Đối xử với các bạn đồng tu bằng lòng từ bi
Tác giả: Xiao Mei
[Chanhkien.org] Vì chúng ta cống hiến hết lòng vào công việc Đại Pháp hằng ngày, đôi khi chúng ta bỏ lơ các đệ tử khác, những người mà có thể có mối quan hệ tâm linh với chúng ta. Có khi nào chúng ta ngạc nhiên tự hỏi rằng tại sao có một số đệ tử tự nhiên không tham dự [học Pháp hay những hoạt động khác?]. Có thể chúng ta biết, nhưng chúng ta vội vã đi đến quyết định “Tu luyện cũng giống như nhưng cơn sóng lớn dạt vào cát: Những gì còn lại chính là vàng” (Từ “chúng ta tu luyện cho ai?”) trong Tinh tấn Yếu chỉ. Hay chúng ta có thể nghĩ, “Những ai không bước ra để duy hộ Pháp thì không phải là tu luyện tinh tấn”. Chúng ta lập tức không nghĩ thêm về những người đệ tử đó sau khi chúng ta quyết định rằng họ đã quyết định “không tu luyện tinh tấn” nữa.
Nều chúng ta nghiên cứu kỹ về những suy nghĩ này, chúng chứng tỏ rằng chúng ta đang thiếu từ tâm và lạnh nhạt với các bạn đồng tu. Tôi nhớ rằng, trong một thời gian sau ngày 20 tháng 7 năm 1999, những đệ tử Đại Pháp không dám bước ra để chứng thực Pháp thì bị những đệ tử tu luyện tinh tấn hơn phê bình, chỉ trích nghiêm trọng vì họ nghĩ rằng thật khó tin cho các đệ tử đó khi họ có thể ở nhà trong lúc Sư phụ bị phỉ báng bởi chính phủ Trung quốc. Nếu chúng ta đối xử với các bạn đồng tu với thái độ như vậy sau nhiều năm tu luyện và nhất là trong thời Chánh Pháp, chúng ta đã làm những lỗi lầm lớn.
Trong thực tế, sự hiểu biết của chúng ta về “tu luyện tinh tấn” đã nâng cao không ngừng. Khi chính sách khủng bố Pháp Luân Công mới bắt đầu, chúng ta đặt nặng về hình thức của việc bước ra giảng rỏ sự thật vì chúng ta nghĩ là chính chúng ta bước ra khỏi nhà và chứng thực Pháp là điều duy nhất mà chúng ta có thể làm. Bây giờ, chúng ta cần giảng rỏ sự thật bằng nhiều cách khác nhau, và một số đòi hỏi các đệ tử tham gia vào những công tác nhỏ ngay tại nhà. Theo sự hiểu biết của tôi, đây là một trong những lý do tại sao một số đệ tử ít có thời gian để gặp những đệ tử khác. Cách đây một năm rưỡi, là tôi đã gọi điện thoại cho bạn tôi mỗi lần để hỏi cô ta tại sao cô ta không đi ra, và cô ta cũng không nói bất cứ điều gì để bào chữa cho cô ta. Tôi nói thêm “Chị đã làm những gì? (mỗi khi chúng tôi làm những hoạt động công cộng)” Cô ta trả lời “Tôi cũng không làm gì cả” Sau đó tôi bắt đầu giảng về trách nhiệm nặng nề của đệ tử Đại Pháp trong thời Chánh Pháp. Cô ta chỉ lắng nghe phía đầu giây bên kia. Sau đó khi tôi xem phim và nghe về những tin tức về Pháp Luân Đại Pháp và chính sách khủng bố Pháp Luân Công mà cô ta đã làm, tôi mới hiểu rằng đó là những gì cô ta đã làm. Tôi không thể diễn tả được cảm giác của tôi lúc đó khi tôi xem những chương trình này, vì tôi quá xấu hổ về tính khoe khoang của tôi, tính ích kỷ và nông cạn của tôi.
Chúng ta thường đánh giá sự việc với quan niệm của chúng ta mà hầu như quên hẳn đối xử với họ bằng chánh niệm và từ bi mà Pháp Luân Đại Pháp đòi hỏi chúng ta. Thật ra, một số đệ tử không bước ra vì họ thấy rằng có những đệ tử khác cũng không bước ra. Khi họ thấy chấp trước và thiếu sót của những đệ tử mà đã bước ra, họ mất tự tin và nghĩ rằng “Nếu họ còn không làm tốt, thì làm sao tôi có thể làm được?” Họ là tiêu điểm cho sự bức hại từ lạn qủy tại những không gian khác. Tại sao chúng ta không điện thoại và nói chuyện với họ giống như những người bạn? Khi chúng ta thật sự quan tâm đến họ, thì phần tu luyện của chúng ta đang lớn mạnh. Đó có phải là một cách mà Sư phụ đã sắp xếp cho chúng ta không?
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2002/5/6/15892.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/4/5/2148.html
Ngày đăng: 01-01-2004
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.