Đừng để tâm và chính niệm bị lay động
Tác giả: Mei Yu
[Chanhkien.org] Lúc mới bắt đầu tu luyện, tôi có gặp trường hợp này: Trong một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, một đệ tử nêu lên những khuyết điểm của một đệ tử khác, và người đó liền nổi giận và bào chữa cho cô ta. Một đệ tử khác ngồi gần bên tôi nói nhỏ vào tai tôi “Xem kìa, tâm cô ta bị lay động rồi”. Tôi thật sự không giác ngộ sâu sắc lắm về câu nói này ngay lúc đó. Nhưng khi tôi tiếp tục tu luyện sau một thời gian, câu nói này vẫn vang vọng trong tâm tôi. Khi tôi tu luyện lên một bước nữa, tôi dần dần hiểu được rằng: tất cả những gì xảy ra cho chúng ta đều là khảo nghiệm về tâm tính của chúng ta. Khi tâm của một người bị lay động trong lúc xung đột, thì người đó đã là sai rồi, không cần biết người đó có bắt đầu câu chuyện xảy ra xung đột không. Khi có một điều gì đó xảy ra cho một người mà nó có vẻ là không hợp lý theo quan niệm của người thường, thì điều đó chính là một điều tốt cho một người tu luyện. Bởi vì mục đích chính của tu luyện là trừ diệt tất cả các loại tình cảm và lục dục của con người. Và cuối cùng người đó phải đạt đến trình độ đại định, thanh tỉnh, sáng suốt, tâm ý không bị lay động dù bất cứ trường hợp nào xảy ra.
“Tâm ý không bị lay động” có nghĩa là người đó không còn bị chấp trước bởi những điều của người thường. Nó hoàn toàn khác hẳn với lạnh nhạt và tự kỷ. Sau khi những chấp trước của người thường được trừ dứt trong tu luyện, thì chính niệm và từ bi, thiện tâm, nhẫn nại sẽ thay thế vào những chấp trước đó. Tâm ý đó sẽ rất có ích cho mọi người và cả chúng sinh. Ý niệm của người thường có là từ chấp trước và phát xuất từ lòng ích kỷ và tự ngã. Với tâm ý đó, rất khó để thấy được vấn đề một cách trung thực, và lời nói, cử chỉ và hành động đều thiếu lý trí. Khi một người tu luyện trừ dứt được những chấp trước của người thường, thì người đó có thể thực sự đứng ra ngoài và tự nhìn vào trong và thấy được mọi điều thiết yếu của vấn đề. Ngay lúc đó, lời nói, cử chỉ, hành động sẽ có lý lẽ, rành rẽ, khôn ngoan và không bị nóng giận, hờn dỗi, ghét gỏng… Với một tâm trạng như thế, mọi người sẽ cảm thấy rất dễ chịu khi tiếp xúc và thông cảm.
Trừ dứt các chấp trước của người thường là một quá trình rất kiên nhẫn và chỉ làm được mỗi lần một chút. Không cần biết là chúng ta đối diện những gì, chúng ta không thể chỉ nhìn vần đề từ bề mặt. Chúng ta nên nghĩ về những lý do tại sao vấn đề đó xảy ra và tự hỏi mình rằng “Tôi cần phải sửa chữa chỗ nào khi vấn đề này xảy ra? Cái chấp trước về vấn đề gì làm tôi khó chấp nhận được điều này? Tôi còn có chấp trước gì nặng nề mà chúng đã gây cho tôi không chấp nhận được việc này và lòng từ ái, thiện tâm và đại nhẫn của tôi rất hạn chế? Nếu chúng ta có thể tự xét mình trong mỗi lần có xung đột xảy ra, thì quá trình nâng cao tâm tính của chúng ta sẽ rất nhanh chóng. Nếu chúng ta bị dính mắc quá nhiều và tầng cấp chỉ ở người thường và nghĩ rằng chúng ta luôn luôn đúng khi chúng ta xét bất cứ vấn đề gì, thì chúng ta chỉ là người thường. Cuối cùng, chính niệm của chúng ta sẽ yếu đi và yếu dần, và tà ác sẽ lợi dụng chúng ta và can nhiễu. Nếu cứ tiếp tục như thế, thì không ích lợi gì với chúng ta và chúng sinh.
Mới đây, khi tôi cố gắng học thuộc “Hiểu nhiều hơn” của Sư phụ. Tôi biết rằng tu luyện là một quá trình trừ diệt tâm ý tà ác và nâng cao Phật tính của chúng ta. Chấp trước nặng nề đến từ tâm ý tà ác. Cư xử với mọi người bằng chính niệm dựa trên Chân Thiện Nhẫn là đến từ Phật tính. Mỗi lần, khi chúng ta để mình bị tâm ý người thường xâm chiếm, thì chúng ta đã để cho tâm ý tà ác của chúng ta điều khiển chúng ta và thật sự chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội để tu luyện. Nếu chúng ta không thể trừ dứt hết tâm ý tà ác của chúng ta, thì chúng ta khó mà thành Phật được, và đừng nghĩ đến chuyện cứu độ chúng sinh.
Dịch từ:
http://www.zhengjian.org/zj/articles/2004/12/15/30340.html
http://www.pureinsight.org/pi/articles/2004/12/27/2668.html
Ngày đăng: 01-01-2004
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên ChanhKien.org đều thuộc bản quyền của trang Chánh Kiến. Vui lòng chỉ sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, và cần ghi lại tiêu đề gốc, đường link URL, cũng như dẫn nguồn ChanhKien.org.