm quần ma, trừ ác đến trung thiên.”

Giải: Phật Di Lặc dùng tam tự chân Pháp để quy chính Trời Đất vũ trụ, triệt để tiêu hủy hết thảy tà ác lạn quỷ, trừ ác tiến nhập tới Trung Quốc, trừ sạch tất cả những tà ác cuối cùng.

(“Quần ma” chỉ những sinh mệnh tà ác phỉ báng tam tự chân kinh, bức hại đệ tử Phật Di Lặc và ngăn cản bách tính liễu giải được chân tướng Đại Pháp; “trung thiên” chỉ Trung Quốc.)

Tức thì Pháp tử, kim cương bất động, kiên thủ Phật Pháp, chỉ đợi Kim Kê khiếu, trời sáng thiên môn khai,… Kim Kê tỉnh lại gáy là trời hửng sáng, toàn bộ Trung Hoa Đại Địa Kim Kê đứng thẳng, tứ hương quy về Thần Châu Lục xuất Chân Thần.”

Giải: Ngay lập tức đệ tử của Phật Di Lặc, kim cương bất động duy hộ Phật Pháp “Chân-Thiện-Nhẫn”, không ngừng giảng rõ chân tướng cho thế nhân trong mê, cũng là đang cứu độ chúng sinh, chỉ đợi gà vàng Trung Hoa Đại Địa gáy sớm, khi ấy bình minh xua tan tối tăm, nghênh đón thời khắc Pháp Chính Nhân Gian; đệ tử Đại Pháp các nơi tụ hội, Đại Lục Thần Châu xuất hiện những sinh mệnh cao cấp tu luyện viên mãn—trở thành Thần.

Mười phương trăm nước Pháp Luân huy

Thập phương bách quốc Pháp Luân huy, khắp trời mừng vui, thời hạn mãn. Pháp tử quy thập phương thiên quốc, người quay đầu làm người trên đất, người tới bờ, cùng lên chùa mười vạn tám ngàn, khi ấy Di Lặc Phật ở giữa cười vui vẻ.”

Giải: Toàn thế giới đều nhìn thấy ánh quang huy của Pháp Luân, khắp trời trên dưới cùng đón mừng. Đệ tử tu luyện viên mãn của Phật Di Lặc, quay trở về thế giới của từng người; người biết chân tướng bức hại đã quay đầu hối cải (“người quay đầu”), sau khi kiếp nạn qua đi trở thành nhân loại mới trên Địa cầu tương lai, có phúc phận lớn tương đương; người biết chân tướng bức hại, lại từng bảo hộ đệ tử Phật Di Lặc (“người tới bờ”), sẽ có cơ hội tu luyện chân Pháp, cũng trở thành sinh mệnh cao cấp. Khi ấy Phật Chủ Di Lặc nhìn chúng sinh của vũ trụ mới sau khi Pháp Chính Càn Khôn, sinh cơ bừng bừng, vui vẻ mỉm cười.

Dịch từ:

http://renminbao.com/rmb/articles/2005/3/9/34857.html



Ngày đăng: 22-09-2011

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.