Coi rẻ sinh mạng – Tư tưởng biến dị của văn hóa Đảng
Tác giả: Thập Phương
[Chanhkien.org] Có lẽ ở kiếp trước, tôi đã có một cái chết thật kinh khủng. Đó phải là một cuộc sống thật bất hạnh, bởi vì trong ký ức gần đây nhất của tôi, khi tôi mới 5 tuổi tôi rất thường nấp dưới chiếc chăn, âm thầm khóc lóc vì nỗi sợ chết. Lúc ấy, tôi chưa từng trông thấy một xác chết và chưa từng nghe về người nào đang chết, nhưng tôi sợ chết. Tôi sợ rằng khi tôi chết, tôi sẽ nằm ở một nơi tối tăm lạnh lẽo và không cử động được. Tôi không dám nói với những thành viên khác trong gia đình tôi về nỗi sợ hãi này, và đã chịu đựng nó một mình. Bây giờ khi nghĩ lại về nó, nỗi sợ hãi cái chết thực sự đã giúp tôi rất nhiều trong kiếp này. Ngoài ra, tôi đã bị tiêm nhiễm cách coi rẻ sinh mạng trong những năm sau này, và trở nên quá khích khi làm bất cứ điều gì mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) yêu cầu, tôi không biết tôi đã có thể bị giết bao nhiêu lần.
(1) Coi “những anh hùng” là hình mẫu và luôn sẵn sàng hy sinh mạng sống
Khi tôi còn học tiểu học, ĐCSTQ khuyến khích mọi người học hỏi theo Lôi Phong (một nhân vật gương mẫu của ĐCSTQ vào những năm 60). Vào lúc ấy, tôi tin vào tất cả những tuyên truyền của ĐCSTQ và tìm cách noi gương Lôi Phong. Tôi tự nói với mình rằng tôi sẽ không tìm kiếm lợi ích cá nhân, mà tốt với người khác, trong khi đối xử với kẻ thù “lạnh lùng như mùa đông khắc nghiệt”, và nhẫn tâm. Đến khi sống tại Bắc Kinh, trái tim của “Cách mạng Thế giới”, dù đa số người dân đang khó khăn vào thời điểm đó, tôi cảm thấy mình thật may mắn không sao sánh được. Từ tận đáy lòng, tôi luôn luôn nghĩ rằng 2/3 nhân dân thế giới đang phải sống trong biển khổ ( như chúng tôi được dạy bởi ĐCSTQ, những người sống bên ngoài Khối Cộng sản đang trong biển khổ). ĐCSTQ rao giảng rằng chúng tôi phải sống vì người khác, hy sinh bản thân cho tổ quốc, và chỉ bằng cách đó mới có thể là “vĩ đại và vinh quang”. Vì mỗi người đều phải chết, mỗi người phải có một cái chết đáng giá, nếu không cuộc sống chỉ có giá trị như lông ngỗng. Trong thời chiến khi tôi lớn lên, tôi đã trở thành một người lính và để tránh bị bắt bởi kẻ thù, viên đạn cuối cùng phải dành cho tôi. Quả lựu đạn cuối cùng sẽ lấy mạng của kẻ thù cùng với tôi, nếu không tôi sẽ chỉ là một kẻ nhút nhát hèn hạ. Kết quả là, tôi luôn luôn giữ trong đầu ý nghĩ rằng tôi phải “chuẩn bị hy sinh cho ĐCSTQ và luôn sẵn sàng lấy mạng sống của mình đấu tranh với những kẻ thù giai cấp mà đang phá hoại chủ nghĩa xã hội.” Một dịp, ý định hy sinh bản thân cho người khác và mãnh liệt khẳng định mình để cứu đất nước khỏi bị hủy hoại của tôi là rất mạnh mẽ. Khi đi trên đường phố, tôi sẽ nhìn quanh xem liệu có cơ hội nào để cứu người khác không, và tại mỗi giây phút tôi đều cảnh giác tìm kiếm những kẻ thù giai cấp và ngăn họ tham gia các hoạt động phá hoại.
Dần dần, vì tôi được dạy không trân quý mạng sống của mình, tôi bắt đầu đối xử với mạng sống của người khác cũng như vậy. Nếu tôi nghĩ ai đó nên hy sinh mạng sống cho “cái tốt đẹp vĩ đại hơn” nhưng người đó không làm, tôi sẽ kinh thường kẻ đó, và không thể hiểu tại sao một người, tại thời điểm then chốt, lại không thể hy sinh mạng sống vì người khác? Sau này, tôi xem trong điện ảnh nước ngoài rằng người anh hùng đã không sử dụng viên đạn cuối cùng để tự kết liễu, mà ngoan ngoãn đầu hàng, hay bị cầm tù bởi kẻ thù. Tôi nghĩ rằng những điều này là hành vi đáng khinh bỉ nhất. Phải mất một thời gian rất dài tôi mới hiểu được rằng những gì họ làm chỉ là một phương thức khác để sinh tồn.
(2) Bắt đầu nghi ngờ Đảng và sau đó là ghê tởm Đảng
Sau này, tôi bắt đầu hoài nghi về Đảng và cuối cùng là ghê tởm nó. Ban đầu, vì tôi có bản tính ngây thơ và đơn giản, tôi dễ dàng bị lừa bịp bởi Đảng. Khi trưởng thành, tôi thường nghe nói rằng chính quyền Quốc Dân Đảng mà ĐCSTQ đã lật đổ để giành quyền lực tại Trung Quốc là bất tài, hủ bại và không thể cho các công dân một cuộc sống tốt, và do đó phải bị lật đổ. Mặt khác, tôi được kể rằng ĐCSTQ nên nắm quyền bởi vì nó vĩ đại, anh minh và các quan chức ĐCSTQ làm việc vì sự hạnh phúc của nhân dân.
Nhưng rồi thì tôi thấy rằng những nông dân Trung Quốc đang phải sống trong cảnh vô vàn khó khăn. Thậm chí anh trai tôi từ Bắc Kinh tới định cư tại nông thôn cũng rất nghèo. Anh trai tôi đã làm việc rất cực nhọc trong vòng ba năm và chỉ nhận được tổng cộng hơn 500 nhân dân tệ. Những người nông dân coi những người sống tại thành phố như thể họ đang sống trên thiên đường. Nhưng ở nơi công cộng, nông dân vẫn phải hô to các khẩu hiệu như “Cuộc sống của chúng ta ngọt ngào hơn cả mật ong!” mà ĐCSTQ đã dạy họ. Thực ra vào lúc ấy, người dân Bắc Kinh cũng chẳng khá hơn, họ cũng rất nghèo. Khi xem các bộ phim nước ngoài, tôi để ý rằng người dân tại đó có một cuộc sống tốt hơn nhiều các cư dân thành thị Trung Quốc. Tôi cảm thấy kinh ngạc. ĐCSTQ đã dạy chúng tôi rằng họ đang phải sống trước bờ vực của sự đau khổ và nghèo đói. Tôi nghĩ rằng phong cách sống của họ cũng tốt hơn chúng tôi rất nhiều. Đối với tôi, nó cho thấy rằng Đảng Cộng sản đã không cai trị Trung Quốc tốt.
Vào lúc ấy, tôi thường tự nghĩ rằng: “ĐCSTQ đã không quản lý đất nước tốt. Đó là bởi vì họ không có khả năng để làm như vậy. Nó cũng giống như khi chính quyền Quốc Dân Đảng bị lật đổ. Đảng Cộng sản nên từ bỏ quyền lực và để đảng khác lên thay.” Do vậy tôi đã kiên nhẫn chờ đợi họ bước xuống. Nhưng khi họ tiếp tục làm mọi điều để nắm quyền. tôi trở nên ghê tởm họ. Trong những năm ấy, một câu mà tôi thường nghe trên radio là “ĐCSTQ đang gặp phải sự chống đối trên toàn Trung Quốc” hay “ĐCSTQ đang bị gây áp lực trên toàn Trung Quốc”. Tôi nghĩ rằng: “Tại sao họ nói vậy? Tại sao lời nói ấy giống ý tôi vậy? Làm sao họ biết tôi đang chống lại cái gì đó?”
Sau Cách mạng Văn hóa, tôi trở lại đơn vị công tác từ Trường Sĩ quan. Tôi đang ở trong thời kỳ mà cả nước chống lại “Bè lũ bốn tên” (Lời ban biên tập: để trốn tránh trách nhiệm vì đã tổ chức cuộc Cách mạng Văn hóa kéo dài cả thập niên, ĐCSTQ đã chọn ra bốn cá nhân để bức hại và tuyên bố rằng chỉ bốn người này phải chịu trách nhiệm cho cuộc Cách mạng Văn hóa). Tôi cảm thấy chán ghét khi các cán bộ ĐCSTQ nơi tôi làm tổ chức mọi người tham dự một buổi tụ tập nơi công cộng để phê phán “Bè lũ bốn tên”, chỉ giống như cách mà họ đã tổ chức mọi người nghe những bài thuyết giảng nơi công cộng bởi “Bè lũ bốn tên” trong thời Cách mạng Văn hóa. Một dịp nọ, khi tôi được yêu cầu tham dự một hoạt động liên quan đến nộp đơn xin gia nhập ĐCSTQ, tôi đã từ chối. Tôi không thể hiểu được tại sao những người đó lại luôn làm những điều giống như vậy. Trước đây, họ đã cổ vũ một số điều nào đó. Sau đó họ quay lại và phê phán chính những gì họ đã từng làm mà không thiếu một bước nào! Làm sao tôi có thể biết họ có thể làm gì khác trong ngày mai? Sau đó, Đảng ủy gửi một người tới thông báo cho tôi: nếu tôi không tham dự hoạt động nộp đơn xin gia nhập Đảng, đơn của tôi sẽ không được xem xét lần nữa. Một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng tôi khi tôi nghe điều đó. Nhưng rồi tôi nghĩ: “Nếu tôi tiếp tục tham gia những hoạt động này, tôi sẽ bị họ lợi dụng để làm những điều trái với lương tâm tôi.” Do đó tôi đã rụt rè đáp: “Nếu họ không muốn xem xét đơn của tôi, thì cứ như vậy đi!’ Mặc dù tôi rất sợ ĐCSTQ, tôi vẫn cảm thấy tốt hơn sau khi quyết định không gia nhập nó.
(3) Dù không phải là một Đảng viên, tư tưởng của tôi vẫn bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng
Dưới sự giáo dục của Đảng Cộng sản, sinh mạng được đối xử dựa trên bạo lực và không có sự khác biệt. Tôi đã không trân quý mạng sống của những người khác và của chính bản thân tôi. Trong một thời gian dài, mỗi khi đối mặt với một việc bực mình nào đó, tôi thấy thật khó để chịu đựng, hay thậm chí chỉ cần một sự khiêu khích nhẹ nhàng nhất, tôi sẽ nghĩ đến tự vẫn. Đối với tôi, tự vẫn là một con đường giải thoát hay tìm kiếm sự trả thù. Tất nhiên tôi chưa từng suy ngẫm về làm sao để tự vẫn, bởi vì nỗi sợ phải chết từ bé của tôi, tôi không dám nghĩ thêm. Trước khi bắt đầu tu luyện, mỗi khi đối mặt với đau khổ mà không thể chịu đựng nhưng cũng không dám tự kết liễu, tôi sẽ tự an ủi mình bằng cách nghĩ: “Khi những đứa trẻ lớn lên và trở nên độc lập, tôi sẽ không đi bác sĩ hay uống thuốc nữa. Điều đó sẽ nhanh chóng kết liễu đời tôi và tôi có thể rời bỏ thế giới này sớm”. Ý nghĩ này đã trở thành liều thuốc bổ tinh thần cho tôi, và đời sống của tôi trở nên dễ chịu hơn.
Hơn mười năm sau khi rời Trung Quốc, tôi vẫn nằm dưới sự ảnh hưởng của văn hóa Đảng. Lấy thí dụ, bất kể ai bấm chuông nhà tôi, tôi vẫn không dám từ chối mở cửa. Hằn sâu trong trái tim tôi là ý nghĩ rằng tôi không có gì phải dấu diếm cả. Nhưng bất kể tôi làm gì, tôi vẫn sợ rằng người khác có thể hiểu nhầm tôi, và tôi sẽ luôn tìm cách giải thích quan điểm của mình nhiều lần với người khác. Cuộc sống bình thường và đơn giản đã trở thành thật phức tạp và khó khăn.
Sau khi bắt đầu tu luyện, tôi đã phải đối mặt với nhiều khổ nạn mà không thể vượt qua được. Điều khó nhất đối với tôi là trước đây tôi đã từng có ý nghĩ tự sát để giải tỏa chính mình. Đối với tôi, ít nhất cũng còn có lối thoát. Nhưng sau khi bắt đầu tu luyện, tôi biết rằng tôi không nên tự vẫn và ngay cả không nên nghĩ đến tự vẫn. Tôi đã không thể thăng tiến tâm tính và do đó, các khổ nạn trở nên cực kỳ khó để vượt qua.
Suy nghĩ về điều đó, tôi thấy dưới sự nuôi nấng của văn hóa Đảng, cách tiếp cận đời sống của tôi hầu như đã trở nên ngu xuẩn. Đảng đã biến những con người Trung Quốc bình thường trở thành bất bình thường, những sinh vật kỳ quặc xa lạ với cách sống bình thường.
(4) Một ý nghĩ vẫn luôn ở bên tôi
Mặc dù bị tràn ngập trong văn hóa Đảng, có một thứ mà văn hóa Đảng không bao giờ có thể ảnh hưởng đến tôi. Nó luôn ở trong tư tưởng của tôi và tôi thường tự nhắc nhở mình rằng: “Mình sẽ không bao giờ tự cô lập bản thân, không bao giờ bài xích thứ gì mới, và không bao giờ phớt lờ bất cứ thứ gì tốt đẹp và chân thật.” Do đó, sau khi biết đến Đại Pháp, tôi đã rất nhanh chóng quyết định tu luyện, và chưa bao giờ dao động.
Mới đây, khi tôi nghe nói rằng ĐCSTQ đã mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công khi họ vẫn còn sống, tôi đã bị sốc. Đó là bởi vì tôi đã biết rằng đây là một thể hiện chân thật bản chất tà ác của ĐCSTQ. ĐCSTQ đã tiến hành chính sách “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” các học viên Pháp Luân Công. Tôi biết rằng nhiều đồng tu vẫn từ chối tin rằng việc mổ cắp nội tạng đang thực sự diễn ra. Tôi nghĩ rằng đó là bởi vì họ thực sự vẫn bị ảnh hưởng bởi văn hóa Đảng và vẫn còn hy vọng vào tà Đảng, hy vọng rằng chúng sẽ tự sửa đổi và trở nên tốt. Những suy nghĩ này đến từ văn hóa Đảng và là những tư tưởng bẩn thỉu mà chúng ta phải thanh trừ ra khỏi đầu óc.
Trên đây là nhận thức cá nhân của tôi. Xin vui lòng chỉ ra những gì chưa đúng.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2006/5/22/37798.html
http://www.pureinsight.org/node/4025
Ngày đăng: 25-12-2009
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.